Guest viewing is limited

hoangvu009

Thành viên diễn đàn
Tham gia
16/7/10
Bài viết
41
Điểm tương tác
11
SVC$
0
Hôm nay mình sẻ tiếp tục viết về Chim Sâu Xanh .


Sau đây là một số kinh nghiem cùa mình vê sậu xanh , mình đả từng lang thang với nó khắp nơi : long an , củ chi , bến cát bình dương , bến tre... còn nhìu chổ rất thích mà di xe máy ko nổi hihhiix , nay mình chia sẻ niểm đam mê này với các anh em.....

chim trống : chim trống và mái rất giống nhau , nên rất khó phân biệt , có một số anh em chỉ cách xem đuôi , đếm đuôi .... và đây là cách đơn giản nhất để phân biêt

-- giọng hót chim trống rất dài, đổi giọng liên tục , chim trống có 2 cọng đuôi lao dài và lú ra ngoài ( có 01 số con đuôi bằng , ko có 02 cọng đuôi lao , nhưng bản đuôi vẫn dài hon chim mái )

chim mái : thân hình ngắn , đuôi bằng , ngắn .... kêu chỉ 2 giọng ( tạch tạch tach ...và chíu chíu chíu )

chim chuyền : vào đầu mùa mưa đến cuối mùa mưa là thời gian chim sinh sản , sẻ có chim chuyền ... nhìn rất giống chim mái , khi bắt xem , anh em chú ý những đặc điểm sau :

* ** lông chim màu nhạt , xòe đuôi ra xem có 2 cọng đuôi lao đang mọc ko? , chân ướt vi chim còn tơ .

++++ cách chọn chim để nuôi :

1. lựa chim ngay lúc đầu: bự con, đuôi càng dài càng tốt , hót gắt , xuống đá lụp liền...lọc ra nuôi 1 thời gian mới biết chim hay dở để chọn thêm 1 lần nữa...1 con chim quan trọng đầu tiên là bản thân con chim đó có dữ hay ko ( chim dùng để chơi hội )

Chim dùng làm mồi : nhỏ con ( dùng đi bẩy rất tốt vì chim ngoài khoái an hiếp thằng nhỏ con , ma mình thấy chim nhỏ con chơi rất bền ), lông sát ,nhìn cân đối , móng mèo , mắt nhỏ có lông mi trên mắt thì quá tốt , giong hót gắt , hót đấu nhìu giong , chim về đấu đá trên 30p mới dính ...( một con chim hay cung phải có cái đầu khôn ) .... ( nếu có chim chuyền tơ hoặc chim con nuôi lên thì rất tốt 8/10 la lên mồi dc , vi chim con hoặc chuyền chưa bao giờ bể nên ko bít sợ la gì..) quan trong la minh nuôi đừng đánh sớm . chim khoảng 02 mùa la chơi rất bền it' khi bể lắm .

* NÊN để ý nếu chim đang thay lông la ko dc đi đánh ( 02 cong đuôi lao chính là lữa của chim ) , chim rất yếu nên bị đá sẽ chạy...( o nhà kè lồng thì chơi rất dữ nhưng ra rừng là chưa chắc đâu )

+++++. chế độ chăm sóc :

-1 tuần tắm 1 lần ( tắm nhìu wa chim sẻ mất lửa và dễ bệnh )

- phoi nắng gắt khoảng 15phut /ngày , nếu phơi nắng sớm chim sẻ có thói quen hay xù lông ( đừng tập cho chim có thói wen , 1,2 ngày phơi nang 1lan củng dc , nhưng chim sẻ chậm lên lửa..
- thay nước kỷ vào mổi buổi sáng cho chim ăn , vì thức ăn củ sẻ còn trong chung nước sẻ ảnh hưởng đến chim
-thức ăn của chim : cào cào , sâu , trứng kiến , bột , sâu khô...
-hạn chế cho chim tắm trong chung nước , chim chui đầu vào tắm nước sẻ vào mũi chim , va thức ăn trong chung nước sẻ làm chim bệnh .
- đừng máng chim cùng loại , trống hay mái củng vậy... ( vd 02 chim sâu xanh gần nhau , thấy nhau .. ) vì chim sẻ wen mặt ít hót , va sẻ đè nhau ( con này sợ con kia ) ....... lâu lâu gặp 1 lần chim sẻ rất xung.

++++ cách làm bôt.

Anh em phải chú ý , chim sâu xanh rất khó chịu nếu đổi bột bất ngờ chim hay bi rớt lông....phải thay đổi từ từ ...

- 1kg bột đậu phộng rang chín , bóc sạch vỏ , xoay nhuyễn + 20 cái trứng gà lấy tròng đỏ ( ko lấy tròng trắng ) . 1/2kg tôm ( lưa con lớn , bóc sạch vỏ , băm nhuyễn hoăc xay trộn đều chung với tròng đỏ trứng gà, rồi trôn dều với đậu phộng , bỏ vào mâm đem ra nắng phơi khô , roi xay nhuyễn , trải 1 lớp báo dày cho rút dầu phơi khô . trộn thêm sâu khô với tỉ lệ 1kg cám+1 lon sâu khô.vì sao cần sâu khô,sâu khô để giúp chú chim giữ lửa và sự sung mãn trong người.nhưng lạm dụng sâu khô nhiều quá như 3-4 lon thì sẽ hư chú chim.

- ( bột phải bỏ vào hủ đậy kín, ko bỏ vao tủ lanh nha, rồi cho chim ăn từ từ , tùy theo số lượng chim mình nuôi mà làm , đừng nên làm nhìu wa, chim ăn ko kip sẻ hư ) bột bị hư , có nấm mốc thì phải bỏ đừng tiếc mà cho ăn rồi chết con chim quý của mình.

+++++ Dợt chim

- chịu khó đi dợt nhiều,chim yếu-chim mới thì kè với chim yếu chim mới.chim dữ vờn chim dí chim thì kè với chim dữ cho lên chim luôn.khi đi dợt thấy chim mình quay lưng,nhảy ra sau hay né qua 1 bên thì lấy chim ra kiếm con khác dợt,nếu con khác cũng vậy thi nên chùm lại hay mang ra chỗ khác (có nhiều người ở cội rất ác,thấy lính mới mà chim họ dí là để dí hoài cho chim họ lên lửa và chim mình hư luôn)

- 1 chú chim khi cho kè lồng cạp,đi mồi thì chim đều rim mình hết.nhất là sâu đầu xanh nết rất khó chịu.qua ngày sau về tắm,phơi nắng và bỏ ở nhà đừng nên mang đi dợt vì chim còn thấm tang,người bị ê.mang đi dợt,đi mồi có thể bể chim luôn ( bi rớt lông nửa , lúc đó khổ lắm )

+++++ Dợt mồi.

khi đi mồi nên coi ngày hôm trước chú chim mình có căng lửa,nết ra sao,có bị thấm tang hay mệt gì không +++++ mồi mới - nếu dợt chim mồi phải chú ý :
- lựa môt ngày đẹp trời , có nắng ...chim sẻ sung.
-- ko dc ngồi quá xa chim mồi, vi chim mới nên phải theo dỏi kỹ
dưới đất : xem kỹ , chó ,mèo , chuột ...... ko dc để kế nhửng bụi wa râm rạp , chim sẽ sợ.
máng trên cay thì cẩn thận : kiếng vàng ( cai này rất nhìu chim mồi đả chết , và bi mù mắt vi nước đái của nó ) , ong , rắn ....( nên rung cây hoặc đâp cây trước khi máng )

----- ngồi cách chim khoảng 4 - 5m , đế phòng chim rừng xung wa đá mồi bất ngờ lam chim hoảng .( hoạc bị những loai chim khác phá ).

Tâp dần đi xa từ từ cho chim wen ...... ( nên lựa những lúc chim sung mà đi dợt mồi )

9. chơi sâu đầu xanh dễ nuôi,dễ chơi nhưng có nhiều lúc chú chim làm mình bực mình cũng đừng nên nản.sau xanh mồi hay củng tùy theo ngày nó co khỏe hay ko? đừng ép nó wa nó ko chơi còn mìhh thì bục bội


+++++++ DI BAY...

- chuẩn bị chú chim khi đi mồi: nếu chú mồi của bạn là mồi đánh thường xuyên, đi đánh sát thủ thì không cần bước này.con nếu mồi bạn là mồi thường hay mồi dữ lâu lâu mới đi đánh xả stress và thỏa niềm đam mê thì nên chuẩn bị kỹ

- đi đánh nên có 2 em trống mái - trước bữa đi nên coi lửa củi xem chim có xung không,chứ không phải cứ nghỉ mồi là có thể "ép" cỡ nào là ép. con mồi khét tiếng cỡ nào cũng có lúc yếu lửa .nhất là nếu bạn không biết cách chăm sóc,giữ lửa thì càng khó cho em nó giữ lửa.khi cảm thấy chim mình có lửa,xung và "máu ghiền" đã tới thì trước bữa đi 1 ngày các bạn làm như sau: đừng cho em nó tắm sẽ tuột lửa,nên phơi nắng . cho em nó đấu nhẹ khoảng 30ph cho giữ lửa rồi chùm lại.(tuyệt đối không nên cho đấu gần , không nếu ép em nó đấu nếu em nó không chịu)

lưu ý khi đi đánh để không bể chim (mấy tay mới hay bị lắm nè)

- khi đi đánh nên có 1 cặp trống mái vì sao chim trống có chim mái đi theo sẽ hót nhiều,hót tốt và xung hơn,chim mái ngoài nhiệm vụ thút trống còn bắt chuyền rất hay.

khi mở máy điện thoại mồi không kêu và bổi cũng không về ( vì chim mồi đả wen tiếng ) tiếng hót trong điện thoại chỉ bằng 30-40% tiếng chim thật.con trống của bạn khi "nhìn" và "nghe" con mái thật keu thì sẽ hót ngay lập tức và rất xung - chim rừng khi nghe chim thật hót thì cũng nhanh trả lời hơn là mở điện thoại (mở điện thoại có khi 10ph-20ph bổi mới về nhưng chim thật kêu là bổi trả lời ngay)

sâu xanh lúc nào cũng phải có sâu mái vi sâu mái , sau xanh khác sâu đỏ ở chổ ,dù ko chơi lai con mồi , nhưng no vẫn ở vòng vòng đó ( sâu đỏ là nó trốn mất tiêu liền ) , sâu mái sẽ đá sâu mái >> trống sẻ đá theo hoăc chim yếu lửa sẻ đá chim mái ..... ( bắt 1 lần 2 con sướng lắm hehehhe )

lưu ý nên để sâu mái cách xa lụp sâu trống khoảng 2m , vi trống mồi dữ wa , nó sẽ ko dám lai gần...

- khi treo lụp lên nên kiểm tra lụp có nhạy và gài tốt chưa (tránh tình trạng không kiểm tra - con bổi đứng nhúng nhảy nguyên ngày mà không bập là tức ói máu).khi treo lụp nên lựa cầm cây chắc,thoáng không vướng cánh lụp khi đập xuống.khi treo xong nên quan xát xung quanh coi có rắn,hay chim lạ không.nên bước lui và quan sát chim tránh vừa treo lên quay lưng đi liền không cần biết con mồi của mình ra sao.

- nếu treo cây mà con bổi cứ xàng qua xàng lại hoài ngứa mắt quá thì nên hạ thổ hay đi kèo khác đánh tránh cho con mồi đấu hoài phí sức.

- nếu đánh mấy chỗ trống trải và nắng gắt thì nhớ coi nước,sâu,bột và coi con mồi mình có bị hốc nắng không.không biết thấy nó há miệng hốc mà cứ đánh hoài,phơi nắng chang chang là "nằm bố" luôn đó.lượng sức con mồi mà đánh chứ đừng ép bể mồi.

- sau khi đi đánh về chim lúc này thấm tang mệt mỏi lắm rồi (người còn đuối đừng nói chim ) nên cho chim nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ. qua bữa sau tắm phơi nắng ít thôi vì chim còn mêt , treo xa những chú chim khác để hạn chế nghe giọng hót đấu.nếu chơi chim kỹ và biết cách chơi bạn sẽ quí chú chim và không nên ép nó đánh liên tiếp 2-3 ngày sẽ hư chim luôn

nếu anh em nào thấy thiếu sót , thì chỉ bảo thêm cho mình và củng giúp cho anh em nào mới chơi sẻ có thêm kiến thức ....
misc.php

 

vnn1234

Thành viên tích cực
Tham gia
25/8/09
Bài viết
421
Điểm tương tác
27
SVC$
0
sâu xanh nuôi cũng giống sâu đầu đỏ quá nhỉ.vậy làm cám 1 lần cho cả 2 loại ăn luôn.
 

tranthai001

Thành viên tích cực
Tham gia
15/2/11
Bài viết
137
Điểm tương tác
3
SVC$
0
cách phân biệt chim sâu xanh ( chim trống: chim thường có đuôi đao, nghĩa là các sợ lông không điều nhau.Nếu bận để ý thì ở chính giữa đuôi chim trống có 2 sợ lông đôi rất dài) (sâu xanh mái: bạn nhìn kỹ những sợ lông đôi thường thì rất bằng nhau) có cách khác để phân biệt nữa( sâu xanh trống thường có màu đạm hơn con sâu xanh mái) tiếng hót của chim trống có từ { quýt} kéo dài từ 3=>4 từ. Chim mái thì giọng kêu khác hơn. Phần cám thì bạn chọn vô phần cám cho sâu đỏ á trong đó có chỉ cách làm cám
 

khoviyeu1239

Thành viên mới
Tham gia
27/11/11
Bài viết
9
Điểm tương tác
0
SVC$
0
sâu đầu xanh đánh bằng dt có bể k

e co môt chú chim sau xanh mới lên môi ma đánh bằng điện thoại có bị bể k cac ae:a11:
 

juli_0

Thành viên diễn đàn
Tham gia
4/4/12
Bài viết
39
Điểm tương tác
15
SVC$
0
mình mới nuôi con sâu đầu xanh 4(thấy người ta bẫy được nên mua luôn) ngày,thấy nó cũng dạn rồi nên em đưa nó sát gương,thấy nó hót,ngoáy đuôi,xù lông.thấy cũng hay lắm,không biết có nên cho nó đứng trước gương thường xuyên không.và cho nó tắm được chưa?mới chơi lần đầu,nhờ anh em chỉ giúp
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom