Guest viewing is limited

Phương Biên Hòa

"Hội Chào Mào Biên Hòa"
Tham gia
25/4/11
Bài viết
567
Điểm tương tác
547
SVC$
0
Ðề: hỏi lồng thuần chào mào bổi

lồng 20 là hơi nhỏ đó bạn ơi, lồng vuông thường mình thấy là 32 cao hơn 40cm , như vậy là lồng chuẩn, nhốt lồng nhỏ chỉ ép chim thôi. ko giúp nó linh hoạt đc..
Thân !
 

chaomaohot

Thành viên tích cực
Tham gia
7/6/11
Bài viết
122
Điểm tương tác
14
SVC$
0
Ðề: hỏi lồng thuần chào mào bổi

lồng 20 là hơi nhỏ đó bạn ơi, lồng vuông thường mình thấy là 32 cao hơn 40cm , như vậy là lồng chuẩn, nhốt lồng nhỏ chỉ ép chim thôi. ko giúp nó linh hoạt đc..
Thân !
thì chim bổi mới về mình đang ép mà bác .nhưng dù sao cũng cảm ơn các bác cho ý kiến . bác nào có cao kiến gì xin chỉ giúp em thêm với .ý định của em là nuôi chúng nó đến mùa lông sau em mới cho sang lồng to hơn các huynh thấy thê có được ko? và vấn đề là thức ăn nữa em vẫn đang cho ăn cám ba vì và hoa quả mong các cao thủ chỉ giáo giúp em:a22: :a22: :a22:
 

Quang1512

"Why so serious ???"
Tham gia
5/11/10
Bài viết
592
Điểm tương tác
272
SVC$
0
bác cứ nuôi thế cho dạn. Sang lồng mới nó lạ nó tông còn xót hơn. Mỗi con 1 cách chơi nên bác tiếc e cũng hiểu. Có đủ dk chăm sóc thì cứ chơi đi bác. hehe. Còn bác sợ có ảnh hưởng j ko thì e có thể nói là ko, vì thường chân chim bị đơ vì ta ko cung cấp đủ canxi trong 1 thời gian dài chứ ko phải là 1,2 mùa. Chừng nào mà chim tắm khi có bác đứng bên là chim sang lồng dc rồi. Cho vào aviary thì chúng lại đánh nhau giành địa bàn. Cách này tốt để biết dc con nào là đầu gấu nhất trong 40 e của bác. Nhưng lại hơi tội.

Lâu lắm rồi mới vào lại bài này và cũng có một số kinh nghiệm trải qua sau 1 thời gian chăm chim muốn mọi người góp ý. Các bài trước cốt sao cho mọi người biết về cách chăm cho chim sống và hót. E xin trình bày cách chăm sao cho chim lên lửa, cách đi dợt, đấu,......của mình. Mong mọi người bàn luận, thêm vào ý kiến để chúng ta ngày một hoàn thiện hơn.

Chăm chim lên lửa : sau khi chim đã tạm gọi là thuần, dạn chủ, quen chỗ thì ta bắt đầu công việc chăm lên lửa.
Với những bác có thời gian, nuôi ít :muốn chim của mình lên lửa trước tiên phải biết rõ khi nào chim đã xem nhà mình như địa bàn của nó. Nghĩa là ko có một con, một giọng CM nào khác ngoài giọng của chính bản thân nó. Chim hót nhiều, cảm giác tự tin khi hót, cầm lồng di chuyển vẫn ít nhảy là khi đó nó quen rồi. Thường thì mùa đầu tiên chúng ta rất ít đi dợt mà chỉ cho đấu loanh quanh 1 tí thôi. Khi chim quen thì ta nên vô tình tạo ra 1 giọng CM khác lọt vào địa bàn của hắn. Ko có nghĩa là xách chim lại gần hắn mà để cho tiếng CM lạ cứ văng vẳng đâu đó. Điều này khiến hắn tức điên lên và đáp trả. Dần dần theo thời gian khi chim đáp trả ngay lập tức là các bác đã thành công 1 phần nào rồi đấy. Nếu có con CM nào khác thì tốt quá. Ko thì cứ để như vậy cho nó tức lên. Sau đó khoảng 1 thời gian mà các bác cảm nhận chim đã đủ lửa ( tầm 10, 15 ngày ) thì nhờ ai đó mang 1 con khác lại cho nó đấu. Trúng con đầu gấu thì sẽ đấu ngay nhưng có những con hơi bị hiền thì phải làm sao. Khi mang lại để cách nhau khoảng 1m. Chim mà ko đấu sẽ có hiện tượng đứng yên nhìn, nhảy, ít hót. Công việc bắt đầu lại từ đầu. Cần nhẫn nại để có thể biến chú chim thành đấu sĩ xuất sắc. Chừng nào nó đấu lại là chúng ta đã hoàn toàn chắc chắn việc chim đã lên lửa.
Vấn đề dinh dưỡng thì cũng khá quan trọng. Cơ bản thì chỉ là cám, trái cây, cào cào. Cào cào thì trung bình cho ăn khoảng chừng 15 con non là đủ dinh dưỡng. Cứ 2,3 ngày cho ăn 1 lần cũng dc chứ ko cần phải ngày nào cũng cho ăn. Tắm táp là việc đương nhiên còn nếu ko cho tắm thì nó cũng sẽ tự tắm bằng cóng nước. Có thời gian thì ngày 1 lần vào buổi sáng như e đã nói qua. Các bác vọc con chim càng nhiều thì chim càng dạn ( ai nuôi chòe đất con chắc sẽ hiểu nỗi khổ ).
Với người ko có thời gian thì chim sẽ lâu lên lửa hơn nhưng cách tiến hành vẫn ko khác j người có thời gian cả.
Chim đã lên lửa, các bác đã có thể tận hưởng cảm giác thành công tự mình nuôi 1 chú chim từ bổi lên lửa. Nhưng phàm thì ai cũng muốn xem thử chim mình đấu đá với người ta như thế nào, có hơn ko.
Cho chim đi dợt : thời gian đầu e ủng hộ các bác dợt tại nhà. Vì sao ? Vì chim chưa quen với việc có nhiều người xuất hiện, nhiều chim đấu cùng lúc nhưng ko phải ai cũng có dk như vậy. Nên e đi thẳng vào vấn đề đi dợt luôn. Ngày đầu tiên khi chở đi các bác cứ đi từ từ, nhe nhàng ra đến cội đặt lồng xuống cạnh mình. Ko mở áo lồng mà cứ ngồi ngắm chim của người ta. Để ý xem chim mình có đấu lại ko. Có thì tốt mà ko thì thôi. Ngồi uống cafe cắt cào cào cho chim vậy. Nếu chim đã đấu hót lại thì cũng đừng vội mừng mà mở áo lồng ra. Cứ kệ nó. Hót dc bao nhiêu thì hót. Vờ như ko quan tâm. Hôm sau cũng vấn cứ làm vậy. Từ từ nhưng chắc và cũng còn tùy vào con chim của các bác nữa. Sang lần thứ 3 thì các bác mở 1/2 áo lồng cho chim quen với môi trường mới, nhiều người và nhiều chim hơn. Có con hoảng nhảy thì đóng áo lại mở chữ A nhỏ thôi. Còn ko hoảng thì tốt. Tiếp tục cắt cào cào. Ngồi đó ngắm chim mình. Khi nào chim đã bung dc hoàn toàn áo lồng mà vẫn ko sợ, hót đấu lại thì bắt đầu cho chim lên giàn với khoảng cách an toàn ( khoảng 5m là dc ) cách xa cái lũ đi dợt trước mình kia. hjhj. Vài ba lần thế thì bắt đầu cho chim vào vòng trong. Mé ngoài chứ ko phải là trung tâm nhá. Chim đấu tốt, hót tốt. Okie, cho đấu khoảng 15' rồi lấy xuống xách về. Khi này trong lòng đã vui phơi phới vì chim mình đã quen dần cách đấu khi đi trường. Thời gian dợt cứ bắt đầu tăng dần lên. 30', 1h,2h,......
Khi này thì các bác đã thỏa mãn với thành công của mình.

Chim đi mồi : Việc chon lựa cho mình 1 con mồi hoàn toàn ưng ý là việc rất khó. Ngay cả e cũng chưa tìm ra 1 chú nào toàn diện như mong muốn. Thôi tới đâu thì tới. Chim đi mồi và chim đi dợt là hai phong cách chơi có thể nói là hoàn toàn khác nhau. Đi mồi tốt ko có nghĩa là đi dợt sẽ đấu hơn và ngược lại. Chim đi mồi chỉ quen đấu với duy nhất 1 con CM và thêm 1 e mái để tăng độ sung thôi. Quay lại vấn đề huấn luyên chim mồi thì việc trước tiên các bác phải lựa chon khá kỹ. E thì thường dúng chim bổi lên để làm mồi chứ ko phải chim con hay má trắng vì hai loại kia dạn thì rất dạn nhưng khi gặp chim dữ là lại bỏ chạy ngay, chơi ko bền sức bằng chim bổi lên. Bổi phải là bổi tuyển già mùa, tận mắt thấy nước đấu của e nó khi bẫy từ rừng về. Ít ra thời gian đấu cũng phải hơn 30' thì mới lựa chon còn dưới nếu là e thì e ko chọn. Sau khi đã chọn dc 1 con bổi kha khá trong dám chim mình lựa thì công đoạn nuôi cũng ko khác j khi chăm cho chim lên lửa. Chỉ có khác là việc có thêm lồng bẫy ( lụp ) trong cuộc sống của e nó thôi. Sau khi tắm xong cho chim các nác cho e nó sang lụp. Cho thời gian ở trong lụp khoảng 2,3h lại sang lồng cũ. Tập quen vs sào treo. Ngày ngày cứ treo chim bằng sào thì chim sẽ quen. Sau khi chim đã lên lửa chịu đấu đá trong lụp thì bây h các bác bắt đầu mang ra rừng nơi có CM. Khi mang ra thì cứ treo lên nhưng phải quan sát. Xem chim của mình có gọi dc chim về ko. Dùng tai để lắng nghe. KHi chim về thì cẩn thận xem thử chim trời có dữ ko. Nếu dữ quá thì phải mau chóng lấy xuống tránh trường hợp bể chim. Bể là coi như quay lại từ đầu. Cứ đi vài lần. Lần có, lần ko nhưng chim trời chịu về, chim mồi chịu đấu là coi như thành công. Còn có hay ko thì tùy vào may mắn của các bác khi đi. Chim đi nhiều sẽ đấu lâu, biết cách dụ chim, níu kéo chim chọc cho đối thủ tức.
 

dungqn

"Người mê chim"
Tham gia
2/12/08
Bài viết
187
Điểm tương tác
129
SVC$
0
Cám ơn bạn đã có bài viết rất bổ ích cho mọi người. Nhân đây cho hỏi thêm: nếu nuôi nhiều chim bổi (4,5 con) thì cách luyện chim ra sao để chim lên lửa được?
 

Quang1512

"Why so serious ???"
Tham gia
5/11/10
Bài viết
592
Điểm tương tác
272
SVC$
0
nếu nhà rộng thì bác có thể tách mỗi e ra một nơi còn chật thì chỉ còn cách che lại ko cho thấy nhau và thường xuyên đổi chỗ treo. Cách này cũng lợi ở chỗ là chim treo gần có thể đấu nhau liên tục, luyện cho chim đấu dài hơi và từ đó mình sẽ nhận ra e nào đầu gấu nhất trong bầy. E thì dc lợi thế nhà rộng nên nuôi nó cũng thoải mái. Với lại cách luyện của e hơi xót. Chim CM tính máu chiến khá ư là cao. Thuần 1 thời gian rồi thì cứ lâu lâu e lại kè vô làm vài mỏ cho rớt chút lông của mỗi e. Từ đó chim nó sẽ ghét nhau dài dài hehe. Nó mà đã ghét e nào rồi thì lúc mang ra đấu nó cứ bám thẳng lấy e đó mà đấu trước tiên. Nói chung nuôi chim cũng là sáng tạo mà bác, sáng tạo sao cho phù hợp vs con chim của mình. Từ cách nuôi, cách luyện, cách đi đấu,.....Cho nên mọi thông tin mà ta nghe dc, đọc dc đều mang tính tham khảo mà thôi. Ko thể áp đặt 1 cách hoàn toàn dc. hjhj. Ai nuôi cũng sẽ nghĩ ra cách phù hợp nhất vs con chim của mình....
 

hoangdunga668

Thành viên diễn đàn
Tham gia
23/9/10
Bài viết
57
Điểm tương tác
1
SVC$
0
thả Chim rồi mới đọc bài này . Mình có 1 Em ngũ Đoản nuôi mấy tháng rồi chỉ có giọng gọi & huýt tú wiu bực quá thả ra luôn mà cậu Em cứ khănng khăng bảo là Chim bẫy đấu có Tố chất lắm > Bạn giúp mình giải thích tại sao lúc nó nhát lại chỉ ra giọng này .Mình kè Chim lạ vào nó chỉ lè lưỡi thôi . Cảm ơn Bạn !!!
 

dungqn

"Người mê chim"
Tham gia
2/12/08
Bài viết
187
Điểm tương tác
129
SVC$
0
" ...Nếu dữ quá thì phải mau chóng lấy xuống tránh trường hợp bể chim. Bể là coi như quay lại từ đầu."
Read more: Cách thuần, nuôi, chăm sóc và huấn luyện CM của mình - Trang 3 http://chaomao.vn/forum/showthread.php/27226-Cách-thuần-nuôi-chăm-sóc-và-huấn-luyện-CM-của-mình/page3#ixzz1w96FB5hr
SInh Vật Cảnh Việt Nam
Cho mình hỏi thêm: Chim bể do chơi trường hay bể do đi bẫy thì có quay lại từ đầu như bạn nói được ko? Cách chăm chim bể để nó chơi lại như thế nào?
 

Quang1512

"Why so serious ???"
Tham gia
5/11/10
Bài viết
592
Điểm tương tác
272
SVC$
0
hoangdunga668 : Cũng tùy con và tùy cách bác nuôi ntn nữa. Tưởng tượng đơn giản là bác vào bàn nhậu vs người lạ, ko wen ai, đến nơi lạ thì cũng khó nói chuyện, ko chung sở thích thì cũng khó làm wen. Tiếp xúc với nhau nhiều thì mới wen thân dc. Chim nó cũng thế mà bác. Nếu biết chắc là e nó chim bẫy đấu, hay thì bác thả cũng tiếc quá. Nuôi lâu thì lâu thật nhưng ai biết dc sau này tố chất của e nó bộc lộ thì sao.

dungqn : Nếu chim con, má trắng mà bể thì thời gian phục hồi e thấy nhanh hơn là chim bổi. Chim bể vẫn có thể gầy lại dc mà bác. Cách chăm cũng ko có j gọi là đặc biệt hay giấu nghề j hết. Chắc bác cũng biết rồi : mang về tủ chim chữ A, cho chim ăn trái cây, cào cào, dế, e thì thường dùng con superworm non mới lột vỏ màu trắng cho ăn thấy chim phục hồi sức nhanh hơn. Ko cho chim giáp mặt hay đấu đá với chim khác. Vả lại khi thấy chim có biểu hiện đuối, ko dám đấu lại vs chim khác nữa thì e đều lấy xuống. Ít khi nào để cho chim bể mà chỉ rơi vào tình trạng sợ thôi. Nuôi nó lên mà để nó bể thì tiếc công quá bác ah......
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

minhquynhln

Thành viên diễn đàn
Tham gia
23/6/11
Bài viết
30
Điểm tương tác
29
SVC$
0
thuần bổi rừng

mình có 3 em bổi rừng mới bắt, đã biết ăn cám rồi. mình mở hết áo lồng ra cho nó nhanh dạn, như vậy có được không các bác? khi mình đứng gần nó bay loạn xạ. nhưng đứng xa thì nhảy bay bình thường
 

teslaswat

Thành viên diễn đàn
Tham gia
3/2/10
Bài viết
77
Điểm tương tác
24
SVC$
0

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom