Guest viewing is limited

đức hậu

Thành viên diễn đàn
Tham gia
26/3/08
Bài viết
90
Điểm tương tác
2
SVC$
0
:a40:Trong hàng trăm người chơi chim gáy ở Hương Sơn thời ấy - cách đây hơn nửa thế kỷ, có nhiều người nổi tiếng. Nhưng nổi tiếng nhất, là ông Hương Toản - bác ruột tôi.

Bác nổi tiếng bởi có một con chim gáy mồi rất quý. Một con chim có giọng thổ đồng - trầm và ngân xa như tiếng chuông chiều đồng vọng. Con chim gáy ở với bác tôi gần hai mươi năm. Nó đã giật giải thi gáy hàng tổng, hàng huyện nhiều lần, rất nhiều lần. Đến nỗi trong căn nhà chật chội, không còn chỗ để hoành phi, câu đối, những vuông lụa điều... giải thưởng.

Bác tôi quý con chim gáy như quý con cháu trong nhà. Bởi con gáy mồi là cần câu cơm, là danh dự của thú chơi. Mỗi sớm khi bác treo lồng ra sân, đổ thóc, nước - con gáy đã gật đầu chào lia lịa: Cù... cu... cù... cu. Và nó thích nhất, khi bác phủ áo lên lồng, ngoắc nó vào sào, chuẩn bị lên đường đi bẫy, lập tức nó gù lấy gù để.

Tiếng đồn con gáy mồi của bác tôi lan xa hàng mấy huyện. Những người hiếu kỳ, những người mê thú chơi gáy đến thăm, đến học hỏi không ngày nào vắng. Ai cũng muốn mình có một con chim mồi như thế. Ai cũng muốn con thổ đồng thuộc về mình. Nhưng bác tôi không bán, không thích người đến chơi nhà ngỏ lời đổi chác.

Có một người mê con gáy thổ đồng đến mất ăn, mất ngủ. Đó là lão Chánh tổng Biện. Trong dinh cơ nguy nga, trong trại mênh mông của lão đã có mấy chục lồng gáy sơn son, thếp vàng, tiếng gáy ồn ã cả ngày. Nhưng không có một con nào có giọng thổ đồng vang và ngọt như con mồi của bác tôi.

Đã nhiều lần, lão Chánh Biện bỏ xe cộ, đi bộ đến nhà bác. Lão đành tạm vứt hết bộ dạng quan cách, đến nhà như một người sành điệu chơi chim. Im lặng nghe... với đôi mắt lim dim, đôi tai mê đắm, thỉnh thoảng lão vỗ đùi kêu lên: Tuyệt! Tuyệt! Độc nhất vô nhị!

Rồi lão thờ thẫn ra về.

Một thoáng sau, viên lý trưởng tay chân của lão, tìm đến bác Toản. Không vòng vo, y đi thẳng vào đề:

- Cụ Chánh mê con gáy của bác đấy. Bác để lại cho cụ để lấy đường đi lại...

Bác tôi cười nhạt, nhìn ra vườn.

- Tôi thấy nhà bác tuềnh toàng trâu bò không có. Cụ Chánh cám cảnh... Thôi thì bác nghe tôi đổi con gáy mồi lấy một con trâu cày của cụ Chánh.

Bác tôi lắc đầu, đứng dậy. Đêm đó, bác tôi mang con gáy mồi treo ngay đầu giường ngủ. Bác sợ...

Một tuần sau. Viên lý trưởng lại đến.

- Cụ Chánh biết bác quý con gáy mồi lắm. Nhưng bác có tài vực gáy, thôi thì con này đi con khác lại đến. Đời còn dài mà. Tôi nói thực ý của cụ Chánh, là muốn đổi một mẫu thượng điền ở cánh Bàu Pho để lấy con gáy đấy. Giấy tờ, văn khế đầy đủ. Bác đừng lo. Bác gật đầu đi để tôi về bẩm với cụ Chánh.

Một mẫu thượng điền to lắm, nhưng đổi con gáy mồi ở với mình mấy chục năm trời... để lấy ruộng là mình tham, mình bạc. Nó đi khỏi nhà, liệu mình có sống nổi không?

Cuộc đổi chác không thành. Con gáy thổ đồng vẫn ngày ngày cất tiếng gáy âm vang trong khu vườn yên tĩnh của bác tôi.

Lão Chánh Biện tuy cay cú, nhưng kiên nhẫn chờ...

Rồi một năm sau, thời cơ mỉm cười với lão. Đang cữ cuối xuân tạnh ráo, gió nồm nam thổi tím những đồi hoa mua. Bác tôi bắt đầu vỗ căng cho con thổ đồng chuẩn bị vào mùa đi bẫy. Thì... có trát của tỉnh về quê.

Một buổi chiều, viên lý trưởng khệnh khạng vào nhà bác Toản, chìa ra cái giấy có dấu son đỏ choé:

- Thằng Cả nhà bác được vinh dự có tên đi Tân thế giới đấy. Hai ngày nữa, tập trung ở sân huyện đường. Hê... hê... hê, dặn dò vợ con đi thì vừa... Mừng cho nhà bác. Tôi về.

Bác tôi gần như ngất xỉu. Bác biết vì sao thằng con trai độc nhất của bác phải đi phu. Mà đi phu Tân thế giới có nghĩa là chết!

Tối đó, bác tôi thắt ruột, rớt nước mắt, mang con gáy thổ đồng đến nhà lão Chánh Biện... Thôi thì của đi thay người!

Bác Toản ốm liệt giường mất ba tháng. Tóc trắng xoá, bác ngơ ngẩn như người mất hồn...

Rồi khởi nghĩa, kháng chiến chống Pháp. Tôi đi bộ đội. Mãi đến hoà bình, tôi mới có dịp về thăm nhà. Bác Toản đang ngồi bên hiên. Trời tháng tư. Nắng và gió nồm thổi lất phất. Chợt một tiếng gáy trầm vang từ cây bưởi trước nhà vọng xuống. Tôi lặng người. Một giọng thổ đồng chính hiệu, nhưng trẻ hơn, vang xa hơn.../.

Thái Giang
 

đức hậu

Thành viên diễn đàn
Tham gia
26/3/08
Bài viết
90
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Nhớ cu gáy đồng xa

Chủ nhật, 12/11/2006, 08:41 GMT+7

Ngày còn bé, mỗi lần về thăm quê thì cảnh tượng quen thuộc đầu tiên đập vào mắt tôi là hai cái lồng chim cu treo kín đáo ở hiên nhà. Lồng bằng tre vót nhỏ, bo tròn vành như quảû bí. Cứ một con gù gù là con ở lồng bên lại cất tiếng gáy như để hòa điệu, âm thanh trầm buồn. Buổi trưa vắng lặng nghe tiếng cu gáy êm êm ai mà không cảm thấy lòng mình xao xuyến gợi nhớ cảm giác yên bình chốn hương quê…

Người nuôi chim rành rẻ cho biết, con nào có bộ lông xám thường gáy giọng thổ trầm, con lông nâu gáy giọng kim cao. Theo tập tính, chim cu trống cất giọng gáy hay để gọi bạn tình hoặc để thách thức, khoe mẽ với con trống khác. Ngày trước, chim cu nhiều lắm. Vào vườn mãng cầu mắc võng nằm lim dim mắt nghe chúng gù gù rồi gáy ngọt nhịp mà phát mê. Vào mùa lúa chín vàng, chim cu họp đàn cúc cù cu khắp lượt và tách đàn vào mùa thu. Chúng ưa đậu trên cành cây cao ít lá để phơi nắng, rỉa lông, tối tìm cành rậm lá để ngủ. Một thú vui của người vùng quê là "gác cu", một thói quen đam mê khó bỏ. Con chim cu mồi phải có bộ lông nhuyễn mướt, vòng cườm đều, gáy thật ngon lành. Nhốt cu mồi vào "lúp" có hai ngăn làm bằng tre sơn màu xanh lá cây, bọc vải che kín, chỉ chừa khoảng trống cửa bẫy. Dùng sào treo lúp lên cành cao rồi chịu khó ngồi trong lùm rậm rạp để theo dõi, tránh gây tiếng động dù là nhỏ nhất. Chim cu mồi cất tiếng gáy khiêu khích, phủ dụ con chim "bổi" bên ngoài đáp lại như một cuộc tranh tài. Một lúc sau cu bổi hăng tiết xông vào lúp tấn công và thế là mắc bẫy. Coi vậy chứ không dễ, người gác cu phải thật kiên nhẫn mới tận hưởng được niềm vui hồi hộp và căng thẳng.

Bây giờ đồng lúa thâm canh tăng vụ, môi trường không gian thiên nhiên bị thu hẹp dần, khiến cho giống chim cu nhạy cảm, ưa phóng khoáng khó có chỗ sinh sôi. Mỗi lần về quê, nhìn đồng lúa chín vàng, bất giác thèm được nghe tiếng cúc cù cu…
 

đức hậu

Thành viên diễn đàn
Tham gia
26/3/08
Bài viết
90
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Chim cu gáy
Chim gáy (còn gọi là chim cu gáy) đã được dân sành chơi chim cảnh rất ngưỡng mộ, xếp đặt vào “ngôi” hàng tứ quí cùng với dòng họ chim: yến, mi, yểng.

Loài chim hoang dã này, thường sống ở các vùng đồng bằng, trung du. Với thói quen tỉnh giấc khi trời vừa tảng sáng bay đi kiếm thức ăn chủ yếu là thóc, vừng, đỗ xanh v.v...

Khi lúa chín rộ, chúng kéo nhau từng đàn tới 20-30 con một lúc, chứ không như trước đó chỉ vài ba con đi ăn lẻ.

Để bẫy được chim gáy, đó là cả một quá trình nghiên cứu địa thế và thời gian chim đến ăn. Trước hết phải có con gáy mồi đã được thuần dưỡng công phu, một tấm lưới rộng chừng hơn 10m2, con mồi để cạnh bẫy. Rồi người ngồi bên cạnh ngụy trang không để chim biết và tiếng “huýt sáo” hiệu lệnh cất lên, sẽ nhử chim mồi gọi đồng loại đến.
Thang%202%


Ảnh ITN

Chim gáy khi mới bắt được mệnh danh là chim “mộc” và loài chim gáy được coi là đặc biệt người ta bắt nuôi khi hãy còn non, lớn lên chúng rất mạnh dạn. Có thể bắt trước người làm các thao tác rất thuần thục. Như dơ ngón tay dứ dứ là chim gáy theo. Một khi chim gáy đã dạn dầy quen thuộc người, cũng thích âu yếm khi gãi gãi vào “cu cậu” lim dim đôi mắt tỏ ra khoái chí. Đó là loại tương đối hiếm, cho là vô giá cho người sành chơi loại chim này.

Việc mua chim gáy, cũng phải có công thức chọn lựa hợp lí theo đặc điểm hình thể.

Trước hết chọn con có lông mượt mà, nhất là ngắm kĩ các ngón chân, mỏ mắt, không có khuyết tật. Có đầu nhỏ, mỏ hơi quắp, bộ cườm ở cổ càng nhiều càng tốt. Con chim gáy nào già hay nhanh gáy, phải có chân đỏ tía. Còn con nào mà non chân đỏ hồng.

Ngoài ra chọn lồng nuôi chim cũng phải công phu. Nếu theo ý thích thì lồng quả đào đẹp – trông tao nhã nhưng lại bị yếu điểm là chim gãy lông đuôi, lông cánh và cái cóng đựng thức ăn không đầy đủ. Còn lồng rộng, chim thoải mái, ít bị gãy lông, đủ cả chỗ đựng cóng chỉ có vẻ trông hơi thô. Đặc biệt việc chuẩn bị cho chim ăn cần có 4 cóng sau: Thóc là thức ăn chính, nước uống – đỗ vừng là thức ăn phụ bồi dưỡng cho chim béo khoẻ và cuối cùng là cóng cát vàng có chất khoáng làm tiêu thức ăn.

Với khí hậu trời tiết cũng rất quan trọng trong việc nuôi chim. Mùa đông nên tăng lượng thức ăn của chim là nhiều vừng đỗ... có thêm chất mỡ chống được rét, còn về các mùa khác hạn chế loại này không chim béo quá lười gáy.

Chuyện chim gáy nhiều hay ít cũng là một vấn đề nan giải, khi không phải phụ thuộc vào lồng chật hẹp. Con nào màu mỏ, dù mới mua về 2-3 hôm đã gáy, con gan lì 2-3 tháng sau mới mở mỏ để gáy. Nhiều khi “cô gáy” đẻ trứng trong lồng là loại gáy hay quý nhiều hơn cả “chú gáy đực”.

Với chim gáy, thường vẫn có bản chất sống khác với các loài chim như: ngủ ít, sợ nước, lục sục phá cả đêm, ban ngày ăn xong tìm đường ra và thích tắm cát, nắng. Nhưng là loại chim “bạc nghĩa” bởi chủ nuôi có công chăm sóc 5 hoặc 10 năm – một khi đã sổng chuồng bay một lèo đi không ngoái cổ lại như một thông điệp cảnh báo lòng chung thuỷ khó trọn vẹn của loại chim này.

Có thể cảm giác khó chịu này vẫn qua đi với người cao niên, người đứng tuổi khi đã nuôi mấy con gáy trong nhà đủ giọng kim – giọng thổ. Chắc sẽ thấy tâm hồn thư giãn trong tình yêu quê hương với hình ảnh luỹ tre làng, ngọn gió mát lành mùa hạ và đồng quê yên tĩnh?...


Nguyễn Quyết Chiến
Bản in
 

đức hậu

Thành viên diễn đàn
Tham gia
26/3/08
Bài viết
90
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Thú gác cu
Cập nhật ngày : 30/07/2007
Gác cu hay bẫy cu từ lâu đã là thú phong lưu của người Việt Nam, nhưng trong dân gian lại có câu:

Ở đời có bốn cái ngu

Làm mai, hỏi nợ, gác cu, cầm chầu.

Cũng có người lại nói tuy gác cu là “đệ tam ngu” nhưng lại là cái ngu tao nhã, cái ngu phong lưu và vô cùng thú vị mà không phải ai muốn học cũng được!


cb97cb83b7.jpg

Tôi đã say mê gác cu từ thuở còn cắp sách đến trường nhưng lúc đó chưa đủ kinh nghiệm để tự mình vác đồ nghề đi hưởng thú vui một mình mà thường tháp tùng theo mấy tay nhà nghề thuộc bậc tiền bối trong làng để vừa giải trí vừa học hỏi thêm kinh nghiệm. Hồi đó, chim nhiều lắm, ngoài vườn nơi nào cũng có tiếng chim cu, nhất là mùa lúa chín vàng đây đồng, khi xuân tràn về ấm áp, những đàn cu ăn no, sung sức đua nhau gáy để gọi tình và biểu dương sức mạnh. Con trống, con mái sáng nào cũng lao rao trên những cành cây cao vút chúng bắt cặp, quầng tổ, âu yếm nhau như đôi uyên ương khắng khít không rời nhau nửa bước.

Cách nay vài năm, tôi có dịp về quê thăm bác Tư On, quê ở An Bình – Cần Thơ, người đã say mê gác cu và thuần dưỡng chim cu từ năm ba mươi tuổi, nay gần bảy mươi mà bác vẫn còn thích nghề chơi lắm công phu này. Mỗi lần đến nhà bác, tôi vừa uống trà vừa ngắm nhìn đàn chim cảnh đủ loại từ chích choè, hoạ mi, trao trảo, sáo, nhồng… nhiều nhứt là cu cườm. Chúng nhảy nhót trong lồng và cất tiếng líu lo, ríu rít như một bản hợp tấu vô cùng thú vị khiến lòng tôi rộn lên một niềm vui khó tả.

Thời chiến tranh, tiếng bom, tiếng súng và tiếng rầm rú của phi cơ đã làm cho các loài chim dáo dác lạc đàn phải bay về phương xa để tìm nơi trú ngụ khiến bác Tư buồn, bỏ nghề chuyển sang nghề đặt trúm và cắm câu. Nhưng từ sau ngày hoà bình, tuy cuộc đời đã trải qua nhiều tháng năm sóng gió, nhưng bác vẫn muốn tìm lại chút dư vị của thú gác cu nên tháng nào cũng bỏ ra một vài ngày, dùng chiếc xe mobylette cũ thời 60, đèo theo đồ nghề đi khắp các miệt vườn Cần Thơ, có lúc cao hứng xuống tới Sóc Trăng, Trà Vinh để gác. Mỗi chuyến đi như vậy bác kiếm cũng được năm, mười con đem về tuyển ra những con chim non có chân màu đỏ son hoặc những con “chầu đôi”, “chầu ba” để thuần dưỡng làm chim mồi. Còn những con già chân màu đỏ sậm hoặc tím bầm thì tặng cho lũ trẻ hoặc những người mới vào nghề. Bác lại chọn những cặp trống mái khôn lanh, có tiếng hót hay để nhốt chung cho chúng sinh sản.

c442e6cbcc.jpg


Nghệ nhân Lê Văn Thái chuẩn bị gác cu

Bác vừa chỉ vào những con chim trong lồng vừa giải thích một cách rành mạch như một nhà điểu học: Cu là loài định cư, ngoài thiên nhiên chúng thường họp đàn vào đầu mùa hạ và tách đàn vào cuối thu. Sau khi ăn no chúng thường đậu trên những cành cây cao trụi lá để tắm nắng và chải lông. Đêm về ngủ ở bụi rậm hoặc trên cành cao trong phạm vi lãnh địa của mình. Đến mùa sinh sản, chúng sống thành cặp, con nào sống riêng gọi là “cu một”. Cu cườm bắt đầu trưởng thành từ lúc một tuổi và phát triển tài năng tiếng gáy trong vòng ba bốn năm đầu. Bác nói:

Người làm nghề gác cu thường là người có cuộc sống nhàn rỗi, không vướng bận lo âu và tiền bạc. Cần nhứt là phải có những con mồi khôn lanh háo chiến và có tiếng gáy hay độc đáo, biết dạo khúc “gợi tình” và dám khiêu khích địch thủ. Thường con mồi hay bao giờ cũng có giọng hấp dẫn “hụt cu cu, cu cu… hụt cu cu, cu cu…” Gáy một chập, một chập rồi một chập nữa với giọng đầy kiêu hãnh. Con cu mồi lý tưởng thường biểu hiện mấy đặc điểm như sau: đầu nhỏ, mỏ đinh, bộ cườm đều đặn, óng ả, lông màu xám nhạt… Con có bộ lông màu xám nhạt gáy giọng thổ (trầm). Con có bộ lông màu nâu đất gáy giọng kim (cao). Đôi khi có những con cu ngoài thiên nhiên gáy rất hay nhưng khi đưa vào lồng, sống xa rừng, thương cây nhớ cội nên chúng bỏ gáy, bỏ ăn, trở thành cu “dạt”.

Bác say mê kể chuyện từ cu rừng (cu bổi) đến cu mồi, từ cách nuôi dưỡng đến cách phân biệt tiếng gáy, công việc nào cũng đòi hỏi lắm công phu và lịch lãm. Bác nói cu không phải là loài chim đẹp và quý hiếm nhưng đó lại là loài chim quen thuộc, gần gũi với con người. Những lúc xa nhà, mỗi lần nghe tiếng cu gáy ai ai cũng cảm thấy lòng nhớ quê, nhớ tết. “Cu kêu ba tiếng cu kêu. Trông mau tới tết dựng nêu ăn chè” là thế đó! Tiếng cu gợi lên hình ảnh thanh bình nhứt là lúc con trống con mái tỏ tình và cất lên tiếng gáy “cúc cu…” càng làm cho tình quê thêm thấm đậm. Đặc biệt trong thế giới chim cu mỗi vùng đất đều có một “lãnh chúa” cho nên tiếng gáy của con trống ngoài tác dụng gọi tình, quyến rũ chim mái còn nhằm thể hiện sức mạnh của “lãnh chúa” một vùng. Bởi thế những con gáy hay thường là con đầu đàn, là “dũng sĩ” của bầu trời xanh. Thường mỗi buổi sáng đẹp trời, con đầu đàn thường rậm rật bay qua bay lại, đập cánh bành bạch tung lên trời cao để khoe “mẽ” (tiếng nhà nghề gọi là cu bói), nhứt là khi nó phát hiện có tiếng gáy lạ, tiếng gáy xâm lược lãnh thổ hoặc trong thời điểm con mái “động tình” nó lại càng sung mãn, hiên ngang bay lượn trên trời cao rồi tìm đối thủ lao thẳng tới, ưỡn cái ức no tròn để áp đảo đối phương và kết thúc hiện tượng khoe mẽ bằng một hồi vũ lực.

Sau một hồi trò chuyện, bác Tư đứng lên tiến về phía mấy cái lồng đang treo trước hiên nhà rồi huýt sáo bảo “Chào khách đi con”. Thế là mấy con cu trong lồng đồng loạt cù… cú… cu. Chúng vừa gáy vừa cúi mọp đầu như chào khách. Một lát sau bác với tay, lấy gói thuốc rê và bình trà bỏ vào bị rồi ra sau hè lấy chiếc lụp giao cho thằng cháu nội, còn tôi và bác mỗi người cầm một chiếc lồng cu mồi. Bác vừa đi vừa hào hứng:

- Hai con nầy, “ba cốt” đó! Có người hỏi mua một chỉ chưa bán. Nói xong, sợ tôi không tin, bác liền búng nhẹ ngón tay mấy cái, con cu trong lồng nghiêng cổ, đáp lại bằng một hồi gù trông thật đẹp mắt.

Hôm đó bác Tư dẫn chúng tôi đến lâm trường mùa xuân ở Phụng Hiệp – Hậu Giang để dụ một con cu cườm có tiếng gáy rất hay mà nhiều tay thiếu bản lĩnh không sao dụ được. Vừa tới nơi, bác Tư bảo tôi tìm chỗ ngồi, rồi bác nhẹ nhàng thọc tay vào lồng bắt con chim mồi có chất giọng “siêu sao” mở nắp lụp cho vào. Sau đó bác trèo lên cây vú sữa, treo chiếc lụp ở một vị trí thích hợp, xong chọn chỗ ngồi chờ đợi.

Con cu mồi được treo trên cao, gió thổi rì rào làm nó phấn khích nhìn láo liên một lúc rồi cất tiếng gáy như hồi trống xung trận. Lúc đầu còn chậm, sau trở nên giục giã liên hồi. Từ những vòm cây xa xa, chàng “thủ lĩnh” rừng xanh, tức con chúa đất bắt được giọng ranh mãnh của ai đó liền nghiêng đầu lắng nghe rồi gù cổ đáp lại bằng một tràng bo đầy kiêu hãnh “cù cu, cù cu, cù cu…” như báo cho kẻ xâm lược lãnh thổ biết rằng đây là đất có chủ, nhưng con cu mồi vẫn tiếp tục vang lên tiếng gáy ranh mãnh và khiêu khích. Sau một hồi “xã giao” hai bên bắt đầu trổ hết tuyệt chiêu của mình để so tài. Nghe giọng ngang tàng thách thức của vị khách không mời mà đến, chàng hiệp sĩ rừng xanh tức khí trổ hết món nghề rồi vỗ cánh nhắm hướng đối phương sà xuống, tiến gần, giậm cẳng “gù gù” để thị uy. Con cu mồi cũng không vừa, tuy ở trong lồng (lụp) nhưng nó cũng sừng sỏ gù lên như thách đố. Chàng hiệp sĩ tức quá không dằn được cơn thịnh nộ bèn xông vào tấn công, đụng phải chiếc thanh gài, chiếc bẫy sụp xuống, kết thúc một đời ngang tàng anh chị. Đúng như người đời đã nói họ hàng nhà cu “ghét nhau vì tiếng gáy”.

Mỗi lần đấu tướng như vậy kéo dài hằng giờ làm tôi say sưa theo dõi, hồi hộp muốn đứt tim. Hồi nhỏ, mỗi lần đi xem gác cu tôi thích nhứt là lúc chờ đợi con cu rừng sà xuống. Tim mọi người lúc đó như ngừng đập. Hết con nầy tới con khác, cứ thế mà ngồi chờ. Chờ không được, mọi người lấy thuốc ra vấn, phì phà vài hơi, nhưng tuyệt nhiên không được nói chuyện lớn tiếng. Những lúc đó tôi phải núp ở đàng xa hoặc leo lên ngồi ở chảng ba cây để rình, có khi nín thở không dám ho và ngay cả khi bị kiến cắn cũng không dám động đậy.

Trước đây gác cu có hai cách: gác lụp và gác lưới, cách nào cũng phải có cu mồi. Cu mồi càng hay càng bắt được nhiều cu bổi. Con mồi có bộ lông nhuyễn đều đặn và giọng gáy tốt, tiếng nhà nghề gọi là “bảnh”. Người làm nghề gác cu luôn chú ý phân biệt tiếng gáy của từng con mồi. Một con trống khi gáy “cúc cú cu…” gọi là liều trơn; gáy “cúc cú cu, cu…” là liều một cốt; còn gáy “cúc cu cu, cu cu …” là liều hai cốt; còn liều ba cốt thì lại gáy “cúc cu cu, cu cu cu…” Các tay sành điệu nuôi được con “liều ba cốt” quý như vàng, dù ai nài nỉ giá nào cũng không nhường.

Gác lụp tuy mỗi lần chỉ bắt được một con nhưng cách nầy rất hấp dẫn và thú vị. Lụp làm bằng dây kẽm hoặc bằng tre, gồm hai ngăn, sơn xanh để tiệp với màu của lá. Ngăn để con mồi được che kín bằng miếng vải để con cu rừng không đến từ phía ấy mà chỉ đậu phía trước lụp cho dễ chui vào bẫy. Ông bà mình thường nói nhân tham tài tắc tử, điểu tham thực tắc vong” nhưng con cu không chết vì tham ăn mà lại chết vì lòng háo thắng, vì anh hùng tính. Có lần chú Tư dùng sào treo cao cái lụp trên cây bạch đàn, tôi theo dõi thấy con chúa đất sà xuống, từ từ xích lại gần, “bo” với nhau một hồi rồi nhào vô “cửa tử” nhưng cũng có con hiếu chiến vừa nghe giọng “khích tướng” là nhào xuống, phóng mình lên đầu lụp. Con cu mồi trong lụp cũng không vừa, liền ăn miếng trả miếng, cất giọng gù gù, lúc hung hăng giận dữ, lúc êm ái dịu dàng khiến cho con chúa đất tức điên lên muốn phá tan chiếc lụp để xé xác con mồi cho hả dạ. Tuy nhiên, cũng có con nhút nhát, khi nghe giọng đối thủ quá hung hăng, nó đảo qua đảo lại vài vòng, tìm chỗ đứng ở xa vừa “bo” vừa dò xét một lúc rồi bay đi.

Gần đây, đa số người gác cu thích dùng lưới, cách này bắt được nhiều nhưng không thú vị, tay ngang cũng có thể làm được, chỉ cần chọn những cánh đồng yên tịnh có nhiều chim cu rồi dùng hai mảnh lưới để chụp. Tôi có dịp đến khu căn cứ Vườn Mận ở lộ Vòng Cung (Cần Thơ) trò chuyện về kinh nghiệm gác cu với anh Lê Văn Thái. Anh say mê nghề gác cu. Tuần nào cũng xách lồng, vác lưới ra đồng tìm nơi căng lưới. Tại nhà anh, trong sân, ngoài vườn lúc nào cũng nghe tiếng cu gáy, hầu hết là cu mồi. Thấy tôi đến, vợ anh tỏ ý than phiền “Ảnh đi hoài, có ngày sẽ chết vì bịnh tim, cứ mỗi lần cu sà xuống là ảnh hồi hộp, nín thở, chờ đợi, riết sẽ đau tim…”. Nghe vợ trách yêu, anh Thái tươi cười nói: “Trời hửng sáng mà nghe tiếng cu gáy, trong lòng nôn lên không chịu nổi. Lúc đó dù nhà có khách hay bận chuyện gì tôi cũng bỏ mặc, nhứt định vác lưới hoặc xách lụp và cu mồi ra đi…”


aaf896a7b6.jpg

Nghệ nhân thuần dưỡng chim cu gáy

Hôm đó anh đã hướng dẫn chúng tôi thực hiện một chuyến đi đầy thú vị. Sau hơn nửa giờ băng đồng lội nước anh tìm được một khoảng đất trống để trải ra hai miếng lưới. Giữa có đóng vài cây cọc giữ cho lưới căng thẳng. Một con cu mồi được bắt ra cột giữa hai miếng lưới, chân có buộc một sợi chỉ dài. Một con cu mồi khác được đem đặt trong bụi rậm gần đó để gáy làm tín hiệu. Anh Thái ngồi núp trong lùm cây, mỗi khi phát hiện có đàn cu rừng xuất hiện anh liền giật nhẹ sợi chỉ cho con mồi đớp cánh. Khi đàn cu rừng vừa đáp xuống cạnh con mồi để đấu đá, tranh ăn, anh nhanh tay giật mạnh dây cho hai mảnh lưới úp lại,cả đàn bị tóm gọn. Có những mẻ lưới bắt hàng chục con.

Gần đây, bácTư On đã già không còn đủ sức đi xa, bác thường tâm sự: “Mấy năm gần đây người thành phố ít nghe được tiếng gáy của cu rừng, ngay cả những mảng xanh thơ mộng, ngôi nhà chung của chim muông cũng bị lùi xa khỏi các khu dân cư khiến cho môi trường trở nên tẻ nhạt. Ông bà mình nói “Đất lành chim đậu”, nay các đô thị chỗ nào cũng bị ảnh hưởng của hơi, khí độc và tiếng ồn công nghiệp, còn ở nông thôn thì thiên hạ đua nhau săn lùng ráo riết bằng những phương tiện đánh bắt hiện đại khiến cho chim trời không còn sinh sản kịp để mang tiếng hót ban tặng cho đời”.

Một hôm, vừa uống trà bác Tư vừa xuống giọng: “Nghề nào cũng có cái đạo của nó. Sông núi có thần sông, thần núi. Rừng cây cũng có thần rừng, thần cây chuyên trông nom các loài chim thú và rắn rít, chính vì vậy mà hơn nửa đời gác cu, bác bao giờ cũng lấy đạo nghệ làm gốc, mỗi lần treo lụp lên cây mình phải làm lễ ra mắt thần rừng. Người biết đạo bao giờ cũng coi gác cu là một thú thanh nhàn, một niềm vui dân dã, không nên lấy đó làm kế sinh nhai”.

Đúng thế, đối với bác, sau mỗi lần gác được nhiều cu, con nào khó nuôi, tiếng gáy không hay bác đều thả về rừng. Vì lẽ đó mà bác không thích gác lưới, bẫy lưới nhằm bắt cả đàn, hốt cả ổ đem đi bán hoặc làm thịt. Bác nói tuy chim trời cá nước, ai bắt được nấy ăn nhưng đối với chim cu, chúng ta không nên lạm sát vì chúng là sứ giả của hoà bình, là biểu tượng của mùa xuân. Quê hương mình mà thiếu vắng tiếng chim cu chẳng khác nào đồng quê thiếu vắng tiếng gà. Buồn lắm! Bác thương chim cu cũng như thương con, mỗi lần có con nào bịnh chết, nhứt là những con mồi “chiế” từng làm bạn với bác nhiều năm, bác buồn nhớ suốt cả tuần.

Nghe bác nói, tôi lại nhớ đến câu nói của Lâm Ngữ Đường, một học giả Trung Quốc: “Người ta yêu cây thì yêu cả tiếng chim hót trên cây, yêu đá thì yêu cả tiếng dế gáy bên đá, vì có cây thì có chim hót, có đá thì có dế gáy…”

Xem thế nghề gác cu cũng là một trong các thú tiêu khiển của người xưa mà chúng ta, mặc dù đang sống trong thời đại vi tính, thời đại của internet vẫn còn cảm thấy hấp dẫn và mơ ước có một ngày nào đó được hưởng cái giây phút tuyệt vời của thú vui dân dã nầy.

Tre Today
 

genta

to be or not to be
Tham gia
13/9/07
Bài viết
1,350
Điểm tương tác
14
SVC$
0
bạn nên hạn chế post bài từ báo online! chỉ cần để link tới trang đó cho các anh em xem thôi! chào!
<!-- / message --><!-- sig --> __________________
 

đức hậu

Thành viên diễn đàn
Tham gia
26/3/08
Bài viết
90
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Tiếng cu gáy trên ngọn chà rang (03/06/2004)

Trời đã đứng bóng, núi rừng như yên lặng lắng nghe tiếng suối róc rách lòn qua khe đá.

Mấy cây đại thụ cao ngất trời, vỏ nứt nẻ, nhựa chảy ra thơm phức. Dưới gốc bụi thiên tuế già, lá xoè ra như cái lọng xanh, nghiêng mình trên dòng suối, có hai bóng người đang nhấp nhổm:

-Ba ơi, kiến cắn.

-Suỵt! Im đi, nó về rồi kìa. Đã bảo đừng theo mà cũng đi.

Cu Tý phủi nhẹ mấy con kiến eo đen thui đang bám ở chân. Trong lúc ba nó nhẹ nhàng đưa tay xua đàn muỗi đói đang vo ve quanh tai. Đằng kia dưới nhánh cây chà rang đỏ thẫm sần sùi, nó thấy con cu cườm đã bay về đậu bên cạnh cái lồng mồi. Con chim mồi trong lồng vểnh đuôi, xù lông, giục liên hồi:

-Cúc cu! . . cúc cu! . . .c.u .u .u! . .c.u .u .u! . . . gù . . gù! . . . .

Con cu cườm nhảy tanh tách quanh cái lồng mồi đã được nguỵ trang bằng lá đùng đình khéo léo. Chân đỏ sậm, lông mượt lốm đốm hoa nâu trắng, cổ có cườm lóng lánh, hai mắt có vành rõ to, ức bạnh, lông mượt, nó đúng là con cu cườm thượng hạng!

Một già một trẻ nín thở mở to mắt hồi hộp. Đã 3 ngày rồi, đã thay 2 con chim mồi rồi mà vẫn không bẫy được nó. Hai con trước gáy rất hay rất sát chim, một con giọng đồng, một con giọng thổ. Thế mà!. . . Con chim tinh quái kia cũng gáy đáp lại, cũng về đến lồng nhưng lại không nhảy.

Hôm nay Tư Chim dùng chiêu độc: “mỹ nhân kế”. Chim mồi là con mái, tài năng chẳng có chi, nhưng là chim tơ, biết đâu nó là con cồ thì có khi anh hùng ngã ngựa.

- Hì hì! . chiêu này thì người còn chết huống chi là chim.

Lão Tư cười khoái chí chắc mẩm phen này bẫy được con chim cực hay.

Đằng kia dưới tán cây chà rang. Con cu cườm, nghiêng nghiêng ngó ngó như lắng nghe. Nó đưa mắt nhìn về bụi cây thiên tuế, đột nhiên vỗ cánh bay vút lên trời cao bỏ lại tiếng kêu thảng thốt.

-Mẹ nó, nó là quỉ rồi chứ không phải chim. Đến chiêu này mà cũng không dụ được nó. Thiệt là hết cách.

-Thôi mình về đi ba, con đói bụng lắm rồi.

Lão Tư chạy đến gốc cây chà rang, lấy cây sào dài ngoẵng trên đầu có cái móc đồng sáng loáng. Lão khéo léo đưa cây sào, móc lồng cu mồi xuống đất, xong lấy cái bọc bằng vải chụp qua lồng mồi. Cu Tý lấy cái sào khác ngắn hơn. Nó móc lồng chim vào một đầu, quảy trên vai cùng lão Tư về nhà. Nó đói bụng, chán vì không mồi được chim nên muốn vội về cho xong. Thế mà lão Tư lại đủng đỉnh như không vội gì:

-Nè! mồi chim là một nghệ thuật. Có cái thú lúc đang mồi, chớ không phải ở chỗ bắt được chim.

Nói xong lão rên ư ử giọng đặc sệt thuốc lào:



Ở đời có 4 cái ngu:

Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu! . . .hìhì! . . .



Đời nghệ sĩ. Ba Gàn chẳng nghiện gì, chỉ nghiện cu cườm. Giống chim yên lặng, chỉ gáy vào lúc trưa hè vắng vẻ hay lúc hoàng hôn khi núi rừng đã chập choạng tối, khi chẳng còn một tiếng chim kêu. Mối lần nghe cu cườm gáy, lòng lão như chùng lại, như mềm ra. Cái hồn quê như âm thầm cứa vào con tim chai sạn khiến mắt lão như mờ đi. Thế rồi quá khứ buồn đau lại âm thầm tái hiện. Lão thấy cay cay, lão thấy xót xót, lão thấy tê tê ngây ngất trong cái buồn cùng cực. Từ cái hôm dọn chồi rẫy chuối ở đây, lúc ngủ trưa dưới tán cây chà rang, nghe con cu cườm ấy gáy, lão mê đến lịm người đi.

Sau bữa trưa hôm ấy lão nhớ con cu cườm tài hoa, nhớ cây chà rang cổ thụ, nhớ cái cảm giác lạ kì khi con tim tràn ngập nỗi cô đơn. Đã lâu lắm rồi, cuộc đời chó má làm con tim lão nghệ sĩ già chai sạn, tình người đen bạc, ân nghĩa đổi thay đã cắt mạch thơ văn! Biết tìm đâu ra cái rung động ngày xưa! Biết tìm đâu ra cái cơn say thần thánh! . . Khoảng trống ngày càng to mà suối nguồn không tuôn chảy nữa! Than ôi! . .Lão muốn nhập thần, lão muốn hoá thân, lão muốn tan trong cái nguồn sáng tạo trinh nguyên. Thế mà! . .hà hà! Lão cười ra nước mắt! . . cái con cu cườm ấy lại khơi được mạch nguồn rung động trong ta ư?! Hà hà! Ta đã tìm được phương thuốc của đời ta ư?! . Lão bàng hoàng chưa tin vào cái ngẫu hứng của thiên nhiên. Chẳng lẽ ta đã lần đi từ đại dương về tận núi rừng huyền bí, nơi đầu nguồn của mọi con suối trinh nguyên?! . - Phải rồi, ta đã đến với tự nhiên, ta đã hoà vào cái nguồn không bao giờ phản bội! . . . . .

Lão nhớ lại, sau cái ngày ấy, ban nhạc tan rã, Ba Gàn trôi dạt về với núi rừng, còn nàng, áp lực cuộc đời đè lên đôi vai gầy của người nghệ sĩ, nàng quá tải, gầy guộc, gãy gục và chết trong ngèo đói. Lão buồn vì chẳng giúp gì được cho nàng. Lão tủi nhục vì vẫn còn sống để hàng ngày mắt thấy tai nghe! .

Hôm ấy kiếm được một chai Bầu Đá, một bó hương thơm, vượt qua con suối Le nước đỏ quạch, băng qua mấy trảng tranh xơ xác, Ba Gàn đến cây chà rang thì trời cũng gần đứng bóng. Lão đến phiến đá phủ đầy rêu dưới bụi thiên tuế, cắm 3 nén hương vào cái hốc trên mình cây, rót đầy chung rượu trắng, đặt trên nền phiến đá xanh, lão lặng lẽ đặt cây đàn cò bên cạnh yên lặng đợi chờ. Lão chờ con cu cườm bay về trên ngọn chà rang! . Lão chờ vong linh người tri âm tri kỷ hiện về trên phiến đá xanh, lão đàn nàng hát! . . cho núi rừng nghe! . . cho thú rừng nghe! . . cho con suối tuôn trào! . . cho đất đá hồi sinh! . . cho im lặng nở thành hoa nghệ thuật!

Lão muốn mời nàng đối ẩm, để men say đưa cái buồn ngấm sâu hơn, đi vào tận đáy tâm hồn! . . Thế thì tiếng đàn cò sẽ ảo não hơn! . . thế thì vong linh nàng sẽ hát! . . thế thì núi rừng sẽ thay nàng cùng hát! . .Thế thì gió ngừng thổi và mây sẽ yên lặng ngừng trôi! . . . Thế thì tất cả sẽ bồi hồi chuyển động! . . Thế thì tất cả sẽ hồi sinh! . .

Đổ chung rượu cúng xuống đất, rót cho mình một chung đầy, lão ực một hơi hết ly rượu, như uống cái buồn mằn mặn cay cay. Rót cho nàng ly khác, đặt dưới chân hương, lão ứa nước mắt, nói một mình như nói với hương hồn người quá cố:

-Hà hà! . .hồi sinh . . hồi sinh! . . tất cả sẽ hồi sinh! . . .

Bỗng lão già giật mình, có tiếng cu gáy trên ngọn chà rang. Như tiếng khóc của người tri kỷ! . . như tâm sự của người tri âm! . . như giọt buồn của thời quá khứ! . .tiếng gió gào trong rừng vắng bỗng mất đi! . . tiếng suối róc rách nỉ non chợt ngừng bặt! . . tiếng đập của con tim hoang vu bỗng không còn nữa! . . cái im lặng cũng mất đi! . . chỉ còn có tiếng cu gáy lúc xa lúc gần, như thực như mơ! . . .Chỉ còn nàng đang hát! . .

Như trong cơn mê sảng, lão già cầm cây đàn nước mắt như mưa! . .lão chơi mê mải, âm nhạc trào dâng! . . Ah! Nàng đã hiện về đang múa đang hát! . . lão cũng hát mê say điệu bài chòi ngẫu hứng! . . . lão cũng quay vòng theo vũ điệu thiêng liêng! . .Ah! Máu đã chảy trên đầu ngón tay chơi đàn! . máu cũng chảy trên bàn chân gầy guộc đang dẫm trên đá tai mèo sắc cạnh! . .Ah! Mặc kệ, nước mắt lời ca và nhịp đàn rộn rã! . . lão hát như chưa bao giờ được hát! . . lão múa như chưa bao giờ được múa! . lão chơi đàn như cái hoang tàn đang trỗi dậy mê say! . .

Con cu cườm đã bay từ lâu, chỉ còn lão già đang nằm ngủ trên phiến đá xanh. Gió đùa mái tóc, nước róc rách bên tai! . . .

Qua hôm ấy Ba Gàn như được phép lạ hồi sinh. Lão vui vẻ hoạt bát hẳn lên, trong cái chòi rách tiếng đàn lại vang lên, lão lại miệt mài sáng tác.
 

huanpham

Vô thường
Tham gia
18/2/08
Bài viết
331
Điểm tương tác
12
SVC$
0
Hình như Bác này đang cố lấy cho được cái Biệt danh thì phải, sao mà làm lắm thế.........:a06::a40::a40::a40:
 

thachthung

"Minh Nguyệt Tâm"
Tham gia
20/9/07
Bài viết
1,334
Điểm tương tác
68
SVC$
0
Hình như Bác này đang cố lấy cho được cái Biệt danh thì phải, sao mà làm lắm thế.........:a06::a40::a40::a40:
Hậu nó chỉ muốn có chút đóng góp thôi mà bác.Góp ý là đc mà.Có nhất thiết phải nói thế ko?:a03:
 

tranminhy

Thành viên tích cực
Tham gia
9/3/08
Bài viết
252
Điểm tương tác
3
SVC$
0
post nhiều thế, chắc là muốn len thành viên tích cực a', đọc qua cả mắt
 

h04u28y

Thành viên diễn đàn
Tham gia
13/3/08
Bài viết
85
Điểm tương tác
5
SVC$
0
Hay đấy chứ các bạn! Mỗi tội đọc nhiều quá hoa hết cả mắt! Thanks you!
 

Hiền cô nương

"Chào Mào"
Tham gia
18/2/08
Bài viết
420
Điểm tương tác
10
SVC$
0
Cho một lời khuyên chân thành nè!
Vì đây là diễn đàn sinh vật cảnh, vì thế mình khuyên bạn ( mọi người nói chung và Đức Hậu nói riêng) nên post những bài có ý nghĩa hơn, để giúp đỡ những người mới tham gia diễn đàn, để mọi người có thể học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Có thể là kinh nghiệm của bạn, hoặc post ảnh về những con vật bạn đang nuôi, vv. Chứ post bài trích từ những báo khác thì...bạn có thể đưa link, hoặc đưa từ khóa để người khác vào trang google.com.vn để mọi người có thể tìm và đọc.
Thân!
 

Hiền cô nương

"Chào Mào"
Tham gia
18/2/08
Bài viết
420
Điểm tương tác
10
SVC$
0
Pic bị die rồi, chỉ thấy chữ "Tretoday.net". Mong bạn xem lại bài nha!
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

ruacon80

Thành viên tích cực
Tham gia
19/2/08
Bài viết
389
Điểm tương tác
6
SVC$
0
DucHau chắc chỉ muốn đóng góp cho diễn đàn thôi các bạn.
Mình đã đọc hết những bài của Duc Hau. Hầu hết đều là những bài viết hay, có ý nghĩa. Đó là những bài viết trên báo online. Tất nhiên để làm giảm thiểu lượng mb lưu trên diễn đàn, các bạn có thể chỉ cần để link để thành viên có thể xem trực tiếp trên báo đó. Tuy nhiên, có những thành viên có thể ko biết chỉ cần đưa link lên là được hoặc ko biết cách đưa link lên như thế nào.
Mặt khác những bài viết hay cũng nên lưu lại trên diễn đàn để làm tư liệu, để những người đi sau có thể đọc được vì nếu chỉ đưa link, 1 thời gian sau link đó có thể bị trang web đó xóa đi.
Mình thấy công copy và paste lại của DucHau cũng ko phải là nhỏ. Chỉ cần ko quên đề bên dưới là Sưu Tầm là được rồi.
Thân!
 

BachDiep2006

Thành viên diễn đàn
Tham gia
25/4/08
Bài viết
12
Điểm tương tác
0
SVC$
0
hay qua đức hậu dù gì nhà văn hay nhà thơ cũng khó viết được như vậy, Mình công nhận bài viết là có thật ai chơi gáy đều như vậy hết, nghe buồn nhưng có cái tình giữa con người với thiên nhiên qua khó nghe lắm. Cái đẹp của thú chơi phải bình dị kg bon chen, chơi cái gì phải hiểu như thế nào. có dịp vào nhà anh chơi anh là đồng hương đó. có gáy thì cầm đến nhà anh nhé hay cầm ra cung văn hóa đi giao lưu thôi, anh có sưu tập nhiều chim thổ đồng, đặc thổ, thổ nhỏ, thổ to , còi pha, anh chỉ thiếu còi vắt nữa. anh kiếm mãi mà kg ra. anh có một chú nghe lúc đầu gụ là còi đồng, khi vào đấu thì lại ra thổ nhỏ. tiếng gáy thật nhiều kiểu quá.
 

NAMNHI

Thành viên tích cực
Tham gia
2/1/08
Bài viết
174
Điểm tương tác
10
SVC$
0
hay qua đức hậu dù gì nhà văn hay nhà thơ cũng khó viết được như vậy, Mình công nhận bài viết là có thật ai chơi gáy đều như vậy hết, nghe buồn nhưng có cái tình giữa con người với thiên nhiên qua khó nghe lắm. Cái đẹp của thú chơi phải bình dị kg bon chen, chơi cái gì phải hiểu như thế nào. có dịp vào nhà anh chơi anh là đồng hương đó. có gáy thì cầm đến nhà anh nhé hay cầm ra cung văn hóa đi giao lưu thôi, anh có sưu tập nhiều chim thổ đồng, đặc thổ, thổ nhỏ, thổ to , còi pha, anh chỉ thiếu còi vắt nữa. anh kiếm mãi mà kg ra. anh có một chú nghe lúc đầu gụ là còi đồng, khi vào đấu thì lại ra thổ nhỏ. tiếng gáy thật nhiều kiểu quá.
Bộ sưu tập chim gáy của bác thật đáng nể đó bác à!
Nói về con chim còi vắt ( hình như ở chỗ em mọi người gọi là kim vắt thì phải), đúng là trong tự nhiên không có nhiều lắm nên cũng ít người chơi có được. Em thì cũng đã nuôi một chú như thế ( chán một nỗi là nó luôn bị mồi đè và chưa nổi lên được), hôm chủ nhật tuần trước cũng bẫy được một con, giọng thì đúng là kim vắt ( còi vắt) nghe cứ cao vút lên,... Đặc biệt là cườm của nó chỉ còn cỡ một ngón tay người lớn nữa là kín cổ,... phấn khởi bỏ vào túi mang về định bụng sẽ tặng một người,...
Ai ngờ con Họa mi mồi mình cho người bạn mượn sổ lồng, bạn mình nó hò mình đuổi bắt cùng,...đến lúc xong việc nhớ đến chú chim gáy mới bẫy được thì ôi thôi,... đầu chú ta đã gục gặc sang bên,... thế là lại lỗi hẹn vụ kim còi với một người.
 

khuyenliu2

Thành viên mới
Tham gia
27/4/08
Bài viết
5
Điểm tương tác
0
SVC$
0
đúng là còi vắt thì khó kiếm lắm (có 1 người đi bẫy gáy cả đời ko tìm đc 1 con còi vắt )
 

achn_vn

"thổ đồng gáy đêm"
Tham gia
17/5/08
Bài viết
182
Điểm tương tác
7
SVC$
0
Mình nghĩ đây là những bài viết, tư liệu hay đấy chứ. Đồng quan điểm với các bác là nếu không phải bài viết của mình thì chỉ cần ghi ở dưới nguồn ở đâu là được. Chứ copy link thì cũng dở vì link die là xong, muốn tìm lại nhiều khi rất mất thời gian. Cá nhân xin cảm ơn bác DucHau đã cung cấp cho những bài viết rất hay và ý nghĩa. Chơi cu phải có chuyện về cu để mà nói, mà kể chứ lúc nào cũng "kỹ thuật nuôi cu gáy..." thì e nó cũng hơi nhạt. Gia vị mà các bác
 

trangbangboy

Thành viên diễn đàn
Tham gia
11/3/08
Bài viết
55
Điểm tương tác
9
SVC$
0
Hiện mình đang sở hữu một con thổ đồng.Và đang tập mồi cho em nó.Các bác muốn nghe giọng em nó thì cho em địa chỉ Yahoo em gửi qua cho chứ em hổng biết cách up lên diễn đàn.:a12:
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom