Chim này là di đá, có người thì gọi là sắc mọi hoặc nhiều tên khác nữa tuỳ địa phương, phân biệt trống mái cũng tương tự như Sắc Nhật vậy, nghĩa là con nào hót là trống. Giống chim này thường bán để phóng sanh, mình thấy có bán khá nhiều ở các cổng chùa, lăng ông bà Chiểu. Thường thì mồng 1 và ngày rằm hằng tháng (nhất là rằm tháng giêng, tư, bảy) thì thế nào cũng có vài em đến thăm aviary của mình để kiếm ăn, có lần mình bẫy vài em chơi, nhưng sau đó lại thả ra hết vì chúng là chim phóng sanh lại không được đẹp lắm .
Một em đến thăm aviary của mình, nó rất dạn đến sát chụp ảnh cũng không thèm bay
Phải công nhận là bác HoangQuan kiến thức thâm hậu ghê :a04:Con này anh Ly_Vu chụp được là con di cam(Lonchura striata) ạ , loại này màu nâu đen, còn loại Xiato nói thì màu nâu đồng.
Nói chung các thứ chim di cùng họ, hoặc họ hàng gần thì có thể bị lai tạp với nhau, nhưng chim con thì khó đoán và thường thì không đẹp, cũng không nhiều màu sắc.
Con di đá do khó phân biệt trống mái nên ít ai nuôi đẻ làm gì(phải nuôi số nhiều thì mới có xác suất đủ cặp cao), chim đánh ở đồng về rất nhát, nuôi khoảng 3 tháng đầu vẫn nhát, sau đấy thì mới dạn hơn một chút. Không nên bắt chim con(chưa thay lông) của loại này nuôi, vì hình dáng chim chưa thay lông khó phân biệt với áo già đầu trắng, áo già đầu đen và các loại cùng họ.
CHÚC MỪNG SINH NHẬT SVCVIETNAM