Guest viewing is limited

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
Chim Ngũ sắc có tên khoa học là Leiothrix argentauris, tên Tiếng Anh là Silver-eared Mesia, nên chúng còn có một tên khác là Chim oanh má bạc. Thuộc họ Khướu bộ Sẻ. Phân bố từ Himalaya đến Đông Dương (bao gồm Trung Quốc, Miến Điện, Mianma và Sumatra) và Indonexia, chủ yếu tập trung trong những lùm cây tại bìa/rừng nguyên sinh ở độ cao từ 500 - 2000m so với mặt nước biển. Ở Việt Nam chúng được tìm thấy ở những vùng cao nguyên phía Bắc và vùng Dilinh - Lâm Đồng.


3680700480990480.jpg



Ngũ sắc nặng khoảng 15,14 gm. Chiều dài tổng thể là 16,5-18 cm. Chim trống và mái có màu ôliu trên mặt lưng và màu vàng trên các khía cạnh bụng. Khu vực vương miện giữa đỉnh đầu là màu đen, vùng tai là màu bạc, và có màu đỏ thẫm tối thiểu trên đuôi. Các mảng màu chủ yếu là tone màu vàng - đỏ. Ở con trống ở cuống đuôi là màu đỏ và con mái là màu vàng, mảng vùng bụng có màu vàng của con mái hẹp và nhỏ hơn con trống. Mảng vùng lông bạc ở tai được biến thành lông tai nên chúng có thể bung ra hoặc xẹp xuống khi cất giọng (một đặc trưng chỉ có ở loài Khướu)

Chim trong gia đình Họ Khướu có chân và bàn chân mạnh mẽ. Có ba ngón chân trước (bên trong ngón chân trước, trung tâm phía trước ngón chân và ngón chân trước bên ngoài) và một ngón chân thô kịch (Hallux) trên mỗi bàn chân.

2662333581b406c3c0eb.jpg

2664174148938b198be4.jpg


Ngũ Sắc dùng côn trùng và một số vật liệu thực vật làm thức ăn. Rau và trái cây là thành phần chủ yếu. Trong chuồng nuôi, chúng sẽ ăn nho, quất, raspberries, lát táo và cam, bơ đậu phộng và bánh mì bơ thực vật, hoa, và chồi non.

Sinh sản: chim đẻ khoảng 3 -4 trứng, được ấp 13 ngày vào ban đêm. Kích thước trung bình của trứng là 21,75 x 16mm (7 / 8 x 5 / 8 ") nặng 3.25g. Con con rời khỏi tổ lúc 12 ngày tuổi và có thể tự kiếm ăn riêng của mình một khi chúng được ba tuần tuổi.Đến 6 - 7 tuần tuổi, chim non đã bắt đầu tập "hát".

Còn nữa (phần 2: Nuôi và sinh sản trong Aviary)

Tổng hợp từ các trang nước ngoài và lược dịch

 

benb52

Thành viên tích cực
Tham gia
17/8/09
Bài viết
163
Điểm tương tác
5
SVC$
0
e cũng đang có 1 chú ngũ sắc! loài này hót cũng rất ổn và lông khá đẹp! dễ nuôi và ko cầu kì! giá mua cũng rẻ!
 

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
Chim Ngũ Sắc - Phần 2


Leiothrix argentauris được liệt kê trong Phụ lục II CITES. Phụ lục II, một danh sách các loài có thể sẽ trở nên tuyệt chủng nếu không quản lý thương mại triệt để. Nếu mua bán hợp pháp các loài được cho phép đã được giao dịch mua bán, Các tổ chức khác nhau đang nỗ lực để thương mại nhân giống thay vì đánh bắt chim hoang dã để buôn bán.


Silver-eared Mesias khó chịu khi chúng bị nhốt riêng lẻ. Bản thân chúng được huấn luyện để trở nên dễ dàng thích ứng trong một môi trường Aviary. Người viết bài này (người nước ngoài đã viết bài này thông qua bản tiếng Anh) đã quan sát một nhóm gồm 2 cặp Ngũ sắc. Một cặp đã già và một cặp vừa mới trưởng thành. Hai con chim trống đã được quan sát dùng giọng hót của mình để cạnh tranh nhau trong mùa sinh sản. Khi giọng của con trống già ngừng hót thì con trống trẻ hơn lại hót tiếp tục. Cuối cùng, một trứng đã ra đời ở cặp chim già. Cặp chim còn lại cố sức đẩy các trứng vào trung tâm của tổ. Các cuộc liên lạc với nhau rất lớn như còi báo động khi phát hiện dấu hiệu nghi ngờ không an toàn. Những âm thanh nghe như "che tchu-tchu che-Rit" Hoặc "che chu chiwi chwa" lập lại là những âm thanh là dễ chịu là hiển nhiên.. Một phẳng"pe-pe-pe-pe-pe" tương tự như tiếng của sáo trúc. Chúng thích đàn nhỏ và dễ hoà thuận trong nhóm 6-30 loài chim. Khi chúng ngủ, chúng thường xuyên ngủ chung từng cặp và làm cho cuộc sống của những chú chim Ngũ sắc thêm lãng mạn.


Khi chúng bắt đầu làm tổ, màu đen của những mảng màu chuyển sang màu ngà dễ nhìn thấy. Trong khi trứng được ấp vào ban đêm, các con trẻ hơn ngồi gần trên một cành hoặc trên cạnh của tổ. Khi trứng nở, các con non sẽ được chăm sóc ăn uống hàng ngày khoảng 3 tuần đến 1 tháng. Nhưng vào khoảng 12 ngày tuổi, chim non đã có thể tập bay. Các con trống non sẽ tập hót vào khỏang thời gian 6-7 tuần tuổi.


Thích một Aviary cũng trồng cây xanh tương tự như loài Pekin Robin (Chim Quế Lâm). Chúng sẽ xây dựng một tổ trong một cụm tre nếu có. Để có được kết quả tốt nhất trong chăn nuôi sinh sản, mỗi Aviary chỉ được có một cặp. Nếu nhiều hơn, những con chim trống có thể trở nên hung hăng với nhau trong mùa sinh sản.

<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
<o:p></o:p>
CẶP CHIM NGŨ SẮC TRỐNG (bên trái) và MÁI

135711889jeayzdfs.jpg



Trong các loài chim hoang dã chúng là loài sống theo qui luật bầy đàn trong nhóm 6-20 hoặc nhiều hơn. Nếu cặp nhiều hơn một là giữ trong Aviary một, nhưng chỉ giữ lại cặp vừa trưởng thành. Nhiều cặp hơn trong Aviary, cặp thống trị sẽ không cho phép các loài chim khác sinh sản.

<o:p></o:p>
Chim Ngũ sắc rất thích tắm, là điều kiện để chúng chăm sóc mã bề ngoài qua bộ lông để dụ dỗ con cái là điều kiện hàng đầu.


Chúng xây dựng một tổ hình chén trên cỏ bằng cành cây, rêu, xơ dừa. Các tài liệu khác nói rằng tổ được lót bằng lông, vật liệu mềm. Nếu một tổ hộp (tổ nhân tạo) được sử dụng, hộp phải được đặt ở một nơi tốt che dấu đằng sau một số cây dâu để cung cấp một số tính riêng tư cho các loài chim.Tổ nhân tạo: được đặt ở một cây bụi hoặc bàn chải khô. Chúng sẽ sử dụng một tổ hộp gỗ với nửa trên của mặt trước gỡ bỏ. (giống như hộp gỗ đứng sử dụng cho chim Yến Phụng hoặc chim Bạc má vậy). Vì vậy, muốn chúng tự xây tổ, phải bỏ những vật liệu cần thiết vào trong Aviary/hoặc cho chúng sử dụng tổ nhân tạo.

Mỗi ổ trứng chứa từ 2-4 quả. Trứng màu xanh nhạt. Chim non sẽ tự lập sau 3-4 tuần. Cần phải bắt chim non ra khỏi ổ / lồng / aviary để nuôi riêng vì chim bố mẹ có tập tính ghép giao phối mạnh mẽ sẽ làm hại những con non khi chúng muốn ép đẻ lại. Mỗi năm chỉ cho đẻ 2 - 3 lứa.

Chim Ngũ sắc chăn nuôi con, có thể được cung cấp thức ăn chăn nuôi softbill. Chúng có tập tính ghép giao phối và nuôi / bảo vệ con trong thời gian nuôi con (dưới 3 - 4 tuần) rất mạnh mẽ.


Chế độ dinh dưỡng:


- Côn trùng chiếm đa số của lượng thức ăn.<o:p></o:p>
- Thức ăn chất lượng tốt dành cho chim cảnh nhỏ trộn cỏ gieo mầm và một số loại trái cây như táo, sung rừng (figs), một số quả cà phê và một số loại rau màu xanh lá là điều cần thiết, đặc biệt là vào mùa sinh sản.. Sâu gạo, dế nhỏ và cào cào nhỏ là lý tưởng để con non mau lớn, mau tự lập và mạnh mẽ khi tách chúng nuôi riêng.
<o:p></o:p>


(Còn nữa - Phần 3: Các chi loài khác của Silver-eared Mesia)

Tổng hợp các trang nước ngoài và lược dịch.
 

wowewow

Thành viên diễn đàn
Tham gia
26/6/08
Bài viết
52
Điểm tương tác
1
SVC$
0
Bạn dịch tốt lắm,loài này nhìn có khi cũng đẹp ngang bằng Quế Lâm nhưng tội cái là hót đơn điệu quá,nhưng bù lại là to mồm hơn.
Trước mình cũng đã nuôi loài này rồi,nuôi nó trong lồng có quấn hoa lá giả trên nóc nhìn đẹp lắm !!!
Thân !!!
 

seal

Thành viên diễn đàn
Tham gia
4/10/08
Bài viết
52
Điểm tương tác
8
SVC$
0
Còn 1 đặc điểm quan trọng của loài này mà nếu ai đã từng nuôi qua rồi chắc chắn sẽ biết. Đó là sự chung thủy, ngày xưa em có nuôi 1 em (vô tình là mái) trong aviary, vì nuôi nhiều chim nên thấy nó có màu sắc đẹp nên cũng không thả mà để luôn, nuôi được 3 tháng thì chim trống rừng bay về nó ở nhà em gần 1 tuần, lúc đó em mới dùng lụp bỏ sâu và chuôi để bẫy nó sau khi bẫy được em thả luôn vào aviary, chắc là do có mái nên chim thuần rất nhanh và hót rất nhiều (theo em thì chim này hót lai giữa khướu và mi). Cặp chim này em nuôi gần 5 năm và thả khi bị H5N1. Tuy nhiên điểm nổi bật là cặp chim này em sẩy rất nhiều lần và lân nào cũng bắt được dễ dàng (mỗi lần sẩy 1 con) chúng không bao giờ bay đi. Thời gian sau này lâu lâu em cứ cố tình thả 1 con để 1 con và để cái lồng mở cửa bỏ sâu vào là chúng vào đó tối chỉ việc canh và đóng cửa bắt lại thôi. Em có đọc 1 số bài viết thì người xưa còn gọi chim này là chim Tương tư bạc má để phân biệt với tương tư mỏ đỏ (Quế Lâm). Hiện nay aviary em còn 1 em sắc nhật 5 mùa và quế lâm mái 5 mùa (thả hồi H5N1 mà vẫn không đi). Mới kiếm được 1 em NS nhưng nghi là mái rồi (thuần được 7 ngày).
 

luongminhtri

Thành viên diễn đàn
Tham gia
17/3/10
Bài viết
21
Điểm tương tác
4
SVC$
0
mình mới mua 1 em ngũ sắc bổi,. cho hỏi ngũ sắc có thể ăn trai cây như chào mào không, như chuối, cà chua .....? nếu muốn cho ăn rau trong lồng thì cho ăn loại rau gì?
 

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
mình mới mua 1 em ngũ sắc bổi,. cho hỏi ngũ sắc có thể ăn trai cây như chào mào không, như chuối, cà chua .....? nếu muốn cho ăn rau trong lồng thì cho ăn loại rau gì?

Chim ngũ sắc rất dễ nuôi, vào cám cũng rất dễ. Chúng ăn tất cả các lọai trái cây như chuối, cà chua, thanh long ... các lọai quả mềm, mỏng nước. Rau xanh có thể được cũng cấp như xà lách, dưa leo.... Chúng là loại chim dễ ăn mà.

Chúc bạn vui vẻ
 

timestien

Thành viên tích cực
Tham gia
17/2/09
Bài viết
398
Điểm tương tác
23
SVC$
0
nhân đây xin hỏi mọi người làm sao phân biệt trống mái để nuôi 1 cặp cho nó đẹp vậy các bác.
ở TP HCM tiệm chim gần chùa nghệ sỹ có bán loại này rất nhiều tính ra bắt 1 cặp về nuôi đẻ !
 
C

chaomao.vip

Guest
chim ngũ sắc thấy trên DALAT bán nhiều lắm nè, giá cũng rẻ ( chim trống đít đỏ, chim mái đít vàng - > rất dễ để phân biệt
 

dungtienxu

Thành viên diễn đàn
Tham gia
4/9/10
Bài viết
45
Điểm tương tác
4
SVC$
0
nhân đây xin hỏi mọi người làm sao phân biệt trống mái để nuôi 1 cặp cho nó đẹp vậy các bác.
ở TP HCM tiệm chim gần chùa nghệ sỹ có bán loại này rất nhiều tính ra bắt 1 cặp về nuôi đẻ !



phân biệt dễ lắm bạn ạ. con trống lông ức và lông dưới đít màu đỏ con mái thì màu vàng.thuần bọn này cũng dễ lắm. mình ở yên bái trên minh loài này nhiều lắm.nên mình khá sành về chúng:a24:
 

hamburg113

Thành viên mới
Tham gia
19/10/11
Bài viết
2
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Chim Ngũ sắc có tên khoa học là Leiothrix argentauris, tên Tiếng Anh là Silver-eared Mesia, nên chúng còn có một tên khác là Chim oanh má bạc. Thuộc họ Khướu bộ Sẻ. Phân bố từ Himalaya đến Đông Dương (bao gồm Trung Quốc, Miến Điện, Mianma và Sumatra) và Indonexia, chủ yếu tập trung trong những lùm cây tại bìa/rừng nguyên sinh ở độ cao từ 500 - 2000m so với mặt nước biển. Ở Việt Nam chúng được tìm thấy ở những vùng cao nguyên phía Bắc và vùng Dilinh - Lâm Đồng.


3680700480990480.jpg



Ngũ sắc nặng khoảng 15,14 gm. Chiều dài tổng thể là 16,5-18 cm. Chim trống và mái có màu ôliu trên mặt lưng và màu vàng trên các khía cạnh bụng. Khu vực vương miện giữa đỉnh đầu là màu đen, vùng tai là màu bạc, và có màu đỏ thẫm tối thiểu trên đuôi. Các mảng màu chủ yếu là tone màu vàng - đỏ. Ở con trống ở cuống đuôi là màu đỏ và con mái là màu vàng, mảng vùng bụng có màu vàng của con mái hẹp và nhỏ hơn con trống. Mảng vùng lông bạc ở tai được biến thành lông tai nên chúng có thể bung ra hoặc xẹp xuống khi cất giọng (một đặc trưng chỉ có ở loài Khướu)

Chim trong gia đình Họ Khướu có chân và bàn chân mạnh mẽ. Có ba ngón chân trước (bên trong ngón chân trước, trung tâm phía trước ngón chân và ngón chân trước bên ngoài) và một ngón chân thô kịch (Hallux) trên mỗi bàn chân.

2662333581b406c3c0eb.jpg

2664174148938b198be4.jpg


Ngũ Sắc dùng côn trùng và một số vật liệu thực vật làm thức ăn. Rau và trái cây là thành phần chủ yếu. Trong chuồng nuôi, chúng sẽ ăn nho, quất, raspberries, lát táo và cam, bơ đậu phộng và bánh mì bơ thực vật, hoa, và chồi non.

Sinh sản: chim đẻ khoảng 3 -4 trứng, được ấp 13 ngày vào ban đêm. Kích thước trung bình của trứng là 21,75 x 16mm (7 / 8 x 5 / 8 ") nặng 3.25g. Con con rời khỏi tổ lúc 12 ngày tuổi và có thể tự kiếm ăn riêng của mình một khi chúng được ba tuần tuổi.Đến 6 - 7 tuần tuổi, chim non đã bắt đầu tập "hát".

Còn nữa (phần 2: Nuôi và sinh sản trong Aviary)

Tổng hợp từ các trang nước ngoài và lược dịch


Cho Mình Hỏi Ngũ Sắc Mái Có Hót Ko Vậy

Cám ơn Bạn Nhiều
 

hamburg113

Thành viên mới
Tham gia
19/10/11
Bài viết
2
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Mình Có 1 Em Ngũ Sắ Cái Mà Ko Biết Có Hót Ko Nưa.Có Ai Biết Cho Mình Hỏi Ngũ Sắc Mái Có Hót Ko Vậy
 

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
Mình Có 1 Em Ngũ Sắ Cái Mà Ko Biết Có Hót Ko Nưa.Có Ai Biết Cho Mình Hỏi Ngũ Sắc Mái Có Hót Ko Vậy

Bạn nghĩ là chim mái không hót à? Vậy thì trong quá trình sinh sản bắt cặp tự nhiên chim mái sẽ làm như thế nào đây?

Thật sự, chim mái (hầu như tất cả) điều có thể sử dụng âm thanh (giọng hót, giọng líu) hay hình thể (múa, bay nhảy) và màu sắc để quyến dụ... Đó là vấn đề của tự nhiên mà.

Câu hỏi chính xác là: Chim ngũ sắc mái hót có hay không thay vì câu hỏi chim "Ngũ Sắc Mái Có Hót Ko Vậy" - Với câu hỏi này, trung_apolo sẽ dễ dàng trả lời cho bạn là: Chim Ngũ sắc mái có hót đấy!!! :a01::a01:

Thân
 

toitrungthuctn81

Thành viên mới
Tham gia
7/10/11
Bài viết
1
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Chào các bác
Em có 4 chú quế lâm 1 chú ngũ sắc em nuôi được 5 tháng rồi chim đẹp hót hay,
em ở hà nội
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

tranchan79

Thành viên mới
Tham gia
27/7/11
Bài viết
6
Điểm tương tác
4
SVC$
0
Anh Trung cho hỏi: Nếu phân biệt Ngũ Sắc bằng sắc lông đuôi vàng và đỏ.

Thì có con cổ màu đỏ hoàn toàn không giống như trên. Đây là loại Ngũ Sắc khác? hay là thế nào ạ?

Mong anh trả lời giúp nhé! Cảm ơn anh nhiều.

silvered-eared_mesia_19.jpg
 

viponline

Thành viên mới
Tham gia
4/1/12
Bài viết
8
Điểm tương tác
0
SVC$
0
anh ơi làm thế nào để có thể thuần chim ngũ sắc vậy. em mới mua 1 chú về nuôi 2 tuần rùi mà thấy người cái là nó bay *** loạn xạ hết cả lên, chảy hết cả máu ở mỏ, em sợ quá phải lấy áo lồng chùm kín mít luôn. anh làm ơn giúp em với nhé em mới tâp nuôi lên chưa có nhiều kinh nghiệm lắm
 

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
anh ơi làm thế nào để có thể thuần chim ngũ sắc vậy. em mới mua 1 chú về nuôi 2 tuần rùi mà thấy người cái là nó bay *** loạn xạ hết cả lên, chảy hết cả máu ở mỏ, em sợ quá phải lấy áo lồng chùm kín mít luôn. anh làm ơn giúp em với nhé em mới tâp nuôi lên chưa có nhiều kinh nghiệm lắm


Chim ngũ sắc thật sự khó thuần hóa vì đặc tính chim khá nhá, gặp người thì nhảy lung tung. Không có cách nào khác hơn là bạn thường xuyên tiếp xúc với chim như cho ăn vừa đủ, thường xuyên cho chim tắm ... và nhốt trong lồng nan tre để hạn chế sự rách téc da đầu. Đồng thời, chỗ đặt lồng cần yên tĩnh, cho chim ngủ sớm (dĩ nhiên phải trùm áo lồng) Tránh/hạn chế chuột hay mèo vồ hay những hành động tương tự. Chim thuần hóa khoảng 6-9 tháng.

Chúc bạn thành công.

Thân
 

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
Anh Trung cho hỏi: Nếu phân biệt Ngũ Sắc bằng sắc lông đuôi vàng và đỏ.

Thì có con cổ màu đỏ hoàn toàn không giống như trên. Đây là loại Ngũ Sắc khác? hay là thế nào ạ?

Mong anh trả lời giúp nhé! Cảm ơn anh nhiều.

Thật sự thì chim Ngũ sắc có nhiều chi - được phân loại qua cách nhận biết về màu sắc hoặc có những điểm chung giống nhau. Trong trường hợp này, có thể đó là một chi khác không có cổ màu vàng như những hình ảnh minh họa cho bài viết. trong nhưng để lựa chọn trống mái thì

silvered-eared_mesia_19.jpg

Đây có thể là một chi khác của chim Ngũ sắc do có màu sắc đậm hơn trong các hình minh họa trong bài viết mà trung_apolo đã đề cập. Các chi tiết về màu sắc trên thân theo mình nghĩ là không thể phân biệt được trống mái - Lý do là các nhà chuyên môn về chim Ngũ sắc cũng như các bài viết về chim ngũ sắc đều thống nhất cách lựa chọn/phân biệt trống mái ở đặc điểm màu sắc ở phần lông "đít".

Thân.

Trung_apolo
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom