Guest viewing is limited

thanhbonsai9x

"mãnh hổ vờn mây"
Tham gia
21/5/09
Bài viết
907
Điểm tương tác
52
SVC$
0
các tiêu chuẩn chọn và đặt cầu, cóng cho chào mào

Thân chào toàn thể ACE SVC !

chơi cái gì cũng vậy, đều có tâm tư, nỗi khổ, chuyên môn... riêng của nghề chơi. cái thú vui tao nhã ấy khổ mà vui vui đó chính là chơi SVC. vì thế trong từng chuyên môn nhỏ ACE đều muốn tìm kiếm những gì cho là tối ưu và đẹp nhất đúng không ? vậy nhân tiện mình xin mạo mụi post bài này để ACE chia sẻ ngâm cứu đưa ra giải pháp, cách lựa chọn tối ưu nhất về chọn cầu,cóng cho Chào Mào nha

tùy theo các vùng chơi Chào Mào mà có cách đặt cầu và nuôi lồng khác nhau ví dụ như:
khu vực miền Bắc thì chơi lồng tròn nhỏ. đặt cầu chính hoặc cầu chính và cầu phụ
ở Huế thì chơi lồng vuông. cách đặt cầu chính là chủ yếu và một số ít đặt thêm cầu phụ
khu vực Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai... thì chơi lồng lớn như 64 nan trở lên và thường thì đặt hai hoặc ba cầu có độ cao khác nhau
vào khu vực miền nam thì lại chơi lồng nhỏ. và đa số là chơi cầu chính + cầu phụ

tuy nhiên từ trước giờ ACE cứ đặt theo phong cách hoặc cảm nhận mà ít chú ý đến các vấn đề liên quan đến cầu, cóng mà mình vừa đặt. dù đặt cầu theo kiểu nào, cho lồng nào đi nữa thì các fan chơi Chào Mào cần lưu ý những vấn đề như sau:

1. kích cỡ cầu phù hợp cho Chào Mào

kích cỡ tối ưu nhất cho Chào Mào là cầu có đường kính khoảng 1,3cm
vì sao ta phải đặt chọn kích thước như trên? thì có những vấn đề như sau:

+ nếu đặt cầu nhỏ quá thì chân của con chim không bám hết vào cầu cho nên móng không bám vào thân cầu, sau khoảng thời gian nhất định móng chim của bạn dài ra và có vấn đề rắc rối xay ra như: vướng vào lồng làm mất, gãy móng. cắt móng, mài móng.....

+ nếu đặt cầu to quá thì các ngón chân chỉ bám trên nữa cầu thôi, thời gian lâu sẽ làm ngón chân của chim cong về một bên. ngón chân sẽ bị tật mà điều này dĩ nhiên không ACE nào chơi chim muốn cả

+ nếu đặt cầu có kích thước khoảng 1,3cm thì móng chân chim bám chắc vào cầu và bám ở 3/4 dưới cầu nên thỏa mãn hai điều kiện trên

2. cách đặt cầu:

mặc dầu bạn chọn theo phong cách nào, kích cỡ lồng nào thì mong các bạn chú ý những vấn đề chung sau:

- khoảng cách từ đoạn 2/3 giữa cầu đến thành lồng phải trên 10cm. để đảm bảo chim quay, nhảy không vướng đuôi vào nan lồng. nếu đặt gần quá làm chim vướng đuôi vào thành lồng thì vừa ko tót lên hết vẻ đẹp của con chim khi đứng và làm cho lông đuôi của chim bị xơ, tè lông

- khoảng cách từ cầu đến đáy lồng: tốt nhất là đặt ngang của lồng nếu của lồng cao so với đáy lồng thì đặt dưới của lồng khoảng chừng 3cm
vì sao đặt như vậy: vì đặt cầu cách đáy lồng 10cm là để đuôi của chim không quẹt phân hoặc thức ăn thừa dưới đáy lồng.để lông đuôi không bị xơ. đặt cầu ngang cửa là để khi sang chim qua lồng tắm hoặc lồng bẫy... thì chim nhảy qua dễ dàng. nếu đặt cầu cao hơn cửa thì sang chim rất khó

- khoảng cách giữa hai cầu cũng phải phù hợp. không thấp quá từ khoảng 12cm trở lên là tốt.

- khoảng cách giữa hai mặt phẳng chứa cầu vuông góc với đáy lồng không gần nhau quá. từ khoảng 10cm đến 20cm là tốt nhất. vì nếu gần nhau quá thì chim nhảy cầu rất tức và ị phân dích cầu dưới mất thẩm mỹ, điều này riêng bản thân mình rất tối kỵ.

- khoảng cách từ nóc lồng đến mào con Chào Mào khi đậu cầu trên nhất từ 5cm trở lên. nhằm tạo cho chim bay nhảy, đấu hót thong thả, đứng tướng cao cầu , tự tin , không vướng mào


Nếu chọn rễ cây làm cầu thì nên chú ý những điểm nhỏ sau

- rể được chọn làm cầu không quá cong quẹo. thường thì chim thích đậu chỗ nào cao nhất thôi. nếu như chọn cầu cong quẹo theo chiều lên xuống nhiều quá thì chim chỉ đậu chổ cao thôi còn các chổ thấp chim sẽ ít khi đậu cho sẽ mất chiều dài cầu cho chim di chuyển
- chiều cong ngang của cầu không nhiều quá, nếu như nhìu quá thì chim nhảy qua lại sẽ bị vướng đuôi, và ít linh hoạt. chọn những cầu cong quẹo ít nhưng theo 3 chiều thì tốt nhất vì vừa thẩm mỹ và tránh đc những trường hợp trên
- chọn rễ cây chú ý những tư thế nào mà chim đậu lên không ị xuống dính phân cầu dưới

3. cách chọn cóng

-chọn cóng cho Chào Mào to vừa phải. đường kính cóng khoảng từ 3 đến 4 cm là hợp lý.

-chiều cao của cóng từ 4cm trở lại

4. cách đặt cóng:

- đặt cóng cao hơn cầu khoảng 3cm . cách cầu khoảng 2 đến 2,5cm là vừa

vì : nếu chọn quá kích thước trên thì vẫn ok nhưng nếu chọn cóng to và sâu hoặc cao/thấp và xa/gần so với cầu quá thì khi thức ăn ít thì chim hay đứng trên cóng mỗ ăn và ị dính phân trên cóng

trên đây là vài kinh nghiệm của mình về cách chọn và đặt cầu, cóng cho Chào Mào. mong ACE vào bổ sung hoặc cho ý kiến để tối ưu nhất cho chào mào thân yêu của mình nhá

thân mến
thanhbonsai
 

nhockeotao

Thành viên diễn đàn
Tham gia
19/1/11
Bài viết
15
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Chào các bác, hôm nay em muốn hỏi về cách sắp xếp các bộ phận trong lồng như : Cầu, cầu phụ, cóng thức ăn, đồ treo trái cây. Những điều như vậy tất nhiên rất đơn giản đối với những người chơi chào mào lâu năm. Nhưng đối với những member mới như em và các bạn khác thì điều đó không đơn giản. Vì cách sắp xếp ảnh hưởng trực tiếp đến thế đứng, thế đấu của chim. Hôm nay em muốn xin các bác chỉ giáo cho em về cách sắp xếp!!!!!
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

chaomaobt

"Chào Mào Huế..."
Tham gia
16/12/09
Bài viết
686
Điểm tương tác
168
SVC$
0
Chào các bác, hôm nay em muốn hỏi về cách sắp xếp các bộ phận trong lồng như : Cầu, cầu phụ, cóng thức ăn, đồ treo trái cây. Những điều như vậy tất nhiên rất đơn giản đối với những người chơi chào mào lâu năm. Nhưng đối với những member mới như em và các bạn khác thì điều đó không đơn giản. Vì cách sắp xếp ảnh hưởng trực tiếp đến thế đứng, thế đấu của chim. Hôm nay em muốn xin các bác chỉ giáo cho em về cách sắp xếp!!!!!

Đây cũng là 1 câu hỏi hay và ý nghĩa đối với người mới và sẽ tham gia vào đội ngũ chim cảnh nói chung và Chào Mào nói riêng.

Quả thật khi bước vào nghề chơi chim cảnh mỗi người đều tham gia bằng nhiều cách khác nhau. Có người tự học hỏi, tìm tòi qua các nghệ nhân, hàng xóm, qua sách báo, internet, ..... nhưng nói chung đều phải qua quá trình học hỏi tích lũy kinh nghiệm.

Câu nói của bạn thật chính xác: " Những điều như vậy tất nhiên rất đơn giản đối với những người chơi chào mào lâu năm. Nhưng đối với những member mới như em và các bạn khác thì điều đó không đơn giản". Vâng, về cách sắp xếp các bộ phận trong lồng như cầu chính, cầu phụ, cóng thức ăn, nước uống, cây ghim trái cây, cái rọ chứa cào cào, ... cũng đã có nhiều topic nói đến rồi, tuy chưa kết hợp lại thành 1 topic mà thôi. sẳn đây xin trả lời bạn là cách đặt cầu thì tùy theo phong cách chơi chào mào của từng vùng miền mà có cách đặt cầu khác nhau, có vùng miền đặt nhiều cầu trong lồng vd như khu vực Nha Trang - Quy Nhơn - Phú Yên, cũng có vùng thích đặt thêm cầu phụ + 1 cầu chính như khu vực Phiá Bắc và Phía Nam. Về cóng thức ăn và cóng nước uống thì thường được đặt 2 bên cầu chính, cũng có người thích đặt theo sở thích và quy cách thẩm mỹ của Lồng, đặt sao miễn có 2 cóng này là được. :a01:. về cây ghim trái cây (ghim chuối) thì thường được đặt bên cạnh cóng thức ăn hoặc trên cầu phụ và ít người đặt gần cóng nước. Rọ chứa cào cào cũng vậy, thường được đặt gần cóng thức ăn hoặc cầu phụ hoặc đặt nơi chim dễ dàng khi "xử" những chú cào cào non.

Về hình ảnh minh họa thì mời bạn vui lòng xem qua các phụ kiện và lồng chim mà các thành viên đã post trên topic: " phụ kiện lồng, cóng, ... ".

Chúc bạn có được cách sắp xếp như ý.

 

thanhbonsai9x

"mãnh hổ vờn mây"
Tham gia
21/5/09
Bài viết
907
Điểm tương tác
52
SVC$
0
Chào các bác, hôm nay em muốn hỏi về cách sắp xếp các bộ phận trong lồng như : Cầu, cầu phụ, cóng thức ăn, đồ treo trái cây. Những điều như vậy tất nhiên rất đơn giản đối với những người chơi chào mào lâu năm. Nhưng đối với những member mới như em và các bạn khác thì điều đó không đơn giản. Vì cách sắp xếp ảnh hưởng trực tiếp đến thế đứng, thế đấu của chim. Hôm nay em muốn xin các bác chỉ giáo cho em về cách sắp xếp!!!!!

cách sắp xếp thì tùy vào vùng chơi mà đặt nhiều hay ít cầu, các kiểu cách đặt cầu cũng khác nhau như mình và bác chaomaobt có nêu trên. còn cách sắp xếp các phụ kiện ntn thì tùy thuộc vào cảm nhận của người chơi chứ không nhất thiết theo một khuôn khổ nào hết nhưng thường có những vấn đề sau mà mình rút ra những kinh nghiệm chơi chim trong quá trình quan sát và thực hiện

1. đặt cóng nước và cóng cám hai bên khác nhau của cây cầu. không nên đặt chung hai cóng trên một đầu cầu.

lý do:
đặt hai thứ cùng đầu như vậy khi ta xách lồng hoặc thay cám, nước thì dễ làm cóng nước văng vào cóng cám làm ẩm mốc cám.

hơn nữa là đặt như vậy thì bên nặng bên nhẹ là cho lồng mình nghiêng về một bên > mất thẩm mỹ

và còn chim ăn cám dễ rơi vãi cám vào cóng nước làm bẩn nước

2. những phụ kiện khác như ghim trái cây, rọ cào cào , cóng nhỏ đựng cào cào thì tùy vào cảm nhận của người chơi. nhưng mình lưu ý những vấn đề sau:

đối với chim bổi hoặc bổi lỡ còn nhát người thì ta nên đặt những cái gì thường thay đổi gần cửa. những loại ít thay đổi như cám, nước nếu có đk thì đặt bên trong như cầu phụ, cầu trên.... ưu tiên cho những loại như rọ cào cào, cóng nhỏ đựng cào cào, ghim trái cây gần cửa. những loại này mình ra vào hằng ngày nên đặt gần cửa lồng khi mình thay thì chim ít bị hoảng.

thường đặt cầu chính ( cầu chính và cầu phụ) hoặc cầu dưới nhất (đối với cách đặt 2,3 cầu) thì gần cửa. nhằm thuận tiện cho việc sang chim qua lồng sau này.cầu phụ thì đặt đối diện với cửa lồng

thân
thanhbonsai
 

Tuyến - IT

Thành viên tích cực
Tham gia
20/5/11
Bài viết
200
Điểm tương tác
169
SVC$
0
Ðề: các tiêu chuẩn chọn và đặt cầu, cóng cho chào mào

Thân chào toàn thể ACE SVC !

chơi cái gì cũng vậy, đều có tâm tư, nỗi khổ, chuyên môn... riêng của nghề chơi. cái thú vui tao nhã ấy khổ mà vui vui đó chính là chơi SVC. vì thế trong từng chuyên môn nhỏ ACE đều muốn tìm kiếm những gì cho là tối ưu và đẹp nhất đúng không ? vậy nhân tiện mình xin mạo mụi post bài này để ACE chia sẻ ngâm cứu đưa ra giải pháp, cách lựa chọn tối ưu nhất về chọn cầu,cóng cho chào mào nha

tùy theo các vùng chơi chào mào mà có cách đặt cầu và nuôi lồng khác nhau ví dụ như:
khu vực miền Bắc thì chơi lồng tròn nhỏ. đặt cầu chính hoặc cầu chính và cầu phụ
ở Huế thì chơi lồng vuông. cách đặt cầu chính là chủ yếu và một số ít đặt thêm cầu phụ
khu vực Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai... thì chơi lồng lớn như 64 nan trở lên và thường thì đặt hai hoặc ba cầu có độ cao khác nhau
vào khu vực miền nam thì lại chơi lồng nhỏ. và đa số là chơi cầu chính + cầu phụ

tuy nhiên từ trước giờ ACE cứ đặt theo phong cách hoặc cảm nhận mà ít chú ý đến các vấn đề liên quan đến cầu, cóng mà mình vừa đặt. dù đặt cầu theo kiểu nào, cho lồng nào đi nữa thì các fan chơi chào mào cần lưu ý những vấn đề như sau:

1. kích cỡ cầu phù hợp cho chào mào

kích cỡ tối ưu nhất cho chào mào là cầu có đường kính khoảng 1,3cm
vì sao ta phải đặt chọn kích thước như trên? thì có những vấn đề như sau:

+ nếu đặt cầu nhỏ quá thì chân của con chim không bám hết vào cầu cho nên móng không bám vào thân cầu, sau khoảng thời gian nhất định móng chim của bạn dài ra và có vấn đề rắc rối xay ra như: vướng vào lồng làm mất, gãy móng. cắt móng, mài móng.....

+ nếu đặt cầu to quá thì các ngón chân chỉ bám trên nữa cầu thôi, thời gian lâu sẽ làm ngón chân của chim cong về một bên. ngón chân sẽ bị tật mà điều này dĩ nhiên không ACE nào chơi chim muốn cả

+ nếu đặt cầu có kích thước khoảng 1,3cm thì móng chân chim bám chắc vào cầu và bám ở 3/4 dưới cầu nên thỏa mãn hai điều kiện trên

2. cách đặt cầu:

mặc dầu bạn chọn theo phong cách nào, kích cỡ lồng nào thì mong các bạn chú ý những vấn đề chung sau:

- khoảng cách từ đoạn 2/3 giữa cầu đến thành lồng phải trên 10cm. để đảm bảo chim quay, nhảy không vướng đuôi vào nan lồng. nếu đặt gần quá làm chim vướng đuôi vào thành lồng thì vừa ko tót lên hết vẻ đẹp của con chim khi đứng và làm cho lông đuôi của chim bị xơ, tè lông

- khoảng cách từ cầu đến đáy lồng: tốt nhất là đặt ngang của lồng nếu của lồng cao so với đáy lồng thì đặt dưới của lồng khoảng chừng 3cm
vì sao đặt như vậy: vì đặt cầu cách đáy lồng 10cm là để đuôi của chim không quẹt phân hoặc thức ăn thừa dưới đáy lồng.để lông đuôi không bị xơ. đặt cầu ngang cửa là để khi sang chim qua lồng tắm hoặc lồng bẫy... thì chim nhảy qua dễ dàng. nếu đặt cầu cao hơn cửa thì sang chim rất khó

- khoảng cách giữa hai cầu cũng phải phù hợp. không thấp quá từ khoảng 12cm trở lên là tốt.

- khoảng cách giữa hai mặt phẳng chứa cầu vuông góc với đáy lồng không gần nhau quá. từ khoảng 10cm đến 20cm là tốt nhất. vì nếu gần nhau quá thì chim nhảy cầu rất tức và ị phân dích cầu dưới mất thẩm mỹ, điều này riêng bản thân mình rất tối kỵ.

- khoảng cách từ nóc lồng đến mào con chào mào khi đậu cầu trên nhất từ 5cm trở lên. nhằm tạo cho chim bay nhảy, đấu hót thong thả, đứng tướng cao cầu , tự tin , không vướng mào


Nếu chọn rễ cây làm cầu thì nên chú ý những điểm nhỏ sau

- rể được chọn làm cầu không quá cong quẹo. thường thì chim thích đậu chỗ nào cao nhất thôi. nếu như chọn cầu cong quẹo theo chiều lên xuống nhiều quá thì chim chỉ đậu chổ cao thôi còn các chổ thấp chim sẽ ít khi đậu cho sẽ mất chiều dài cầu cho chim di chuyển
- chiều cong ngang của cầu không nhiều quá, nếu như nhìu quá thì chim nhảy qua lại sẽ bị vướng đuôi, và ít linh hoạt. chọn những cầu cong quẹo ít nhưng theo 3 chiều thì tốt nhất vì vừa thẩm mỹ và tránh đc những trường hợp trên
- chọn rễ cây chú ý những tư thế nào mà chim đậu lên không ị xuống dính phân cầu dưới

3. cách chọn cóng

-chọn cóng cho chào mào to vừa phải. đường kính cóng khoảng từ 3 đến 4 cm là hợp lý.

-chiều cao của cóng từ 4cm trở lại

4. cách đặt cóng:

- đặt cóng cao hơn cầu khoảng 3cm . cách cầu khoảng 2 đến 2,5cm là vừa

vì : nếu chọn quá kích thước trên thì vẫn ok nhưng nếu chọn cóng to và sâu hoặc cao/thấp và xa/gần so với cầu quá thì khi thức ăn ít thì chim hay đứng trên cóng mỗ ăn và ị dính phân trên cóng

trên đây là vài kinh nghiệm của mình về cách chọn và đặt cầu, cóng cho chào mào. mong ACE vào bổ sung hoặc cho ý kiến để tối ưu nhất cho chào mào thân yêu của mình nhá

thân mến
thanhbonsai

Bài viết rất hay và bổ ích cho người mới chơi CM như mình, thanks !
 

thanhbonsai9x

"mãnh hổ vờn mây"
Tham gia
21/5/09
Bài viết
907
Điểm tương tác
52
SVC$
0
hôm nay mình chi sẻ thêm cách đặt cầu (có hình ảnh minh họa)

khi nuôi chim Chào Mào nói chung và chim cảnh nói riêng. các ace cứ nuôi,nuôi và nuôi.thúc ăn uống, đấu dợt.... sao cho chim mình hót hay đấu giỏi nhưng chưa thật sự quan tâm đến hành động sinh hoạt của chú chim trong lồng, nên từ đó có nhiều vấn đề xảy ra.tại sao mình nói vậy? thực sự là có nhiều lúc tán dóc chim cò thì nhiều anh tâm sự là chim anh sao sang qua lồng tắm khó quá. hoặc là chim anh qua lồng tắm muốn tắm nhưng nhát ko tắm....hỏi ra mới biết là lý do đã nêu trên. thực ra đó chỉ là thói quen khi đặt cầu hoặc theo sở thích nhưng trong khoảng thời gian dài gắn bó với chú chim nhưng họ không nhận ra rằng sinh hoạt của mỗi con chim.

1: thông thường ace vẫn theo thói quen đặt cầu như thế này. cầu chính đặt ngang giữa lồng đối diện với cửa. nếu là lồng lớn thì khoảng cách giữ cầu tới cửa quá xa. là cho chim có cảm giác sợ không dám nhảy qua cửa.nên khi muốn sang chim qua lồng khác thì chim thường không dám nhảy qua
ví dụ cách đặt 3 cầu:



tại sao mình không thay đổi???




2: đặt cầu lồng tắm cũng là một vấn đề ít người quan tâm. cứ nghĩ lồng tắm chỉ cho chim tắm thôi. đặt đại khái một cái cho chim đậu là được. đó là một vấn đề sai lầm lớn.
các ae có thể quan tâm đến vấn đề sau

- đặt cầu sao cho chim ị ko vào khay nước tắm làm mất vệ sinh
- đặt cầu tạo tự thế chim tự tin, bình tỉnh khi nhảy xuống khay tắm. có nhiều trường hợp chim muốn tắm nhưng chim không tự tin nhảy xuống vì cách đặt cầu quá tức. cứ như vậy dần dần tạo thói quen chim không tắm lồng tắm mà chỉ tắm cóng
-không nên quá tham lam chọn khay nước lớn mà chỉ chọn khay nước bằng nửa lồng tắm thôi



hãy quan sát theo dõi cách thức sinh hoạt của chú chim để mình tạo cảm giác thỏa mái nhất cho chú chim cưng


thân
thanhbonsai
 

chuyenkd

Thành viên diễn đàn
Tham gia
23/9/10
Bài viết
81
Điểm tương tác
14
SVC$
0
Cảm ơn Thanhbonsai nhé!
Nhưng cho hỏi ý này! Nếu mình không dùng cầu phụ thẳng mà dùng cầu phụ loại cong thì phải đặt như thế nào? Lồng 60 nan (loại Lồng tròn dùng nuôi CM) thì nên đặt bao nhiêu cầu phụ là an toàn cho chim tránh tật ngoái và Lộn, và khi đấu toát lên được vể đẹp của con chim :a01: :a24:
 

cuong01

Thành viên cống hiến
Tham gia
23/6/09
Bài viết
1,163
Điểm tương tác
86
SVC$
0
bài này hay lắm bác Thành ạ, đúng thật là e cũng chưa nghĩ đến cách sinh họat của từng con chim mà đặt cầu lồng tắm, thường thì khuyên e chỉ tắm trong khay bé thôi chứ ko to bằng 1/2 lồng tắm như bác nói thi có nên thay ko bác? mong đc bác chỉ giáo giúp! cám ơn bác rất nhiều vì bài chia sẻ hay quá!
:):):):):):):)
 

yoyoyeu

Thành viên diễn đàn
Tham gia
7/9/12
Bài viết
10
Điểm tương tác
2
SVC$
0
cách của bác thanhbonsai co thể sẽ khắc phục được cách chim sang lồng dễ hơn, nhưng nó lại không cân xứng. Thường tâm lí ai cũng thích cân bằng và đối xứng hơn
 

Quang1512

"Why so serious ???"
Tham gia
5/11/10
Bài viết
592
Điểm tương tác
272
SVC$
0
nói chung tùy mỗi người và mỗi con chim của mình thôi. A Thành đặt cầu như vậy cũng là có lí của a ấy. Nhưng về vấn đề đặt cầu lồng tắm thì e thấy do 1 số lồng có độ cao của chân lồng khác nhau nên phải làm sao cho phù hợp vs lồng của mình. Bác yoyo nói cũng ko sai, do thường thì móc treo sẽ ngược với cửa lồng và nếu đặt cầu xéo thì phải hướng móc treo theo hướng khác. Treo vậy thì ko đẹp theo ý kiến của e.
Còn nếu bác muốn đặt cầu bán nguyệt thì e thấy với lồng cm có bề ngang rộng. Cỡ lồng 64, 68, 72 thì dùng 3 cầu bán nguyệt là đẹp. Nếu thuộc loại cao thì dùng 2 cầu thôi. Với lại từ cưa h ko có ai chơi 4 cầu hết. CÓ lẽ theo phong thủy số 4 cũng là số ko tốt và lại quá rườm rà.
 

banhmypatetrung

Thành viên mới
Tham gia
22/1/13
Bài viết
6
Điểm tương tác
0
SVC$
0
cảm ơn anh nhiều :a44: em mới chơi chim nên đang tìm hiểu nhiều thứ.
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom