Guest viewing is limited

truongcub79

Thành viên mới
Tham gia
22/2/10
Bài viết
4
Điểm tương tác
1
SVC$
0
Các anh em cho mình hỏi chế độ chăm sóc Chào Mào gần đến ngày đi thi như thế nào??? Thanks các anh em nhiều nhé:a03:
 

Chim_khung_long

Thành viên tích cực
Tham gia
7/6/10
Bài viết
121
Điểm tương tác
8
SVC$
0
Mình nghe nói là cho dợt trước ngày thi khoảng 3hôm xong để vào chỗ tĩnh 1mình,cắt kô cho ăn hoa quả nữa,mỗi ngày cho ăn 20 con sâu,kô biết có đúng kô?mong các ace chỉ giáo thêm.thanks
 

ÂuSìGòn

Thành viên tích cực
Tham gia
6/6/10
Bài viết
239
Điểm tương tác
30
SVC$
0
Các anh em cho mình hỏi chế độ chăm sóc Chào mào gần đến ngày đi thi như thế nào??? Thanks các anh em nhiều nhé:a03:

bạn vô toppic huấn luyện Chào Mào đấu dợt mình có viết 1 bài về cách cho chim căng tệt lửa (hàng sưu tầm ) rồi, poss lại chỗ này e trùng lắp , mod lại sử mình. nếu thích bạn cứ gởi mail cho mình , mình sẽ gởi lại file word về chế độ cho chào mào nhe' - thông thường là trước 1 tuần lận đấy.
thân !
 

centimet

Đắc nhân tâm...
Tham gia
21/10/08
Bài viết
479
Điểm tương tác
45
SVC$
0
theo Cent thì trước khi thi đấu chim cần nghĩ ngơi , tập thể lực và dinh dưỡng tốt , cách ly, dợt vân chuyển cho chim quen xe....

nghĩ ngơi:

Chim cần ngủ sớm , trùm lồng nơi yên tỉnh . Tranh để chim giật mình khi ngủ

cách ly:

Cách ly chim ở một khu vực không có chim đấu giọng , giúp chim tăng lữa tột đỉnh khi ra hội ...vì khi ra hội chim mừng hội nên chơi xuất thần , hót không ngừng nếu thể lực tốt

Dinh dưỡng
Khẩu phần ăn tăng dần đến điểm rơi " ngày thi đấu"

Hạn chế tắm chim thường xuyên

Tập thể lực

Có 3 cách ;

cho vào lồng cao , để chim nhảy mạnh ...tăng gân cốt
Cho vào lồng tròn rộng " lồng lữa" tháp nhiều cầu ...tăng khả năng sàng cầu
Thả bay tự do ngoài thiên nhiên


tập hàm

Cho chim ăn cào cào to khi chi đói , chim không nuốt được mà vật cào còn đến tơi tả thành từng vụn nhỏ ....lúc đó hàm chim sẻ mạnh dần

Khi hàm mạnh dần thì khả năng hót tốt hơn....tốc độ đóng và mở hàm nhanh cho âm rắn và chắc...khi ra âm rắn chắc một vài đối thủ sẻ khiếp vía bỏ cuộc ...lúc đó chim càng hăng hơn...


Cách thả chim bay tự do hiệu quả nhiều nhất , vì chim ở trong lồng nhiều năm , khả năng sử dụng lực hạn chế ....thể lực mức trung bình, nếu thả chim bay tự do , chim bay vài vòng đẫ mệt , té ....chứng tỏ chim mất sức rất nhiều ...nếu duy trì thả trong một tuần kết hợp nghĩ ngơi dĩnh dưỡng và thường cho chim lên xe đi chơi.....

Khả năng chim ra hội chơi rất đỉnh .

thân
Centimet
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Bạch Đề

Người ghiền Chào Mào
Thành viên BQT
Tham gia
26/8/07
Bài viết
4,634
Điểm tương tác
2,670
SVC$
0
Cảm ơn bạn chủ topic đã đề topic này!

Tôi cũng có nghĩ tới chia sẻ về vấn đề này trước đó, vì hiện nay, phong trào chơi CM rất mạnh.
Song song với phòng trào mạnh thì chúng ta cần có nhu cầu giao lưu chia sẻ thêm. Cho nên nhiều điểm dượt chim được mở ra, và rồi chuyện gì đến thì sẽ đến, đó là thi chim hót.

Thi chim CM cũng như thi các loài chim khác. Đó là người chủ muốn biết độ chơi của chú chim mình chăm như thế nào? Để test thực lực, can đảm, để mở rộng tầm mắt, để được như một ngày hội để gặp gở các bạn chơi CM với nhau....

Cá nhân Bạch Đề chưa dự thi chim CM bao giờ, cho nên sự chia sẻ còn thiếu cái nhìn thực thế.

Nhưng dựa vào kinh nghiệm luyện dượt chim CM, cách đấu của chim CM, và các bài luyện chim Chòe Lửa.
Bạch Đề cũng hy vọng sẽ chia sẻ chút chút về cách luyện chim CM để dự thi, vì luyện dự thi cũng như luyện chim hung để đi dượt mà thôi, có chăng ta cần nhìn nhận rõ về con chim của ta đủ điều kiện hậu để ta vào top ten cũng là niềm vui rồi. Vì người VN ta có câu, học tài nhưng thi là mệnh!

Bạch Đề cũng mong quý anh chị em thành viên đã có dự thi khi có cái nhìn đích thực về cuộc thi, thì cũng mong được quý anh chị em chia sẻ thêm!

thân mến,

Bạch Đề
 

thuanthuynguyen

Ngọc Kỳ Lân
Thành viên BQT
Tham gia
25/6/08
Bài viết
4,257
Điểm tương tác
6,900
SVC$
0
Chào bạn.
Vì bạn ở phía Bắc lên mình cũng chia sẻ với bạn chút kinh nghiệm như sau: Chào mào cách cuộc thi độ 15 ngày ta chăm chúng với chế độ như sau.

-Tắm nước: Đầy đủ 1 lần một ngày, tắm lúc 10h là tốt nhất.( mùa lạnh lên pha nước ấm)

-Tắm nắng: Thường xuyên vào khoảng từ 8>10h.

-Dinh dưỡng: Bổ xung thêm đồ tươi( cào cào,dế,sâu...) Hoa quả cho ăn thường xuyên nhưng số lượng vừa phải.

-Tập thể lực: Cho sang một lồng rộng 50cm,cao 50cm,dài 1m> đặt 2 cầu đậu cách nhau 80cm cho chim chuyền giữa hai cầu( thời gian độ 2h/ 1 ngày)

-Dượt chim: Cho đấu thường xuyên 1h rồi chùm áo cho nghỉ 1h > lại tiếp tục.

-Giấc ngủ: Treo chim chỗ yên tĩnh, cho chim ngủ sớm( khoảng 16h30 là ok).

-Giờ treo chim buổi sáng: Khi chưa có nắng thì chưa vội treo chim ra sớm, hạn chế cho chim nhìn thấy mặt nhau mà chỉ cho nghe giọng đấu.

Các bạn luyện chim đi thi chú ý vẫn phải tuân theo thói quen sinh hoạt của chúng, vấn đề của chim đi thi chỉ đỏi hỏi độ căng của chim lên sức khỏe là quan trọng nhất.
-ví như ta ít tắm khi thi chim rất dễ tắm cóng, chim thiếu tắm nắng thì khi thi gặp nắng >90% nó sẽ phơi nắng bỏ đấu.

 

truongcub79

Thành viên mới
Tham gia
22/2/10
Bài viết
4
Điểm tương tác
1
SVC$
0
Chào bạn.
Vì bạn ở phía Bắc lên mình cũng chia sẻ với bạn chút kinh nghiệm như sau: Chào mào cách cuộc thi độ 15 ngày ta chăm chúng với chế độ như sau.

-Tắm nước: Đầy đủ 1 lần một ngày, tắm lúc 10h là tốt nhất.( mùa lạnh lên pha nước ấm)

-Tắm nắng: Thường xuyên vào khoảng từ 8>10h.

-Dinh dưỡng: Bổ xung thêm đồ tươi( cào cào,dế,sâu...) Hoa quả cho ăn thường xuyên nhưng số lượng vừa phải.

-Tập thể lực: Cho sang một lồng rộng 50cm,cao 50cm,dài 1m> đặt 2 cầu đậu cách nhau 80cm cho chim chuyền giữa hai cầu( thời gian độ 2h/ 1 ngày)

-Dượt chim: Cho đấu thường xuyên 1h rồi chùm áo cho nghỉ 1h > lại tiếp tục.

-Giấc ngủ: Treo chim chỗ yên tĩnh, cho chim ngủ sớm( khoảng 16h30 là ok).

-Giờ treo chim buổi sáng: Khi chưa có nắng thì chưa vội treo chim ra sớm, hạn chế cho chim nhìn thấy mặt nhau mà chỉ cho nghe giọng đấu.

Các bạn luyện chim đi thi chú ý vẫn phải tuân theo thói quen sinh hoạt của chúng, vấn đề của chim đi thi chỉ đỏi hỏi độ căng của chim lên sức khỏe là quan trọng nhất.
-ví như ta ít tắm khi thi chim rất dễ tắm cóng, chim thiếu tắm nắng thì khi thi gặp nắng >90% nó sẽ phơi nắng bỏ đấu.


Xin cảm ơn các anh em nhiều nhé, kinh nghiệm của các anh em thật là rất quý giá v­ới các thành viên mới chơi Chào Mào nhu tôi. Thanks
 

ÂuSìGòn

Thành viên tích cực
Tham gia
6/6/10
Bài viết
239
Điểm tương tác
30
SVC$
0
Nếu bác dùng ép công để đi thi, thì mình chỉ cho bác cách ép để căng lửa nhanh nhất, thường thì ép trước 1 tuần trước khi thi, ép nhanh thì có thể ép trong 2 ngày là có lửa
-- Trước tiên một chú chim ép công để đi thi phải là chú chim đã xong lông và đang trong thời kỳ xung mãn, ép công dùng cho chim chưa căng hẳn và ép nhanh để dùng trong một buổi đi thi đó thôi, sau buổi đó phải hạ công ngay để tránh hỏng chim và đưa chim về trạng thái ban đầu, hạ công rất phức tạp nên bạn phải cân nhắc kỹ
__Cách thứ nhất ( ép chim mái ) : bạn có thể ép chim mái trước 1 tuần trước khi đi thi, chim mái dùng để ép là chim mái già có nước gọi hay, để kích thích chim đực giao phối, nhưng chỉ dùng kê gần trong vài mươi phút một ngày rồi tách riêng ra ngay, cách này an toàn nhưng đạt đạt hiệu quả không tối đa
__ Cách thứ 2 ( cầm tù, giam lỏng ) : cách này là tách chim ra một góc riêng biệt, có thể là gửi nhà khác không chơi Chào Mào, không cho chim nhìn thấy chim lạ hay chim nhà và không được nghe bất kỳ một tiếng chào mào nào khác, giống như giam lỏng, chỉ cho tắm và phơi nắng gắt , cách này giống như làm cho chim bực tức, khi đó ép lên giàn chim sẽ chơi căng hơn nhiều, cách này cũng an toàn hiệu quả tương đối, tách trước 1 tháng trước khi thi
__ Cách thứ 3 ( ép nhiệt ) : dùng trong thời điểm trời u ám làm chim không căng lửa , ép nhiệt có thể thay cho tắm nắng hàng ngày ( tắm nắng nhiều làm cho chim căng lửa nhanh ) . bạn hạ lồng chim xuống đất phủ áo lồng để hở 1/3 để tạo khoảng thoáng. dùng máy sấy tóc hoặc máy sấy loại khác sấy bên ngoài áo lồng sao cho áo lồng ấm lên nhưng không quá nóng, có thể để xa , khoảng cách mở của áo lồng bạn có thể để cây đèn dùng trong bể cá loại đèn atman trắng thủy sinh, để chim phơi đèn thay cho nắng , dùng trong 3-5 ngày liên tục, mỗi lần dùng 1-2 tiếng, cách này hiệu quả nhưng không an toàn, nếu không có khoảng cách an toàn dễ làm chim bị hoảng
__ Cách thứ 4 ( kích công bằng chim bổi ) : cách này hiệu quả nhưng dã man nên chưa ai trong mấy a e mình quen dám dùng , khi chim đang trong thời gian xung mãn, trước thi vài ngày bạn mua chim bổi ngoài chợ về buộc chân buộc cánh rồi thả vào lồng cho chim đấu vày vò, mỗi ngày một con , làm trong khoảng vài ngày, chim sẽ sẽ bị kích thích mạnh và đấu ganh, ặc nhưng dã man quá mỗi lần thả chim bổi vào như thế thì coi như chim bổi chết chắc.
__ Cách thứ 5 ( kích bằng cám và mồi tươi ) : Cách này hơi phức tạp nhưng hiệu quả cao và nguy hiểm cũng khôn lường . Nắm các cách kích công trong tay nếu không biết hạ công thì không nên thử.
Trước đây nhiều người nghĩ cho CM ăn cám Boy dành cho khuyên là kích nhưng hoàn toàn nhầm, vì thể lực và trạng thái của 2 loại khác nhau, nhu cầu dinh dưỡng khác nhau nhưng không hoàn toàn , ví như cho một cậu bé ăn thật no rồi đem khẩu phần ăn đó cho một người lớn thì khồng bao giờ người lớn no được. cám Boy dùng cho CM là như vậy.
+ Trong thời gian nuôi bạn đang dùng cám thường ( tức là cám nhạt ) hàm lượng cám không nóng và cay để giữ chim nuôi bền, nhưng đến khi đi thi thành phần cám thay đổi một chút, về hàm lượng thì vẫn giữ nguyên như lúc đầu chỉ tăng thêm một lượng nhỏ sâu khô và cào cào khô vào cám, nếu ổn cho thêm chuôi khô ( loại này bán nhiều ở siêu thị ). Trong cám bắt đầu cho thêm kỳ tử và ớt chỉ thiên, 2 loại này nóng nên cho lượng ít VD : lượng cám dùng để điều trong một tháng thì chỉ nên cho thêm 20 quả kỷ tử và 3 quả ớt chỉ thiên . cám chỉ dùng trong một tháng trước khi thi thôi qua ngày đó nếu không ăn hết thì đổ bỏ
+ Sâu rượu : là loại sâu kích thích mạnh có dạng nhỏ như hạt cám khuyên thôi, sâu này dùng trước khi thi 3 ngày mỗi lần chỉ cho một đầu ngón út thôi, không nên lạm dụng quá .
+ Hoa quả : Hoa quả dùng để kích nên dùng ớt và táo tầu. ớt có thể dùng ớt ngọt và ớt chỉ thiên , cho ăn bình thường như các loại khác, qua ngày lại thay mới
+ Kỳ tử ,táo tầu, mật ong : Đây giống như một bài thuốc kích thích hiệu nghiệm ( có thể hiểu như thuốc tiên vậy ) , Táo tầu và kỳ tử nếu kết hợp với nhau sẽ có tác dụng như thuốc kíck dục, làm tăng sinh dục của chim đực, khi đó nếu gặp chim đực khác nó sẽ đấu như điên. Cách làm như sau, kỳ tử một chén (chén trà) , táo tầu 1 nửa quả, mật ong nửa thìa con. Kỳ tử ngâm nước ấm cho mềm để ráo nước rồi băm nhỏ với táo tầu, cuối cùng trộn nửa thìa mật ong vào. Mỗi ngày cho ăn một chút cho ăn vậy khoảng 1 tuần, chú ý hết ngày phải bỏ đi ngay hôm sau lại cho ăn đợt mới.

Trên là vài cách đơn giản và dễ làm nhất bạn có thể tham khảo qua để chọn xem, không thể dùng cả 5 cách cho một chú chim được, phải lựa theo thể lực độ căng đến đâu để kết hợp dùng công cho hợp lý , đến mức nào là đủ ..... Phải chơi mới biết được, viết không thể diễn tả hết , dùng công chỉ dùng cho những chú thay lông hoàn chỉnh và chưa căng lửa, chim đã đạt đến độ rồi thì không cần thiết nữa, nhưng quan trọng nhất vẫn là tố chất chú chim đấu của bạn, có tố chất tốt thì không cần công nó vẫn là chim hay và bền, không nên lạm dụng quá mấy cách ép công này. và nếu không dùng thì vẫn là tốt nhất, vì phong độ chỉ là nhất thời thôi :a15:

Nguồn : sưu tầm.

Thân !
 
Chỉnh sửa lần cuối:

merci_lavie

Thành viên tích cực
Tham gia
27/9/09
Bài viết
386
Điểm tương tác
206
SVC$
0
Nếu bác dùng ép công để đi thi, thì mình chỉ cho bác cách ép để căng lửa nhanh nhất, thường thì ép trước 1 tuần trước khi thi, ép nhanh thì có thể ép trong 2 ngày là có lửa
-- Trước tiên một chú chim ép công để đi thi phải là chú chim đã xong lông và đang trong thời kỳ xung mãn, ép công dùng cho chim chưa căng hẳn và ép nhanh để dùng trong một buổi đi thi đó thôi, sau buổi đó phải hạ công ngay để tránh hỏng chim và đưa chim về trạng thái ban đầu, hạ công rất phức tạp nên bạn phải cân nhắc kỹ
__Cách thứ nhất ( ép chim mái ) : bạn có thể ép chim mái trước 1 tuần trước khi đi thi, chim mái dùng để ép là chim mái già có nước gọi hay, để kích thích chim đực giao phối, nhưng chỉ dùng kê gần trong vài mươi phút một ngày rồi tách riêng ra ngay, cách này an toàn nhưng đạt đạt hiệu quả không tối đa
__ Cách thứ 2 ( cầm tù, giam lỏng ) : cách này là tách chim ra một góc riêng biệt, có thể là gửi nhà khác không chơi chào mào, không cho chim nhìn thấy chim lạ hay chim nhà và không được nghe bất kỳ một tiếng chào mào nào khác, giống như giam lỏng, chỉ cho tắm và phơi nắng gắt , cách này giống như làm cho chim bực tức, khi đó ép lên giàn chim sẽ chơi căng hơn nhiều, cách này cũng an toàn hiệu quả tương đối, tách trước 1 tháng trước khi thi
__ Cách thứ 3 ( ép nhiệt ) : dùng trong thời điểm trời u ám làm chim không căng lửa , ép nhiệt có thể thay cho tắm nắng hàng ngày ( tắm nắng nhiều làm cho chim căng lửa nhanh ) . bạn hạ lồng chim xuống đất phủ áo lồng để hở 1/3 để tạo khoảng thoáng. dùng máy sấy tóc hoặc máy sấy loại khác sấy bên ngoài áo lồng sao cho áo lồng ấm lên nhưng không quá nóng, có thể để xa , khoảng cách mở của áo lồng bạn có thể để cây đèn dùng trong bể cá loại đèn atman trắng thủy sinh, để chim phơi đèn thay cho nắng , dùng trong 3-5 ngày liên tục, mỗi lần dùng 1-2 tiếng, cách này hiệu quả nhưng không an toàn, nếu không có khoảng cách an toàn dễ làm chim bị hoảng
__ Cách thứ 4 ( kích công bằng chim bổi ) : cách này hiệu quả nhưng dã man nên chưa ai trong mấy a e mình quen dám dùng , khi chim đang trong thời gian xung mãn, trước thi vài ngày bạn mua chim bổi ngoài chợ về buộc chân buộc cánh rồi thả vào lồng cho chim đấu vày vò, mỗi ngày một con , làm trong khoảng vài ngày, chim sẽ sẽ bị kích thích mạnh và đấu ganh, ặc nhưng dã man quá mỗi lần thả chim bổi vào như thế thì coi như chim bổi chết chắc.
__ Cách thứ 5 ( kích bằng cám và mồi tươi ) : Cách này hơi phức tạp nhưng hiệu quả cao và nguy hiểm cũng khôn lường . Nắm các cách kích công trong tay nếu không biết hạ công thì không nên thử.
Trước đây nhiều người nghĩ cho CM ăn cám Boy dành cho khuyên là kích nhưng hoàn toàn nhầm, vì thể lực và trạng thái của 2 loại khác nhau, nhu cầu dinh dưỡng khác nhau nhưng không hoàn toàn , ví như cho một cậu bé ăn thật no rồi đem khẩu phần ăn đó cho một người lớn thì khồng bao giờ người lớn no được. cám Boy dùng cho CM là như vậy.
+ Trong thời gian nuôi bạn đang dùng cám thường ( tức là cám nhạt ) hàm lượng cám không nóng và cay để giữ chim nuôi bền, nhưng đến khi đi thi thành phần cám thay đổi một chút, về hàm lượng thì vẫn giữ nguyên như lúc đầu chỉ tăng thêm một lượng nhỏ sâu khô và cào cào khô vào cám, nếu ổn cho thêm chuôi khô ( loại này bán nhiều ở siêu thị ). Trong cám bắt đầu cho thêm kỳ tử và ớt chỉ thiên, 2 loại này nóng nên cho lượng ít VD : lượng cám dùng để điều trong một tháng thì chỉ nên cho thêm 20 quả kỷ tử và 3 quả ớt chỉ thiên . cám chỉ dùng trong một tháng trước khi thi thôi qua ngày đó nếu không ăn hết thì đổ bỏ
+ Sâu rượu : là loại sâu kích thích mạnh có dạng nhỏ như hạt cám khuyên thôi, sâu này dùng trước khi thi 3 ngày mỗi lần chỉ cho một đầu ngón út thôi, không nên lạm dụng quá .
+ Hoa quả : Hoa quả dùng để kích nên dùng ớt và táo tầu. ớt có thể dùng ớt ngọt và ớt chỉ thiên , cho ăn bình thường như các loại khác, qua ngày lại thay mới
+ Kỳ tử ,táo tầu, mật ong : Đây giống như một bài thuốc kích thích hiệu nghiệm ( có thể hiểu như thuốc tiên vậy ) , Táo tầu và kỳ tử nếu kết hợp với nhau sẽ có tác dụng như thuốc kíck dục, làm tăng sinh dục của chim đực, khi đó nếu gặp chim đực khác nó sẽ đấu như điên. Cách làm như sau, kỳ tử một chén (chén trà) , táo tầu 1 nửa quả, mật ong nửa thìa con. Kỳ tử ngâm nước ấm cho mềm để ráo nước rồi băm nhỏ với táo tầu, cuối cùng trộn nửa thìa mật ong vào. Mỗi ngày cho ăn một chút cho ăn vậy khoảng 1 tuần, chú ý hết ngày phải bỏ đi ngay hôm sau lại cho ăn đợt mới.

Trên là vài cách đơn giản và dễ làm nhất bạn có thể tham khảo qua để chọn xem, không thể dùng cả 5 cách cho một chú chim được, phải lựa theo thể lực độ căng đến đâu để kết hợp dùng công cho hợp lý , đến mức nào là đủ ..... Phải chơi mới biết được, viết không thể diễn tả hết , dùng công chỉ dùng cho những chú thay lông hoàn chỉnh và chưa căng lửa, chim đã đạt đến độ rồi thì không cần thiết nữa, nhưng quan trọng nhất vẫn là tố chất chú chim đấu của bạn, có tố chất tốt thì không cần công nó vẫn là chim hay và bền, không nên lạm dụng quá mấy cách ép công này. và nếu không dùng thì vẫn là tốt nhất, vì phong độ chỉ là nhất thời thôi :a15:

Nguồn : sưu tầm.

Thân !

Chưa biết có hiệu quả ko đọc xong thấy hoa mắt rồi. Để chuẩn bị cho chú Chào Mào đi thi hót thì ko phải chỉ chăm 1 tháng trc khi thi mà phải chăm hàng năm trc đó cơ bạn ạ, Bạn cứ thử nghĩ mà xem, giờ 1 chú cm bạn bỏ bê ko chăm bẵm gì cả, trc khi thi một tháng có làm cách mấy cũng ko khá lên đc bao nhiêu. Nền tảng quan trọng nhất vẫn là sự dợt dãi thường xuyên liên tục cộng với chế độ dinh dưỡng hợp lý, khi đó chim đã có một nền tảng vững chắc cộng với bản chất của nó hay thì chẳng cần kích kiếc gì ra dàn vẫn nổ ầm ầm, cái cần chuẩn bị ở đây chỉ là tạo điểm rơi phong độ cho chú vào thời gian thi thôi. Cách chuẩn bị cho chim đi thi của anh Thuận thủy nguyên là cách tạo điểm rơi phong độ cho chim rất tốt đó. Các bạn nên tham khảo.
 

ÂuSìGòn

Thành viên tích cực
Tham gia
6/6/10
Bài viết
239
Điểm tương tác
30
SVC$
0
Chưa biết có hiệu quả ko đọc xong thấy hoa mắt rồi. Để chuẩn bị cho chú chào mào đi thi hót thì ko phải chỉ chăm 1 tháng trc khi thi mà phải chăm hàng năm trc đó cơ bạn ạ, Bạn cứ thử nghĩ mà xem, giờ 1 chú cm bạn bỏ bê ko chăm bẵm gì cả, trc khi thi một tháng có làm cách mấy cũng ko khá lên đc bao nhiêu. Nền tảng quan trọng nhất vẫn là sự dợt dãi thường xuyên liên tục cộng với chế độ dinh dưỡng hợp lý, khi đó chim đã có một nền tảng vững chắc cộng với bản chất của nó hay thì chẳng cần kích kiếc gì ra dàn vẫn nổ ầm ầm, cái cần chuẩn bị ở đây chỉ là tạo điểm rơi phong độ cho chú vào thời gian thi thôi. Cách chuẩn bị cho chim đi thi của anh Thuận thủy nguyên là cách tạo điểm rơi phong độ cho chim rất tốt đó. Các bạn nên tham khảo.

sao dạo này làm gì cũng hay bị trỉ trích thế nhỉ, không thấy tôi ghi rõ nguồn sưu tầm à, thích thì bạn áp dụng không thích thì thôi . "Cách chuẩn bị cho chim đi thi của anh Thuận thủy nguyên là cách tạo điểm rơi phong độ cho chim rất tốt đó" - có phải lăng xê không vậy. ông bạn cứ thử đi rồi biết . bài của tôi sưu tầm của anh em lão làng không phải tôi tự nghĩ ra nhe' . Liệu một con chim không có lửa với chế độ chăm sóc như TTN đưa ra liệu có thể tạo lực cho chim có lủa liền được không. bạn cứ chịu khó đọc cho hết trên đó có 5 cách cả thảy - ép đá - ép kích du. c . ép kíck công . nhưng phương pháp đó chỉ có các Cụ mới truyền dạy lại được - bạn có thể tham khảo các web bên trung quốc đài loan về tăng lực tráng dươn g , bổ thận.... là hiểu rõ thôi à.
cái gì cũng phải dọc và nghiên cứu + áp dụng thực tế thì mới nghiệm ra được thôi.
Thân !
 
Chỉnh sửa lần cuối:

RuaTayGacKiem

Thành viên diễn đàn
Tham gia
30/4/09
Bài viết
37
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Thuận thủy nguyên nói chuẩn.Mình cám ơn rất nhiều :a44: .Hy vọng được kết quả tốt:a22:
 

merci_lavie

Thành viên tích cực
Tham gia
27/9/09
Bài viết
386
Điểm tương tác
206
SVC$
0
Mình đâu có chỉ trích ai :S mình biết đó là bài sưu tầm nhưng nếu bạn ko thấy nó là đúng thì bạn có sưu tầm và post lên ko? Mình cũng đâu có lăng xê cho ai, cái gì đúng thì ta nên công nhận chứ? Bạn cũng nên xem lại mình nói đó là cách tạo điểm rơi cho một chú chim đã có nền tảng vững chắc chứ mình đâu có nói là cách kích một chú chim chưa căng lửa đâu? Tạo điểm rơi cho chim là đưa nó đến lúc phong độ tốt nhất của nó ở thời điểm hiện tại, còn phong độ của nó đạt được đến đâu thì là do chế độ nuôi của chủ và bản chất chim quyết định. Còn mỗi người một cách chăm, mình cũng đâu có nói phương pháp bạn đưa ra là đúng hay sai, được hay ko được. Mình chỉ đưa ra ý kiến riêng của mình để mọi người cùng tham gia thảo luận và tự rút ra cách chăm riêng của từng người thôi chứ ko có ý gì cả.

Thân!
 

thuanthuynguyen

Ngọc Kỳ Lân
Thành viên BQT
Tham gia
25/6/08
Bài viết
4,257
Điểm tương tác
6,900
SVC$
0
Chào các bạn:
Vấn đề chăm chim đi thi thì mỗi người có một kiểu khác nhau mà trong quá trình chơi đòi hỏi người chơi luôn luôn học hỏi để chọn ra cách tốt nhất cho mình.

Chim đi thi thì phải là chú chim hay nhưng cách chăm sóc cũng đóng vai trò quan trọng mà người chơi rất quan tâm. Cách chăm sóc trên là mình áp dụng với chim thi ở khu vực khía Bắc, chắc hẳn các bạn miền Trung và miền Nam không biết chứ khí hậu phía Bắc là rất khắc nhiệt với mọi chú chim được mua về từ các vùng miền khác ( Chào Mào thì 50% là miền Trung được ưa thích tại miền Bắc). Việc chăm sóc để chúng chơi lại và khỏe mạnh đã là cả một vấn đề chứ chưa nói tới đi thi đấu.
 

coi_bg122

Thành viên tích cực
Tham gia
4/9/10
Bài viết
280
Điểm tương tác
79
SVC$
0
Chào các bác. coi_bg122 cũng có đôi lời chia sẻ. mình là chủ chim 179 được giải 3 hôm vừa rồi. mình cũng là người mới chơi Cm thôi. cũng học hỏi qua các ae trên diễn đàn. Vd như: anh Thuậnthuynguyen. anh tuphamba , 2 anh này chia sẻ với mình rất nhiều Kinh nghiệm quý báu. Cũng như anh Âusigon nói, đây là sưu tầm. các ý kiến. để ae học hỏi. tự mình cũng phải suy nghĩ nên như thế nào, có thể gộp ý kiến của 2 người lại rồi rút ra kinh nghiệm. và thực hiện. mình cũng đã thử. việc gì cũng phải thử chứ. mới biết dc kết quả như thế nào rồi rút ra kinh nghiệm. ban ÂUsigon chia sẻ kinh nghiệm với mọi người rất chuẩn đó. Chính mình đã thử. Cho chim bổi thả vào lồng chim của mình để kích chim lên. nhưng mình k buộc chân, buộc cánh như bạn Âu nói. kết quả rất tốt( cách này mình được Anh TuPhamba dạy mình) còn về cám thì mình được anh ThuậnThuynguye dạy làm, cho ăn đúng 2 tuần trước khi thi( mình thấy công thức cám rất tốt, ban nào muốn biết Công thức PM cho anh Thuận mình k dám qua mặt anh Thuận. :a43: ^^ ) riêng mình tham khảo rất nhiều ý kiên ở trên. mình chỉ công kích = 2 cách đó. thả chim vào 1 lần. trước khi thi 1 tuần. cám vào trước 2 tuần. Đông thời, áp dụng thêm 1 cách này nữa( cũng do anh tuphamba dạy mình) cách này áp dụng với những chú Chim đã thuần. có tuổi lồng. mình có 4,5 con có thể thả ra được. trước 2 tuần. thỉnh thoảng mình thả chim ra. và để con 179 ( mình đặt tên cho con Cm của mình là 179 cho rễ gọi,đó là số báo danh hôm thi) ở trong lồng. 179 mà thấy 1 con bay le ve quanh lồng nó. nó sục xạo, ché.... rất ác. mình thường thả vào tầm trưa. thay đổi trong 3 con thả được. và thỉnh thoảng cũng thả 179 ra 15-29 phút cho nó bay nhảy 1 lúc. đây cũng là cách để công chim lên. cào cào trong 2 tuan này, ngày nào cũng cho 179 ăn. nó ăn kém lắm ngày chỉ 5 con thôi. cho ăn cào cào non, và ngày nào cũng tắm,chỉ dừng cho hoa quả trước 1 hôm thi thôi
.sau quy trước 5 hôm thi mỗi ngày mình cho ăn 10 con( vì con Cm của mình ăn ít cào cào nên mình cho Sâu quy ăn Cào cào.. rồi cho 179 ăn SÂu. hơ...hơ... thông minh thế) trước lúc thi. mình cho ăn 1 miếng cam. để nó lấy sức với 1 đoạn đường dài. từ BG tới HĐ. Thân!

Chú 179 của mình được giải cũng nhờ Anh tuphamba và anh Thuanthuynguyen rất nhiều. 1 lần nữa cám ơn 2 Anh.
 

ÂuSìGòn

Thành viên tích cực
Tham gia
6/6/10
Bài viết
239
Điểm tương tác
30
SVC$
0
Chào các bác. coi_bg122 cũng có đôi lời chia sẻ. mình là chủ chim 179 được giải 3 hôm vừa rồi. mình cũng là người mới chơi Cm thôi. cũng học hỏi qua các ae trên diễn đàn. Vd như: anh Thuậnthuynguyen. anh tuphamba , 2 anh này chia sẻ với mình rất nhiều Kinh nghiệm quý báu. Cũng như anh Âusigon nói, đây là sưu tầm. các ý kiến. để ae học hỏi. tự mình cũng phải suy nghĩ nên như thế nào, có thể gộp ý kiến của 2 người lại rồi rút ra kinh nghiệm. và thực hiện. mình cũng đã thử. việc gì cũng phải thử chứ. mới biết dc kết quả như thế nào rồi rút ra kinh nghiệm. ban ÂUsigon chia sẻ kinh nghiệm với mọi người rất chuẩn đó. Chính mình đã thử. Cho chim bổi thả vào lồng chim của mình để kích chim lên. nhưng mình k buộc chân, buộc cánh như bạn Âu nói. kết quả rất tốt( cách này mình được Anh TuPhamba dạy mình) còn về cám thì mình được anh ThuậnThuynguye dạy làm, cho ăn đúng 2 tuần trước khi thi( mình thấy công thức cám rất tốt, ban nào muốn biết Công thức PM cho anh Thuận mình k dám qua mặt anh Thuận. :a43: ^^ ) riêng mình tham khảo rất nhiều ý kiên ở trên. mình chỉ công kích = 2 cách đó. thả chim vào 1 lần. trước khi thi 1 tuần. cám vào trước 2 tuần. Đông thời, áp dụng thêm 1 cách này nữa( cũng do anh tuphamba dạy mình) cách này áp dụng với những chú Chim đã thuần. có tuổi lồng. mình có 4,5 con có thể thả ra được. trước 2 tuần. thỉnh thoảng mình thả chim ra. và để con 179 ( mình đặt tên cho con Cm của mình là 179 cho rễ gọi,đó là số báo danh hôm thi) ở trong lồng. 179 mà thấy 1 con bay le ve quanh lồng nó. nó sục xạo, ché.... rất ác. mình thường thả vào tầm trưa. thay đổi trong 3 con thả được. và thỉnh thoảng cũng thả 179 ra 15-29 phút cho nó bay nhảy 1 lúc. đây cũng là cách để công chim lên. cào cào trong 2 tuan này, ngày nào cũng cho 179 ăn. nó ăn kém lắm ngày chỉ 5 con thôi. cho ăn cào cào non, và ngày nào cũng tắm,chỉ dừng cho hoa quả trước 1 hôm thi thôi
.sau quy trước 5 hôm thi mỗi ngày mình cho ăn 10 con( vì con Cm của mình ăn ít cào cào nên mình cho Sâu quy ăn Cào cào.. rồi cho 179 ăn SÂu. hơ...hơ... thông minh thế) trước lúc thi. mình cho ăn 1 miếng cam. để nó lấy sức với 1 đoạn đường dài. từ BG tới HĐ. Thân!

hơ hơ , mấy bữa nay cũng theo dõi cuộc thi đó, sẵn tiện ở đây chúc mừng bác vịt donan luôn nhe' , nhìn tướng con chim đẹp và giền quá , chắc chăm mùa sau sẽ có kết quả khả quan hơn, với lại hình như dợt rừng kiểu của bác nó lên lửa bền và chim đấu tốt hơn thì phải.
 

coi_bg122

Thành viên tích cực
Tham gia
4/9/10
Bài viết
280
Điểm tương tác
79
SVC$
0
hơ hơ , mấy bữa nay cũng theo dõi cuộc thi đó, sẵn tiện ở đây chúc mừng bác vịt donan luôn nhe' , nhìn tướng con chim đẹp và giền quá , chắc chăm mùa sau sẽ có kết quả khả quan hơn, với lại hình như dợt rừng kiểu của bác nó lên lửa bền và chim đấu tốt hơn thì phải.

cám ơn Bác ÂU. mình cũng thấy vậy! đi bẫy chim là cách tốt nhất để chim sung. mình để ý thấy. hôm nào đi bẫy về. thì hôm sau nó hót rất ác. hi. cứ cách 1 tuần mình đi 1 lần. hơ.. hơ.. thi xong rồi. lại tha hồ đi bẫy.
 

Bạch Đề

Người ghiền Chào Mào
Thành viên BQT
Tham gia
26/8/07
Bài viết
4,634
Điểm tương tác
2,670
SVC$
0
Luyện dượt chim để đi thi thì Bạch Đề chưa dự lần nào, tuy nhiên dựa vào kinh nghiệm cảm nhận về con chim CM, và thông tin mà mình tìm hiểu so sánh về các cách luyện thi các loại chim hót chung thì....... có vài điểm tương đồng ở luyện thi Chòe Lửa và CM. Đó là luyện dượt làm sao mà còn giữ độ sung cho con chim. Tánh nết của mỗi con chim lại khác nhau, chúng cũng dùng giọng hót để phô trương sức mạnh. Ta cần phải dùng cảm nhận để áp dụng cho mỗi con chim hơn là áp dụng theo một cách máy móc. Tùy từng con mà ta áp dụng thể lực và đánh giá giọng hót trước khi đưa nó vào việc luyện dượt để chuẩn bị đi thi. Bởi khi vào cuộc thi chúng còn phải biểu diễn thể lực lẫn giọng hót, đọ sức cạnh tranh cùng một giàn đối thủ áp lực rất mạnh. Chim chưa qua luyện dượt thẩm định rõ, thiếu tố chất thì làm sao duy trì qua cuộc thi?

Vài vấn đề ta cần biết để chuẩn bị:
-chuẩn bị lồng phụ kiện (việc này không đơn giản)
-chuẩn bị luyện dượt để dự thi như thế nào
-dinh dưỡng cho chim dự thi

1. phụ kiện: lồng chim trước khi dự thi, ta cho nó ở trong lồng dự thi đó cố định, vì chim quen lồng sẽ biểu diễn tốt hơn là gần ngay thi ta cho vào chiếc lồng mới, việc này sẽ ảnh hưởng tới tâm lý con chim phần nào. Cóng nước, ta nên để ý lại vấn đề này vì: hôm tới chỗ thi sơ ý treo lồng lên cóng nước rung động cũng ảnh hưởng tới con chim, khiến nó nhảy vào tắm thì khả năng bị loại. Vì vậy theo Bạch Đề, ta nên dùng cái ống dài thủy tinh cho lồng chim cuộc thi là chắc ăn, khả năng nó tắm là không có, vì CM thuần dễ bị tác động bởi cóng nước lung lay trong lồng. Ta cần loại bỏ các khả năng gây tiêu cực đến con chim hôm vào dự thi.

2. Chuẩn bị luyện dượt: đọc qua vài cách luyện dượt phần lớn anh em chơi CM đều có chung một điểm là tách riêng chú chim CM dự định cho cuộc thi riêng ra để mà luyện dượt. Bạch Đề cũng đọc qua cách luyện chim chòe lửa thi của ông David De Souza thì thấy cách luyện cũng giống như luyện CM mà thôi.
Đó là đừng để cho chim nhàm/quen chỗ dượt. Vì vậy, luyện dượt chim ở hội cũng là một nghệ thuật không đơn giản chỉ mang đến treo lên giàn rồi ngồi cho chim hót đấu đã xong sách về. Khi dượt ta cần quan sát các chú chim yếu bóng vía, như nghe con khác đổ hót mạnh là cụp mào ngó qua ngó về, thế đấu của con chim cũng nói lên một phần. Ta thấy phần lớn con nào nhấp cánh thường xuyên hót giọng tròn thì độ lửa đã vững định. Em nào có thế đấu đứng một chỗ trên cầu, cánh nhấp theo kểu múa cầu, đuôi không xòe, hoặc đuôi xòe theo thế đấu múa cầu khả năng ít bền, đụng chim hung dễ bể.
Nên nhớ rõ rằng thế đấu múa cầu có hai loại, chim hung và sung kê vào cũng múa cầu ngay. Nhưng trong khi múa, nó sẽ nhảy lên đòi chiến. Còn thế đấu mùa cầu chỉ đứng trên cầu mới là vấn đề....


Ta phải chú ý/quan sát cách đấu:
A. Nếu chú chim đấu sung ở hội dượt ta vẫn cho nó đấu trên giàn (ta canh thời gian bằng thời gian thi chim rồi tách rời khỏi nơi dượt treo xa, mang về, hoặc trùm lại). Ta làm vậy vì không thể để cho lửa tàn hết, vì đấu vậy khiến con chim quen việc treo lồng chung đụng các con CM khác, nhàm quen thì khả năng thi đấu giảm đi. Vì có nhiều con ra hội dượt đấu rất hung nhưng tầm tiếng sau là nhảy lên xuống là nhiều, lâu lâu chỉ vài giọng ngắn. Hoặc ta kê đấu lồng, đấu tới một thời điểm mà có con vẫn đấu hót tốt, còn một vài con chỉ nhảy qua lại đòi cắn nhau, hoặc là đứng hẵn trên cầu hót giọng ngắn. Điều đó cho thấy chim đã giảm lửa/nhàm quen dần. Vì vậy dượt đấu cho chim cần phải để ý độ lửa của con chim, thấy giảm độ hung đi, giọng hót đã ngắn đi thì nên tách xa ra. Vì nếu để vậy khó mà có con chim chơi bền được, hơn nữa có dự thi cũng sẽ bị loại!
B. Nếu chú chim ra hội đấu không sung, ta cần mang về tách riêng và chăm tốt. Đôi khi kê chim nhà lại tí cho chúng đấu, đang đấu sung cũng phải tách rời ra cho chúng hót đấu (tách rời không cho nhìn thấy nhau). Nuôi vậy thời gian tầm 1 tuần vắng mặt nhau thường sẽ sung lên, nhớ là thay đổi treo nhiều chỗ khác nhau. Sau đó mang ra ngoài nhà cho đấu một tí, một khi thấy nó đấu ổn định. Ta có thể mang ra hội dượt tiếp. Ra hội, ta cần để y trùm lồng vậy, chờ một tí hãy gở áo lồng ra, thoạt đầu treo xa tí, nếu chú chim hót siêng có biểu hiện đòi đấu tốt, ta chờ một tí rồi kê lồng sát tời giàn. Cho chúng đấu đá một tí khi lửa con chim còn sung thì cũng nên tách ra, ta cần giữ lửa cho chú chim. Sau đó mỗi khi dượt ta có thể gia tăng thời gian dài hơn (cần chú ý độ sung của chú chim, thấy bớt sung phải tách ra ngay, từ từ dượt cho tới khi chú chim đấu kéo dài bằng thời gian dự thi, thì đã thành công).

3. dinh dưỡng cho chim thi hót: phần lớn ta nuôi chim cũng theo cảm nhận của con người mà áp dụng vào con chim. Chứ CM chúng là thứ ăn tạp, dễ ăn. Ngoài thiên nhiên lại ăn toàn hoa quả và côn trùng mà vẫn sung. Ở lồng có bạn cho ăn chỉ cám chợ đôi khi hoa quả và mồi tươi, vẫn có con sung hay không thể tả. Thế thì độ sung đó đến từ đâu? Mình nghĩ đó là do nết của một con chim và kỹ thuật chăm luyện của người chủ hơn là cám bột (nếu bảo do cám bột thì, cho chú chim không có tố chất ăn thì thời gian có lên lửa không? Mình nghĩ là không thể!). Mình đồng ý rằng cám bột tốt vẫn giúp chú chim có bộ lông đẹp, có sức khỏe hơn.... vì vậy khi chăm để thi ta có thể bổ sung thêm mồi tươi đặc biệt là cào cào. Giữ nguyên công thức cám của con chim đang ăn, nếu đổ sung của con chim đang ổn định. Mà gia tăng luyện dượt đúng mức mà thôi. Vì thay đổi thức ăn đột xuất lúc này đôi khi dẫn đến con chim thay lông trái mùa thì lại uổng cộng.

Tóm lại: Người VN ta có câu học tài thi mệnh, đôi khi dự thi còn hên xui nữa. Luyện dượt chim nhà hay chim trường gì cũng vậy, ta cần quan sát kỹ độ sung của chú chim. Thấy độ sung bớt đi ta cần tách ra đừng để cho chim ù lì nhàm quen, chỉ nhảy qua nhảy về đòi đánh cắn, mà không hót giọng dài nữa, vì để vậy con chim mất đi cái nết biểu diễn giọng hót đấu hay của nó với các con chim khác. Nói tóm lại nết chơi bền đều là những chú chim nhảy qua về hoạt bát, ra giọng đổ, giọng dài tròn liên tục cộng bộ thế như cặp cánh nhấp đều thì đó là chú chim tốt vững bền!
 

nguyenducnam2005

Thành viên diễn đàn
Tham gia
17/12/10
Bài viết
33
Điểm tương tác
5
SVC$
0
Co­ bản mình phải sỏ­ hũ­u một chú chim hay, đu­o­c trải qua thò­i gian tập luyện và đúc kết đu­o­c một chú chim bền bỉ. Tru­o­c khi chuẩn bị thi ta áp dụng thêm chế độ của Thuận Thủy Nguyên là quá tốt rồi, bài viết tham khảo của ÂuSiGon theo mình cũng ko thụ­c tế cho lá­m, bạn nên hiêu Chào Mào là dòng chim a­n hoa quả ngọt và mát, bạn đu­a ra nhũ­ng bài kích nhu­ vậy là phá con chim luôn hay sao? Cho mình hỏi bạn đã nuôi chim nhu­ thế đu­o­c bao nhiêu con rồi vậy?
 

minhhp

Riêng một góc trời ...
Tham gia
6/5/09
Bài viết
516
Điểm tương tác
114
SVC$
0
Chào các bạn !

Topic quả là sôi nổi và khá thực tế . Mọi ý kiến và các cách luyện tập chuẩn bị cho chú chim trước khi lâm trận khá đa dạng .
Thực tế qua 4 Hội Thi vừa qua đã có tời 40 chú chim lọt vào Top 10 trong tổng số 415 chú chim tham gia Hội Thi . 12 chú chim đứng ở Top 3 , chia đều cho 3 giải hàng đầu . Như vậy chúng ta thấy được rõ rằng có tới ít nhất 12 chủ chim trong số này ở khác Hội Nhóm , khác Tỉnh Thành . . . Khác cách chăm nuôi và rèn luyện . Nhưng những chú chim đoạt giải vẫn đạt phong độ đỉnh cao và giật giải .
Vậy câu trả lời nằm ở đâu . . . ???
Ngoài những ý kiến và tài liệu tham khảo của mọi người đã nêu . minhhp nghĩ rằng 3 yếu tố quan trọng cần có :
+ Chú chim phải có tố chất tốt .
+ Có cách chăm nuôi đúng cách .
+ Tập dợt đều đặn và ổn định .

Thân . . .
 

bean

Thành viên tích cực
Tham gia
18/2/10
Bài viết
459
Điểm tương tác
54
SVC$
0
cái này thì dễ thôi!cách hôm thi đấu khoảng một tuần,bạn nên cho chim ở 1 mình,không nghe giọng các chim khác!cho ăn đầy đủ!rồi cách 2-3 ngày hôm thi đấu thì cho chim vào chỗ tối(sáng vẫn cho phơi nắng)!tủ kín cho chim nghỉ ngơi!tới ngày thi đấu thì vẫn tủ chim như vậy,đem ra trường rồi mới bỏ áo lồng ra!lúc đó chim hót rất sung!
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom