Guest viewing is limited

cadn

"Chào Mào Việt Nam"
Tham gia
25/10/07
Bài viết
2,419
Điểm tương tác
76
SVC$
0
THDN_Amthuc_004.jpg
Đà Nẵng có thể coi là điểm hội tụ của các món ngon ba miền Bắc - Trung - Nam. Các món ăn của các vùng miền du nhập vào Đà Nẵng bằng nhiều con đường trong đó chủ yếu theo bước chân dân nhập cư. Các món ăn dân dã đã có những biến thái nhất định để phù hợp khẩu vị của người Quảng. Những món ăn đậm chất Quảng bao giờ cũng đủ vị chua, cay, mặn, ngọt như đầy đủ sắc thái của cuộc sống. Giống như phở Bắc và hủ tiếu Nam Bộ, mì Quảng trở thành món ăn không thể thiếu trong thực đơn cần thưởng thức của mỗi du khách đến với Đà Nẵng. Người Đà Nẵng có thể ăn mì Quảng cả sáng, trưa, chiều và tối, vừa là ăn nhẹ, vừa có thể ăn trừ bữa.

Ngoài mì Quảng, thịt heo cuốn bánh tráng và bò tái Cầu Mống cũng là hai đặc sản dân dã khác mà ai đã đến Đà Nẵng không thể không thử qua. Những lát thịt heo được chọn lựa kỹ càng và được thái khéo léo với phần nạc ở giữa, hai đầu là phần mỡ mỏng trong suốt của món thịt heo cuốn bánh tráng hay những miếng thịt bò đỏ hồng chín tới của món bò tái sẽ khiến những ai đã thưởng thức qua khó mà quên được. Đà Nẵng được thiên nhiên ưu đãi với một bờ biển dài tuyệt đẹp và những sản vật mà biển mang lại cho Đà Nẵng đã làm nên những món ngon cho vùng đất này. Đến Đà Nẵng không thể bỏ qua những món như gỏi cá, mít non kho cá chuồn, nộm sứa, nước mắm Nam Ô... đã được những bàn tay khéo léo của người dân miệt biển chế biến thành những đặc sản.

Giờ đây các đặc sản bình dân ở Đà Nẵng đã trở thành đặc sản mang phong vị riêng không thể thiếu trong danh mục ẩm thực đất Việt.



Nguồn : http://www.danang.gov.vn
 

cadn

"Chào Mào Việt Nam"
Tham gia
25/10/07
Bài viết
2,419
Điểm tương tác
76
SVC$
0
Đã thèm tô mì Tuý Loan



Tô mỳ bà Tỉnh
(Quán này nằm trên đường củ của QL14B - bên tay trái tính từ phía Đà Nẵng)

Ở đôi bờ sông Tuý, huyện Hoà Vang, Đà Nẵng, dọc QL14B cũ và QL14B mới, rồi cả những đường thôn ngõ xóm, quán ăn nào cũng treo bảng bán mì Quảng. Mì Quảng quán nào cũng ngon, nhưng hơn hết là mì Bà Tỉnh ở gần cầu Giăng - 'linh hồn' của mì Quảng Tuý Loan.Mì Bà Tỉnh có sức hút không chỉ vì quán có truyền thống gần 100 năm, với bí quyết riêng về các công đoạn làm bánh tráng, tráng mì... mà còn ở chất lượng và giá hợp túi tiền với đủ loại khách hàng. Tô mì ngon nhờ nhưn chế biến từ thịt mông con bò vừa tơ. Nước lèo cũng hầm từ xương bò này và nêm đủ loại gia vị vừa ngọt vừa thơm. Đậu phộng (lạc) chọn mẻ không để lâu trên một mùa, rang lửa than vừa đủ độ để giữ chất bùi bùi, mằn mặn của đậu.

Rau sống dùng kèm phải chín loại, từ cây cải non đương nụ, cọng giá trắng tinh, rau muống non xanh chẻ nhỏ, lá hành chọn nơi gần củ có màu đậm, xà lách chọn lá xanh lợt… cho đến ngò ta xắt dài để ngọn, tất cả trộn đều với bắp chuối chát xắt mỏng như tơ - thấy đã thèm.
Sợi mì mỏng làm từ gạo xiệc chính gốc Đại Hiệp - Đại Lộc - Quảng Nam, ăn vừa có độ dai, vừa bùi mới ngon. Tô mì Bà Tỉnh chỉ 7.000đ cùng cái bánh tráng đặc sản vùng quê bên bờ sông Tuý. Cũng từ lò bánh tráng nhà bà Tỉnh mà ra, thơm lựng, giòn tan. Khách ở xa, sau khi ăn mì thường mua vài chục bánh tráng mang về làm quà.

Tô mì ngon và điệu nghệ như vậy, nên khách đông. Người dân xa xứ về thăm quê không quên đến Tuý Loan thưởng tô mì Bà Tỉnh. Ngày lễ tết, người dân dưới phố, bà con khắp nơi ngang qua Tuý Loan, đi viếng mộ ở nghĩa trang Gò Cà; thăm viếng người thân, bạn bè… vẫn để bụng ăn tô mì Quảng. Theo anh Nguyễn Đại Minh - truyền nhân đời thứ ba, hiện là chủ quán mì Bà Tỉnh cho biết, bình quân mỗi ngày bán 150 tô, chủ nhật lên đến 600 tô, còn những ngày tết thì trên cả ngàn là thường. 'Nhà mình một năm chỉ nghỉ bán ngày ba mươi để rước ông bà, còn lại bán suốt'.

(Theo Nguyễn Văn Tú)



p/s : ngoài ra ở đây còn có đặc sản mì "đút" dành cho mấy cụ >:)
 
Chỉnh sửa lần cuối:

cadn

"Chào Mào Việt Nam"
Tham gia
25/10/07
Bài viết
2,419
Điểm tương tác
76
SVC$
0
Mít non trộn sứa



Xứ Quảng có câu hát dân gian: 'Ai lên nhắn với nậu nguồn/Mít non gửi xuống, cá chuồn gửi lên…'. Đúng vậy, mít non mà kho với cá chuồn ăn phải hết chén này đến tô kia. Còn món mít trộn, xúc bánh tráng thì 'tuyệt chiêu' hơn nữa...Trên đường đi đến chợ quê, tại các điểm 'đón đàng', người mua chất hàng gánh mít non bên lề đường. Tại chợ Tuý Loan cũng nhiều, nhưng chủ yếu là các bạn hàng ở thành phố Đà Nẵng, Cẩm Lệ... mua về bỏ lại cho các tiệm ăn ở nội thành. Trong chợ, cũng có vài điểm bán mít non đã luộc.

Khách đến chơi nhà, không cần phải 'cao lương mỹ vị', ra vườn hái trái mít non vừa tầm (cỡ bắp vế người lớn), chọn trái đều đặn, không sâu, như vậy sẽ ít xơ, ngọt và bùi hơn. Sau khi cắt bỏ phần có cuống khoảng 5 phân, dùng một cây nhọn (nhỏ hơn cán liềm) một đầu đóng vào phần lõi vừa cắt của trái mít, nhằm dễ gọt vỏ. Một tay nắm cọc đã đóng, tay kia gọt vỏ. Sau đó cắt dọc từng miếng nhỏ dày cỡ 3cm, rửa sạch mủ, lạng bỏ cùi mít và bỏ vào nồi nước sôi. Nếu dùng 'xắt phay' thì xắt lớn, trộn sơ với vài cọng rau thơm như rau húng, rau quế… chấm mắm tôm, mắm nêm… tỏi, ớt ăn thật ngon và bùi. Nếu để trộn thì xắt nhỏ.

Ở nhà quê, có thể lấy một lon tép khô, rửa sạch, để ráo. Khử dầu phụng (thứ thiệt) bỏ vào vài tép tỏi đập giập, khi dầu đã bốc mùi thơm, bỏ tép vào khuấy đều, nêm nước mắm, gia vị… sau đó đổ mít trộn đã xắt nhỏ vào soong đảo nhiều lần cho đều; rải đậu phụng rang, giả dập, rau thơm lên. Dùng bánh tráng nướng vàng ươm xúc, nhai thơm rôm rốp, đậm hương vị nhà quê.

Ngoài ra, ở xứ biển, người ta còn bán hoặc chế biến món mít trộn với sứa, món dân dã nhưng hấp dẫn khó có gì sánh bằng. Dù xa quê, nhưng khi liên tưởng món mít non trộn sứa, thịt heo ba chỉ, tôm... hoặc mít non kho với cá chuồn, thơm lừng cũng râm ran… trong miệng.
Cầu Bông là một lễ hội cầu mưa chuyên cho làng trồng rau có từ thuở người dân vào xứ Quảng mở đất và phát hiện vùng đất thích hợp đặc biệt để trồng rau mùi.

(Theo Lê Quốc Kỳ - SGTT)
 

cadn

"Chào Mào Việt Nam"
Tham gia
25/10/07
Bài viết
2,419
Điểm tương tác
76
SVC$
0
Rượu Tà vạt



Già Làng Đinh Lương (thôn Phú Túc xã Hoà Phú, Hoà Vang) bên cây tà vạt

Theo già Đinh Lương (72 tuổi ), đồng bào dân tộc Cờtu ở thôn Phú Túc, xã Hoà Phú, Hoà Vang ( Tp Đà Nẵng) – “nghệ nhân” sản xuất rượu tà vạt cho biết : cây Tà Vạt ( tên gọi của đồng bào dân tộc CơTu) mà người Kinh còn gọi là cây Đoát . Cây Tà Vạt mọc tập trung thành từng cụm ở các triền núi thấp, gần khe, hố… nơi đất có độ ẩm cao. Nhìn chung thân cây giống như cây dừa ở đồng bằng, rễ chùm, thân to, khoẻ, có nhiều đốt dày, bẹ lớn, lá thưa.Ngày trước người ta dùng lá Tà Vạt để lợp nhà….Nhưng cái đặc sắc và hấp dẫn nhất của cây Tà Vạt là làm “Buoh Tà Vạt”- rượu Tà Vạt. Đó là loại rượu lấy chất dịch thơm, ngọt… từ buồng trái của cây Tà Vạt, cho lên men, uống rất thơm ngon và bỗ dưỡng, rượu có vị ngọt, đắng nhẹ, khay khay…làm tê tê đầu lưỡi, là loại rượu “khai vị” rất tuyệt vời và không thể thiếu được trong gia đình, lễ hội, ngày Tết của đồng bào dân tộc Cơ Tu.

Nhưng muốn làm rưọu Tà Vạt thì không phải là dễ… Trước tiên, người ta vào rừng, chọn những cụm Tà Vạt sống ở gần khe, hố, chọn những cây to, mập mạp… để “lấy rượu”. Sau khi phát dọn quanh các gốc Ta Vạt đã chọn, tuỳ theo cây cao thấp, người ta làm một cái thang bằng cây và dây rừng từ gốc lên đến các buồng trái. “Tiến trình“ sản xuất rượu Tà Vạt cũng không kém phần gian nan và đầy tính nghệ thuật. Thường thường, mỗi cây Tà Vạt cho bốn, năm buồng, nhưng chỉ chọn lấy “nước” có một buồng có trái vừa, thích hợp. Lý tưởng nhất là trái cỡ trái cau là cho nhiều nước và phẩm chất tốt nhất. Cứ 3 ngày một lần, người ta leo lên nơi gần buồng, dùng dùi cui - đẽo bằng cây rừng - đập nhẹ chung quanh cuống của buồng trái mà mình đã chọn. Mỗi lần đập khoảng một vài giờ. Sau 4 hoặc 5 lần đập, tiến hành cắt ngang cuống buồng trái. Sau đó dùng cọng cây môn nước giã dập và bịt ngay đầu mới cắt, bên ngoài bọc bằng lá rừng và buộc lại. Động tác này gọi là “nhử nước”. Tuỳ theo cây, có thể nhử ba hoặc bốn lần mới ra nước, theo dõi khi thấy nơi mặt vết cắt, có nhỏ giọt nhanh, đều thì gạt bỏ lớp “chất nhử” và treo một cái can 10 lít để hứng. Có thể dùng ống nhựa, lồ ô, giang … để dẫn nước vào can. Chất nước này, lúc vừa chảy ra thì hơi trong, thơm và ngọt. rất hấp dẫn với các côn trùng như kiến, ong… nên người ta phải bịt, che lại.

Để dung dịch này lên men, dùng vỏ cây chuồn ( một loại cây chắc, nặng, có ròng màu đen ), dần cho mềm rồi cho vào can rượu theo liều lượng thích hợp. Tuỳ theo khẩu vị, phong tục, tập quán từng vùng, từng bản mà người ta đưa vỏ cây chuồn vào can nhiều hay ít. Muốn rượu có nồng độ cao hơn, vị đắng, thì cho vỏ chuồn nhiều và ngược lại. Khi rượu đã xúc tác tốt với men thì có màu đục, trắng. Trung bình - thời điểm rượu chảy nhiều nhất - mỗi ngày đêm cho ra từ 5 đến 10 lít rượu / 1 cây. Cứ mỗi ngày, hai lần, sáng và chiều người ta đi lấy rươu .Thông thường, mỗi người quản lý một cụm từ 5 đến 10 cây Tà Vạt. “Rượu Tà Vạt” cho rượu rất lâu, có thể đến hai, ba tháng mới hết. Càng về sau, cây càng hết chảy dần, trung bình mỗi cây Tà Vạt lấy được trên dưới 300 lít rượu. Tà Vạt ra hoa, có trái hầu như quanh năm, nên rượu ta vạt có thể “ sản xuất” quanh năm.
Rượu Tà Vạt - một loại rượu thơm ngon, độc đáo, đậm đà bản sắc văn hoá của đồng bào dân tộc CơTu, một loại rượu “truyền thống” không thể thiếu được trong gia đình, lễ hội… Đặc biệt là uống mừng năm mới, xuân đến Tết về.

(Quốc Kỳ)

p/s : có dịp đi bẫy chim mền sẽ ở lại 1 đêm để thưởng thức loại này...hehe
 

cadn

"Chào Mào Việt Nam"
Tham gia
25/10/07
Bài viết
2,419
Điểm tương tác
76
SVC$
0
Nước mắm Nam Ô

Khác với những vùng làm nước mắm khác ở Việt Nam, làng cá Nam Ô (Đà Nẵng) chỉ chế biến nước mắm từ cá cơm than. Muối cá từ khoảng tháng ba âm lịch bằng thứ muối Cà Ná hạt to để đã vài năm, gần Tết Nguyên Đán thì dùng được. Nước mắm Nam Ô có màu đỏ sậm, tỏa mùi thơm đầy hấp dẫn.


Nam Ô là làng đánh cá nhỏ, nằm ngay trên quốc lộ 1, thành phố Đà Nẵng, ở đây có loại nước nắm ngon nổi tiếng. Loại cá làm nước mắm Nam Ô ngon nhất là cá cơm than đánh bắt vào tháng ba. Nước mắm Nam Ô ngon một phần là nhờ chọn thứ muối Cà Ná hạt to để lâu vài ba năm. Muối mang về đổ trên nền xi-măng sạch, khô ráo, để từ năm đến bảy ngày cho chảy hết chất nước đắng, sau đó cho vào chum, vại cất vài năm trước khi đem làm.


Cá cơm than được lựa chọn kỹ là loại cá tươi, không to quá hoặc nhỏ quá. Khi muối, không cần rửa lại, vì trước khi lên bờ, cá đã được rửa bằng nước biển. Nếu rửa bằng nước ngọt sẽ làm cá mất ngon, để lâu sẽ bị thối. Những thùng, chum, vại muối phải làm bằng gỗ bằng lăng hoặc gỗ mít, mới đúng cách. Khi trộn cá chú ý, sao cho cá thấm muối thật đều, không bị nát, xếp từ từ từng lượt vào chum vại, đựng cá muối. Phía trên cùng đặt một lần vỉ đan bằng tre, hoặc mo cau khô gài lại. Đậy nắp thật kín, đưa vào phòng tối, khô ráo, sạch sẽ, kín gió, giữ nhiệt độ vừa phải, khoảng sáu, bảy tháng trộn cá muối lại. Khi nào lớp vỉ chèn xuất hiện lớp men mầu trắng thì tháo vỉ, vớt lớp men ấy ra. Cá muối vào tháng ba, gần Tết âm lịch bắt đầu lọc mắm, nhẹ tay lấy vỉ chèn ra, trộn đều mắm và dùng vải mịn để lọc mắm. Nước mắm chảy từ từ, có mầu đỏ sậm như mầu cánh gián, mùi thơm tỏa ra đầy hấp dẫn.
Nhiều làng lân cận Nam Ô cũng chế biến loại nước mắm này, nhưng không thành công. Theo những gia đình có truyền thống chế nước mắm Nam Ô thì việc chế biến phải có bí quyết và đòi hỏi công phu, chỉ sơ ý là nước mắm mất ngon. Từ xa xưa, nước mắm Nam Ô đã rất nổi danh. Ngày Tết, ngày lễ, người dân trong cũng như ngoài tỉnh ai cũng muốn có chai nước mắm Nam Ô.
 

willsmith91

Thành viên tích cực
Tham gia
12/6/09
Bài viết
122
Điểm tương tác
1
SVC$
0
Quê ta đây mà nhớ lại năm nào được 1 lần ăn mỳ Bà Tỉnh , muốn ăn miết ăn 1 tô lại thèm , no rồi nhớ lại vẫn thấy thèm:a42:
 

fly_tomoon

Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ
Thành viên BQT
Tham gia
20/9/08
Bài viết
517
Điểm tương tác
294
SVC$
0
Em thích món mì Quảng và cao lầu :) Hồi đó lần đầu tiên nghe người bạn nhắc đến món cao lầu, :D, em nghĩ món đó nó có liên quan đến đất cát và xi măng. Không nghĩ là món đó có thực. Về sau này, mỗi lần đi làm về đuối quá, em hay chạy qua nguyễn tri phương gọi tô mì Quảng, rồi mới về nhà làm tiếp tập 2. :) Tại, sợi mì Quảng ăn ngon ngon, vị lạ lạ, có đậu phọng.
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom