Guest viewing is limited

phoenix108

"năm châu kết bằng hữu"
Tham gia
18/3/08
Bài viết
523
Điểm tương tác
34
SVC$
0
Nói về cây sưa ở giữa lòng thủ đô bị lâm tặc tấn công giữa đêm .Nghe nói cây này tính giá trị bằng trọng lượng chớ không bằng khối lượng ,nay mình tìm kiếm và tham khảo phục vụ cho anh em biết thêm về cây này.

Sưa hay sưa Bắc Bộ, trắc thối, huê mộc vàng, danh pháp khoa học Dalbergia tonkinensis Prain, là một loài cây thân gỗ thuộc họ Đậu (Fabaceae).
Là cây gỗ nhỡ, lá thường xanh có thể cao tới 10-15 m, sinh trưởng trung bình, thân màu vàng nâu hay xám, nứt dọc. Lá dài 9-20 cm; cuống không lông; lá kèm sớm rụng, nhỏ, có lông nhỏ mịn và thưa, màu nâu vàng. Các cuống nhỏ không lông; số lá chét 5-9, với lá chét tận cùng thường là to nhất, hình trứng hay hơi thuôn dài, nhẵn, chất da, có lông mịn lơ thơ khi non, nhanh chóng chuyển thành không lông, gốc lá chét tròn, nhọn mũi.

Hoa tự dạng chùy, mọc ở nách lá, khoảng 5-15 cm. Hoa trắng có đài hợp, thơm. Quả dạng quả đậu hình trứng thuôn dài, dài 5-6 cm, rộng khoảng 1 cm và chứa 1-2 hạt dạng bầu dục, đường kính khoảng 9 mm. Quả khi chín không tự nứt. Cành non màu xanh có đốm bì khổng màu trắng. Hoa ra tháng 4-7. Quả chín thu hoạch tháng 11-12.

có hai loài sưa chính là sưa trắng và sưa đỏ sưa trắng cho hoa đẹp quả to đốt ko có mùi nhưng giá trị gỗ ko bằng sưa đỏ sưa đỏ trông gần giống sưa trắng quả thành từng chùm đốt lên có mùi thối

Lá và quả khi đốt thì có mùi khó ngửi.
Là cây ưa sáng, ưa đất sâu, dày, ít dốc trên đất phù sa cổ từ xám đến xám vàng. Phân bố ở độ cao dười 500m. Có khả năng tái sinh hạt tốt.
Chủ yếu phân bổ ở miền Bắc Việt nam và được tìm thấy rải rác tại Hải Nam, Trung Quốc (tại đây gọi nó là 越南黄檀 - Hoàng (huỳnh) đàn Việt Nam).
Gỗ trắc thối cho mùi thơm quyến rũ thoảng nhẹ kiểu hương trầm. Khi đốt tàn có màu trắng đục, mùi khó chịu nên được gọi là Trắc thối. Gỗ trắc thối chỉ dùng phần lõi những cây trên trăm tuổi. Gỗ sưa thớ mịn, vừa cứng lại vừa dẻo, có nhiều hoa văn đẹp. Thời phong kiến vua chúa dùng gỗ trắc thối để đóng đồ nội thất cao cấp trong cung đình vì nó vừa là hương liệu vừa là dược liệu. Những năm gần đây, giới nhà giàu Trung Quốc đổ xô săn lùng trắc thối để đóng quan tài hoặc ướp xác như các vị hoàng đế Trung Quốc trước đây. Người ta cho là quan tài đóng bằng gỗ trắc thối có khả năng giữ được xác lâu, không bị phân hủy.[1] Ngoài ra, cây trắc thối thường gắn với các điển tích của Phật giáo, do đó ngày nay người ta làm những xâu tràng hạt với giá vài nghìn USD[1].

Do đặc điểm hoa trắng, có mùi thơm, tán rộng, nên người ta có thể trồng làm cảnh tại các đường phố.

Theo Giáo sư Đỗ Tất Lợi thì gỗ cây này còn được sử dụng cùng với dạ dày nhím làm vị chính trong đơn thuốc chữa bệnh đau dạ dày. Hiện tại ở trung Quốc người ta chiết suất một số chất có trong gỗ Sưa này để chế thuốc chữa ung thư dạ dày. Hiện gỗ Sưa ở Việt Nam đang được các thương lậu Trung quốc thu mua với giá cả rất cao (1,3 tỷ VND/m³).
Hiện nay đang bị tận diệt khai thác. Theo IUCN thì cấp đe dọa của nó hiện nay là VU A1cd = sắp nguy cấp (năm đánh giá 1997).

Theo Việt Nam gỗ sưa thuộc nhóm 1A là nhóm đặc biệt quý hiếm. Giá trị thương mại gỗ sưa hiện nay rất cao (theo một số phương tiện thông tin đại chúng thì 1 tấn ~ 1 tỉ đồng Việt Nam). Vì vậy việc bảo vệ cây gỗ sưa tại Việt Nam đang là một việc rất đáng lo ngại.

Hiện nay, nó là loài đang bị đe dọa do mất môi trường sống[2].
Cần khoanh nuôi bảo vệ trong tự nhiên. Nghiên cứu nhân giống đại trà bắng các công nghệ nhân giống hiện đại. Khuyến khích trồng làm cảnh tại các công viên, đường phố. Khuyến khích trồng rừng đại trà.


Sưa

Tên Latin:
Dalbergia cochinchinensis
Họ: Đậu Fabaceae
Bộ: Đậu Fabales
Nhóm: Cây gỗ nhỏ
Mô tả:

Cây gỗ to, thường xanh (rất ít khi rụng lá), cao 25 - 30m, đường kính thân đến 0,6m, hay hơn nữa. Vỏ ngoài màu vàng nâu, nút dọc, có khi bong từng mảng lớn. Lá kép lông chim lẻ một lần, dài 12 - 23cm mang 5 - 9 lá chét hình trái xoan, đầu và gốc tù, nhẵn, chất da; lá chét ở tận cùng thường to nhất (dài 6cm, rộng 2,5 - 3cm), các lá chét khác trung bình dài 3,5 - 5cm rộng 2,2 - 2,5 cm.

Cụm hoa hình chùy ở nách lá, dài 7 - 15cm, thưa. Hoa trắng có đài hợp, xẻ 5 răng, nhẵn. Cánh hoa có móng thẳng. Nhị 9 thành 2 bó (5 nhị và 4 nhị); quả đậu rất mảnh, hình thuôn dài, gốc thót mạnh, đỉnh nhọn, dài 5 - 6cm, rộng 1 - 1,1cm, thường chứa 1, ít khi 2 hạt.

Sinh học:

Mùa hoa tháng 5 - 7, mùa quả chín tháng 9 - 12. Mức tăng trưởng trung bình. Tái sinh bằng hạt và bằng chồi. Cây có khả năng nẩy chối mạnh sau khi bị chặt, nhưng nếu chồi ở cách xa gốc thì dễ bị đổ gãy. Cây con xuất hiện nhiều ở ven rừng, ven đường đi, chỗ đất trống, hầu hết có nguồn gốc chồi rễ. Dưới tán rừng có độ tàn che trên 0,5 chưa gặp cây tái sinh từ hạt.

Nơi sống và sinh thái:

Cây mọc rải rác, có khi thành từng đám nhỏ trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh hay nửa rụng lá mưa mùa ở độ cao thường không quá 600m, có lúc lên đến 1.000m, trên đất phù sa cổ màu từ xám đến xám vàng, tầng đáy giàu chất dinh dưỡng.

Phân bố:

Loài đặc hữu của Đông Dương. Việt Nam: Từ Quảng Nam - Đà Nẵng (Hiên, Giằng, Phước Sơn) trở vào đến Tây Ninh (Tân Biên), Đồng Nai (Thống Nhất: Trảng Bom), Kiên Giang. Tập trung nhất ở Kon Tum (Đắc Tô, Sa Thầy).

Thế giới: Lào, Campuchia.

Giá trị:

Gỗ quí, màu đỏ tươi, thớ mịn, dòn, dề gia công, mặt cắt mịn sau khi khô không nẻ cũng ít biến dạng, không bị mối mọt, khó mục mặt cắt dọc có hoa vân đẹp, rất cứng. Gỗ trắc rất có giá trị kinh tế, dùng đóng đồ đạc cao cấp giường tủ, bàn ghế nhất là sa lông và sập, làm đồ tiện khác và đồ mỹ nghệ. Gỗ rễ màu vàng nghệ thẫm, đóng đồ dạc dùng lâu sẽ lên nước bóng như sừng..

Tình trạng:

Sẽ nguy cấp. Vì là loài cây cho gỗ trắc quí nổi tiếng nên đang bị khai thác rất mạnh và môi trường sống ngày càng bị thu hẹp. Mức độ đe dọa: Bậc V.

Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Là đối tượng bảo vệ nguyên vẹn trong khu rừng cấm Đắc Uy (Đắc Tô Kontum) và cần gấp rút đưa vào trồng.



Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - trang 112.

cysahunhn1.jpg
[/IMG]
caysa2.jpg
[/IMG]
caysa3.jpg
[/IMG]
caysa4.jpg
[/IMG]
caysa5.jpg
[/IMG]
caysa6.jpg
[/IMG]
caysa7.jpg
[/IMG]
caysa8.jpg
[/IMG]
caysa9.jpg
[/IMG]
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom