Guest viewing is limited

thephong_2005

Thành viên tích cực
Tham gia
30/8/07
Bài viết
460
Điểm tương tác
6
SVC$
0
<TABLE id=Table5 width="100%"><TBODY><TR><TD>Chơi... tép kiểng</TD></TR><TR><TD></TD></TR><TR><TD>
Sau khi nhàm chán với cá, chim, cây kiểng, người Sài Gòn đang rủ nhau chơi... tép kiểng. Trong những bể kính trong suốt, bên cạnh những gờ đá rong rêu cỏ cây là những chú tép “riu” nhỏ bằng cọng bún tung tăng bơi lượn. Màu sắc của tép kiểng cũng đa dạng không kém gì cá kiểng.
<CENTER><TABLE class=Css_I_Table_Tab id=AutoNumber1 style="BORDER-COLLAPSE: collapse" borderColor=#111111 cellSpacing=0 cellPadding=0 width="45%" border=0><TBODY><TR><TD width="100%">
1903svc-1a.jpg

Tép Ong đỏ trắng có giá từ 40-100 USD
</TD></TR></TBODY></TABLE></CENTER>​
Trong những ngày dưỡng bệnh nằm nhà, anh Tăng Vỹ Cường (ở phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP.HCM) giải khuây bằng cách o bế mấy chú tép kiểng của mình. Mở hết đèn quanh bể kính, anh say sưa ngắm nhìn chúng chui ra chui vô những ngõ ngách trong hốc đá, len lỏi trong những đám rong, nép mình bên thân cây dương xỉ và... soi gương qua vách kính. Tới giờ ăn, anh dùng chiếc kẹp gắp từng viên thức ăn nhỏ xíu thả nhẹ vào bể.
Một tốp 3-4 chú tép bu lại rỉ rả rỉa mồi, cái đuôi ngúc ngoắc, cái đầu lắc lư ra chiều thích thú. Anh Cường sảng khoái: “Đi làm về coi bấy nhiêu đó là mệt mỏi tan biến”. Anh chỉ vào từng chú tép rồi giới thiệu: “Tôi mới thả mấy chú mũi đỏ thôi. Giống này nhập từ Thái Lan, nhưng giới bình dân cũng có thể săn lùng tại các chợ... cá. Loài tép mũi đỏ (Red nose) này có giá 20.000-40.000 đồng/con. Thông thường, người mới chơi tép hay chọn loại tép đỏ (Red cherry) có giá 50.000-80.000đ/con”.
Anh Nguyễn Quốc Long ở đường Nguyễn Gia Thiều (phường 6, quận 3) có bốn bể tép kiểng, trong đó riêng một bể có tới cả trăm chú tép đỏ. Ngoài tép đỏ anh còn có những loại tép mang tên khá ngộ nghĩnh khác như: Tiger, Yamato, Hennessy, Ong đỏ... Anh cho biết giới chơi tép đặt tên chúng theo màu sắc, hình dáng. Ví dụ tép Hennessy vì nó có màu giống rượu... Hennessy; tép mũi đỏ vì có cái mũi màu đỏ, còn toàn thân màu trắng trong; tép Ong có màu sắc trên thân phân thành nhiều khoang giống như con ong...
Giá các loại tép này (trừ tép Ong) cũng mềm, dễ chơi, dễ nuôi, đặc biệt là có thể sinh sản được. Anh chỉ tôi xem hàng trăm chú tép nhỏ li ti bằng cọng chân nhang đang tung tăng bơi lượn. Có chú tép con mới ra đời hai ngày, lớn hơn trứng cá một chút, phải nhướng mắt thật to mới nhìn thấy được. “Còn phải tuyển lại nữa - anh Long giải thích - trong hàng trăm tép con đó chỉ xài được chừng vài chú, tùy màu sắc của chúng khi lớn lên. Đặc biệt, để tránh tình trạng đồng huyết, người chơi phải tách tép ra nhiều bể khác nhau và thường xuyên cho chúng thay đổi bạn tình bằng các loại tép khác vùng miền”.
<CENTER><TABLE class=Css_I_Table_Tab id=AutoNumber1 style="BORDER-COLLAPSE: collapse" borderColor=#111111 cellSpacing=0 cellPadding=0 width="45%" border=0><TBODY><TR><TD width="100%">
1903svc-1b.jpg

Chú tép đỏ (Red cherry) có giá 50.000-80.000 đồng
</TD></TR></TBODY></TABLE></CENTER>​
Chị Trần Thị Lệ Giang, giám đốc Công ty APT (giới thiệu sản phẩm và kỹ thuật nuôi trồng cây thủy sinh - quận 11, TP.HCM), cho biết hiện TP.HCM chỉ mới có chừng mười người chơi tép kiểng vì đây là thú chơi mới mẻ, vừa du nhập vào VN. Đa số người chơi bắt đầu bằng cách chọn loại tép vừa túi tiền, có giá từ vài mươi ngàn đến 100.000-200.000 đồng/con. Tuy nhiên, cũng có người trang bị bể nuôi của mình vài chú tép Ong có giá 40 USD/con trở lên.
Người chơi sành điệu nhất ở TP.HCM, theo đánh giá của giới tép kiểng, là anh Ân Phúc Thành, người Thái gốc Việt, ông xã của chị Lệ Giang. Anh chính là người “bày đầu” chuyện chơi tép kiểng với việc du nhập con giống, nguyên vật liệu, trang thiết bị cho bể thủy sinh. Tại gian hàng của anh có hẳn một bể tép Ong. Đẳng cấp của tép Ong này là có các khoang đỏ - trắng đậm nét và đồng đều nhau.
Anh cho biết nuôi tép Ong mà đạt được màu trắng sữa là “ăn tiền”. Giá trị của loại tép này tăng dần (từ 40 USD đến 100 USD/con), tùy màu trắng trên mình tép nhiều hay ít. Màu trắng mà “trong” một chút là mất giá. Tép Ong có nhiều màu được bắt từ thiên nhiên như: trắng - đỏ, trắng - đen, vàng - xanh... Đặc biệt, có loại tép Ong mang trên mình duy nhất một màu trắng sữa rất quí hiếm. Loại này năm ngoái được bán đấu giá ở Đức 2.000 euro/con.
Bể tép Ong của anh Thành có một... máy lạnh đặt ở dưới, có hệ thống nối lên bể để đảm bảo nhiệt độ nước lúc nào cũng ở mức 23-26 độ. Ở một góc đáy bể, anh bố trí 4-5 “cục đá” bằng nắm tay. Đó là xỉ tro núi lửa, dùng bổ sung nguồn canxi cho tép khi chúng lột vỏ. Ở nền đáy bể phải dùng phân đất của Nhật để giữ ổn định độ pH ở mức 6.5. Còn thức ăn, nuôi tép Ong phải dùng loại nhập từ Thái Lan có giá 8 USD/hộp (nhỏ bằng cái hộp quẹt), thỉnh thoảng phải bổ sung khoáng chất cho tép bằng thức ăn là... cải bó xôi luộc.
Chuyện... ở của tép Ong cũng khá công phu. Phải đặt những hốc đá lãng mạn cho chúng tình tự, và nước phải là... nước khoáng LaVie. “Loại này ăn dơ nhưng lại ở rất sạch” - anh Thành kết luận. Theo anh, muốn đầu tư một bể tép cỡ này phải mất 5-7 triệu đồng cho phần trang bị như: dàn lạnh (2 triệu), bộ lọc và các chất lọc nước (3 triệu) rồi phân, đá, cây, dung dịch giúp tép “lên màu”...
Mỗi tối đi làm về, anh Nguyễn Quốc Long dính chặt với bể tép. “Coi tép ăn sướng lắm, mỗi con ăn một kiểu. Tép Hennessy thì lăng xăng như con nít, tép Red cherry thì từ tốn nhấm nháp, còn tép Ong thì tha mồi ra chỗ vắng nhâm nhi rỉ rả...”.
Đối với chị Phương Mỹ (quận Phú Nhuận), một thành viên tích cực của phong trào chơi tép đang phát triển tại TP.HCM: “Trước khi mê tép, bà con mình mê... bể thủy sinh. Đó là một thế giới thu nhỏ, lung linh, sống động, nơi họ tha hồ sáng tạo, đưa tâm hồn vào đó. Mỗi cái bể là biểu hiện một tính cách chủ nhân, cẩn thận, tỉ mỉ hay qua quít; khoáng đạt hay thiển cẩn; là biểu hiện của tài năng, trình độ và khả năng... tài chính.
Cái thế giới ấy có núi đồi, cổ thụ già, đồng ruộng, những dòng suối mộng mơ... giúp người ta bớt “xìtrét” vì những giờ hít bụi bặm ngoài đường, những phút giây căng thẳng mưu sinh...”. Ban đầu mới chơi, người ta bắt chước nhau nuôi những loài cá được khoe trên diễn đàn, phổ biến ở các tiệm cá, thêm một ít tép, một ít loài thủy sinh chuyên xử lý thức ăn thừa... Sau khi “rành rẽ”, chơi lâu, người ta sưu tầm hàng “độc” là các loài cá, tép hiếm, đẹp (và dĩ nhiên là mắc tiền hơn).
Chín tháng trước đây, tép đỏ rất hiếm ở VN. Bây giờ nó đã phổ biến trong các bể thủy sinh ở Sài Gòn. Rồi xuất hiện tép CRS (pha lê đỏ - Crystal red shrimp), giống mới lai tạo được ở Nhật có vẻ đẹp mê ly, cực mắc, mà lại khó nuôi dưỡng và sinh sản. Điều gì làm người ta mê nuôi tép kiểng? Chị Mỹ cho biết: “Vẻ đẹp của chúng, sự thách thức chinh phục của chúng, và hạnh phúc của chúng ở thế giới bể thủy sinh”!
(Theo TTCN)
</TD></TR></TBODY></TABLE>
 

thephong_2005

Thành viên tích cực
Tham gia
30/8/07
Bài viết
460
Điểm tương tác
6
SVC$
0
<TABLE id=Table5 width="100%"><TBODY><TR><TD>Cá cảnh bình dân</TD></TR><TR><TD></TD></TR><TR><TD>
<TABLE class=Css_I_Table_Tab style="BORDER-COLLAPSE: collapse; BACKGROUND-COLOR: #ffffff" borderColor=#111111 height=187 cellSpacing=0 cellPadding=0 width="30%" align=left border=0><TBODY><TR><TD height=175>
1203svc-5.jpg
</TD></TR><TR><TD class=commentimg height=12>
Cá phát tài được xăm màu (Ảnh: T. Nhân)
</TD></TR></TBODY></TABLE>Thị trường cá cảnh ngày càng sôi động với nhiều giống cá mới. Và đối tượng người chơi ngày càng “bình dân”, đặc biệt là giới trẻ.
Ông Nguyễn Văn Lãng, Chủ tịch CLB cá cảnh TPHCM, cho biết: Không chỉ ở VN mà trên thế giới, số người chơi cá cảnh bình dân đang chiếm khoảng 90%. Cá cảnh bình dân có ưu điểm là rẻ tiền (hoặc vừa túi tiền người tiêu dùng), sinh sản nhanh và không kén môi trường sống.
La hán, cá dĩa đã... “đề mốt”
Theo các chủ cửa hàng kinh doanh cá cảnh và phụ kiện trang trí hồ cá, cá cảnh cao cấp như cá la hán, cá dĩa đã “qua đợt”, người nuôi không còn ưu chuộng như trước. Cá la hán với chùm bướu trên đầu trước đây được xem là biểu tượng mang đến tài lộc cho người nuôi thì nay bị xem là dị tật, xấu xí. Trên thị trường TPHCM, cá dĩa ép đẻ rất nhiều, khá đẹp nhưng khó chăm sóc và dễ chết, giá lại cao (vài trăm ngàn đồng/con) nên ít người mua.
Người nuôi cá cảnh hiện chia thành 2 nhóm: nhóm thanh thiếu niên thích nuôi những con cá lạ, hình dáng độc đáo như neon, lông gà, ali... giá khoảng 45.000 đồng – 50.000 đồng/con hoặc cao cấp hơn là cá trường giang hổ (80.000 đồng/con), sấu hỏa tiễn (100.000 đồng/con), cá rồng (100.000 đồng – 150.000 đồng/con)... Bình dân hơn thì nuôi cá ba đuôi đầu lân, hạc đỉnh hồng, phượng hoàng, kim sa, chuột đuôi đỏ, ông tiên... giá từ 10.000 đồng – 30.000 đồng/con.
Vài tháng trước, giới chơi cá cảnh rộ lên phong trào tìm mua cá hồng két thần tài, phát tài, hồng két đuôi tim, phát tài xanh (cá nhập từ TQ, cá được xăm trang trí nhiều hoa văn, màu sắc xanh đỏ ngộ nghĩnh, giá 120.000 đồng – 150.000 đồng/con) nhưng nay loại cá này không ai hỏi mua. Nhiều người chuyển sang mua két đỏ, két đuôi tim (cá không bị xăm màu, giá từ 35.000 đồng – 40.000 đồng/con). Chủ cửa hàng cá Song Long (Lý Chính Thắng, quận 3) cho biết: “Giống cá nào mới xuất hiện, đẹp là được dân chơi “săn” rất dữ nhưng khi đã bán đại trà rồi thì bán chậm”.
Cá lai: Nhiều màu
Theo các nghệ nhân cá cảnh, cá giống ngoại nuôi và ép đẻ ở VN năng suất cao, cá con phát triển tốt nhưng lai tạp nhiều. Phần lớn cá ép đẻ không phải là thế hệ F1 thuần chủng nên không giữ được màu sắc nguyên thủy ban đầu mà sẽ có nhiều màu, nhiều dạng nên thị trường cá dồi dào nhưng ít có cá đẹp. Chẳng hạn, cá bảy màu có đến mấy chục màu như đen đuôi đen, đen đuôi đỏ, hỗn hợp da ráng, da ráng đuôi đỏ, da ráng vàng, da ráng xanh, hỗn hợp 7 màu.... Cá lia thia có các màu cơ bản là xanh, đỏ, vàng, trắng, đồng, đen nhưng khi lai tạo cũng có vô số màu... Cá dĩa, cá la hán và các loại cá khác cũng vậy. Tuy cá cảnh VN nhiều, đa dạng nhưng dạo quanh các khu vực bán cá cảnh ở phố Lưu Xuân Tính (quận 5) và Nguyễn Thông (quận 3), hầu hết cá cảnh đẹp, màu sắc tươi, chuẩn được nhập từ TQ, Malaysia về.
(Theo NLĐ
</TD></TR></TBODY></TABLE>
 

thephong_2005

Thành viên tích cực
Tham gia
30/8/07
Bài viết
460
Điểm tương tác
6
SVC$
0
<TABLE id=Table5 width="100%"><TBODY><TR><TD>Cá cảnh, “hai đầu” đã sẵn sàng </TD></TR><TR><TD></TD></TR><TR><TD>
0703svc-11.jpg
Hai mươi năm trước, nuôi cá cảnh chỉ là trò tiêu khiển của một nhóm người, nhưng đến nay, nuôi và kinh doanh cá cảnh là một nghề mới, đang phát triển mạnh tại TP.HCM. Cả hai phía: “đầu vào” - người nuôi, cá giống, thiết bị và “đầu ra” - thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước đều đã có những thay đổi khá thuận lợi.

Do đó, kim ngạch xuất khẩu cá cảnh Việt Nam gần đây đã có chiều hướng tăng trưởng vững (đạt khoảng 4 - 5 triệu USD/năm so với mức 100.000 - 200.000 USD/năm trong những năm 80 của thế kỷ trước). Tuy nhiên, nếu so sánh với kim ngạch xuất khẩu cá cảnh của Singapore (đạt hơn 300 triệu USD/năm) và các nước khác như Malaysia, Thái Lan, Indonesia... (khoảng 200 triệu USD/năm) thì con số 4 - 5 triệu USD là quá nhỏ, trong khi nước ta lại có “ưu thế tuyệt đối” mà thiên nhiên đã ban tặng.
Vì thế, sau quyết định phê duyệt Đề án Phát triển hoa, cây kiểng, cá kiểng TP.HCM giai đoạn 2004 - 2010 của UBND TP.HCM, cá cảnh đã được xem là một trong những sản phẩm nông nghiệp đô thị thay thế cho những vật nuôi khác gây ô nhiễm môi trường. Ông Nguyễn Phước Thảo, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM khẳng định: “TP.HCM không những có tiềm năng rất lớn, mà còn có những điều kiện ưu việt cho nghề nuôi cá cảnh. Chúng ta có những nghệ nhân về cá cảnh thuộc đẳng cấp quốc tế, có điều kiện khí hậu và môi trường thích hợp cho sinh trưởng của cá cảnh gần như quanh năm”.
Các đại gia nuôi cá cảnh tại TP.HCM cho biết: “Một con cá cảnh có thể bán với giá vài chục ngàn USD là chuyện bình thường, một con cá bán với giá vài trăm ngàn USD cũng không là chuyện hiếm. Thậm chí, có con cá chép màu trắng, trên đầu có vòng tròn màu đỏ (cá Hạt Đỉnh Hồng) được bán với giá không thể tưởng tượng nổi, khoảng 1 triệu USD”. Bởi vậy, nhiều người cho rằng, kinh doanh cá cảnh đã trở thành một ngành kinh doanh siêu lợi nhuận và thị trường tiêu thụ lớn nhất vẫn là những quốc gia phát triển (chiếm 80%), tiêu biểu là Mỹ, các nước châu Âu, Nhật Bản.
Với nhu cầu tiêu thụ khá cao như hiện nay, vấn đề cạnh tranh giữa các quốc gia đang phát triển nghề nuôi cá cảnh là một thực tế hiển nhiên. Điều nan giải của Việt Nam hiện nay là “thương hiệu” cá cảnh. “Có được một con cá có màu sắc hoặc hình dáng đặc biệt là một cơ may, cơ may đó phụ thuộc vào nỗ lực và niềm say mê của người nuôi cá. Những người nuôi cá bao giờ cũng hướng tới, tìm mọi cách để tạo cho được những con cá nổi tiếng. Những con cá đó có giá hàng chục, hàng trăm USD. Khi tạo được chúng là chúng ta đã tạo được một thương hiệu. Trước đây, chúng ta đã có những con cá đoạt giải đặc biệt, nhưng không phát triển được, cha mẹ đẹp nhưng thế hệ sau lại xấu (chỉ khoảng 3 - 5% giống bố mẹ). Bởi cá cảnh của Việt Nam được nuôi “hỗn giao”, chứ không được theo dõi “lý lịch”. Trong khi đó, một con cá bán ra từ các trại nuôi cá nổi tiếng trên thế giới đều có “lý lịch”, thậm chí còn gắn một con chip để theo dõi, do đó cá của họ đẻ ra hơn 90% giống bố mẹ”, ông Nguyễn Văn Lãng, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Cá cảnh TP.HCM cho biết.
Và cũng theo ông Lãng, làng nghề cá cảnh đầu tiên ở Việt Nam được xây dựng tại Củ Chi (TP.HCM) sẽ là một thương hiệu mang tầm cỡ quốc tế. Nơi đây, sẽ có những “truyền nhân” mang “bí quyết” truyền lại và nhân rộng cho làng nghề trong tương lai.
<!--End of Doc Content-->
(Theo Đầu Tư)
</TD></TR></TBODY></TABLE>
 

thephong_2005

Thành viên tích cực
Tham gia
30/8/07
Bài viết
460
Điểm tương tác
6
SVC$
0
<TABLE id=Table5 width="100%"><TBODY><TR><TD>Công nghệ nuôi cá kiểng: Nghề chơi mà hái ra tiền</TD></TR><TR><TD></TD></TR><TR><TD>
<TABLE class=Css_I_Table_Tab style="BORDER-COLLAPSE: collapse" borderColor=#111111 cellSpacing=0 cellPadding=0 width="42%" align=left border=0><TBODY><TR><TD>
0703svc-1a.jpg
</TD></TR><TR><TD>
Cá la hán đầu gù đang là mặt hàng được xuất khẩu mạnh, một con cá đẹp thường có giá từ 1 triệu đồng trở lên
</TD></TR></TBODY></TABLE>Một con cá dĩa bạch tạng mới lớn có giá trên 1 triệu đồng. Thậm chí một chú cá la hán King Baccara được chào bán lên tới 1.500 USD. Chỉ riêng năm 2005, cá kiểng của TP.HCM đã có mặt ở nhiều thị trường Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Hà Lan, Ý, Singapore với tổng số tiền xuất khẩu lên đến 4-5 triệu USD...
Giới đại gia nuôi cá kiểng ở TP.HCM cho biết: một con cá kiểng có thể bán với giá vài ngàn USD là chuyện bình thường, thậm chí vài chục ngàn USD cũng không phải là chuyện hiếm. Cá càng đẹp, thời thượng, càng thuộc loại quí hiếm thì người nuôi kêu giá nào cũng có người mua.
Bà Đoàn Ngọc Tuyết, nghệ nhân nuôi cá dĩa ở cư xá Đô Thành, cho biết: “Nuôi cá cảnh không đòi hỏi diện tích lớn, chỉ cần vài chục mét vuông, có một ít hiểu biết kỹ thuật là có thể nuôi sản xuất được”.
Cơ duyên đến với nghề nuôi cá cảnh của bà Tuyết cũng khá tình cờ. Những ngày bà mới về hưu có nhiều thời gian rỗi, bà đi mua một cặp cá dĩa nhỏ với giá khoảng 100.000 đồng và mang về nhà nuôi để giải trí.
Khoảng 3-4 tháng sau, cá đẻ lứa đầu tiên trên 300 con và được nơi bán cá mua lại toàn bộ bầy cá con với giá 15.000 đồng/con. Cứ thế, mỗi tháng cặp cá dĩa ban đầu của bà Tuyết mua cứ đều đặn đẻ hai lần, mỗi lứa cá dĩa con bán ra giúp bà thu được 3-4,5 triệu đồng. Cá đẻ ra bao nhiêu đều được nhanh chóng thu mua bấy nhiêu.
<CENTER><TABLE class=Css_I_Table_Tab style="BORDER-COLLAPSE: collapse" borderColor=#111111 cellSpacing=0 cellPadding=0 width="46%" border=0><TBODY><TR><TD>
0703svc-1b.jpg
</TD></TR><TR><TD>
Tùy vào chấm hoa mà mỗi con cá dĩa da beo có giá từ 2 triệu đến trên 10 triệu đồng/con - Ảnh: THU THẢO
</TD></TR></TBODY></TABLE></CENTER>​
Thấy nghề chơi cá cũng có thể kiếm ra tiền nên bà quyết định đầu tư để làm luôn nghề nuôi cá dĩa. Sau bốn năm theo nghề nuôi cá cảnh, bà Tuyết đã gây dựng được một cơ ngơi cá dĩa khá phong phú về chủng loại: cá dĩa lam xanh Việt Nam, cá dĩa da beo vàng Mã Lai, cá dĩa bạch tạng Ấn Độ, cá dĩa hạt lựu...
Đã có khá nhiều người nhờ nuôi cá kiểng mà sắm được cả nhà lầu. Ông Bùi Văn Phép, chủ trại cá cảnh ấp Thái Bình 1, phường Long Bình, quận 9, TP.HCM, cho biết mỗi năm ông xuất ao khoảng 300.000-500.000 con cá các loại như bảy màu, hồng kim, cá sim, cá vàng ba đuôi, cá ông tiên... Cá nuôi bao nhiêu bán hết bấy nhiêu, thậm chí một số nhà đầu tư Đài Loan còn tìm đến tận trại của ông để đặt hàng với số lượng lớn nhưng ông phải từ chối vì sợ nuôi không kịp với hợp đồng.
Tất nhiên, nuôi cá kiểng dễ mà không dễ, phải biết cách chơi cá đã rồi hãy nuôi cá. Theo ông Bùi Văn Phép, để nắm được đặc tính của một loài cá và các kỹ thuật nuôi cá một cách thuần thục, người nuôi phải có ít nhất hai năm nuôi nấng và gắn bó với loài cá đó. “Nuôi cá cảnh mà vội vã, ào ào thì sẽ nếm mùi thất bại ngay”, ông Phép nói.
<CENTER><TABLE class=Css_I_Table_Tab style="BORDER-COLLAPSE: collapse" borderColor=#111111 cellSpacing=0 cellPadding=0 width="46%" border=0><TBODY><TR><TD>
0703svc-1c.jpg
</TD></TR><TR><TD>
Cá ông tiên đuôi thạch
</TD></TR></TBODY></TABLE></CENTER>​
Do là cá cảnh nên hình dáng, màu sắc của con cá rất quan trọng, phải cho cá ăn gì, ăn như thế nào để màu sắc của cá tươi tắn, rực rỡ, cá phải khỏe mạnh linh hoạt quả là không dễ. Nếu cho ăn không đúng cách cá sẽ có màu da xám xịt hoặc lòe loẹt, khi đó công sức người nuôi coi như bằng không.
Môi trường nước để nuôi cá cũng rất quan trọng, đặc biệt là đối với những loài cá khó tính như cá la hán, cá dĩa; nếu người nuôi không kiểm soát kỹ môi trường nước có thể dẫn đến cá cũng bị những di chứng về vây, vảy hoặc có thể chết... Chưa kể nuôi cá cũng phải tính đến yếu tố thị trường. Con cá nào mới xuất hiện, có hình dáng màu sắc mới, lạ sẽ được chuộng hơn. Cá không còn mới hoặc đã xuất hiện bị rớt giá.
Tuy vậy, ông Nguyễn Văn Lãng, chủ tịch Hội Cá cảnh TP.HCM, tỏ ra rất tự tin: “Hội Sinh vật cảnh chúng tôi mới thành lập tám tháng đã có trên 1.000 hội viên. Chúng tôi đã đề ra mục tiêu đến năm 2010 sẽ xuất khẩu được 40-50 triệu USD cá cảnh”.
</TD></TR></TBODY></TABLE>
 

thephong_2005

Thành viên tích cực
Tham gia
30/8/07
Bài viết
460
Điểm tương tác
6
SVC$
0
<TABLE id=Table5 width="100%"><TBODY><TR><TD>Thư giãn với bể cá treo tường</TD></TR><TR><TD></TD></TR><TR><TD>
<TABLE class=Css_I_Table_Tab width="20%" align=left border=0><TBODY><TR><TD width="100%">
0705td-1.jpg

Loại bể cá treo tường hình chữ nhật đang được ưa chuộng
</TD></TR></TBODY></TABLE>Tiết kiệm không gian, giá trị thẩm mỹ cao chính là ưu điểm nổi bật lôi cuốn người tiêu dùng đến với những chiếc bể cá treo tường. Đối với loại bể cá này, cá cảnh chỉ là những “diễn viên” phụ tạo sự sinh động cho bể. “Diễn viên” chính tạo nên bức tranh nghệ thuật và tính thẩm mỹ cho bể cá chính là những vật tĩnh như rong thủy sinh, tranh nền, hình thức bố cục của các hòn non bộ, rêu.
<!--Doc Image And Caption--><!--End of Doc Image And Caption--><!--Doc Content-->Vì thế, bể cá treo tường thường được bán không bao gồm cá. Phù hợp với loại bể này thông thường là những chú cá nhỏ với màu sắc bắt mắt, có thể là cá nước ngọt, nước lợ hoặc nước mặn, bởi nếu thả những chú cá to có thể làm lu mờ tranh nền của bể. Hiện tại, loại bể cá treo tường được khách hàng lựa chọn phổ biến là hình chữ nhật và hình tròn, bởi trông giống ô cửa kính trên tàu ngầm.
Do có tính thẩm mỹ cao, nên bể cá treo tường có giá trị khá lớn. Đây cũng là vấn đề khiến người tiêu dùng phải cân nhắc trước khi quyết định mua. Tùy thuộc kích cỡ mà bể cá treo tường có giá 2 - 10 triệu đồng/chiếc. Những bể cá này có thể được làm một mặt hoặc hai mặt tùy theo vị trí và ý thích của người mua. Chẳng hạn, loại bể cá kích thước 120x68x18 cm có giá 3.500.000 đồng/chiếc; loại có kích thước 210x55x27 cm có giá 6.500.000 đồng/chiếc. Mức giá này đã bao gồm hệ thống lọc, sục khí, sưởi, đèn và các vật trang trí, lắp đặt và vận chuyển miễn phí trong phạm vi Hà Nội. Vì vậy, tùy theo sở thích và diện tích phòng, người tiêu dùng có thể lựa chọn màu sắc và kích thước phù hợp.
E ngại lớn nhất khi chọn mua bể cá treo tường là người chơi phải đầu tư nhiều thời gian, công sức, thậm chí cả tiền bạc để giữ cho rong thủy sinh luôn sạch, đẹp. Chính vì vậy, nhiều cửa hàng kinh doanh bể cá đã mở thêm dịch vụ bảo dưỡng, thay nước, vệ sinh bể… với mức giá từ 50.000 đồng trở lên, tùy thuộc vào từng công đoạn. Tuy nhiên, cũng có loại bể cá được thiết kế và trang bị hệ thống lọc nước đặc biệt, luôn giữ cho nước trong sạch trên 3 tháng.
Theo đại diện một số cửa hàng kinh doanh bể cá, có không ít khách hàng lo ngại độ an toàn của bể cá treo tường. Về vấn đề này, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm vì tính chịu lực của những tấm thép làm bể khá cao. Hơn nữa, các cửa hàng có chế độ bảo hành cho sản phẩm từ 6 tháng đến 3 năm. Khách hàng có thể tìm mua bể cá treo tường tại một số cửa hàng trên đường Kim Mã, Nguyễn Du… hoặc mua hàng trực tuyến tại website http://www.thietkenoithat.com.vn.
<!--End of Doc Content-->
(Theo Đầu Tư)
</TD></TR></TBODY></TABLE>
 

DiepLong

Thành viên mới
Tham gia
25/9/07
Bài viết
8
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Tôi ở Cần Thơ, không biết TP.HCM chỗ nào có bán Tép kiểng. Tôi có ghé mấy tiệm cá đường Lưu Xuân Tín, Nguyễn Thông, nhưng họ bảo không có bán. Bạn nào biết chỗ thì chỉ giúp dùm nhé, xin hậu tạ. Số ĐT : 0913617261.
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom