Guest viewing is limited

anhdeptrai

Thành viên tích cực
Tham gia
21/6/08
Bài viết
164
Điểm tương tác
1
SVC$
0
chào anh em mình có nuôi 1 em gáy con 2 hậu
liệu chim nhỏ nuôi lên có thể làm chim mồi được không ạ
nếu đươc thì phải lam thế nào ạ chỉ cho em với
 

TRÂN NGOẠN

Thành viên cống hiến
Tham gia
13/2/09
Bài viết
1,066
Điểm tương tác
81
SVC$
0
chào anh em mình có nuôi 1 em gáy con 2 hậu
liệu chim nhỏ nuôi lên có thể làm chim mồi được không ạ
nếu đươc thì phải lam thế nào ạ chỉ cho em với
Chào Bạn!
Mình thường nghe các bậc tiền bối chơi chim cu gáy lâu năm ở quê mình kể thì chim con không đi mồi lụp (mồi cây) được .nhưng mà chim cu gáy con thì chơi ở nhà là số 1 hễ gặp người là nó gù nó bo trông vui lắm nhưng đến khi ra rừng thì chỉ biết rỉa lông là chính , gặp chim rừng đến thì không dám đấu .Con cu gáy của bạn chơi hậu hai thì chơi ở nhà nghe tiếng gáy cũng hay lắm rồi chứ cần gì mà đi bẫy. Nhưng theo mình thấy thì cu gáy con mình cho đi mồi đất để giựt lưới lâu năm thì chắc cũng có thể đi mồi được đấy ,cái này mình không rõ lắm xin các cao thủ khác chỉ giáo thêm. Thân!
 

ptd

Thành viên tích cực
Tham gia
12/7/08
Bài viết
123
Điểm tương tác
3
SVC$
0
thật ra chim con nuôi lên thì vẫn có thể làm chim mồi được, bất kể là mồi đất hay mồi cây, chỉ có điều là phải bỏ ra nhiều công sức để tập luyện cho em nó hơn so với chim bổi bẩy ngoài rừng về.
để tập luyện cho em nó, ở nhà nếu có con chim bổi nào bác thả chung nó vô cho nó quen với đồng loại, nếu nó đấu đá với con bổi thì càng tốt, bên cạnh đó bác chịu khó thường xuyên sang em nó sang lụp bẩy và mang em nó đi treo ở nhiều nơi chổ có nhiều cây cối chứ đừng để em nó một chổ ở nhà cho em nó quen dần, nếu có chổ nào có chim bổi bác mang ra đó treo vài lần, lúc đầu chắc là nó sẽ không gáy tiếng nào đâu, nhưng đến khi nào con chim của bác nó quen địa điểm và cất tiếng gáy, lúc đó con bổi nó đến để đấu thì tuyệt. lúc đầu có thể con chim của bác sẽ không giám đấu với con chim bổi, nhưng sau vài lần như vậy con chim của bác sẽ quen dần rồi có ngày nó sẽ đấu với con chim bổi, dần dần như vậy và chẳng bao lâu nữa nó sẽ trở thành chim mồi, nói chung sự kiên nhẫn chính là chìa khóa của sự thành công trong trường hợp này
chúc bác sớm thành công!
 

NAMNHI

Thành viên tích cực
Tham gia
2/1/08
Bài viết
174
Điểm tương tác
10
SVC$
0
chào anh em mình có nuôi 1 em gáy con 2 hậu
liệu chim nhỏ nuôi lên có thể làm chim mồi được không ạ
nếu đươc thì phải lam thế nào ạ chỉ cho em với
Cũng không biết rõ bác nuôi làm mồi loại nào. Nếu làm mồi cây mình có ý kiến như sau:
Thực tế có người đã nuôi chim con nổi lên làm mồi được rồi.
Khó khăn khi nuôi chim con lên làm mồi: Giọng rừng không có, kinh nghiệm bản lĩnh cũng không, khó nhất là những chú chim mà người nuôi phải nuôi từ nhỏ, dễ hơn một chút là những chú chim non bẫy bắt được ở ngoài rừng đã có cườm càng tốt (có con mới chỉ có vài hạt cườm).
Cách nuôi: cách lí với người, cho ra cây, gần mồi thuần để học tiếng,.... cái này bác nghiavt đã nuôi thành công bằng cách này.
Điểm hay nhất mà chú chim con nuôi thành mồi: Chưa bao giờ biết thất bại trong chiến trường nên càng đi bẫy càng hay mà không biết sợ bất cứ giọng con bổi nào,...
Theo mình, nuôi chim bổi hay thành mồi bỏ công sức ra 5 thì việc nuôi chim con thành mồi vất vả 10. Chim của bạn gáy gọi hậu 2 nữa thì khả năng thành mồi hay còn khó khăn hơn. Vài cảm nhận từ kinh nghiệm cá nhân, có gì chưa đúng mong các bác thông cảm.
Chúc bạn thành công!
 

anhdeptrai

Thành viên tích cực
Tham gia
21/6/08
Bài viết
164
Điểm tương tác
1
SVC$
0
bác nói hay quá,em nuôi nó treo sau vườn ít người qua lại no học gáy là nhờ con chim rừng no dạy cho:a04:(con chim rừng ấy người ta tới bẩy mà cu trông mồi không dám chơi thấy chim rừng tới là cứ im thin thít ấy,con ấy củng 2 hậu)em sẻ thử làm theo cách của bác thử xem
 

anhdeptrai

Thành viên tích cực
Tham gia
21/6/08
Bài viết
164
Điểm tương tác
1
SVC$
0
cu em gáy 2 hậu là nhờ con chim rừng 2 hậu dạy cho (con này người ta đến bẩy mãi ma không được,hay lắm) em sẻ thử làn cách của bác xem sao
 

nowhy

Thành viên diễn đàn
Tham gia
5/8/08
Bài viết
87
Điểm tương tác
7
SVC$
0
đúng các bậc tiên bối nói rất đúng nuôi chim con mà để tập làm một con mồi thì rất là khó và khi làm mồi được rồi thì nó cũng không ổn định bằng chiim bổi nuôi lên đâu ,nhưng theo em thì nếu thích bàn vẫn có thể nuôi bởi vì nếu có duyên thì bạn sẽ gặp được một con mồi hứa hẹn nhiều điều thú vị lém .vừa làm chim mồi vừa ở nhà làm chim khách được nưa,vậy thì rất là thú vị.
mình hiện nay đang sở hữu một con mồi như vậy nè.không chê đâu được.ah mà mình nuôi 3 con mà để được có một con thôi, chúc bạn thành công.
còn nếu bạn muốn tập luyên nếu bạn thích nó thi chắc không có vấn đề gì ,trước mắt là bạn nên cho nó tiếp xúc với các con mồi khác .giai đoạ chim đang tập gù rất quan trong nếu chiom bạn muốn làm mồi thì khi sáp với các con khác phải chịu gù lúc đó mới có cơ hội làm mồi ,và tiếp theo là quá trình khổ luyện của bạn thường xuyên mang ra rừng và đấu chim với các con mồi khác .thành công hay không là do bạn,
:a07:
 

Cafeda

Thành viên diễn đàn
Tham gia
3/11/08
Bài viết
52
Điểm tương tác
9
SVC$
0
Rất nhiều ưu, nhược của một chú cu con được các cao thủ đưa ra. Cafe cũng có ý riêng về nuôi chim con làm mồi, xin đưa ra bàn luận cùng ae.
Nếu ta lấy ưu thế dạn người để tập mồi đất hay mồi dây đánh trần thì hợp lý hơn (chim bổi sẽ mất rất nhiều thời gian), còn đối với mồi cây yếu tố dạn người không quá quan trọng thì sẽ gặp những khó khăn sau:
1, Tước tiên: Trống mái. Chú chim được chọn để tập mồi thì trước hết phải là chim trống, Nếu còn quá nhỏ thì e rằng chỉ có thầy thợ có chuyên môn cao mới có thể (chỉ có thể thôi) coi ra trống mái. Còn ae mới vào nghề coi như Pótay.com.
2, Thứ hai: Tài nghệ. Khi nhắm tới một chú mồi tương lai thì người chủ (người đào tạo) phải tin chắc vào tài nghệ của học trò. Chắc chắn không ai muốn bỏ một đôi năm, thậm chí vài tháng để đào tạo một chú kém cỏi cả. Nếu chim non thì vấn đề đánh giá về tài nghệ sẽ rất khó khăn và độ chính xác thấp. Để xem, ta có thể lập luận theo di truyền (con của một chú bổi hay hoặc mồi chiến chẳn hạng.), có vẽ không chính xác, chắc gì bố nó hay thì nó hay, còn mẹ nó thì sao? Vậy ta phải coi tướng mạo, cốt cách, mặt mủi, chân cẳng, thần sắc, quy cườm, v.v... Lại phải cần một con mắt chuyên nghiệp và sự may mắn. Những ae mới vào nghề coi như...
3, Thứ ba: Bản chất và tập tính. Một cá thể dù được con người thuần dưỡng từ trong trứng vẫn giữ được những bản chất cơ bản của giống nòi đó, nhưng vẫn có những thay đổi nhất định. Một chú chim non được ta nuôi từ nhỏ khi gặp chim vẫn gù, vẫn đấu nhưng bản chất thì đả có chút thay đổi.Vì: Một con chim rừng chúng phải đấu tranh để có thức ăn (chiếm giữ lãnh địa), duy trì nòi giống (tranh giành bạn tình)... Trong khi chim non không phải lo nghĩ đến miếng ăn và rất ít những ảnh hưởng từ những cá thể xung quanh. Chính điều này ảnh hưởng đến động lực đấu đá, tranh chấp của chú chim non khi thành mồi, như vậy ku cậu sẽ rất dễ mất chứng bỏ bổi...
4, Thứ tư:Tuổi thọ. Khi có một chú mồi ai cũng muốn thời gian phục vụ của cu cậu là dài lâu cả. Theo quan sác của Cuccru thì dường như những chú chim non do con người nuôi thì nhanh thành mồi nhưng thường có tuổi thọ thấp. Có lẽ cũng hợp lý vì chim non không thể sánh với bổi rừng về các điều kiện tự nhiên như dưỡng chất, sự vận động... Điều này đặc biệt quan trọng trong quá trình chim đang phát triển (đang lớn).
5, Thứ năm: Môi trường. Trong điều kiện được tiếp xúc với con người từ sớm và thường xuyên nên những chú chim non luôn có xu hướng ghiền người. Đây cũng là một điểm hạng chế (rất quan trọng) cho một chú mồi tương lai. Với yếu tố này thì chim non không phù hợp với ae ở phố, hay ít có điều kiện đi rừng.
Vì vậy theo Cuccru thì chim non rất thích hợp để làm kiểng hay dành cho những ai thích chim khách. Với thú chơi chim mồi, nếu muốn đào tạo một chú chim con thì cần phải thật kỹ lưỡng từ khâu chọn lựa, tập luyện đến chăm sóc.
Chúc ae thành công với những chú chim non của mình.
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom