Guest viewing is limited

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
Bài sưu tầm trên vietnamnet.vn của tác giả Đỗ Cao Minh



Dòng cá Rồng nhập vào Việt Nam có tất cả 8 loại: Ngân Long, Thanh Long, Thanh Long vây Vàng, Thanh Long vây Hồng, Hồng Bảo Thạch, Kim Long Hồng Vĩ, Quá Bối Kim Long và Hồng Long.
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]
<TABLE border=0 cellSpacing=0 cellPadding=3 width=1 align=left><TBODY><TR><TD> </TD></TR><TR><TD class=Image></TD></TR></TBODY></TABLE>​
Giá tiền tương ứng với đẳng cấp của mỗi loại, từ loại thấp nhất- Ngân Long giá chỉ 100.000đ/con đến loại cao nhất - Hồng Long giá sơ sơ… 2.000 USD (trên 30 triệu đồng) cho một con cá trông chỉ nhỉnh hơn chiếc bật lửa ga một chút. Đó là chưa kể đến Huyết Long - loài cá được dân chơi quốc tế phong tặng tước King Arowana (vua cá Rồng) - mà hiện chưa một chủ cá nào ở Hà Nội dám nhập về.

Dân chơi chuyên nghiệp[/FONT]
Lần đầu tiên tôi biết đến cá Rồng cách đây chừng 4 năm. Nghe lõm bõm về loài cá Rồng đắt tiền mang tên Hồng Long nào đó, tôi tìm tới cửa hàng cá Hùng - Anh, một trong những hàng cá lớn còn sót lại của làng cá cổ Yên Phụ.
Sau lời đề nghị, ông chủ dẫn khách vào tận trong buồng sau, nơi có để một chiếc bể cá nhỏ riêng biệt. Chỉ con cá nhỏ cỡ 2 ngón tay, ông chủ giới thiệu đó là con cá Hồng Long và ra giá 3 triệu đồng(!?). Thú thực khi đó chủ nói sao thì khách biết vậy. Về sau, qua kinh nghiệm của nhiều “chuyên gia” chơi cá lâu năm tôi mới biết, giá đó có hoạ chăng chỉ mua được Thanh Long vây Vàng mà thôi. Tức là nếu mua, khách bị “gà” đến 5 bậc.
Thực ra, trong 8 loại cá Rồng trên, dân “chuyên nghiệp” Hà Thành chỉ chơi từ Kim Long Hồng Vĩ trở lên, có giá khoảng 7 triệu đồng/con. Những loài tiền rẻ hơn, chơi chỉ tổ tốn mồi và công sức, sau này bán đi không có lãi.
Dân chơi cá Rồng “chuyên nghiệp” Hà Thành, có rất nhiều người là “đại gia” đúng nghĩa đen về mặt tài chính, nhưng cũng có người chơi đơn giản chỉ do đam mê mà trường hợp anh T (khu Hào Nam, Giảng Võ) là một ví dụ. Năm nay tuy mới chỉ sấp xỉ 30 tuổi nhưng T đã có thâm niên chơi Hồng Long đến trên 10 năm.
Cách đây cả chục năm, T. chơi một cú động trời mà đến giờ “làng cá” vẫn phải sợ khi dám rước về nhà một con Hồng Long xịn giá “tròn xoe” 2.000 USD, lúc mới chỉ 20 tuổi. Số là gia đình cho cậu con trai một số tiền đủ để mua một chiếc Spacy, ai dè cậu chỉ lấy số dư để mua xe máy, còn số chẵn đổi cả lấy... cá.
Báo hại bậc phụ huynh đáng kính của anh T khi đó phải đến ngay hàng cá xác minh lại giá cả bởi không ai có thể tin nổi một con cá bé đến nỗi mà khi thả vào chiếc bể rộng phải nhìn mãi mới thấy nó nấp ở đâu lại đắt đến thế. Kể lại kỷ niệm ngày ấy, anh T. cười: “Kể cũng liều, nhưng giờ thì chính bố mình cũng mê cá như điếu đổ”. Nuôi con cá được 7 năm, anh T sang tên cho một người khác, đâu cũng lãi ra được dăm bảy trăm USD.
Một đại gia chơi cá khác có thể kể đến là ông Chắt, nhà tại Láng Trung. Vào nhà ông đập ngay vào mắt là chiếc bể cá cảnh to đến 2m, chạm khảm cầu kỳ và một con Hồng Long to cỡ 60cm lững thững bơi, “người hầu kẻ hạ” chung bể với cho nó là đôi Sam - một loài cá không có bong bóng chỉ bơi ở đáy bể (giá đâu cũng vào khoảng 1,5 triệu đồng/con).
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]
<TABLE border=0 cellSpacing=0 cellPadding=3 width=1 align=right><TBODY><TR><TD> </TD></TR><TR><TD class=Image>Một trong những con cá rồng đắt nhất Hà Nội.</TD></TR></TBODY></TABLE>​
Ông Chắt là người khá giả, nên phía ngoài sân ông còn sở hữu một con Hồng Long nhỏ khác và một con Quá Bối Kim Long. Quá Bối Kim Long giá cả cũng xêm xêm Hồng Long, hồi ông bắt về cả cặp đã là 4.000 USD.[/FONT]
Giới chơi cá Hà Thành cũng biết đến anh V.K.Tiền, người gốc Thái Bình hiện là giám đốc một doanh nghiệp khá lớn trên đường Nguyễn Lương Bằng. Từ Ô Chợ Dừa xuôi xuống một đoạn ngắn là gặp trụ sở doanh nghiệp của anh. Ngay phòng khách của công ty bày chiếc bể lớn có một con Hồng Long già.
Hiện nay nó đã bị mờ một mắt, tuy nhiên vì tình cảm gắn bó với con cá đã nhiều năm, anh không nỡ đổi con cá khác. Một tình tiết khá thú vị là bố đẻ anh Tiền, hiện đang chăm sóc những đìa tôm rất lớn ở huyện Tiền Hải, Thái Bình cũng đam mê chơi cá Rồng, ông đã mang về huyện miền biển một con Hồng Long từ cách nay cả chục năm.
Còn rất nhiều dân chơi cá chuyên nghiệp ở Hà Thành khác như vợ chồng nhà Ngọc- Long đường Láng, anh Dũng Gia Lâm… đều đang sở hữu những con cá rồng đắt tiền. Duy chỉ có duy nhất loại Huyết Long, một con cá Rồng toàn thân có màu đỏ tươi với giá cực đắt là ở Hà Thành chưa thấy xuất hiện.

Những câu chuyện kỳ bí về loài cá Rồng
Trong sách Đỏ thế giới thì cá Rồng là một trong những loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng. Tại Việt Nam và nhiều nước trong khu vực chúng không còn xuất hiện ngoài thiên nhiên. Đây là lý do chính khiến giá của chúng rất đắt, cá Rồng về Việt Nam bắt buộc phải nhập qua Trung Quốc, Malaysia hoặc Singapore.
Cá Rồng là loài cá lớn có vẩy lớn sáng màu trông như vẩy rồng, mồm lại có cặp râu dài, cộng thêm dáng bơi uốn lượn nên được nhiều nước châu á coi như là hiện thân của Rồng. Hàng năm trên thế giới đều có cuộc thi Champion Arowana dành cho cá Rồng với cờ, cúp và tiền thưởng rất lớn. Bản thân con cá đoạt giải cũng có giá rất cao.
Dân chơi Hà Thành còn nhớ rất rõ con cá Rồng đầu tiên được nhập lậu về từ Malaysia hồi cuối thập niên 80 đầu thập niên 90. Đó chỉ là một con Ngân Long, song vào thời điểm đó nó đáng giá cả một gia tài. Người ta đã đánh thuốc mê nó và cho vào ruột một hộp chè có bơm ôxy để đi qua đường hàng không.
Tuy nhiên có một điều mà người nhập cá khi đó không thể biết, đó là con cá đã bị các chủ tại Malaysia triệt sản. Đến bây giờ vẫn vậy, 100% cá Rồng về Việt Nam không thể cho đẻ. Bản thân cá Rồng cũng chỉ thích sống một mình một bể, hễ có con thứ 2 xuất hiện chúng sẽ lao vào nhau mà cắn xé đến chết nên rất khó ghép đôi.
Cá Rồng cũng nổi tiếng là loài cá nước ngọt có tuổi thọ cao. Người dân thị xã Phan Thiết trước đây còn nhớ một câu chuyện có ông lão qua đời mà con cá Thanh Long của ông thì vẫn còn thọ thêm cả chục năm nữa. Còn tại Hà Nội, con cá Rồng già nhất hiện nay có lẽ thuộc về con Kim Long Hồng Vĩ của chủ cửa hàng cá Tùng Bách đường Láng, ông Thịnh.
Theo xác nhận của chủ nhân thì ông đã nuôi nó bước sang năm thứ 17, dài đến 70 cm “cụ cá” bệ vệ chiếm một chiếc bể to nhất nhà lững thững bơi từ năm này qua năm khác. Chủ nhân không bán, nhưng giá “nói khẽ” cũng phải vào quãng 6.000 USD. Ông Thịnh kể, năm ngoài ông tham gia triển lãm Giảng Võ, lỡ mang “cụ” ra giữa thanh thiên bạch nhật cho thiên hạ ngắm, thế là “cụ” dỗi, về nhà bỏ ăn cho hơn nửa tháng.
Cá Rồng được coi là cá Tài, cá Lộc. Đặt bể cá trong nhà theo thuật Phong - Thuỷ là để trừ tà ma, hoạ; giữ Phúc Lành. Ông Thịnh kể chuyện, có người bạn của ông chơi cá Rồng, một hôm đi công tác Đà Nẵng gặp tai nạn, cả xe ôtô con lật nghiêng, thế mà thoát chết không hề hấn gì ngoài mấy vết xước nhỏ. Đến tối, chợt nhớ đến con cá quý ở nhà, ông này gọi điện về nhắc nhở người nhà trông nom thì con cá đã chết tự bao giờ, tựa như thế mạng cho chủ vậy.
Một người khác, bị ốm liệt giường 3 tháng thì cá cũng tự dưng bơi nghiêng 3 tháng. Chủ khỏi, cá cũng khỏi mà chẳng thuốc thang gì. Bán cá Rồng đã nhiều năm, chứng kiến nhiều chuyện tương tự, nên giờ nếu có khách đến mua cá, ông Thịnh đều phải chọn ngày đẹp mới chịu cho khách bắt đi.
Đoạn trường… thú chơi
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]
<TABLE border=0 cellSpacing=0 cellPadding=3 width=1 align=left><TBODY><TR><TD> </TD></TR><TR><TD class=Image></TD></TR></TBODY></TABLE>​
Người lần đầu ngắm một con cá Rồng, chắc phải sững sờ trước vẻ đẹp uy nghi của nó. Tuy nhiên để có một con cá trưởng thành phô trương được hết vẻ đẹp thì chủ cá không thể không “lao tâm khổ tứ”. [/FONT]
Đầu tiên là thức ăn, cá Rồng có lẽ là loài cá duy nhất khoái ăn…rết (Có lẽ do rồng khắc rết?). Con rết to đến mấy thả vào cũng ngay đơ trước mồm cá Rồng ngay lập tức, không đốt chích gì nổi. Tại Thái Lan, cứ 4 con Rết Voi được bỏ vào một vỏ lọ nước khoáng bán cho khách mang bề bỏ tủ lạnh, cho cá ăn dần.
Ở Hà Thành chẳng đâu bán rết thì dân chơi phải chịu khó đi bắt. Không có rết thì cho ăn chuột bảo tử, hoặc gián, dế mỡ… thậm chí cả thạch sùng cũng đều là những món khoái khẩu của cá Rồng cả. Phổ thông nhất thì cho ăn tôm, cá mồi. Nhiều loại mồi nhưng cho ăn cũng phải biết cách, cá cảnh cũng như…người mẫu, nếu cho ăn nhiều quá mà béo ú thì vứt. Nhưng cho ăn ít quá, cá yếu lại dễ bị bệnh.
Sau thức ăn thì đến việc phòng bệnh cho cá. Nói chung cá Rồng rất khoẻ nhưng cũng đủ thứ bệnh tật có thể xẩy ra: cong - viêm mang, xù vảy, mờ mắt, cắn đuôi, nấm - sâu bệnh, trướng bụng… Có bệnh chữa được, có bệnh cá mắc phải thì chủ chỉ còn có nước “đem tiền đi rán”, lý do mắc bệnh thì muôn hình vạn trạng, có nuôi cá đến cả chục năm vẫn không thể lường trước nổi.
Một con cá giá trị cả vài ngàn USD, nên dù là người giàu có mà thấy cá ốm thì cũng “lên cơn sốt theo”, bởi không chỉ sợ cá chết mà việc chữa bệnh cũng phải mời đến “bác sĩ thú y chuyên nghiệp” với hàng đống chi phí.
Rồi đến việc chuẩn bị các loại máy móc hỗ trợ sự sống bình thường cho con cá quý. Máy lọc nước, máy tạo khí, máy đo độ p-h, nhiệt kế, sưởi, máy sục khí khi mất điện, thậm chí khi cá ốm lại thêm cả bình ôxy… Đi kèm với những loại máy móc này là hoá đơn tiền điện hàng tháng cũng tốn một khoản kha khá. Vì thế nhiều người khi bán con cá lãi được vài trăm USD thực ra cũng chỉ đủ để trang trải cho chi phí nuôi cá.
Nhưng mặc cho tất cả các cản trở ấy thì số lượng người chơi cá Rồng ở Hà Thành càng lúc càng tăng mạnh. Ông Thịnh chủ cửa hàng cá không tiết lộ số lượng nhưng cũng cười mỉm mong là mùa hè năm 2006 cửa hàng cũng chỉ cần bán được một lượng kha khá như năm ngoái mà thôi.
  • Đỗ Cao Minh
 

Tuấn Sơn

Thành viên mới
Tham gia
17/8/10
Bài viết
2
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Bài viết này đến bấy giờ chỉ mang tc tham khảo thôi. Hà nội bây giờ nhiều người chơi cầu ký lắm. Bể Cửu Long nhiều ko đếm xuể. Huyết long thực thụ Hà nội chắc ko dưới vài trăm con.
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom