Guest viewing is limited

Quang1512

"Why so serious ???"
Tham gia
5/11/10
Bài viết
592
Điểm tương tác
272
SVC$
0
Mất chim rồi nên giờ rảnh rỗi nên ngồi post lại những kinh nghiệm của mình trong vấn đề nuôi Chào Mào (CM).
Kinh nghiệm cũng đã tiếp thu từ nhiều nguồn nên không thể nhớ hết được. Nếu có trùng mong các anh bỏ qua cho.....

A) Quá trình chuẩn bị nuôi: Có đầu tư mới thu lợi nhuận.
Về lồng nhất thiết phải có 1 lồng tắm và 1 lồng nuôi nếu bạn không muốn có một ngày chú chim của bạn tung cánh về với thiên nhiên. Lồng tắm hiện nay đa phần bằng sắt có một cữa lõm vào hình bán nguyệt giúp kê sát với lồng tròn và một cửa nhỏ hơn nằm bên hông bằng phẳng dành cho lồng vuông, cái của lớn nhất dành cho khay tắm thì không cần quan tâm lắm. Bạn phải xác định nuôi lồng gì để sử dụng cửa phù hợp với lồng còn các cửa khác không cần thiết thì lấy quách cái dây kẽm cột lại cố định luôn( đã có kinh nghiệm 1 lần).
Nếu mới nuôi bổi thì nên lựa lồng nuôi bằng sắt có khay vệ sinh bên dưới nan lồng. Giúp dễ vệ sinh và bảo vệ chú chim của mình khỏi loài chuột đáng ghét ( 1 lần kinh nghiệm với Chòe Lửa). Trên khay vệ sinh nên để 1 tờ báo cũ giúp dễ quan sát tình trạng phân chim và vệ sinh.
Về cầu thì có nhiều ý kiến nhưng em thấy ưu điểm của loại cầu có các đoạn to nhỏ khác nhau là tốt nhất (ngoài tự nhiên không phải lúc nào chim cũng được đậu trên cây có các phần bằng nhau) Ưu việt nhất chính là các nhánh cây cà phê. Quan trọng là cầu đậu không được đong đưa lung lay. Cầu nên cách thân lồng khoảng 10cm tránh việc chim xoay người quẹt đuôi vào thành lồng. Không sử dụng cầu đậu ở những nới vừa phun thuốc hóa học( thuốc gì cũng thế). Chim là loài khá nhạy cảm nên các bạn tránh được bao nhiêu cứ tránh.
Cóng các bạn nên lựa loại có đường kính từ 2 đến 3 cm giúp chim khó tắm cóng cũng như không bị rơi vào cóng. Cóng nên đặt cao hơn cầu khoảng 3 cm giúp cho chim không ị vào cóng thức ăn cũng như nước uống.
B) Chọn chim:
Ở đây nuôi là nuôi bổi đã trổ tách đỏ và mình cũng không có kinh nghiệm về nuôi chim non hay má trắng lên nên không bàn đến. Và cũng không bàn đến chim đá.
Nuôi thì cái đầu tiên là ai cũng muốn chú chim của mình hót được nân cố gắng tránh chọn nhầm chim mái.
Nhìn tổng quan lồng nhốt bổi thì để ý những chú chim nào tướng tá to con, mình dài, đuội dài thì coi như ăn 50% ( tuy vậy cũng đã có lần mình nhìn thấy một em mái tướng tá còn to hơn em trống lồng bên cạnh). Nhìn sâu hơn thì chú ý vào mắt chim và mỏ chim. Mắt không được quá lồi có thần trong đó, mỏ nên không nên quá to. Vậy hiểu như thế nào là to, mỏ của chim nhìn ngang giống như hơi bị dẹp dẹp, nói chung là càng nhỏ càng tốt. Mép dài, sâu là con chim mau mỏ, hót tốt. Có các bạn hay thấy các anh chơi chim nói tướng chim ngũ đoản là chim hay, chơi xung, tốt nhưng thật sự ra số lượng của chim ngũ đoản rất ít tỉ lệ khoảng vài trăm con mới có một con và xin báo cho các bạn luôn là chim ngũ đoản rất rất giống mái mà nhiều khi em nó còn nhát cứ "wit wiu wit wiu" nghe phát bực.
quang1512
quang1512


Mua được về rồi bạn nên cho chim vào lồng nhỏ giống như hình trên để ép thuần còn không thì to hơn cũng được. Muốn vào cám thì mình trộn nhuyễn chuối với cám Ba Vì đập ra cho nhỏ bớt hạt. Trộn nhuyễn cho vào cóng. Tùy theo vùng miền mà có khoảng thời gian thay cám khác nhau. Với vùng có khí hậu nóng, khô hanh thì nên thay mỗi ngày còn nếu vùng cao, lạnh thì 2 ngày 1 lần cũng được. Thời gian chim vào cám mất khoảng từ 3 ngày đến 1 tuần. Nói thế thôi chứ đa phần bây giờ các lồng bổi cũng đã nuôi chim vào cám cả rồi nhưng bạn cứ làm cho chắc. Trong thời gian thuần chim cần phải có một áo lồng che khoảng 3/4 lồng tránh cho em nó hoảng sợ. Dần dần giảm số lượng chuối cho tới khi hoàn toàn là cám mà em nó vẫn ăn thì bạn đã thành công rồi đó.
Sau khoảng 15 ngày chim đã bắt đầu vào cám thì bây giờ bạn phải thuần cho em nó thân thiết với bạn. Giai đoạn này rất quan trọng.Sáng sớm dậy bạn mang chim ra treo nơi mát mẻ, không có nắng. Chờ khoảng 2 tiếng cho em nó ăn uống sau 1 đêm rồi lấy hết thức ăn ra chỉ để lại cóng nước. Canh khoảng 30' thì lại gần cho vào khoảng 20 đến 30 hạt cám. Trực tiếp dùng tay thò vào lồng một cách nhẹ nhàng nhé. Cứ như thế vài lần thì em nó cũng không còn sợ tay bạn nữa.
Sau khi không còn sợ thì bạn bắt đầu cho chim tắm. Cách tắm thì áp sát lồng vào cửa. Dùng tay đễ phía ngoài lùa em ấy sang. Cẩn thận kẻo mất chim. Chim sau khi tắm xong sẽ đứng rỉa lông. lúc này có nhiều em thích có mồi tượi( côn trùng) bạn nên lấy bỏ vào 1 cóng cho em nó ăn. Khi chim tắm các bạn cố gắng dứng gần gần để quen với chim.
Sau khi làm xong những điều trên các em sẽ khoái chí và hót. Lúc này các bạn coi như đã thành công.
Để trên bàn chim cũng chơi thì các bạn cần phải kê chim lên một cái khung cao cứ đễ như vậy và nhớ canh chừng. Dần dần chim ta sẽ quen và tiếp tục hót. Lúc này các bạn kê dần cho thấp xuống mỗi lần khoảng 10cm chừng nào còn cách 30 cm thì thôi.
Đây là hình mình để lên khung. Em nó đã quen không còn tung lồng nữa
quang1512
quang1512

Đang chuẩn bị múa lượn
quang1512
quang1512

Bài này chỉ là kinh nghiệm riêng. Tổng hợp từ nhiều nguồn. Nếu sai phạm gì thì cũng mong MOD bỏ qua giúp cho:a15::a15::a15:
 
Chỉnh sửa lần cuối:

minhhoang245

Thành viên tích cực
Tham gia
28/9/10
Bài viết
124
Điểm tương tác
7
SVC$
0
lời đâu tiển em xin cảm ơn anh về việc đã hưỡng dẫn cho đàn em chơi nhưng cách rất hay và rất nhiều thứ em còn phải học hỏi, cảm ơn anh nh.... em quả thật bây giờ chỉ còn ngán nhất là lúc cho em nó tắm. nó chẳng bao giờ chịu tắm cả.... cứ đứng hoài ....
 

Quang1512

"Why so serious ???"
Tham gia
5/11/10
Bài viết
592
Điểm tương tác
272
SVC$
0
các bài khác đã có rồi nhưng đôi lúc lại không diễn đạt rõ ý kiến làm anh em khó hiểu. Mình xin giải thích lại. Bạn cho chim sang lồng. Nếu tự sang lồng thì khỏe rồi .Bây giờ tới giai đoạn tắm. Nếu em nó không chịu tắm bạn sử dụng một con khác đã biết tắm, cho tắm rồi đặt bên cạnh lồng em ấy. Sát vào nhau nhé. Chim kia tắm sẽ tung nước làm ướt lông em ý thế là tắm thôi. Chào Mào là loại ưa sạch sẽ nên có thể tắm hàng ngày. Cá biệt có khi ngày 3 lần. Nếu không có chim khác bạn có thể dùng tay vẩy một tí vào nó, nhẹ nhẹ thôi không em í hoảng. Tắm chim phải để dưới trời nắng, khi chim nóng sẽ tự vào tắm.
Đó là cách mình áp dụng với chim của mình. Nếu có gì sai sót mong anh em góp ý thảo luận
 

Chào Mào Chư Sê

Thành viên diễn đàn
Tham gia
6/12/10
Bài viết
22
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Mất chim rồi nên giờ rảnh rỗi nên ngồi post lại những kinh nghiệm của mình trong vấn đề nuôi chào mào (CM).
Kinh nghiệm cũng đã tiếp thu từ nhiều nguồn nên không thể nhớ hết được. Nếu có trùng mong các anh bỏ qua cho.....

A) Quá trình chuẩn bị nuôi: Có đầu tư mới thu lợi nhuận.
Về lồng nhất thiết phải có 1 lồng tắm và 1 lồng nuôi nếu bạn không muốn có một ngày chú chim của bạn tung cánh về với thiên nhiên. Lồng tắm hiện nay đa phần bằng sắt có một cữa lõm vào hình bán nguyệt giúp kê sát với lồng tròn và một cửa nhỏ hơn nằm bên hông bằng phẳng dành cho lồng vuông, cái của lớn nhất dành cho khay tắm thì không cần quan tâm lắm. Bạn phải xác định nuôi lồng gì để sử dụng cửa phù hợp với lồng còn các cửa khác không cần thiết thì lấy quách cái dây kẽm cột lại cố định luôn( đã có kinh nghiệm 1 lần).
Nếu mới nuôi bổi thì nên lựa lồng nuôi bằng sắt có khay vệ sinh bên dưới nan lồng. Giúp dễ vệ sinh và bảo vệ chú chim của mình khỏi loài chuột đáng ghét ( 1 lần kinh nghiệm với chòe lửa). Trên khay vệ sinh nên để 1 tờ báo cũ giúp dễ quan sát tình trạng phân chim và vệ sinh.
Về cầu thì có nhiều ý kiến nhưng em thấy ưu điểm của loại cầu có các đoạn to nhỏ khác nhau là tốt nhất (ngoài tự nhiên không phải lúc nào chim cũng được đậu trên cây có các phần bằng nhau) Ưu việt nhất chính là các nhánh cây cà phê. Quan trọng là cầu đậu không được đong đưa lung lay. Cầu nên cách thân lồng khoảng 10cm tránh việc chim xoay người quẹt đuôi vào thành lồng. Không sử dụng cầu đậu ở những nới vừa phun thuốc hóa học( thuốc gì cũng thế). Chim là loài khá nhạy cảm nên các bạn tránh được bao nhiêu cứ tránh.
Cóng các bạn nên lựa loại có đường kính từ 2 đến 3 cm giúp chim khó tắm cóng cũng như không bị rơi vào cóng. Cóng nên đặt cao hơn cầu khoảng 3 cm giúp cho chim không ị vào cóng thức ăn cũng như nước uống.
B) Chọn chim:
Ở đây nuôi là nuôi bổi đã trổ tách đỏ và mình cũng không có kinh nghiệm về nuôi chim non hay má trắng lên nên không bàn đến. Và cũng không bàn đến chim đá.
Nuôi thì cái đầu tiên là ai cũng muốn chú chim của mình hót được nân cố gắng tránh chọn nhầm chim mái.
Nhìn tổng quan lồng nhốt bổi thì để ý những chú chim nào tướng tá to con, mình dài, đuội dài thì coi như ăn 50% ( tuy vậy cũng đã có lần mình nhìn thấy một em mái tướng tá còn to hơn em trống lồng bên cạnh). Nhìn sâu hơn thì chú ý vào mắt chim và mỏ chim. Mắt không được quá lồi có thần trong đó, mỏ nên không nên quá to. Vậy hiểu như thế nào là to, mỏ của chim nhìn ngang giống như hơi bị dẹp dẹp, nói chung là càng nhỏ càng tốt. Mép dài, sâu là con chim mau mỏ, hót tốt. Có các bạn hay thấy các anh chơi chim nói tướng chim ngũ đoản là chim hay, chơi xung, tốt nhưng thật sự ra số lượng của chim ngũ đoản rất ít tỉ lệ khoảng vài trăm con mới có một con và xin báo cho các bạn luôn là chim ngũ đoản rất rất giống mái mà nhiều khi em nó còn nhát cứ "wit wiu wit wiu" nghe phát bực.
quang1512
quang1512


Mua được về rồi bạn nên cho chim vào lồng nhỏ giống như hình trên để ép thuần còn không thì to hơn cũng được. Muốn vào cám thì mình trộn nhuyễn chuối với cám Ba Vì đập ra cho nhỏ bớt hạt. Trộn nhuyễn cho vào cóng. Tùy theo vùng miền mà có khoảng thời gian thay cám khác nhau. Với vùng có khí hậu nóng, khô hanh thì nên thay mỗi ngày còn nếu vùng cao, lạnh thì 2 ngày 1 lần cũng được. Thời gian chim vào cám mất khoảng từ 3 ngày đến 1 tuần. Nói thế thôi chứ đa phần bây giờ các lồng bổi cũng đã nuôi chim vào cám cả rồi nhưng bạn cứ làm cho chắc. Trong thời gian thuần chim cần phải có một áo lồng che khoảng 3/4 lồng tránh cho em nó hoảng sợ. Dần dần giảm số lượng chuối cho tới khi hoàn toàn là cám mà em nó vẫn ăn thì bạn đã thành công rồi đó.
Sau khoảng 15 ngày chim đã bắt đầu vào cám thì bây giờ bạn phải thuần cho em nó thân thiết với bạn. Giai đoạn này rất quan trọng.Sáng sớm dậy bạn mang chim ra treo nơi mát mẻ, không có nắng. Chờ khoảng 2 tiếng cho em nó ăn uống sau 1 đêm rồi lấy hết thức ăn ra chỉ để lại cóng nước. Canh khoảng 30' thì lại gần cho vào khoảng 20 đến 30 hạt cám. Trực tiếp dùng tay thò vào lồng một cách nhẹ nhàng nhé. Cứ như thế vài lần thì em nó cũng không còn sợ tay bạn nữa.
Sau khi không còn sợ thì bạn bắt đầu cho chim tắm. Cách tắm thì áp sát lồng vào cửa. Dùng tay đễ phía ngoài lùa em ấy sang. Cẩn thận kẻo mất chim. Chim sau khi tắm xong sẽ đứng rỉa lông. lúc này có nhiều em thích có mồi tượi( côn trùng) bạn nên lấy bỏ vào 1 cóng cho em nó ăn. Khi chim tắm các bạn cố gắng dứng gần gần để quen với chim.
Sau khi làm xong những điều trên các em sẽ khoái chí và hót. Lúc này các bạn coi như đã thành công.
Để trên bàn chim cũng chơi thì các bạn cần phải kê chim lên một cái khung cao cứ đễ như vậy và nhớ canh chừng. Dần dần chim ta sẽ quen và tiếp tục hót. Lúc này các bạn kê dần cho thấp xuống mỗi lần khoảng 10cm chừng nào còn cách 30 cm thì thôi.
Đây là hình mình để lên khung. Em nó đã quen không còn tung lồng nữa
quang1512
quang1512

Đang chuẩn bị múa lượn
quang1512
quang1512

Bài này chỉ là kinh nghiệm riêng. Tổng hợp từ nhiều nguồn. Nếu sai phạm gì thì cũng mong MOD bỏ qua giúp cho:a15::a15::a15:
Mất chim nhưng vẫn còn kinh nghiệm :a01::a01::a01: bài viết của bạn khá hay, nếu còn bạn post tiếp nhé ví dụ như sau khi em nó chịu hót thì làm thế nào để nó chịu đấu, làm cách nào để chim đấu sung và có lửa lâu dài, chế độ dinh dưỡng cho em chim như thế nào nhằm giúp chim ổn định, chế độ tắm có rồi còn phơi phóng thì ra sao, ... mong bạn chia sẻ tiếp. :a14::a14::a14:
 

Quang1512

"Why so serious ???"
Tham gia
5/11/10
Bài viết
592
Điểm tương tác
272
SVC$
0
Lồng nhỏ để ép chim thuần, các bạn xem có giống chim mái không. Chỉ khác xíu là tách mọc hướng lên và mũ nhọn thẳng
1126_101858.jpg

Để bàn với chiều cao gần 1m
1126_102024.jpg

bonus thêm tấm nữa
1126_102041.jpg

Chuẩn bị múa cầu
1126_102100.jpg
 

Chào Mào Chư Sê

Thành viên diễn đàn
Tham gia
6/12/10
Bài viết
22
Điểm tương tác
2
SVC$
0
lời đâu tiển em xin cảm ơn anh về việc đã hưỡng dẫn cho đàn em chơi nhưng cách rất hay và rất nhiều thứ em còn phải học hỏi, cảm ơn anh nh.... em quả thật bây giờ chỉ còn ngán nhất là lúc cho em nó tắm. nó chẳng bao giờ chịu tắm cả.... cứ đứng hoài ....

Mình có cách này và đang áp dụng cho chim bổi tắm rất thành công:
đầu tiên bạn hạ thấp cầu lồng tắm xuống sát với đáy sàn, sau đó bạn thay khay tắm cho chim bằng 1 cái dĩa có đường kính khoảng 18 - 20 cm và căn sao cho mép trên của cái dĩa cao ngang bằng với cầu lồng tắm, để cái dĩa sát với cầu và đổ đầy nước vào cái dĩa và sau đó lùa chim qua lồng tắm, để lồng ra chỗ khuất và nhớ đứng xa với lồng. khi mới về chim bổi còn nhát sẽ tung lồng nhưng khi vắng người chim sẽ tìm cầu đậu, khi đó chim sẽ nhìn thấy nước trong dĩa và hơn nữa nếu chim quay mặt lại với cái dĩa thì lông đuôi của chim sẽ chạm vào nước trong dĩa, lúc này chim sẽ thấy ngứa ngáy và nhảy qua dĩa tắm ngay :a20::a20:. bạn cứ để dĩa như thế cho chim tắm khoảng 4 5 lần, sau đó thay lại cái dĩa bằng khay tắm bình thường và lúc này chim sẽ tự tắm.

vài dòng kinh nghiệm rút ra từ bản thân mong giúp được bạn. Thân:a44:
 

Quang1512

"Why so serious ???"
Tham gia
5/11/10
Bài viết
592
Điểm tương tác
272
SVC$
0
Con chim chịu đấu phải là con đã có lửa (chim đã sung). Cái này tùy vào vấn đề dinh dưỡng của các bạn. Mỗi con chim mỗi khác chứ không con nào lên lửa cũng đấu (bung cánh, lượn, nhấp cánh). Có con mình nuôi đứng im như tượng nhưng bỗng nhiên điên lên bung liền một ché 8 tiếng làm chim nhà bên cạnh im bặt. Múa cầu có khi con chim cũng phải học nữa bạn à. Khi con chim nó kết giọng một con nào đó (có múa nhé) nó cũng sẽ học dần dần. Các anh có chim biết múa đa phần là từ chim già rừng nhảy lụp. Chứ đa phần bổi bây giờ toàn một mùa lông thì chắc khó có em nào biết.
Về phần chim muốn có lửa lâu dài chắc hơi khó. Một phần vì cái tính nết con chim. Một phần cũng vì dinh dưỡng và thời điểm nhưng theo mình thấy khi chim có dấu hiệu căng (hót nhiều hơn bình thường) thì lúc này nên thúc cào cào, lựa những con non nhỏ chứ không nên lấy con to (to thì chỉ dùng được phần ruột), Tăng lượng trái cây và tăng thêm thời gian phơi nắng. Thời gian phơi nắng trung bình khoảng 30' là em ấy đuối rồi. Nên lấy áo lồng cuốn lên trên để tạo thành một cái mái giúp chim có chỗ tránh nắng phòng khi ta quên.
Chế độ dinh dưỡng của mình là 1 bịch cám Ba Vì thì cho khoảng 5 lòng đỏ trứng gà, 1 lạng đậu phộng (loại cám mà người ta hay dùng cho Chòe Lửa) 1 muỗng canh bột đậu xanh, nếu có mai mực thì mài ra rồi cho vào không thì lấy vỏ trứng rang khô xay nhuyễn cũng được. Trái cây thì sử dụng chuối, cam, dưa chuột,.....Đối với vấn đề là ăn ớt thì bạn lấy 1 trái ớt chín đỏ bỏ hạt (nếu lớn quá), còn với ớt kim, trái nhỏ bằng đầu đũa thì okie ko có vấn đề gì cả. Chim sẽ ăn cả hạt lẫn ớt. Ở GL có một số anh hay dùng quả nho nho (nho rừng) hay mọc dại ở hàng rào cho chim ăn cũng thấy rất tốt.
Cám của mình chỉ dùng 5 lòng đỏ vì đối với 500g thì 5 lòng đỏ là vừa rồi, dễ đảo, chống bị cháy. Khi rang các bạn chú ý cẩn thận kẻo cháy quá thì mất chất. Các loại khác sẽ trộn vào sau khi rang xong
 

Quang1512

"Why so serious ???"
Tham gia
5/11/10
Bài viết
592
Điểm tương tác
272
SVC$
0
trong hình là 2 chú Chào Mào của mình. Trong lồng thuần nhỏ chính là chú ngũ đoản, mới nhìn thì ai cũng nghĩ là mái nhưng đến khi treo cách xa 2 chú ra thì em ấy mới sổ ( tướng em kia to con và họng bò nên hót lớn hơn) chắc đang bị đè.
Vấn đề cầm lồng trên tay vẫn hót thì cách làm đơn giản nhưng cũng khá gian nan. Chống chỉ định với ai chơi theo phong trào hay mới chơi. Các bạn phải dùng khá nhiều time để đứng gần lồng cho tới khi nào chim không còn nhảy nữa mà vẫn hót thì bắt đầu cầm lên nhẹ nhàng thôi nhé. Di chuyển thật từ từ cho tới khi em nó quen. Cứ thế, cứ thế thì bạn sẽ có một em hay ngay thôi mà.
Nhắc thêm là khi các bạn đã làm 1 loại cám nào đó rồi thì chỉ có thể gia giảm thành phần chút ít chứ không thay đổi ngay, chim sẽ bị thay lông bất thường mà ta gọi là sốc phản vệ. Lâm vào tình cảnh này thì thôi rồi coi như chăm lại từ đầu.
Đối với những bạn có nhà gần vườn rộng hay khu nhiều cây cối thì nên xách em nó đi dợt rừng. Mình thường làm vậy để em nó học được giọng rừng. Tiện thể nuôi thành mồi cũng tốt nhưng khi đi dợt rừng cần phải chú ý dùng lá cây che chắn kỹ 3/4 lồng lại tránh việc chim trời quá dữ dằn mà xông vào đá làm hỏng chim. Cũng nên chú ý các loài động vật khác như rắn, sóc, bách thanh,......Không cẩn thận bạn sẽ về nhà với cái lồng không đấy.Treo càng cao chim hót càng sung. Cái này mình cũng không hiểu mong mọi người góp ý. :a24::a24::a24:

Chơi chim là thú vui thanh cao giúp luyện chữ nhẫn. Ai mà không nhẫn rất mau nản.
Nếu các bạn muốn thuần chim như mình thì mình sẽ nêu ra khoảng thời gian để tham khảo nhé:
Vào cám: 7 ngày
Sau 2 tuần thì bắt đầu thuần
thuần khoảng 1 tháng rồi thì tiếp tục cho chim căng lửa khoảng 2 tháng ( cái này hơi lâu nhưng ai chơi cũng phải làm)
Tập chim quen để bàn: 10 ngày
Trong 10 ngày này các bạn cố gắng đứng gần lồng để em nó quen mình hơn giúp cho việc cầm sau này dễ dàng ( sáng 2 tiếng, chiều 2 tiếng):a23::a23::a23:
Nếu làm được như mình nêu lên thì sau đó chỉ cần khoảng 6,7 ngày gì là bạn có thể cầm lồng mà chim vẫn vô tư hót rồi
Nói chung để chơi 1 con chim từ bổi lên tới chim để bàn cũng cần một khoảng thời gian tương đối là 6 tháng mới có thể thỏa mãn hết được:a15::a15::a15::a15:
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Quang1512

"Why so serious ???"
Tham gia
5/11/10
Bài viết
592
Điểm tương tác
272
SVC$
0
thời gian cho chim tắm tốt nhất là vào khoảng 9h sáng. Lúc này mặt trời đã lên nhưng không nắng gắt (còn vùng nào chưa lên thì chắc hôm đó có nhật thực). Chim tắm xong bạn phơi nắng trong 30' rồi đem vào nơi râm mát, treo trên cây ăn trái càng tốt. Có nhiều con treo trên giàn thì không biết hót nhưng treo lên cây lại quát tháo um sùm cả một vùng. Có lẽ chim nhầm tưởng mình về lại thiên nhiên nên mới sổ giọng như thế, mình khuyến khích anh em chơi nên làm vậy cho chim mau căng (con nào mình nuôi cũng vậy thời gian căng lửa chỉ tầm 1 hay 2 tháng thôi. Trong giai đoạn căng lửa cố gắng tránh những tai nạn bất chợt như rơi lồng, chó mèo làm hoảng....Chim nó ưa nhẹ nhàng nên những người cẩn thận chơi có vẻ thích hơn.

Có bạn ý kiến là nuôi lồng sắt không đẹp, mất giá trị con chim. Mình cũng thấy vậy và trong nhà cũng có một lồng gỗ cao 1m2 hình bát giác rộng khoảng 40cm cùng một số lồng chợ. Nhưng hãy suy ngẫm lại, các chú chuột loại nhỏ con ta hay gọi là chuột nhắt ấy khá là liều mạng và gan dạ. Bạn treo lồng bằng giàn thì khỏi nói rồi 99% sẽ bị chuột hỏi thăm nếu nhà có chuột. Treo lồng trên tường chưa hẳn đã toàn diện tránh được chúng. Có lần ban đêm khát nước xuống uống nước thấy chuột ta tung mình từ trên thành tường nhảy xuống ngay nóc lồng (nhà mình ngủ vẫn bật đèn loại sáng mờ nên vẫn thấy), may mà đuổi kịp. Vậy nên mình mới chuyển sang lồng sắt nuôi cho an toàn chừng nào đem ra trưng ( tết ) mới sang lồng gỗ thôi. Nếu bị chuột hỏi thăm thì không những bạn mất con chim mà còn mất luôn cái lồng ( lồng tàu chắc có người xỉu tại chỗ ). Vậy nên để tránh việc như vậy sao ta không chuyển quách em ấy sang lồng sắt có phải tốt hơn không, chịu thua những anh chuột nào biết mở cửa lồng thôi.:a36::a36: :a23::a23:
Về phần lồng nhiều anh em trên diễn đàn này cũng đã có kinh nghiệm đau thương. Ở mối nối giữa các thần lồng đôi khi có một số kẽ hở. Cái đó mới sinh chuyện đấy. Chim hay bay nhảy mà, đôi lúc bám vào đó kẹt chân không biết gỡ sẽ cố gắng giãy cho đến khi rơi ra. Nhiều trường hợp chim rơi ra nhưng chân, móng ở lại. Vậy nên cố gắng kiểm tra kỹ các mối nối ở lồng. Cái nào có thì lấy keo con voi hay 502 dán khít lại (các thợ làm lồng cũng vậy)
Trong lồng tùy theo người chơi và phong cách ở mỗi vùng miền có cách đặt cầu đậu khác nhau. Một số nơi tì dùng 1 cầu lớn và 1 cầu phụ nhỏ cao hơn, một số nơi lại dùng 2 cầu chính.... theo mình thấy dùng 1 cầu chính kết hợp với 1 cầu phụ bán nguyệt chơi cho chim sẽ tốt hơn. Con chim nhảy lên nhảy xuống nhìn rất thích mắt.
Đoạn dưới chống chỉ định ai đang ăn hoặc uống..........

Một số người mới chơi chim thấy mọi người nói là chim đi phân lỏng là không tốt nhưng phân lỏng là ra sao ? Về nhà thấy chim mình đi phân ra ướt tí là lo ngay ngáy. Nhưng xin giải thích cho các bạn mới chơi là " Chim là loài không có chim" :a11::a11: Chim không đi tè như thú được nên nước sẽ theo phân cùng đi ra. Phân khô là phân có rõ hình dạng thành cục chứ không nhão bét ra. Khi chim đi phân ướt có nghĩa là không hợp cám, cám bị hư, cho ăn quá nhiều trái cây........Vậy nên khuyến khích mọi người để tờ báo cũ ở dưới là vậy. 2 ngày nên thay báo 1 lần. Chim đi phân ướt mà có kèm nước nhớt nhớt là tình trạng nguy hiểm cần kiểm tra lại ngay. Các cách chữa cho chim là dùng nước trà xanh (không phải C2 hay O độ nhá) hay quả sung cho chim ăn. Thấy rất tốt. :a01::a01:
 

minhhoang245

Thành viên tích cực
Tham gia
28/9/10
Bài viết
124
Điểm tương tác
7
SVC$
0
càng đọc bài của anh, càng cảm thấy hay, nhưng em thật sự tiếc là thời gian ko có để rồi ko chăm sóc được con chim như anh, cũng quý mên nó, nhưng đang đi làm thì cũng phải chịu, sáng ngồi chơi, chăm chút xíu, chiều về ngồi chơi chăm chút xíu... thế là hết ... :a43::a43:
 

Quang1512

"Why so serious ???"
Tham gia
5/11/10
Bài viết
592
Điểm tương tác
272
SVC$
0
Hjhj. Cái này là do mình đang đi học, đôi lúc được về nghỉ nên có time nhiều hơn mọi người. Chứ đâu phải ai cũng rảnh rỗi tới mức đứng cạnh lồng chim 4h một ngày. Cách tính thời gian trên chỉ là trừ hao thôi. Chứ một số người biết lợi dụng thời gian thì chưa cần tới 3 tháng chim đã có thể cẩm trên tay hót vô tư rồi. Vả lại Chào Mào cũng là loại dễ nuôi, dễ sống, dễ hót. Trước đây mình cũng từng thử qua các loại như khuyên, than, lửa, nhồng, cưỡng, cu gáy :a02::a02::a02:. Các loại ấy nuôi cũng khá mất thời gian. Chi bằng ta nuôi CM cho khỏe, giọng chim làm ta có cảm giác được lọt vào lại những vùng ven thanh bình.....
Nếu trong nhà rộng rãi chúng ta nên đưa lồng treo ở nhiều vị trí khác nhau trong nhà. Việc thay đổi cảnh vật chung quanh giúp chim bạo dạn hơn sau này quen thì đi chỗ nào cũng hót chứ không phải chỉ ỡ trong nhà mình.
Các chứng bệnh thường gặp nhất ở CM là đi phân lỏng (đã giải thích ở trên), chân bị yếu không linh hoạt (do chim không có không gian rộng rãi để tập luyện, nếu chim đã thuần rồi thì chuyển sang lồng lớn hơn chứ để lồng nhỏ chỗ đâu mà nhảy. Với những em già mùa, chân bị bao bọc bởi một lớp vảy cứng đôi khi cứng quá làm cho chân chim không cử động được. Lúc này mọi người nên lấy 1 lát chanh chà nhè nhẹ vào chân. lớp vẩy sẽ dần bong ra. Nếu không tự bong thì ta phải lấy tay tách chúng ra. Tuyệt đối cẩn thận khi tách ra. Tốt nhất là nên làm trong 1 cái mùng bịt kín (già mùa rồi nên chắc cũng tiếc lắm). Gỡ nhẹ ra rồi cho em ấy vào lại lồng, thế là xong. Chim bị cảm lạnh thì tốt nhất là trùm áo lồng lại, tăng thời gian phơi nắng hay có một số người lấy dầu gió bôi lên đáy lồng rồi tủ lại cũng thấy kết quả
Nếu nhà bạn nuôi nhiều chim (3 con trở lên) thì nên kèm chung 1 chú chim mái cho nó thêm phong phú tình thần chiến sĩ :a01::a01:. Chăm em mái bình thường thôi cũng được nhưng quan trọng là làm cho chim mái thật thuần. Thả ra thì quá tốt chỉ sợ mấy ông nhóc cầm ná cao su thôi. Ví dụ như một ngày chủ nhật nào đó. Bạn mang em mái qua để bên khu này 10' rồi lại xách qua bên kia, ôi trời ơi các anh phải nói là la hét um sùm cả lên. Mái thì cốt chủ yếu sao cho thật thuần thôi. Các chú chim trong nhà bạn cũng nên để ý, chú nào có dấu hiệu bị đè thì mang đổi chỗ khác ngay kẻo lại tốn công chăm sóc. Khi hai chú đang căng lửa mà hót đấu với nhau thì cũng nên kè sát lồng lại cho chúng cắn nhau mấy mỏ để càng ghét nhau thêm :a31::a31:. Cắn mấy mỏ thôi nhé, nhiều bạn thấy đánh nhau hay quá để coi luôn thì có khi 1 em hoặc cả hai em cùng bể mà ứ chịu hót nữa đâu. Khi treo lồng cũng không nên cho chúng gần nhau làm gì. Cứ cách cách ra, gâp nhau nhiều chúng quen nhau treo gần chĩ hót gió tán dóc như tối anh em mình ngồi cùng ngắm em mái nhá thì ôi thôi chết rồi.:a44::a44:. Nhà bên cạnh có nuôi thì còn đỡ chứ nếu không thì anh em chúng nó rủ nhau ngồi xem hoa hậu hoàn vũ à. Vậy nên tránh là tránh như thế.
 

Quang1512

"Why so serious ???"
Tham gia
5/11/10
Bài viết
592
Điểm tương tác
272
SVC$
0
mỗi người có cách chơi chim khác nhau. Có người thích đi trường, bẫy, đá,...Nhưng với mình thì mình chơi theo hướng thưởng chim, không đấu đá với người làm gì. Nuôi lên chỉ để thưởng lãm cái thần của con chim, luyện chim để tạo tính nhẫn nại.
Mình không khuyến khích mọi người nuôi theo kiểu lọc chim. Nuôi cả đàn bổi rồi sau đó loại dần. Nuôi như vậy theo mình thấy là không nên vì chim sau khi đã vào cám rất khó có khả năng như còn hoang dã. Nhiều chú không biết tự kiếm mồi mà chết. Trước mình cũng thử nuôi cu gáy nhưng kinh nghiệm còn non nên hai chú không gáy nhiều lắm nhưng mình vẫn giữ lại nuôi.
Cuối cùng là chăm sóc chim bị bể. Có nhiều nguyên nhân gây bể chim (tụt lửa), dấu hiệu nhận biết là em ấy ít hót hơn, xù lông đứng im, nghe thấy giọng chim là tung lồng như bổi mới bắt về vậy đó. Nếu gặp tình trạng này thì cần phải nhanh chóng tủ lồng lại, thuần lại từ đầu, bồ sung cho em ấy nhiều cào cào non mới mong có thể giúp em ấy lấy lại phong độ. Tất nhiên vấn đề trái cây cũng cần phải rất chú trọng. Sẵn đây mình nói luôn. Chi có thể ăn hầu hết các loại trái cây mà người ăn được nhưng muốn giữ được màu đỏ cho chim thì cần các loại trái cây có màu đỏ nhiều. Sau khi quan sát mình nhận thấy tối ưu nhất cho việc giữ màu đỏ cho chim là các loại trái cây như đu đủ chín (không phải loại hườm hườm nhá, chín đỏ mềm luôn ấy), cà chua, ớt. Nhưng nghiệt ở chỗ cà chua và đu đủ là loại thức ăn có nhiều nước. Nếu cho ăn lâu dài sẽ làm cho chim đi phân lỏng, cái này là không nên. Theo mình cứ 2 ngày bạn cho chim ăn trái cây một lần. Vậy thì tốt hơn, ngoài thiên nhiên chim đâu có nhiều sự lựa chon đâu mà đít vẫn đỏ. Các loại thức ăn như bột tôm, thịt bò,.....mình thấy chẳng có tác dụng gì cho lắm. Các chú chim nếu được chăm sóc như chế độ ngoài thiên nhiên sẽ khỏe mạnh, chơi hay hơn là các chú được bảo vệ quá cao.
Với những cơn mưa nhẹ, sau khi trời âm u nhiều, gió nhẹ, các bạn có thể thử treo chim lên cây ngoài mưa chẳng hạn. Sau những lần như thế sức đề kháng cho chim sẽ tăng lên. Con chim giữ lửa tốt hơn, dai sức hơn. Thú thật là cũng có đôi lúc mang chim ra treo nhưng quên mang vào thế là em ý bị ướt nhẹ :a01::a01: (đã có tán cây giảm bớt lượng mưa). Nhưng sau một hồi nuôi thì thấy những em đã từng bị ướt mưa đấu khỏe, dai sức hơn hẳn những em treo trong nhà. Lần sau mình sẽ có một bảng thống kê cho từng em nuôi theo mổi cách khác nhau xem như thế nào.
 

thangmk1973

Thành viên tích cực
Tham gia
25/8/10
Bài viết
115
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Đọc bài viết của bạn thấy bổ ích quá, Mình cũng đang làm như bạn và thấy rất hiệu quả.Cảm ơn bạn chúc bạn có nhiều bài viết hay nữa. Thank
 

Arsenal*FC

Thành viên diễn đàn
Tham gia
9/3/11
Bài viết
10
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Minh Hoàng giống mình đó. Sáng thì mình dạy sớm treo ra ngoài cho ăn và nge hót 1 chút rồi đi làm, chiều về thì thay phân ngắm nghía được 1 tẹo thôi. Chủ nhật mình mới cho tắm được 1 lần.... Dù sao cũng là đam mê mà.
 

DreamTran92

Thành viên mới
Tham gia
3/5/11
Bài viết
9
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Wow!Bác Quang quả thật là kinh nghiệm đầy mình. Em có 2 con chim ở bên Q8 và Q.Thủ Đức,bác rảnh qua coi nha.
 

ndh0785

Thành viên diễn đàn
Tham gia
16/4/11
Bài viết
17
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Bài viết hay và mang lại nhiều kinh nghiệm cho những ai mới vào nghề. Mình nuôi Chào Mào cũng đựoc vài năm và cũng đang sở hữu vài em từ bắc vào Nam . Mình có 1 vấn đề nho nhỏ mong anh em SVC cho ý kiến . Mình có 1 em Huế nuôi đựoc 3 năm rồi nhưng rất nhát chim thuần đủ mọi cách và hỏi các cụ cao thủ trong làng cũng như các diễn đàn mang về áp dụng mà em ấy vẫn nhát lắm . Thấy người đến gần là nhào lên nan lồng nhưng lao ngang thân chim chứ không lao mặt vì vậy mà chim vẫn không bị sứt mặt mũi tý nào:a35:. Để thấp ngang tầm người đi qua thảo mái không nhảy nhưng quay mặt nhìn em nó là em nó nhảy nên mỗi lần thay và rửa cóng cho em ấy là vất vả lắm . Em ấy hót hét, đá đấm thì khỏi chê nhưng mỗi tội nhát thế mới khổ . Anh em SVC xem em CM của mình như thế là em ấy bị làm sao ????
 

chaomaohot

Thành viên tích cực
Tham gia
7/6/11
Bài viết
122
Điểm tương tác
14
SVC$
0
hỏi lồng thuần chào mào bổi

chào các bác ,các bác cho em hỏi chút.em mới tập chơi Chào Mào nêm chưa có nhiều kinh nghiệm mong các bác chỉ giúp em.chả là mùa vừa rồi em theo thợ bẫy chim tuyển được 40 em chào mào, em nhốt chung moi long 5 em trong lồng sắt vuông của trung quốc 40x40 ý được nửa tháng rồi chim đã ăn cám tốt và cũng có những chú sổ giọng. bây giờ em muốn tách chúng ra mỗi con 1 lồng nhưng do ko có điều kiện nên em dùng tấm nhựa cứng ngăn đôi lồng ra làm 2 ô thành chiều ngang có 20 chiều dài và chiều cao thì vẫn vậy .từ hôm em tách đến nay được nủa tháng nữa thấy chim vẫn phát triển bình thường và có vẻ sổ giọng mạnh hơn và lông lá vẫn còn nguyên ko em nào bị xước mỏ hay tróc đầu cả .nhưng em thắc mắc muốn hỏi em nhốt trong lồng như vậy có nhỏ quá ko ?có ảnh hưởng gì ko?và em đang có ý định nuôi đến mùa lông năm sau sẽ cho các em nó ra lồng rộng hơn hiện tại em vẫn đang cho ăn cám ba vì +hoa quả+tắm táp nữa .mong các bác chỉ giáo giúp em.xin cảm ơn các bác
 

huyenam4e

Thành viên mới
Tham gia
13/11/10
Bài viết
6
Điểm tương tác
1
SVC$
0
Ðề: hỏi lồng thuần chào mào bổi

mình nghĩ với cỡ lồng như của bạn thì chim cũng nhanh thuần hơn.đợi đến mùa sau tách ra lồng to hơn khi bắt đầu đổ lông là đẹp
 

Phương Biên Hòa

"Hội Chào Mào Biên Hòa"
Tham gia
25/4/11
Bài viết
567
Điểm tương tác
547
SVC$
0
Ðề: hỏi lồng thuần chào mào bổi

Ai cha... bạn nên tách riêng từng e nào cá biệt ra nhé, con nào mặt lì lợm sổ giọng nhìu và gắt thì nên cho e nó ra riêng 1 lồng, nhốt chung cũng đc nhưng chúng nó khó chơi lắm, bây giờ lồng thì thiếu gì, tầmn 70-100k là có 1 cái lồng tròn, vuông chơi CM oke rùi, ( là lồng chợ nhé ) Bạn chơi chi mà 40con dzữ dzậy, bạn nên lựa lại vài con nào hay tướng tốt giữ lại làm chim dàn, số còn lại nên nhượng lại cho ae nào chơi hoặc đem ra tiệm để giá gốc cho họ, hoặc là phóng thích các e nó.. hihi.. Vài lời góp ý..
Thân !
 

chaomaohot

Thành viên tích cực
Tham gia
7/6/11
Bài viết
122
Điểm tương tác
14
SVC$
0
Ðề: hỏi lồng thuần chào mào bổi

Ai cha... bạn nên tách riêng từng e nào cá biệt ra nhé, con nào mặt lì lợm sổ giọng nhìu và gắt thì nên cho e nó ra riêng 1 lồng, nhốt chung cũng đc nhưng chúng nó khó chơi lắm, bây giờ lồng thì thiếu gì, tầmn 70-100k là có 1 cái lồng tròn, vuông chơi CM oke rùi, ( là lồng chợ nhé ) Bạn chơi chi mà 40con dzữ dzậy, bạn nên lựa lại vài con nào hay tướng tốt giữ lại làm chim dàn, số còn lại nên nhượng lại cho ae nào chơi hoặc đem ra tiệm để giá gốc cho họ, hoặc là phóng thích các e nó.. hihi.. Vài lời góp ý..
Thân !
thì đó em đã tách riêng mỗi em một ngăn rồi ,nhưng cái vấn đề là kích thước của lồng ngang là 20 chiều dài và cao là 40 .ý em hỏi nhốt em nó như vậy có chật quá ko? có ảnh hưởng gì ko? còn hót thì em nào cũng hót vì em đi theo thợ đánh chim chỉ những em nào hót đấu với mồi và vào đá lồng mồi em mới bắt thôi. nên em định nuôi qua 1 mùa chọn vài em để chơi sau đó mới . . . vì chim bổi mới bắt nên có thể chưa thể hiện hết cái hay nên em ko muốn bán sớm
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom