Guest viewing is limited

phoenix108

"năm châu kết bằng hữu"
Tham gia
18/3/08
Bài viết
523
Điểm tương tác
34
SVC$
0
Bài về Nobel Văn học 2009, chúng ta sẽ tìm hiểu về tiểu thuyết tiếng Đức là ‘’Der mensch ist ein grosser fasan auf
der welt’’, được dịch sang tiếng Pháp dưới tựa ‘’L’homme est un grand faisan sur terre’’ (Con người là chim trĩ lớn
trên mặt đất). Còn tựa tiếng Anh lại khác ‘’The passeport’’ có nghĩa là Tờ hộ chiếu
Câu chuyện diễn ra trong khung cảnh một ngôi làng hẻo lánh tại một nước giáp ranh với Liên Xô, vào một thời điểm
không được ấn định rõ ràng, có thể là những năm 70 hay đầu thập niên 80. Khi đọc sâu vào tiểu thuyết, ta có thể
xác định đây là miền đất thuộc Rumani, bởi vì bên cạnh những người dân làng nói tiếng Đức, xuất thân từ gia đình
gốc Đức, còn có người Rumani và người tzigan.
Nhân vật chính là Windisch làm nghề xay bột, vợ là Katharina, đứa con gái mới lớn tên Amélie.
Mở đầu câu chuyện, trang thứ nhất, Herta Müller viết :

‘’Mỗi buổi sáng, khi Windisch một mình đi đến cối xay bột, hắn đếm: hôm nay là ngày mồng mấy nhỉ? Một khi đến
trước tượng đài liệt sĩ, hắn đếm bao nhiêu năm. Rồi xa hơn một chút, gần cây dương đầu tiên, nơi mà xe đạp của
hắn lún sâu mãi vào cái con đường mòn duy nhất này, hắn lại đếm bao nhiêu ngày ‘’.
Windisch khác với người dân làng. Kể từ khi hắn muốn xuất ngọai, hắn đếm thòi gian, ngày tháng, trong khi đó
Herta Müller viết ‘’ thời gian đã ngừng trôi, đối với những người muốn ở lại’’. Hiềm một nỗi, kể từ khi hắn xin hộ
chiếu di cư, Windisch lại thấy cái chết xuất hiện khắp nơi. Hắn không hẵn là đã mất trí khôn. Mỗi sáng, đến cối xay,
hắn nói chuyện với người gác đêm. Tên này phẫn uất, vợ hắn đã chết, mà hắn ta đã tha thứ tất cả cho vợ, tha thứ
cả cái tội ngọai tình với người hàng xóm bán bánh mì, vậy mà hắn không thể tha thứ vì sao mà bà ta lại bỏ hắn một
mình trên cõi đời. Không riêng gì Windisch, trong ngôi làng còn có bà cụ Kroner cũng cảm thấy có điềm gở. Bà cụ
suốt ngày uống nước lá điền ma (tiếng Pháp gọi là Tilleul). Một hôm, bỗng dưng bà cụ thấy cái chết hiện lên trong
đáy chén nước lá.
Cuộc sống vốn đã chật vật lại ngặt nghèo hơn kể từ khi Windisch muốn xuất ngọai. Đã hơn một chục lần, hắn phải
mua chuộc tên lý trưởng bằng vài bao bột xay vậy mà hộ chiếu vẫn chưa thấy tăm hơi. Đứa con gái của Windisch,
Amélie bán mình cho tên công an trưởng, để đốc thúc cho hồ sơ xin di cư được nhanh chóng giải quyết. Con bé
thật ghê gớm. Bố nó biết, nó sẵn sàng cởi quần cởi áo cho ai biếu xén nó một món đồ nó ưng ý. Nó chẳng vừa. Bà
mẹ ghẻ, vợ thứ nhì của Windisch, bị con bé Amélie mắng vào mặt : “Lúc ở bên Nga, mẹ làm đĩ”.
Thằng bố nhí của Amélie, thằng Rudi, kỹ sư, cũng khôn khéo, lanh lợi hơn người, tuy vào lúc mới lớn, hắn đã bị
giam vào bệnh viện tâm thần. Đút lót, chiều chuộng tên mật thám trưởng trong làng đã giúp cho Rudi mau chóng
nắm hộ chiếu mới tinh trong tay. Đàn bà mới khó nhọc mà được quyền xuất ngoại, tên công an trưởng cứ giả bộ
làm mất hồ sơ xin hộ chiếu, đến năm lần bẩy lượt. Gia đình nào muốn ra đi phải cử đại diện phái nữ đến tìm hắn. Ở
đằng sau nhà Bưu điện, tên công an này đã bầy sẵn một cái nệm, hắn tiếp đón chị em các gia đình muốn di cư.
Bán hết đồ đạc để mua hộ chiếu, cuối cùng, gia đình Windisch thành công ra đi, bỏ lại đằng sau ngôi làng cũ.
Sau này, vào một ngày mùa hè, bố con Windisch mặc âu phục đắt tiền, bà mẹ Katherina đi đôi giầy cao gót cứ lún
sâu xuống đất bùn, trở lại ngôi làng xưa, lấp lánh trên gương mặt họ và quần áo những biểu hiện của sự thành đạt
và hào quang phương Tây. Thế nhưng, trong buổi lễ cử hành tại nhà thờ, người ta lại thấy lung linh trên gò má của
Windisch một giọt lệ bằng thủy tinh. Đến đây, câu chuyện kết thúc.
« Con người là chim trĩ lớn trên mặt đất », cái tên của tiểu thuyết này được nhà văn cảm thụ từ một tục ngữ của
Rumani, theo đó, người nào bị gọi là « chim trĩ » là đứa ngu, đứa ngốc, bị kẻ khác lợi dụng. Một khi diễn nghĩa, cái
tên của tiểu thuyết có thể là « Con người là loài vật cực kì ngu muội, bị đánh lừa suốt đời ». Giọt lệ bằng thủy tinh
trên gò má của Windisch có thể là nỗi ám ảnh không nguôi, cái vốn sống oan nghiệt đã ăn sâu vào tâm trạng nhân
vật này, vô phương cứu chữa.
Tiểu thuyết này, tuy vậy, không hề rơi vào vòng bi lụy. Với những câu văn rất
ngắn, rất khúc chiết, mang chất thi ca gần với chủ nghĩa siêu thực. Khi Herta Müller miêu tả một chiếc đồng hồ lớn
nhưng không có kim chỉ giờ để ám chỉ thời gian đã ngưng đọng. Khi bà kể về câu chuyện vụ án cây táo lạ, cứ được
quả nào ra là có một cái miệng ở thân cây xuất hiện và ngốn ngay quả táo đó, khiến cho cả làng phải trình lên cấp
trên và cấp trên cử một phái đoàn thanh tra mang một cái tên rất quan liêu dài ngoằng.
Văn phong của nhà văn này rất độc đáo, bởi nó vừa lạnh lùng, tàn nhẫn, phô trương cái thân phận bèo bọt của con
người bị lệ thuộc và đối xử dã man trong chế độ toàn trị, nhưng đồng thời, nó chuyển tải nhiều hình tượng rất trữ
tình, như đoạn viết ngắn ngủi : « Mặt trăng lốm đốm bóng mây đỏ » hay là khi mượn các loài vật như con cóc, cho
chúng biết nói tiếng loài người để chúng phát âm và cảnh báo. Đã vậy, dòng văn của Herta Müller ở đây còn đan
vào câu chuyện rất nhiều tình tiết trào lộng, như khúc Windisch bị vợ từ chối, không chăn gối với ông ta, còn mắng
là : « Ông già rồi, quên chuyện đó đi », nhưng Windisch rình rập, bắt quả tang bà ta thủ dâm. Thế là ông xông vào
ngay, không bỏ lỡ cơ hội. Tất cả bao nhiêu trò đời oái ăm, những câu chuyện như đùa, vậy mà Herta Müller viết «
Chúa Giê Su ngủ quên trên thánh giá ».
Vậy thì đối với những kẻ bị kẹt lại làm con tin trong lòng chế độ, đi hay ở ? Phản đối hay đầu hàng ? Nói, viết hay
im tiếng ? Đó là những lựa chọn không dễ dàng nhưng chắc chắn phải trả giá.
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom