Guest viewing is limited
N

__Nick__

Guest
trồng Lan trên Gỗ hay Vỏ Cây ?

Trồng lan có hai cách chính: trồng trong chậu và trồng bằng cách gắn cây lan vào gỗ hay các vật liệu sẽ kể ở phần sau.

Ngoại trừ lan mọc dưới đất (terrestrial), phần lớn các giống lan thuộc loại epiphytes (sống trên cây trong thiên nhiên) và loại lithophytes (sống trên đá) đều có thể trồng bằng cách gắn cây lan vào gỗ, vỏ cây v.v… Lối trồng này thật ra hợp với thiên nhiên hơn là trồng trong chậu. Trồng trong chậu chẳng qua chỉ là một cách thuần hoá cây lan mà thôi.

I. Lối trồng trên gỗ hay vỏ cây có những lợi điểm và khuyết điểm như sau:

- Có ích cho những loại lan muốn phơi rễ ra ngoài không khí.
- Giúp cho cây lan và rễ tăng trưởng một cách tự nhiên theo chiều dọc.
- Gọn nhẹ hơn so với lối trồng trong chậu, không chiếm nhiều mặt bằng.
- Bảo đảm không thối rễ nhưng trái lại, dễ bị khô. Tránh bị úng nước, nhưng cần cung cấp nhiều ẩm độ.
- Nhìn tự nhiên và mỹ thuật. Tùy theo óc thẩm mỹ, phối hợp giữa cây lan và vật liệu ta có một tác phẩm nghệ thuật làm tăng giá trị của hoa lan.

TrongLanTrenGo-VoCay1.jpg
II. Vật-liệu để gắn hay cột cây lan:

- Vỏ cây làm nút chai (Virgin cork bark). Cây này cung cấp vỏ rất dày dùng trong kỹ nghệ đóng nút chai. Cây trồng 20 năm mới thu hoạch, sống lâu từ 150 đến 200 năm. 9 năm mới lấy vỏ một lần. Vỏ cây dày từ 1 tới 2 inches (2,5 – 5 cm) rất lý tưởng để cột cây lan vào. Rất có mỹ thuật để triển lãm. (Giá hơi đắt, khoảng 14 đô la/1 lb (450 g).

TrongLanTrenGo-VoCay2.jpg
- Thân cây Dương-Xỉ mọc nhiều ở vùng nhiệt đới trung Mỹ châu. Cây có thân xốp, nhiều sợi, rất thoáng khí. Cây được cắt thành đoạn hay để nguyên cả cây. Loại này rất bền, kéo dài nhiều năm. Rễ lan dễ bám vào. (giá 6.30 đô la/ dài 18” (45 cm)). Vỏ cây dương-xỉ cắt thành từng tấm là phần ngoài của thân cây.

- Vỏ cây Bách (cypress), sần sùi, tăng thêm vẻ thô sơ, hoang dại. (giá 7.5 đô la 2.5”x22” (12 cm x 55 cm)). Nên chọn vỏ cây dày, không tách rời gỗ, dễ bị sâu bọ ẩn trú.

TrongLanTrenGo-VoCay3.jpg
- Vỏ trái dừa. Có thể để nguyên hay cắt làm đôi.

- Thân cây nho khô già. Cây này quăn queo cho dáng đẹp.

- Thân và rễ cây cà-phê. Được dùng nhiều ở Mễ tây cơ; bền tới 8 năm.

- Gắn cây lan vào lưới. Tốt hơn là gắn vào lưới bằng nylon để cho gió dễ dàng lùa qua. Ví dụ như cây lan không lá Chiloschista lunifera.

- Gắn vào những cây xương rồng khô, cây khô (driftwood bán ở các tiệm Pet shops).

- Máng vào rổ treo (hanging planter).

TrongLanTrenGo-VoCay4.jpg
- Gắn lên các cây trong vườn. Có thể gắn cây lan lên các cây ăn trái trong vườn , ngoại trừ những cây có nhựa độc. Cây lan chỉ bám vào cây chính mà không làm hại cây này như các cây chùm gửi khác. Các loại cây cam,bưởi, chà là, sồi (oak), sung, cau, dừa đều có thể dùng làm chỗ gắn cây lan. Nên chọn những cây trong vườn có nhiều nắng, gần nguồn nước và ở vào chỗ ta có thể ngắm nhìn. Cách này có một bất lợi là không di chuyển được.

Những cây, vỏ cây, dùng để gắn lan cần phải để thật khô để tránh nhựa cây (sap) có thể không tốt cho lan. Đối với cây ở nước mặn, nước phèn cần phải tẩy sạch trước khi gắn cây lan vào.

III. Những loại lan có thể gắn (mounting orchids):

- Masdevalia - Aerangis - Oncidium
- Epidendrum - Bulbophyllums - Catleya
- Dendrobium - Miltonia - Phalaenopsis
- Vanda - Maxilaria - Brassavola…

TrongLanTrenGo-VoCay5.jpg
IV. Vật dung để gắn cây hoa lan vào vỏ cây hay gỗ.

Những vật dụng sau đây cần có để gắn lan vào gỗ:

- Kẹp bằng thép mạ (galvanized metal) dài khoảng 2" (5 cm), đủ cứng để gắn cây lan vào gỗ.
- Cước câu (fishing line), sức chịu từ 6-10 lb (2,7-4,5 kg), màu trong để khỏi lộ khi buộc cây lan vào gỗ.
- Khoan, để khoan lỗ xỏ móc thép, xỏ dây…
- Bảng đề tên (tag)
- Dây điện nhỏ, dây điện thoại có bọc nylon để không có rỉ sét gây độc cho cây.
- Sphanum moss, một nắm tay cho một cây đem gắn.

TrongLanTrenGo-VoCay6.jpg
V. Cách gắn lan vào gỗ hay vỏ cây:

1. Chuẩn bị:

a. Nên sắp sẵn các vật dụng ghi trên.
- Ngâm các vật dụng để gắn lan vào từ ngày hôm trước.
- Ngâm nước một nắm sphanum moss.
- Ngâm chậu lan muốn lấy cây ra để cột vào gỗ.
- Lấy bùi nhùi hay bàn chải sạch nhúng alcohol chùi những dơ bẩn còn dính trên thân gỗ, hay vỏ cây.

b. Lấy cây lan từ trong chậu ra giống như thay chậu.
- Làm sạch rễ , loại bỏ rễ hư thối
- Tránh làm gãy rễ.
- Cắt hoa đã tàn, lá uá, loại bỏ rễ quá dài (trim) với dao, kéo đã hơ lửa.

TrongLanTrenGo-VoCay7.jpg
c. Đặt cây trên miếng gỗ sao cho cân đối, tương xứng. Đánh dấu chỗ định gắn cây trên miếng gỗ hay vỏ cây.

2. Thực hành:

a. Lấy rêu (moss) đã ngâm nước trước trải đều và mỏng trên vỏ cây nơi muốn gắn cây lan vào, nếu cần lấy giây câu quấn lại. Mục đích là làm chất đệm và để giữ thêm độ ẩm cho cây mới gắn.

b. Xếp rễ đè lên lớp moss nêu trên. Cây và rễ nên xếp theo hàng dọc cho thuận chiều tăng trưởng.

c. Lấy dây cước cuốn cây lan vào gỗ hay vỏ cây, nơi đánh dấu. Tránh cho dây cước đừng cắt vào củ, rễ, lá. Dùng kẹp để gắn chung quanh rễ, nơi tiếp giáp với thân vào gỗ hay vỏ cây.

d. Cuốn thêm giây cước hay lưới cá chung quanh, nhất là chỗ còn lỏng.

e. Có thể dùng dây điện, dây điện thoại buộc chặt tạm thời trong khi chờ rễ tăng trưởng bám lấy gỗ hay thân cây.

f. Gắn bảng tên cây lan, ngày gắn v.v…

TrongLanTrenGo-VoCay8.jpg
3. Chăm sóc cây lan mới gắn:

a. - Để cây lan mới gắn ở chỗ bóng mát trong vài tuần.

b. - Phun hơi nước (mist) cây mới gắn cho đến khi rễ dài được vài inches. Có thể dùng Superthrive pha với nước rồi phun lên cây.

c.- Tưới đẫm 2 hay 3 lần một tuần khi cây tăng trưởng và ít hơn khi cây ngủ vào mùa đông.

d.- Nên để cây đúng hướng nắng và đừng đổi hướng liên tục làm cây chậm phát triển. (nếu thay đổi liên tục 180 độ, cây sẽ chết.).

Câu hỏi được đặt ra là nên gắn cây như vậy khi nào?

Xin trả lời: nên gắn, máng, cột, buộc cây lan vào lúc bắt đầu mùa tăng trưởng. Thời gian này cây đầy nhựa sống, rễ mọc mau, cây dễ lấy lại sức sau khi thay đổi môi trường.

Phương pháp này có thể áp dụng khi gắn các loại cây khác như bromelia, ferns v.v…

<TABLE cellSpacing=0 cellPadding=0 width=300 align=right border=0><TBODY><TR><TD>Tài liệu tham khảo:

- abundaflora.com (coffee log mounting)
- www.mickeysorchids.com (mounted orchids)
- jelinek.com (about bark culture)
- www.arcadiaglasshouse.com (mounting supply)
- faq.gardenweb.com (How to mount orchid)
- www.paramountorchids.com (samples for mounting orchids)
- orchids.home-lib.com (How to care for orchids).
</TD></TR></TBODY></TABLE>
 
N

__Nick__

Guest
những cánh hoa Lan kì dị.

Nhiều người cho rằng: phái đẹp là những bông hoa kỳ dị, bởi vì dung mạo khác nhau, tên tuổi khác nhau, mặt mũi, nước da, cao thấp khác nhau, tính nết khác nhau, ăn nói cũng khác nhau, và còn nhiều thứ khác nhau nữa. Hơn nữa lại các bà, các cô là một vưu vật rất hiếm quý thượng đế đã ban cho loài người, cho cái đám đàn ông bớt thô lỗ cục cằn. Nhưng mỹ nhân vốn thường hay nhõng nhẽo, khó tính, khó nết dù cho yêu thương chiều chuộng đến mấy cũng khó lòng vừa ý cũng như những cây lan kỳ dị khó lòng nuôi dưỡng. Nhưng thôi, xin hãy tạm ngừng ở đây kẻo lại lạc đề.

<TABLE cellSpacing=0 cellPadding=5 width=240 align=left border=0><TBODY><TR align=middle><TD>
BongLanKyDi_1.jpg

Cymbidium Isle Flamingo</TD></TR></TBODY></TABLE>Hoa lan cũng thế, là những bông hoa kỳ dị, bởi vì từ hình dáng, mầu sắc, cấu trúc của hoa lan khác hẳn vời những bông hoa thông thường như hoa hồng, hoa cúc, hoa cẩm chướng v.v… Tuy vậy, nhưng đối với những người đã sành chơi lan thì những đóa lan như Hồ Điệp (Phalaenopsis) Lan kiếm hay lan đất (Cymbidium) thậm chí cho tới Vân lan (Vanda) Cát lan (Cattleya) hay những loài hiếm thấy trên thị trường như Disa, Dracula v.v… cũng không phải là những bông lan kỳ dị. Vậy thì loài lan nào mới là kỳ dị?

Chúng ta nên phân biệt giữa những bông hoa có hình thù kỳ dị hay dị dạng (exotic) và những bông hoa bị biến dạng (peloric). Thế nào là bông hoa biến dạng? Thông thường hoa lan có 3 phần:
- 2 cánh hoa nằm ngang (petal) thường lớn hơn những đài hoa.
- 3 đài hoa (sepal) nhỏ hơn, một ở trên và 2 ở dưới.
- 1 môi hoa (lip) nằm ở trung tâm điểm, trong đó chứa những bộ phận sinh sản đặc biệt. Những bông hoa khác đều có hoa đực riêng với hoa cái, nhưng hoa lan phần lớn trong một bông hoa lại có đủ cả 2 phần đực lẫn cái.

Trong phạm vi hoa lan, người ta coi những bông hoa bị biến dạng là những bông hoa nở ra trong trạng thái bất bình thuờng (Abnormal, Irregular) thường có 2 cánh hay 2 đài giống như môi hoa thí dụ như Cymbidium Isle Flamingo hay Cym. Knock out ‘Splash’ đặc biệt bông hoa Phalaenopsis equestris có 3 chiếc môi y hệt như nhau:

<TABLE cellSpacing=0 cellPadding=5 width="96%" align=center border=0><TBODY><TR vAlign=top><TD align=middle width="50%">
BongLanKyDi_3.jpg

Cymbidium Knock out “Plash”</TD><TD align=middle width="50%">
BongLanKyDi_2.jpg

Phalaenopsis equestris</TD></TR></TBODY></TABLE>
Loài lan kỳ dị thường gồm các điểm sau đây:
1. hình dáng kỳ dị khác thường.
2. ít khi thấy trên thị trường thương mại.
3. hiếm quý vì khó nuôi trồng hay khó gây giống..

Chúng tôi xin kể tên và trình bầy hình ảnh một số trong những loại lan này để quý vị thưởng lãm, nhưng cũng xin được nói thêm là giống lan này có thể là kỳ dị với chúng ta nhưng lại rất tầm thường với người bản xứ.

Vậy xin mời các bạn hãy ghé mắt xem qua:

Calochilus, Beard orchid Lan râu
Loài lan này có khoảng 10 giống mọc ở Úc châu, như:

<TABLE cellSpacing=0 cellPadding=0 width="100%" align=center border=0><TBODY><TR vAlign=top><TD align=middle width="45%">
BongLanKyDi_4.jpg

Calochilus paludosus, mầu tím sẫm</TD><TD align=middle width="65%">
BongLanKyDi_5.jpg

Calochilus campestris, robersonii Lan râu đỏ</TD></TR></TBODY></TABLE>
Dò hoa mọc thẳng đứng và có từ 1 đến 20 hoa tùy theo gíống, hình dáng trông gần giống nhau nhưng khác về mầu sắc.

Caladenia Loài lan này có khoảng 180 giống, phần lớn mọc dưới đất tại Úc châu, New Zealand, New Caledonia, Malaysia và Indonesia.

<TABLE cellSpacing=0 cellPadding=0 width="100%" align=center border=0><TBODY><TR vAlign=top><TD align=middle width="50%">
BongLanKyDi_6.jpg

Caladenia longicauda: Lan Nhện trắng hay Bạch tri thù</TD><TD align=middle width="50%">
BongLanKyDi_7.jpg

Caladenia dilitata Lan nhện đỏ</TD></TR></TBODY></TABLE>
<TABLE cellSpacing=0 cellPadding=0 width="100%" border=0><TBODY><TR><TD align=justify>
BongLanKyDi_8.jpg
Chiloschista Vô diệp lan

Đây là một loài lan kỳ dị, không thân, không lá (monocot) chỉ có một mớ rễ quấn vào cành cây Loài lan này có chừng 10 giống mọc ở Á châu như Chis.lunifera, nakompanomensis, ramifera, trudelli, usenoides, sweelimii. Việt nam có 2 giống Chis. exupereipusilla.</TD></TR></TBODY></TABLE>

<TABLE cellSpacing=5 cellPadding=0 width="100%" align=center border=0><TBODY><TR vAlign=top><TD>
BongLanKyDi_9.jpg
Dendrophylax lindenii, Ghost Orchid, Frog orchid Lan Ma

Vào năm 1844 người ta tìm thấy ở Cuba, sau đó ở Bahamas và 50 năm sau mới tìm thấy ở vùng đầm ẩm ướt lầy Everglade, Florida. Giống lan
kỳ lạ này cũng không có lá hay thân gì cả (monocot) mà chỉ có rể bám vào cành cây. Vào khoảng tháng 6-8 tự nhiên hoa mọc ra một lần từ 1 đến 10 chiếc nở ra cùng một lúc, có hương thơm. Chiều ngang hoa vào khoảng 3-4 phân và chiều dài chừng 7-8 phân trông giống con nhái mầu trắng.

Giống lan này khó gây giống và rất khó trồng cho nên ít khi thấy. Ngoài ra cây lan này cũng được xếp vào những cây thuộc danh sách số 2 của CITIES và được bảo vệ luật lệ của tiểu bang Florida và liên bang Hoa Kỳ.</TD></TR></TBODY></TABLE>

<TABLE cellSpacing=5 cellPadding=0 width="100%" align=center border=0><TBODY><TR vAlign=top><TD>
BongLanKyDi_10.jpg
Bulbophyllum

Cầu diệp, Lan Lọng là một loài lan đông đảo chừng 3000 giống khác nhau.

BongLanKyDi_11.jpg
Bulbophullum blumei

Lan mọc ở Mả Lai, Sumatra, Borneo, Phi luật tân, Papua, quần đảo Solomon và Úc châu. Hoa một hay 2 chiếc lớn chừng 6 phân

Bulbophyllum lasiochilum

Lan mọc tại Ấn độ, Thái Lan, Miến điện, Mã lai với một bông hoa duy nhất, nhỏ 1.5 đến 3 phân và có hương thơm.</TD></TR></TBODY></TABLE>

Drakaea, Hammer Orchid Lan lưỡi Búa

<TABLE cellSpacing=0 cellPadding=0 width="100%" align=center border=0><TBODY><TR vAlign=top><TD align=middle width="50%">
BongLanKyDi_12.jpg
</TD><TD align=middle width="50%">
BongLanKyDi_13.jpg
</TD></TR></TBODY></TABLE>
Loài lan này mọc ở phía tây nam Úc Châu, được xếp vào loài được bảo vệ. Người ta đặt tên theo cô Drake, một họa sĩ người Anh chuyên vẽ các loại thảo mộc và hoa lan vào năm 1800. Loài lan này cần phải có một giống tò vò để thụ phấn do đó rất khó gây giống.

<TABLE cellSpacing=5 cellPadding=0 width="100%" align=center border=0><TBODY><TR vAlign=top><TD>
BongLanKyDi_14.jpg
Caleana major, Flying duck orchid Lan vịt trời

BongLanKyDi_15.jpg
Giống lan này mọc ở những vùng đất cát thuộc Úc Châu Hoa nở vào mùa xuân hay mùa hạt Khi có rưồi hay muỗi bám vào hoa, phần trên giống như chiếc đầu con vịt sẽ cụp xuống và đẩy côn trùng vào trong bụng hoa nơi chứa phấn và sau đó côn trùng sẽ bay đi và giúp cho hoa khác được thụ phấn.</TD></TR></TBODY></TABLE>

<TABLE cellSpacing=5 cellPadding=0 width="100%" align=center border=0><TBODY><TR vAlign=top><TD align=justify width="65%">Diuris corymbosa, Donkey orchid Lan tai lừa

BongLanKyDi_16.jpg

Loài lan này có khoảng 50 giống mọc ở tây nam nước Úc. Cây lan cao chừng 30-40 phân vói 2 –3 chiếc lá dài khoảng 20 phân. Hoa từ 1 đến 5 chiếc to khoảng 2.5 phân, nở vào mùa Xuân. Sau đó cây sẽ nằm trong tình trạng ngủ trong mùa Hạ. Củ lan sẽ tăng trưởng dần dần cho mùa hoa năm tới.</TD><TD align=justify width="45%">Diuris sulphurea

BongLanKyDi_17.jpg

Tình trạng cũng như giống nư Diuris corymbosa nhưng hoa mầu hồng nhạt và hồng đậm.</TD></TR></TBODY></TABLE>

<TABLE cellSpacing=0 cellPadding=0 width="100%" border=0><TBODY><TR><TD align=justify>
BongLanKyDi_18.jpg
Ophris insectifera


Loài lan này có chừng 20 giống mọc ở Âu châu, bắc Phi châu và phía tây Á châu. Cây cao chừng 30 phân mỗi dò có vài chiếc hoa mầu như kim khí có nhiều lông trông giống như một thứ côn trùng. Do đó những con ong, bướm tuởng là đồng loại nên tìm đến để ân ái và giúp cho hoa đuơc thụ phấn.</TD></TR></TBODY></TABLE>

<TABLE cellSpacing=0 cellPadding=5 width="100%" align=center border=0><TBODY><TR vAlign=top><TD align=right width="50%">
BongLanKyDi_19.jpg
</TD><TD align=lèt width="50%">
BongLanKyDi_20.jpg
</TD></TR></TBODY></TABLE>

<TABLE style="BORDER-COLLAPSE: separate" borderColor=#d5f7d5 cellSpacing=2 borderColorDark=#18581c cellPadding=4 width="90%" align=center borderColorLight=#b7e5ba border=2><TBODY><TR><TD align=justify bgColor=#cbf7cc>
Xin bạn đọc bốn phương hãy tiếp tay với chúng tôi sưu tầm hình ảnh những giống lan kỳ lạ để mọi người cùng thưởng lãm.

</TD></TR></TBODY></TABLE>
 
N

__Nick__

Guest
thế giới kì diệu của Phong Lan

Các nhà khoa học tại Tổ chức bảo tồn động vật hoang dã thế giới WWF (World Wildlife Fund) đã phát hiện ra 30 loài phong lan mới chưa từng được biết đến tại khu rừng ở Papua New Guinea (PNG). Trong đó có những bông phong lan kỳ lạ đầy ấn tượng.

<CENTER>
TGKyDieu_1.jpg
</CENTER>
Hồ kỳ diệu
Hồ Kubutu ở miền Kikori của PNG, nơi những loài lan mới được tìm thấy, được quốc tế công nhận về tầm quan trọng sinh vật học của nó. Khu vực này là căn nhà lý tưởng cho chim chóc, đà điểu khổng lồ, và cây cổ thụ.
PNG, tỉnh Papua thuộc Indonesia, và gần Borneo tạo nên khu lý thú nhất của thế giới để tìm ra các loài lan mới.

<CENTER>
TGKyDieu_2.jpg
</CENTER>
Một trong các nhà khoa học nghiên cứu hàng đầu là Wayne Harris từ Queensland Herbarium ở Australia.
Ông ta cho là chủ nhân tất cả các hình hoa lan dùng ở đây.
Wayne mô tả PNG như là "một mỏ vàng lạ thường của hoa lan".

<CENTER>
TGKyDieu_3.jpg
</CENTER>
Miệng rộng mở (Open mouth)
Bông hoa có hình như chiếc miệng mở rộng này thuộc loài hoa mọng nước Cadetia kutubu, được lấy tên từ hồ Kutubu.

<CENTER>
TGKyDieu_4.jpg
</CENTER>
Ngôi sao cô đơn (Lone star)
Papua New Guinea là nơi khó có thể tin là có nhiều hoa lan. Trong khoảng 25000 loài được biết đến trên thế giới, có 3000 loài từ Papua New Guinea. Ngôi sao cô đơn - loài hoa mới được đặt tên Taeniophyllum, đã được thêm vào trong danh sách đó.

<CENTER>
TGKyDieu_5.jpg
</CENTER>
Bình minh rực đỏ (Red dawn)
Bông hoa có sắc đỏ như ánh mặt trời này thuộc dòng họ Dendrobium (D. cuthbertsonii), hầu hết là loài biểu sinh, sống trên cây thay vì mặt đất.
Các nhà gây giống đã tạo nên nhiều giống Dendrobium khác nhau, bao gồm kimilsungia, được đặt tên từ một nhà lãnh đạo Bắc Hàn.

<CENTER>
TGKyDieu_6.jpg
</CENTER>
Bông hoa thanh tú (Delicate flower)
Màu sắc sặc sỡ, hình dáng uốn lượn - loài hoa giống như một tác phẩm nghệ thuật, những người thợ thuỷ tinh Venetian có bao giờ tạo nên được bông hoa mềm mại, thanh tú như Dendrobium spectabile không?

<CENTER>
TGKyDieu_7.jpg
</CENTER>
Thế đứng con Công (Peacock plant)
Dòng họ phong lan tổng hợp mọi đặc tính kỳ lạ nhất trong vương quốc thực vật, và cây Bulbophyllum masdevalliaceum có mọi đặc tính đó.
Hơn 1800 loài Bulbophyllum đã được mô tả trên thế giới, nhưng Papua New Guinea là "quê hương phát triển", bao gồm 1/3 của các loài đã biết.

<CENTER>
TGKyDieu_8.jpg
</CENTER>
Mặt cá (Fishy face)
Như các bạn thấy ở đây bông hoa lan không tên có hình mặt cá loài Cadetia, bổ sung thêm sự đa dạng cho thế giới phong lan tại Papua New Guinea.
Nhưng nhiều loài hầu như chắc chắn xoá sổ bởi sự phá rừng và con người xâm lấn trước khi chúng được mô tả.
Tổ chức bảo tồn động vật hoang dã thế giới (WWF) và các cộng sự đang làm việc với Papua New Guinea để bảo vệ những khu vực bảo tồn quan trọng.


HLVN
 
N

__Nick__

Guest
thay chậu Lan thế nào ???

Rất nhiều cây lan không ưa thay chậu như:
Coelogyne citrina
Cuitlauzina pendula
Dendrobium
Oerstedella schweinfurthianum
Sobralia v.v...​
Nhưng lại có nhiều cây ưa thay chậu tối thiểu một hay hai năm một lần như:
Paphiopedilum (Nữ Hài)
Phalaenopsis
Miltonia v.v...​
Tuy nhiên khi cây đã mọc ra ngoài thành chậu, rễ bị bó chặt sẽ không hút được nước hay lớp vỏ cây đã bị mục nát chúng ta bắt buộc phải thay chậu nếu không sẽ bị thối rễ.

THỜI GIAN ĐỂ THAY CHẬU

Thời gian tốt nhất để thay chậu vào mùa xuân, khi cây vừa tàn hoa hay khi cây con mọc mầm và bắt đầu ra rễ mới. Nếu sang chậu không đúng lúc, cây sẽ bị khựng lại có khi bị thối rễ và chết cây.

LOẠI CHẬU NÀO THÍCH HỢP

Hai loại thông dụng nhất là chậu nhựa và chậu bằng đất nung. Chậu nhưạ được người ta ưa dùng hơn cả vì rẻ tiền, bền nhưng hay bị đọng nước. Vì vậy khi dùng chậu nhựa cần khoan thêm lỗ ở ngang hông và dưới đáy. Chậu đất thấm nước, mau khô và thoáng khí cho nên cần tưới thường xuyên hơn chậu nhựa. Chậu đất dễ vỡ, thường bị các chất cặn muối, phân bón đóng ớ đáy chậu làm cho rễ cây bị cháy.

Chậu gỗ (Basket) hay rỏ bằng kim khí hay bằng nhựa rất thích hợp với nhiều loại lan cần thoáng gió như Vanda, Aerides, Rhynchostylis v.v... nhất là những loại mọc hoa ở đáy chậu như loại Stanhopea. Khi dùng chậu gỗ nên lót đáy chậu bằng rêu Sphagnum.

Người ta cũng trồng lan trên các khúc cây (wood) vỏ cây (Cork bark) hay rễ cây dương sỉ (tree fern slab). Những loại này rất bền lâu nhưng rất mau khô cần phải tưới nước hàng ngày và phải giữ độ ẩm trên 60%.

CHẬU TO HAY CHẬU NHỎ

Thông thường những người mới trồng lan ưa dùng chậu quá lớn với cây lan. Do đó nước ở trong chậu quá nhiều và làm thối rễ. Nên nhớ phần đông các loại lan cần có một vài ngày khô rễ trước khi tưới nước như Cattleya chẳng hạn. Vì vậy chỉ cần chừa mỗi phía 1” cho các cây nhỏ từ 1 đến 2” cho cây lớn hay là khoảng cách đủ cho cây mọc trong 2 năm. Riêng lan Dendrobium ưa trồng trong các chậu chật hẹp, rễ bó chặt vòng quanh chậu (root bound).

KHI THAY CHẬU

Khi thay chậu nên dùng dao hay kéo đã khử trùng bằng cách đốt trên đèn xì (Gas torch) hoặc bếp gas để tránh lây bệnh hay vi rút. Nên nhớ cây bị vi rút không thể chưã được và dễ lây lan sang cây khác khi tưới nước, Khi lấy cây ra khỏi chậu nên tưới nước trước để dễ dàng lấy ra. Trường hợp rễ dính chặt lấy chậu, dùng buá cao xu gõ xuống miệng chậu hoặc cắt bỏ chậu cũ. Cắt bỏ rễ thối, lấy hết những vỏ cây mục nát ra, cắt bớt các củ, bẹ già không còn lá, Những củ, bẹ này không sinh sản được, để lại chỉ chật chỗ. Nhưng cần phải để lại 5 nhánh hay củ tối thiểu là 3, cây mới có đủ sức mọc mạnh. Sau đó rắc bột diêm sinh (Sulfure Powder) hay vôi ăn trầu vào chỗ cắt để trị nấm làm cho thối củ, thối rễ.

Lót đáy chậu khoảng 1” đá hay chất xốp (Peanut foam). Đặt củ hay nhánh già sát vào mép chậu chừa chỗ trống cho hướng cây mọc. Giữ phần dưới của cây lan cách miệng chậu chừng 1” rồi bỏ vật liệu trồng lan vào. Dùng ngón tay cái hay một khúc cây nén vòng chung quanh chậu cho chặt. Nên nhớ nhưng loại lan có củ như Cymbidium, Oncidium có thể vùi sâu khoảng ¼ được nhưng các loại như Cattleya, Laelia, Dendrobium gốc cây phải trồng ngang với mặt đất không thể vùi sâu được. Nếu không sẽ không ra cây con hoặc có mọc cũng dễ bị thối. Nếu cây không còn rễ và không đứng vững nên cột thêm cây để chống.

Lớp vỏ cây cần thấp hơn miệng chậu chừng 1” để khi tưới nước khỏi trào ra ngoài. Thay chậu xong nên để cây vào chỗ rợp mát ngưng tưới nước trong 2- 3 tuần, ngoại trừ những cây đang có rễ non và những loại Paphiopedilum, Phaelenopsis, Vanda v.v... vẫn tưới nước như thường.



Placentia 4-2004​
 
N

__Nick__

Guest
cách chon mua hoa Lan

Những người mới chơi lan thường hay mắc chung một khuyết điểm: Thấy bông hoa đẹp cây, rễ tốt tươi như loại Vanda chẳng hạn, đã vội vã mua ngay. Do đó không được bao lâu cây lan sẽ chết hoặc không ra hoa. Bởi vì Vanda là loại cây thường mọc ở vùng nhiệt đới ấm áp quanh năm, ẩm độ cao lại cần nhiều ánh nắng cho nên muốn nuôi phải biết cách trồng.

mualan_1.jpg
Chúng ta nên nhớ lan mọc ở 5 châu, 4 biển, núi cao đầy sương gió, rừng rậm âm u, đầm lầy ẩm thấp. Mỗi giống lan có một môi trường sinh sống khác nhau. Một vài cây lan vẫn thường mọc ở vùng nhiệt đới như Thái Lan, Việt Nam, Mexico, Hawaii hay Florida thời tiết ấm áp, độ ẩm cao, nắng mưa điều hòa khó lòng chịu nổi cái lạnh và khô ráo của California, ngoại trừ ta sẽ nuôi lan trong nhà kính. Ngay tại miền Nam California, khí hậu ở Riverside cũng khác hẳn với Fountain Valley, vì vậy ta cần tìm hiểu về những điểm sau đây trước khi quyết định mua lan:

1- Nơi chúng ta sẽ để lan, mùa hè nóng tới bao nhiêu độ, muà đông lạnh nhất là bao nhiêu độ, trung bình là bao nhiêu? Vì nóng quá hay lạnh quá cây sẽ bị cằn cọc lại và sẽ chết.

2- Chỗ đó có đủ nắng hay không? Nắng buổi sáng hay buổi chiều? Ánh nắng rất cần thiết cho cây tăng trưởng và nở hoa. Thiếu ánh nắng cây sẽ èo uột và không ra hoa. Làm sao để biết ta có đủ nắng hay không? Nếu lá xanh thẫm, mềm và rũ xuống tức là thiếu nắng. Lá vàng ngả mầu tía, cây bị cọc lại là quá nhiều nắng. Lá cây mầu xanh hơi vàng như trái olive là đủ nắng.

Sau khi tìm hiểu về nơi chúng ta sẽ để lan, ta sẽ tìm mua cây lan nào thích hợp với môi trường đó.

Các chậu lan cần có bảng tên để giúp chúng ta hiểu rõ về sự nuôi trồng bởi vì ngoài vấn đề nhiệt độ, ánh nắng còn liên quan đến việc tưới nuớc bón phân v.v... Bảng tên toàn những danh từ khoa học tuy khó đọc nhưng mỗi ngày một quen. Hơn nữa nhìn vào bảng tên cây, người ta có thể đánh giá trình độ của người chơi lan.

Sau đây là tên viết tắt của một vài loại lan:
<table width="96%" border="0"><tbody><tr><td width="10%">Aer.</td><td width="40%">Aerides</td><td width="10%">Epc.</td><td width="40%">Epicattleya</td></tr><tr><td>Aervd</td><td>Aeridovanda</td><td>Kaw</td><td>Kagawara (ascocenda x renanthera)</td></tr><tr><td>Angcm</td><td>Angraecum</td><td>Lc.</td><td>Laeliocattleya</td></tr><tr><td>Ascda</td><td>Ascocenda</td><td>Neof.</td><td>Neofinetia</td></tr><tr><td>Ascf.</td><td>Ascofinetia</td><td>Onc.</td><td>Oncidium</td></tr><tr><td>Asctm.</td><td>Ascocentrum</td><td>Phal.</td><td>Phalaenopsis</td></tr><tr><td>B.</td><td>Brassavola</td><td>Ren.</td><td>Renanthera</td></tr><tr><td>Blc.</td><td>Brasolaeliocattleya</td><td>Rhctm</td><td>Rhynchocentrum</td></tr><tr><td>Bro.</td><td>Broughtonia</td><td>Rhrds.</td><td>Rhynchorides.</td></tr><tr><td>C</td><td>Cattleya</td><td>Rhv.</td><td>Rhynchovanda</td></tr><tr><td>Chtra.</td><td>Christieara</td><td>Rhy</td><td>Rhynchostylis</td></tr><tr><td>Ctna.</td><td>Cattleytonia</td><td>Soph.</td><td>Sophronitis</td></tr><tr><td>Cym</td><td>Cymbidium</td><td>Slc</td><td>Sophrolaeliocattleya</td></tr><tr><td>Den</td><td>Dendrobium</td><td>V.</td><td>Vanda</td></tr><tr><td>Enc.</td><td>Encyclia</td><td> </td><td> </td></tr></tbody></table>
Nếu chúng ta muốn có một vườn lan nở quanh năm đừng nên mua toàn một thứ. Thí dụ lan đất, lan Úc đa số chỉ nở vào mùa xuân. Muốn nhận diện các giống lan để dễ dàng chọn lựa ta nên mua một cuốn sách bỏ túi Golden Guide Orchids giá 8$, hay cuốn The Illustrated Encyclopedia of Orchids giá 40$ hoặc cuốn sách mới nhất Botanica's Orchids giá 25$. Những cuốn này có khá nhiều hình ảnh những cây lan, chúng ta ghi tên những cây muốn mua, như vậy không sợ mua phải những thứ không thích hợp với chỗ chúng ta sẽ để lan.

Tìm hiểu về cây lan cũng chưa đủ, ta còn cần tìm hiểu về trình trạng và xuất xứ của cây lan nữa:

1- Chúng ta nên mua những khỏe mạnh, tươi tốt không có những đốm đen, vệt lõm xuống dấu hiệu của bệnh tật và vi rút (virus). Bệnh tật có thể chữa được nhưng vi rút bất trị và sẽ lây lan sang cây khác.

mualan_2.jpg
2- Những cây lan rừng không còn rễ (bare root) hay rễ đã chết khô cần phải có một thời gian khá dài mới ra rễ hay hồi phục được. Trường hợp này pha 10 giọt SuperThrive (hormone) xin đừng lầm với loại Rootone, một muỗng canh B1 và một muỗng cà phê đường trong một gallon nước, nhúng cây lan vào chừng 6 giờ rồi bỏ vào túi nylon cột kín lại. 2 ngày sau xả nước ấm, để cho ráo rồi bỏ vào túi cột kín, chờ khi ra rễ dài chừng 2 phân mới đem trồng. Thời gian này có thể là một vài tháng hay lâu hơn.

3- Phần đông chúng ta mua cây tại các vườn lan từ Hawaii, Florida hay ngay cả các vườn lan từ miền Bắc California là nơi từ nhiệt độ, độ ẩm, ánh nắng v.v... hoàn toàn khác hẳn với nơi ta để lan, cho nên thế nào cây cũng bị khựng lại hay bị thui chột (shock). Do đó chúng ta đừng vội mang ngay ra sân hay vườn trước khi cho cây làm quen dần dần với thời tiết. Nghĩa là đừng mang ra ngoài khi trời còn quá lạnh và cũng đừng mang ngay ra ngoài nắng. Hãy để vào chỗ rợp mát và thoáng gió sau đó sẽ di chuyển dần dần ra chỗ có nắng.

Tốt hơn hết là chúng ta nên mua cây tại các vườn lan địa phương nơi có cùng thời tiết, khí hậu với chúng ta. Nhưng khi mang từ ngoài vườn vào trong nhà cũng không nên để quá lâu bởi vì trong nhà độ ẩm rất thấp trừ khi chúng ta tăng cường độ ẩm cho cây bằng cách để các chậu cây trên khay nước.

Thấu triệt được những đỉểm trên, chúng ta coi như đã thành công được 2/3 chặng đường dẫn tới thành công.


Nguồn: http://www.hoalanvietnam.org/Article.asp?ID=3



Placentia 2-2004​
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
N

__Nick__

Guest
tìm hiểu về hoa Lan

Trong muôn ngàn loài hoa đua hương khoe sắc mà thượng đế đã ban cho loài người chúng ta, hoa lan được người Á Châu liệt vào hàng Vương giả chi hoa. Hoa lan Disa uniflora được mệnh danh là: Hoa của thượng đế (The flower of the God), lan Cattleya là Nữ hoàng của loài hoa (Queen of the flowers), hoa lan Angraecum sesquipedale là: Ngôi sao của thành Bê-lem (The star of Bethlehem), lan Brassavola nodosa: giai nhân trong bóng đêm.
thvhl-1.jpg
Việt nam, quê hương của chúng ta cũng là quê hương của khoảng trên 140 loại hoa lan chia ra chừng 1000 giống nguyên thủy. Những cây lan này sinh sản tại các vùng rừng, núi Cao bằng, Cha pa, Lào Kay, Huế, Hải Vân, Quy nhơn, Kontum, Pleiku, Ban mê thuột, Phan Rang, Đà lạt, Di linh v.v... Trong số lan của Việt Nam có rất nhiều cây hiếm quý và có những cây trước kia chỉ thấy mọc ở Việt nam như cây lan nữ hài Paphiopedilum delenati, cánh trắng môi hồng do một binh sĩ người Pháp đã tìm thấy ở miền thượng du Bắc Việt vào năm 1913 sau đó người ta cũng tìm thấy tại Trung Việt vào năm 1922 và rồi mãi cho đến năm 1990-1991 mới tìm lại được ở Khánh hòa.

Gần 50 năm tuyệt tích, cây lan này đã làm giầu cho một số nhà trồng tỉa người Âu, đã cấy giống, gieo hạt, và bán ra với một giá khá cao.

Joao de Loureiro, một nhà truyền giáo đã tìm thấy cây lan Giáng hương quế Aerides odorata tại một vùng gần Huế và sau khi đi khắp một vòng Đông Nam Á châu, ông đã viết một một cuốn sách về các loại lan Aerides vào năm 1790. Một cây lan loại này giá bán tại Luân Đôn vào năm 1855 là 89 đồng Anh kim khoảng 225 Mỹ kim và một cây Vanda, giáo sư Phạm Hoàng Hộ gọi là Huệ Đà, nhưng những nhà chơi lan ở trong nước lại phiên âm là Vân Đa giá bán vào năm 1885 là 180 Anh kim, khoảng 450 Mỹ kim.
<table align="left" border="0" cellspacing="5"><tbody><tr><td>
thvhl-2.jpg

Rhynchostylis retusa</td></tr></tbody></table>
Nhiều cây lan Việt Nam, hoa thực là xinh đẹp, hương thơm ngào ngạt mà tên gọi lại thanh nhã, mỹ miều như: Bạch ngọc, Giáng xuân, Hạc đính, Long tu, Giã hạc, Kim điệp, Bạch phượng, Hoàng thảo, Ngọc điểm v.v... Trong văn học chẳng thiếu gì chuyện về lan như Hương cuội trong Vang bóng một thời của nhà văn Nguyễn Tuân và những chuyện tìm lan của nhà văn Nhất Linh.

Trước năm 1975 du khách lên Đàlạt, Lâm đồng chỉ cần bỏ ra vài chục bạc là đã có những giò lan xinh đẹp. Tại khu chợ chim, chợ chó đường Hàm nghi thường được gọi là chợ Cũ cũng là nơi bầy bán những cụm lan rừng vào dịp cuối năm. Những buổi sáng mùa xuân, khách bộ hành khi đi qua con đường Duy Tân cây dài bóng mát, công viên Gia Long đầy rẫy những cây sao, tàn cao sừng sững, hoặc con đường Nguyễn bỉnh Khiêm cây xanh rợp bóng, thường thấy hương thơm như mùi trầm, mùi quế phảng phất đâu đây. Đó là huơng thơm của những chùm hoa Rhynchostylis gigantea trắng lấm tấm tím, đỏ mọc trên những hàng cây me, cây dầu, cây sao mà giới bình dân ở Saigon đã đặt cho một cái tên chẳng thanh tao chút nào: lan me, lan đuôi chồn mà quên hẳn cái tên đẹp đẽ và văn vẻ là Ngọc điểm đã có từ xưa.

Hiện nay trong nước có nhiều người sưu tầm và nghiên cứu về lan và cũng có những công ty trồng lan để bán và xuất cảng nhưng với số vốn hạn hẹp, kỹ thuật thô sơ nên không thể nào cạnh tranh nổi với các nước láng giềng đã có mặt trên thị trường quốc tế từ lâu. Ngoài ra do quy luật quốc tế bảo vệ các giống vật và cây hiếm quý do quy ước Convention on International Trade in Endangered Species of wild fauna and flora (CITIES) đã cấm mua bán một số đặc sản, cho nên hoa lan cuả Việt nam khó lòng được chính thức nhập cảng vào Hoa kỳ. Trong khi đó nhiều con buôn đã thuê người vào rừng thẳm, núi cao để kiếm lan bất kỳ lớn, nhỏ quý giá hay không đem bán cho các lái buôn Thái lan hoặc Đài loan với giá rẻ mạt: 2 Mỹ kim một kí lô. Những cụm lan rừng vẫn được bầy bán tại các hội hoa lan tại Santa Barbara hay South Coast Plaza có thể là xuất xứ tại Việt Nam.
<table align="right" border="0" cellspacing="5"><tbody><tr><td>
thvhl-3.jpg

Cymbidium ensifolium</td></tr></tbody></table>
Nói về hoa lan, phải nói tới người Trung hoa. Tiếng LAN, chúng ta đã vay mượn của họ. Người Tầu đã biết về lan vào khoảng 2500 về trước. Thời đại của đức Khổng tử 551-479 trước thiên chúa giáng sinh đã có câu "Dâng hương lan cho chúa". Năm dương lịch thứ 300 họ đã biết tới hoa lan đất Tử cán, Cymbidium ensifolium. Việt Nam cũng có thứ lan này, tên là Thanh ngọc, mọc từng bụi thấp nhỏ, lá dài chừng 40-50 phân, hoa xanh nhạt hoặc nâu nhạt, hương thơm ngát thường tìm thấy ở Lào kay, Hà nam, Kontum, Gia ray và Lâm đồng, giá bán tại Hoa kỳ độ 30-40$ một chậu nhỏ. Năm thứ 1000 người Trung hoa đã có sách nói về khoảng 1000 giống lan và chỉ dẫn cách trồng.

HOA LAN TẠI ÂU MỸ

Hoa lan, đa số thường mọc tại các vùng nhiệt đới và đã được các thuyền trưởng, các lái buôn, các nhà truyền giáo, các khách du lịch mang về, cho nên người Âu châu biết đến rất muộn. Năm 1510 họ mới biết đến lan qua những trái Vanilla dùng cho bánh kẹo. Cây lan đầu tiên mang về Anh quốc là cây Disa uniflora do thuyền trưởng John Ray lấy về từ mũi Hảo vọng - Cape of Good Hope. Nhưng thực ra Âu châu cũng có nhiều giống lan như Dactylorhiza tại Anh, Gymnadenia rất thơm và nhiều hoa tại Pháp và Đức v.v... Cũng nên nói thêm là chữ ORCHID do chữ ORCHIS của Hy lạp. Vào năm thứ 75 dương lịch, có lẽ Pedanius Dioscorides khi nhìn thấy một củ lan nào đó, đã tượng hình mà đặt tên cho cây lan với cái tên theo nghĩa của Hy Lạp chẳng thanh nhã chút nào: Testicule = Ngọc hành.

Hoa Kỳ cũng có những loại lan nữ hài xinh đẹp như Cypripedium acaule mọc tại miền White Mountains thuộc tiểu bang New Hampshire. California cũng có thứ lan nữ hài mang tên tiểu bang thường thấy mọc tại công viên quốc gia Yosemite.
<table align="left" border="0" cellspacing="5"><tbody><tr><td>
thvhl-4.jpg

Cypripedium californicum</td></tr></tbody></table>
Bắt đầu từ năm 1731 các nhà khoa học và thảo mộc gia Âu - Mỹ mới bắt đầu nghiên cứu về lan và tìm cách phân loại theo các tiêu chuẩn: điều kiện tăng trưởng, sự sinh sản, và hình dáng. John Lindley sinh tại Anh quốc vào năm 1799, ông đã đi nhiều nơi nghiên cưú về lan và để lại cho thế giới bộ sách có thể nói là một bộ lan kinh vô cùng quý báu, hiện nay giá 1200$. Ông mất đi vào năm 1865 và được tặng phong tước hiệu Father of Orchids = Người cha của hoa lan.

Hội trồng tỉa hoàng gia Anh quốc, Royal Horticulture Society (RHS) được thành lập vào năm 1889, nhưng mãi đến năm 1897 mới chính thức phát giải thưởng cho hoa lan. Cây lan đầu tiên được giải nhất, First Class Certificate (FCC) là cây Cattleya dormaniana xuất xứ từ Costa Rica.

Hội hoa lan Hoa Kỳ, American Orchid Society (AOS) thành lập vào năm 1921 với số khởi thủy là 100 hội viên. Hiện nay tổng số khoảng 30,000 người bao gồm 330 chi hội nội địa và 170 chi hội thuộc các quốc gia khác trên thế giới. Muốn gia nhập hội hoa lan Hoa Kỳ chỉ cần gửi 60 $ niên liễm về địa chỉ: American Orchid Society, 16700 AOS Lane, Delray Beach, Florida 33446- 4351. Hội sẽ gửi tới tân hội viên một cuốn sách sơ lược về lan và cách trồng một vài loại lan thông thường, môt cuốn ghi rõ điều lệ và nội quy của hội,tên nhũng nhân viên trong ban chấp hành, những hội viên danh dự, các giám khảo, địa chỉ và điện thoại của các chi hội, các vườn lan địa phương v.v... ngoài ra các hội viên hàng tháng còn nhận được tờ nguyệt san hoa lan Orchids ghi rõ những hoạt động của hội và những bài khảo cứu có giá trị.

ĐẶC ĐIỂM CỦA HOA LAN

Hoa lan sở dĩ được nhiều ưa chuộng là vì:

- Mầu sắc thắm tươi, đủ vẻ, từ trong như ngọc, trắng như ngà, êm mượt như nhung, mịn màng như phấn, tím sậm, đỏ nhạt, nâu, xanh, vàng, tía cho đến chấm phá, loang, sọc, vằn thẩy đều không thiếu.

- Hình dáng thực là khác trăm ngàn hình dạng khác nhau, dù rằng phần lớn chỉ là 5 cánh bao bọc chung quanh một cái môi = lip, nhưng mỗi thứ hoa lại có những dị biệt khác thường. Hoa lan có loại cánh tròn, có loại cánh dài nhọn hoắt,có loại cụp vào, có loại xoè ra có những đường chun xếp, vòng vèo, uốn éo, có loại có râu, có vòi quấn quýt, có những hoa giống như con bướm, con ong (Ophrys insectifera). Hoa lan có những bông nhỏ như đầu chiếc kim gút nhưng cũng có bụi lan Grammatophylum speciosum ở Phi luật thân cao gần 10 thước, dò hoa dài chừng 2 thước và nặng chừng một tấn. Lan này cũng mọc tại Việt nam nhưng chỉ cao độ 2-3 thước và mang cùng tên với cô ca sĩ nổi danh: Thanh Tuyền.

- Hương lan đủ loại: thơm ngát, dịu dàng, thoang thoảng, ngọt ngào, thanh cao, vương giả cho nên các bà,các cô đã phải trả một giá rất đắt cho bình nước hoa nhỏ síu. Tại Thái lan có một loại Vanda đươc giấu tên và được bảo vệ rất nghiêm ngặt, hương thơm dành riêng để cung cấp cho một nhà sản xuất nước hoa danh tiếng. Nếu hoa lan sớm nở, tối tàn thì dù cho có hương, sắc đến đâu cũng không thể nào được liệt vào loài hoa vương giả. Hoa lan nếu được giữ đúng nhiệt độ và ẩm độ có thể còn đươc nguyên hương, nguyên sắc từ 2 tuần lễ cho đến hai tháng, có những thứ lâu đến 4 tháng, có những thứ nở hoa liên tiếp quanh năm, nhưng cũng có loại chỉ 1-2 ngày đã tàn phai hương sắc.

Nhiều người thấy lan thường bám vào các cành cây, hốc đá nên nghĩ rằng lan là một loại tầm gửi (Parasite) nhưng thực ra lan không sống vào nhựa của cây. Lan chỉ bám vào đó mà sống, hấp thụ những tinh chất thiên nhiên do hoa, lá cây đã mục, phân chim và các tinh thể khác do nước mưa và gió vận chuyển tới.

Người ta thường gọi lầm tất cả các loại hoa lan là phong lan. Nhưng thực ra hoa lan mọc ở nhiều nơi và chia ra làm 4 loại sau đây:
<table width="100%" border="0"><tbody><tr><td width="10%">Epiphytes</td><td width="90%">Phong lan bám vào cành hay thân cây.</td></tr><tr><td>Terestrials</td><td>Địa lan mọc dưới đất.</td></tr><tr><td>Lithophytes</td><td>Thạch lan mọc ở các kẽ đá.</td></tr><tr><td>Saprophytes</td><td>Hoại lan mọc trên lớp rêu hay gỗ mục</td></tr></tbody></table>
Lan mọc ở khắp năm châu, bốn biển, từ miền gió tuyết lạnh lùng cho đến vùng sa mạc nóng bỏng, khô cằn, từ miền núi cao, rừng thẳm cho đến các đồng cỏ của miền bình nguyên và ngay cả các vùng sình lầy đâu đâu cũng có lan. Đa số lan ưa mọc tại các rừng cây nhiệt đới nhất là tại giẫy núi Andes miền Nam Mỹ và giẫy Hy mã lạp sơn thuộc Á châu. Những nơi này, phần đông cao từ 3000 bộ đến 7000 bộ và nhiệt độ thay đổi từ 50 đến 90°F và mỗi tháng mưa ít nhất là 3-4 inches nước.

Lan thuộc vào một loài hoa đông đảo với khoảng chừng 750 loài và 30,000 giống nguyên thủy và chừng độ một triệu đã được lai giống nhân tạo hay thiên tạo, hoa lan (Orchidaceae) là một loài hoa đông đảo vào bậc thứ nhì sau hoa cúc (Asteraceae). Sở dĩ chúng tôi phải dùng chữ khoảng chừng vì hiện nay lan còn mọc ở nhiều nơi thâm sơn cùng cốc chưa ai biết đến. Riêng tại Việt Nam, trong những thập niên vưà qua người ta đã tìm thấy mấy cây chưa từng có trong danh mục hoa lan quốc tế. Đó là những cây Christensonia viêtnamica, Renanthera citrina, Paphiopedilum helenae, Paphiopedilum vietnamense và Paphiopedilum hiepii.

Cây lan Calanthe Dorminii là cây đầu tiên được ghép giống vào năm 1858, loại này tên Việt là Kiều lan hay nôm na gọi là lan bầu rượu. Hiện nay Viện cầu chứng quốc tế, thuộc Hội trồng tỉa hoàng gia Anh quốc (International Registration Authority for Orchid Hybrids) hàng tháng đã chứng nhận tên họ cũng như tác quyền thương mại cho khoảng chừng 300-400 thứ lan mới ghép giống trên toàn thế giớị.

TÊN CÂY LAN

Tên những cây lan gồm 4 phần:

1- Hàng chữ đầu tiên mang loài của cây lan thí dụ như Cattleya. Cymbidium Oncidium, Phalaenopsis, Paphiopedilum v.v...

2- Hàng chữ thứ hai chỉ tên cây lan. Tên cây lan nguyên giống được viết nghiêng bằng chữ thường thí dụ như Paphiopedilum hiepii. mang tên giáo sư Nguyễn Tiến Hiệp người đã tìm ra, hoặc mang tên nơi chốn khởi thủy đã tìm thấy như Paphiopedilum philippinense, tên một thứ lan nữ hài đã tìm thấy ở Phi luật tân. Tên này cũng dùng để chỉ mầu sắc như Masdevallia coccinea, coccinea có nghĩa là mầu đỏ, hoặc để chỉ hương thơm như Aerides odorata hay để chỉ trạng thái của hoa như Dendrobium pendula, tên Việt là Hoàng nhạn có chùm hoa dàì thõng xuống.

3- Nếu tên viết bằng chữ hoa như Paphiopedalum Olivia, chỉ cho ta biết là lan đã được ghép giống (do cây Paphiopedilum niveum ghép với lan Paphiopedilum tonsum, tên này đã được cầu chứng vào năm 1988.)

4- Thí dụ ông Phạm Hải Nam trồng cây lan này, hoa nở rất đẹp ông mang đi dự thi và được giải nhất, cây này sẽ mang thêm tên do ông Nam đặt cho và giải thưởng như sau: Paph. Olivia 'Hai Nam' FCC / AOS

Hội hoa lan Hoa Kỳ có những giải thưởng sau:
<table width="80%" border="0"><tbody><tr><td width="10%">FCC</td><td width="90%">First Class Certificate = hạng nhất</td></tr><tr><td>AM </td><td>Award of Merit = hạng nhì</td></tr><tr><td>HCC</td><td>Highly Commended Certificate = hạng ba</td></tr><tr><td>C.C.M</td><td>Certificate of Cutural Merit = giải trồng tỉa</td></tr><tr><td>AOS</td><td>American Orchid Society = Hội Hoa lan Hoa kỳ.</td></tr></tbody></table>
Ngày xưa muốn có hoa lan, người ta phải lăn lội vào rừng thẳm, núi cao để tìm kiếm. Nhưng bắt đầu từ năm 1898 người ta đã thành công trong việc gieo hạt và thương mại phát triển mạnh từ năm 1908. Thông thường các giống hoa khác đều có hoa đực và hoa cái riêng biệt nhưng hoa lan lại có cả nhị đực và cái trong một bông hoa, ngoại trừ một vài giống như Catasetum v.v... Mới đầu còn nhờ đến côn trùng trong việc thụ phấn nhưng sau đó người ta đã làm được việc này trong vòng 1 phút và ai cũng có thể làm được, ngoại trừ một vài giống khá khó khăn. Một quả lan trung bình có chừng một triệu hạt nhỏ và có thể lấy hạt trong những thời hạn khác nhau tùy theo giống lan. Nhưng khi gieo hạt cho cây ra mầm là một việc khá nhiêu khê nào là khử trùng, khử nấm và những dung dịch cho lan nẩy mầm. Vào năm 1960, giáo sư Georges Morel người Pháp đã phát minh ra phương pháp Meristem, tức là cắt mầm hay rễ lan thành từng mảnh nhỏ rồi cho vào trong một dung dịch đặc biệt, để trên máy vừa quay,vừa lắc. Vài tuần sau, mảnh lan này sẽ trở thành một khối như tơ sợi, đem chia ra và trồng sẽ thành những cây lan nhỏ. Mới đầu giáo sư Morel thí nghiệm với khoai tây và hoa thược dược rồi mới tới lan Cymbidium. Sau đó các khoa học gia Âu Mỹ đem ứng dụng cho các loại lan khác. Nhà trồng lan Vacherot - Lecouffle tại Pháp là nơi đầu tiên bán ra những loại lan cấy theo phương pháp này vào năm 1964. Nhờ phương pháp Meristem nên nhiều giống lan hiếm quý không bị tuyệt chủng, nhưng cũng vì đó mà giá lan hạ hẳn xuống.

Nhờ phương tiện dồi dào, sách vở đầy rẫy, trình độ học vấn, kỹ thuật cao xa cho nên ngày nay nhiều nhà chơi lan tài tử cũng có thể cấy lan theo hai cách kể trên. Lan trồng bằng hạt, khi ra hoa mỗi cây có đôi chút khác nhau, nhưng cây lan do cấy mô tạo thành tất cả đều giống như cây mẹ. Việc trồng lan bây giờ đã biến thành một thứ kỹ nghệ với số vốn đầu tư lên tới vàì chục triệu đồng. Địa phương nào cũng có những vườn lan, lớn có thể từ 5-10 chiếc nhà kính đến 30-40 mẫu tây, nhỏ từ hàng hiên cho đến vườn cây có che nắng.

Lan, giá không quá đắt, trung bình 10-30$ một chậu, trồng lan không quá mất nhiều thì giờ, cần 10-15 phút một tuần cho 15-20 chậu. Lan không quá khó trồng và cũng không cần phải có hoa tay green thumbs như nhiều người đã nghĩ, chỉ cần sự quyết tâm và chú trọng tới những điểm trong các bài chỉ dẫn sau đây là đủ.



Placentia 4-1995​
BÙI XUÂN ĐÁNG
_http://www.hoalanvietnam.org/Article.asp?ID=1
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
N

__Nick__

Guest
Đặt tên Việt cho Lan

DienDan.gif


Ngày 1 tháng 10 năm 1995, tại Hội Cao Niên Á Mỹ trong buổi nói chuyện về Hoa Lan Việt Nam, những bông lan xinh đẹp, trân quý của quê hương xứ sở. Khi nghe chúng tôi trình bầy tên khoa học của cây lan với những âm kép dài dòng và khó nhớ, nữ văn sĩ Hạnh Đức có hỏi tại sao chúng ta không đặt tên Việt cho những cây lan? Rồi gần đây có người hỏi: lan Tai thỏ là lan gì? Cũng có người hỏi: Trúc lan tên khoa học là gì và cách trồng ra sao? Những câu hỏi này làm cho chúng tôi vô cùng bối rối. Bởi vì nhiều người gọi cây những cây lan Epidendrum radicans, Dendrobium hainanense, Dedrobium hancockii và Sobralia macrantha đều là Trúc lan cả.

Tên cây lan bằng tiếng Việt tôi chỉ còn nhớ lõm bõm chừng vài chục cây đã được nhà văn Nguyễn Tuân nhắc đến trong "Vang Bóng Một Thời" hay nhà văn Nhất Linh và nhiều vị thức giả đã đặt ra sau này. Những danh từ của tổ tiên để lại luôn luôn mang lại cho tôi một ấn tượng đẹp đẽ của một thời xa xưa bao gồm âm hưởng thanh cao, quý phái của những giống lan cực kỳ xinh đẹp của quê nhà.
Ngọc Điểm, Long tu, Nhất điểm hồng.
Mặc lan, Ý Thảo, Tục đoạn lông
Huyết Nhung, Phượng vĩ, Hàm lân cứng
Hạc đính, Hoàng long, Thanh đạm trung
Trân châu, Gấm đất, Chu Đinh tím
Bạc diệp, Luân Trần, Mao Tuyết nhung.
Dã hạc, Giáng Hương, Hồng câu thảo
Thủy tiên, Hạc vĩ, Bạch Hụệ Đồng.
24 tên cây lan Việt Nam kể trên là những gì tôi đã cố nặn óc tìm tòi và ghép lại thành một bài thơ . Xa quê hương lâu ngày, tiếng mẹ đẻ gần như rơi rụng hết. Trong đầu óc chỉ còn những chữ nghĩa còn sót lại sau những năm học hành dang dở vì cuộc chiến tranh chống Pháp rồi lại huynh đệ tương tàn và trên 30 năm lưu lạc quê người. Lấy việc chơi lan làm thú giải buồn sau những ngày mệt nhọc và giải tỏa những u sầu vì tuổi già cô quạnh, tôi nghĩ rằng nếu còn làm một chút gì giúp cho xã hội và cho những người đồng sở thích một thú giải buồn còn hơn năm nhà chờ thần chết rước đi. Do đó việc chơi lan và truyền bá một thú vui tao nhã đã trở thành một thứ đam mê khó lòng từ bỏ.

Hoa Lan là bảo vật mà bà mẹ Thiên nhiên đã ban cho loài người và riêng quê hương chúng ta đã được thừa hưởng một gia tài phong phú gần 1000 giống, lại còn thêm vào đó những bông lan đặc hữu nghĩa là chỉ mọc tại quê hương đất nước chúng ta mà thôi. Tên Việt dùng cho hoa lan đã có khá nhiều nhưng không thống nhất. Có những tên chẳng thanh tao văn vẻ chút nào như: Đuôi chồn, Đuôi cáo, Vảy cá, U lồi v.v… Ngoài ra có những tên không biết đã do ai đặt ra nhưng chẳng hợp với cây lan chút nào. Chẳng hạn như Dendrobium là Hoàng Thảo cũng cần phải xem xét lại bởi vì ai ai cũng biết Hoàng có nghĩa là vàng, chẳng lẽ những cây có hoa trắng, hoa tím cũng gọi là Hoàng Thảo hay sao? Có lẽ vào thời đỉểm đó, người đặt tên không rõ là lan có nhiều loài và nhiều giống nên không phân biệt giữa giống và loài. Bởi vì tên hoa lan có 2 phần chính, phần trước chỉ loài và phần sau chỉ giống.

Hiện nay nhiều người cũng còn lẫn lộn giữa hai chữ này. Thí dụ: Dendrobium anosmum, Dendrobium chỉ loài, anosmum chỉ giống, bởi vì Dendrobium là một loài lan có khoảng 1500 giống khác nhau. Người ta thường nói loài người, giống da vàng, giống Mông cổ, chứ không ai dùng chữ loài da vàng hay loài Mông cổ cả.

Đọc những sách biên khảo về lan của các Giáo sư Phạm Hoàng Hộ, Trần Hợp, Nguyễn Thiện Tịch, Nguyễn công Nghiệp v.v… chúng tôi lại vô cùng bỡ ngỡ và bối rối về những danh từ mới mẻ được phiên dịch hay phiên âm từ những từ ngữ ngoại quốc: La tinh hay Anh Mỹ. Trong hai cuốn sách đặc biệt nói về những cây lan mọc ở Việt Nam có tên khoa học đó là Cuốn Cây Cỏ Việt Nam quyển III tập 2 của Phạm Hoàng Hộ và cuốn Phong lan Việt Nam của Trần Hợp có nhiều tên Việt cho hoa lan nhưng không đồng nhất.
Xin đơn cử một vài thí dụ như sau:
<TABLE cellSpacing=0 cellPadding=0 width="80%" align=center border=0><TBODY><TR><TH align=left width=150>Loài Lan</TH><TH align=left width=200>Phạm Hoàng Hộ</TH><TH align=left width=100>Trần Hợp</TH></TR><TR><TD>Bulbophyllum</TD><TD>Cầu diệp</TD><TD>Lan lọng</TD></TR><TR><TD>Calanthe</TD><TD>Kiều lan</TD><TD>Lan bầu ruợu</TD></TR><TR><TD>Eria</TD><TD>Nĩ lan</TD><TD>Lan len</TD></TR></TBODY></TABLE>
Nhìn sơ qua chúng ta thấy Phạm Hoàng Hộ thiên về Hán tự còn Trần Hợp thiên về ngôn ngữ dân gian. Nguyễn công Nghiệp, nhiều người khác như Trần văn Huân, Văn tich Lượm và chúng tôi muốn cho người chơi lan hiểu chính xác đành phải dùng nguyên chữ ngoại quốc quả thực có đôi chút khó khăn đối với những người chưa từng học ngoại ngữ. Thí dụ cây lan Rhynchostylis gigantea mọc đầy rẫy trên các cây sao, cây dầu, cây me tại thành phố Saigon, người thức giả gọi là Ngọc điểm Đai châu, người bình dân gọi là Lan me, Lan đuôi chồn hay Ngọc Điểm tai trâu.

Trong văn học và ngay cả trong đời sống hàng ngày, tiếng Việt đã mang nhiều Hán từ và chỉ có từ ngữ Hán Nôm mới có vẻ thanh tao nhã nhặn. Căn cứ vào câu văn, lời nói người ta có thể đánh giá được trình độ của con người, hay nền văn học của một dân tộc. Những người lịch sự hay tao nhã không nên dùng những từ ngữ quá thô sơ, mộc mạc. Cho nên với những từ ngữ như đuôi chồn, đuôi cáo thiết nghĩ không thích hợp với một loài hoa hương sắc vẹn toàn. Yêu ngôn ngữ quê huơng là phải làm sao cho tiếng nước nhà được phong phú, thanh tao, văn vẻ hơn, không nên vì tự ái dân tộc quá cao mà trở thành thô lỗ, thậm chí quá thô tục như: xưởng đẻ, nhà ỉa thì dù cho chúng ta có yêu tiếng mẹ đẻ đến mấy (xin lỗi trước!!!) cũng không thể nào chấp nhận được.

Vì vậy theo chúng tôi việc dùng chữ Hán Nôm đặt tên cho hoa lan, một loài hoa đẹp đẽ mới là thích hợp. Đối với đại chúng, những chữ này tuy mới lạ nhưng dần dần sẽ quen. Thí dụ một người chưa biết cây lan Calanthe ra sao thì Kiều Lan hay Lan Bầu Rượu cũng vậy mà thôi. Nhưng đối với người có học sẽ biết chữ Kiều Lan hay biết bao nhiêu vừa thanh nhã và vừa đúng nghĩa vì theo tiếng La tinh kalos nghiã là đẹp và anthe là hoa.

Trong cuốn Cây cỏ Việt Nam giáo sư Phạm Hoàng Hộ đã mô tả và đặt tên cho 653 giống lan có nhiều tên rất phiên dịch theo nghĩa gốc La tinh hay phiên âm theo Hán Nôm rất văn vẻ và êm tai như lan Thismia java được đặt là Tiết Mi ja va. Tuy nhiên tên các giống hãy còn dùng tiếng dân giã như: Nĩ lan chân dài, Nĩ lan tả tơi v.v…

Trần Hợp với 760 giống cũng có những tên phiên âm như Hoan côc Hancockia nhưng phần lớn dùng chữ vừa dân gian vừa hán tự khó hiểu như: Càng cua xích hủ.

Theo giáo sư Leonid Averyanov, khoa thảo mộc trường đại học St. Petersburg Nga sô, có lẽ là người biết rõ về hoa lan Việt Nam hơn ai hết vì ông đã trải qua những chuyến khảo sát trong núi rừng từ Bắc chí Nam tổng cộng cả chục năm trời (Xin xem bài Tìm Kiếm Hoa Lan tại VN). Theo ông, Việt Nam có khoảng 150 loài và 1000 giống, do đó việc đặt tên cho cả ngàn cây lan là một việc vô cùng khó khăn một vài người không thể nào làm nổi. Ngay cả tên khoa học mà các nhà thảo mộc học trên thế giới cũng không đồng ý với nhau. Người cho là loài này, giống kia, người khác lại không công nhận. Cho nên công việc này và cần có nhiều người tiếp tay góp ý và phải có một thời gian lâu dài.

Bây giờ là thời buổi văn minh điện toán, chúng tôi nghĩ rằng không cần phải ngồi lại với nhau và xin đừng nghĩ rằng phải là những nhà thực vật học hay khoa học gia mới có tư cách làm việc này. Thực tế đã cho thấy rằng các nhà khoa học rất thấu đáo và rành rẽ vấn đề chuyên môn, nhưng đã có mấy người am tường rành rẽ những ngôn từ Hán Việt? Chúng ta chỉ cần có tâm hồn, có một chút vốn Hán Việt và một tấm lòng ai ai cũng có thể cống hiến cho Vườn Lan Văn Học được.

Từ trước tới nay người ta thường dùng từ ngữ La tinh đặt tên hoa lan theo:
<TABLE cellSpacing=0 cellPadding=0 width="100%" align=center border=0><TBODY><TR vAlign=top align=left><TH scope=row width=150>Hinh dáng của hoa</TH><TD width=250>Oncidium papilio</TD><TD width=150>giống như con bướm </TD></TR><TR vAlign=top align=left><TH scope=row align=left>Nơi cây mọc</TH><TD>Dendrobium</TD><TD>mọc ở trên cây</TD></TR><TR vAlign=top align=left><TH scope=row align=left>Mầu sắc</TH><TD>Masdevallia coccinea</TD><TD>mầu đỏ thẫm</TD></TR><TR vAlign=top align=left><TH scope=row align=left>Huơng thơm</TH><TD>Aerides odorata</TD><TD>có mùi thơm</TD></TR><TR vAlign=top align=left><TH scope=row align=left>Dò hoa</TH><TD>Cuilauzina pendula</TD><TD>rủ xuống</TD></TR><TR vAlign=top align=left><TH scope=row align=left>Địa danh</TH><TD>Paphiopedilum vietnamense, dalatense</TD><TD>Việt Nam</TD></TR><TR vAlign=top align=left><TH scope=row align=left>Tên người </TH><TD>Dendrobium tuananhii </TD><TD>Tuấn Anh</TD></TR></TBODY></TABLE>
Chúng ta có thể dựa theo cách thức đó mà đặt tên cho hoa hay là phiên âm.
Về cách phiên âm, trước đây có nhiều người phiên âm chữ Washington theo Hoa ngữ như: Hoa Thịnh đốn, hay Anh ngữ như Hoa Sinh Tân. Theo ngu ý, hiện giờ Anh Ngữ đã phổ biến khắp 5 châu 4 biển, chúng ta nên phiên âm theo Anh Ngữ miễn là càng gần càng tốt. Thí dụ Cattleya gọi là Cát Lan, Dendrobium = Đăng lan, Vanda = Vân lan còn những loài lan như Zygopetalum, Phragmipedium v.v… có những thanh âm khó lòng Việt hóa, cần phải có tên mới.

Nhưng trước khi làm việc này, chúng ta cần biết những tên Việt Nam đã có và bắt đầu bằng những loại lan đại chúng chia ra làm 2 nhóm:
  1. Lan mọc tại núi rừng Việt Nam
  2. Lan nhập cảng từ ngoại quốc
Chúng tôi sẽ dần dần đưa vào trang hoalanvienam.org một số cây lan với tên khoa học và mong mỏi được quý vị khoa học gia, thức giả và bạn chơi lan bốn phương nhất là những người sinh sống tại quê nhà xin vui lòng chỉ giáo, bổ túc, góp ý để cho Vườn Lan được thêm hương thêm sắc. Đó cũng là một đóng góp rất quý báu cho nền văn học nước nhà.

Xin tạm thời đề nghị một vài loài và giống như sau, trước hết là những giống đặc hữu (endemic). Xin mời mọi người đặt tên Việt cho những cây này. Những cây đã đặt theo tên người, hay địa danh cần phải tôn trọng và giữ nguyên:
Christensonia vietnamica
Coelogyue moorenea
Cymbidium erysthrostylum Bạc lan
Den amabile Thuỷ tiên hồng
Dendrobium tuananhii (Trần tuấn Anh, Vườn Ngọc Lan Hà Nội)
Pap delenatii
Paphiopedilum helenae
Paphiopedilum malipoense var. hiepii (Nguyễn tiến Hiệp, giáo sư)
Paphiopedilum tranlienianum (Trần Ngô Liên, thương gia)
Paphiopedilum vietnamense
Vanda bidupensis​
Hình ảnh những cây lan kể trên xin xem trong phần hình ảnh Hoa Lan Việt Nam

Hiện nay chúng tôi mới thu thập được khoảng gần 500 hình ảnh các giống lan nguyên thủy của Việt Nam. Chúng tôi mong mỏi quý vị gửi thêm cho hình ảnh và nhất là tên các giống lan của quê hương kèm theo tên khoa hoc nếu có.

Ước mong được sự hưởng ứng, tiếp tay hỗ trợ của quý vị, hy vọng chúng ta sẽ làm một việc hữu ích cho quê hương xứ sở. Xin chân thành cám ơn quý vị.
 

bocaudo

Thành viên mới
Tham gia
18/12/07
Bài viết
6
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Ðề: trồng Lan trên Gỗ hay Vỏ Cây ?

bài viết rất hay.cám ơn nhé..............................
 

Nghiha

Thành viên diễn đàn
Tham gia
7/1/08
Bài viết
11
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Ðề: cách chon mua hoa Lan

Nick ơi, có thể chỉ mình địa chỉ nào tin cậy để mua hoa Lan ko? và loài nào thì chịu được khí hậu VN. thanks
 

dtm01

Thành viên tích cực
Tham gia
23/12/07
Bài viết
318
Điểm tương tác
43
SVC$
0
Ðề: trồng Lan trên Gỗ hay Vỏ Cây ?

Nick quên không ghi trích dẫn từ đâu à
 
N

__Nick__

Guest
danh mục 1 số hoa Lan thường bán tại VN

Lan Beallara/ Beallara Orchid/ Bllra. Marfitch 'Howard's Dream'
Lan Brassia / Brassidium
Lan Bướm Kalihi/ Mendenhall Gren valley / Oncidium Papilio x Kalihi
Lan Burtonii / Enpidendrum Burtonii
Lan Cattleya
Lan Dạ Nương/ Brassavola nodosa
Lan Hài Tiên / Lady's Slipper/ Paphiopedilum
Lan Hawaiian Sunset / Hawaiian Sunset Miltonidium
Lan Hồ Điệp /Phalaenopsis / Moth Orchid
Lan Hoàng thảo /Hồng Hoàng Thảo/ Dendrobium nobile
Lan Kim Điệp / Dendrobium chrysotoxum
Lan Kiếm/ Địa Lan / Sword Orchid / Cymbidium
Lan Laelia / Laelia
Lan Neostylis / Lou Snearly
Lan Ngọc Điểm / Rhynchostylis gigantea
Lan Sharry Baby / Oncidium Sharry Baby
Lan Rô / Đăng Lan / Dendrobium
Lan Thanh Đam / Coelogyne pandurata
Lan Thanh đạm tuyết ngọc / Coelogyne Mooreana
Lan Thủy Tiên / Dendrobium densiflorum
Lan Vanda / Vân Lan / Vanda Orchids
Lan Vũ Nử / Oncidium
Lan Zygosepalum / 'Rhein Clown' Zygosepalum

Lan Beallara/ Beallara Orchid/ Bllra. Marfitch 'Howard's Dream'
Lan Brassia / Brassidium
Lan Bướm Kalihi/ Mendenhall Gren valley / Oncidium Papilio x Kalihi
Lan Burtonii / Enpidendrum Burtonii
Lan Cattleya
Lan Dạ Nương/ Brassavola nodosa
Lan Hài Tiên / Lady's Slipper/ Paphiopedilum
Lan Hawaiian Sunset / Hawaiian Sunset Miltonidium
Lan Hồ Điệp /Phalaenopsis / Moth Orchid
Lan Hoàng thảo /Hồng Hoàng Thảo/ Dendrobium nobile
Lan Kim Điệp / Dendrobium chrysotoxum
Lan Kiếm/ Địa Lan / Sword Orchid / Cymbidium
Lan Laelia / Laelia
Lan Neostylis / Lou Snearly
Lan Ngọc Điểm / Rhynchostylis gigantea
Lan Sharry Baby / Oncidium Sharry Baby
Lan Rô / Đăng Lan / Dendrobium
Lan Thanh Đam / Coelogyne pandurata
Lan Thanh đạm tuyết ngọc / Coelogyne Mooreana
Lan Thủy Tiên / Dendrobium densiflorum
Lan Vanda / Vân Lan / Vanda Orchids
Lan Vũ Nử / Oncidium
Lan Zygosepalum / 'Rhein Clown' Zygosepalum

Lan Beallara/ Beallara Orchid/ Bllra. Marfitch 'Howard's Dream'
Lan Brassia / Brassidium
Lan Bướm Kalihi/ Mendenhall Gren valley / Oncidium Papilio x Kalihi
Lan Burtonii / Enpidendrum Burtonii
Lan Cattleya
Lan Dạ Nương/ Brassavola nodosa
Lan Hài Tiên / Lady's Slipper/ Paphiopedilum
Lan Hawaiian Sunset / Hawaiian Sunset Miltonidium
Lan Hồ Điệp /Phalaenopsis / Moth Orchid
Lan Hoàng thảo /Hồng Hoàng Thảo/ Dendrobium nobile
Lan Kim Điệp / Dendrobium chrysotoxum
Lan Kiếm/ Địa Lan / Sword Orchid / Cymbidium
Lan Laelia / Laelia
Lan Neostylis / Lou Snearly
Lan Ngọc Điểm / Rhynchostylis gigantea
Lan Sharry Baby / Oncidium Sharry Baby
Lan Rô / Đăng Lan / Dendrobium
Lan Thanh Đam / Coelogyne pandurata
Lan Thanh đạm tuyết ngọc / Coelogyne Mooreana
Lan Thủy Tiên / Dendrobium densiflorum
Lan Vanda / Vân Lan / Vanda Orchids
Lan Vũ Nử / Oncidium
Lan Zygosepalum / 'Rhein Clown' Zygosepalum
 

mechim1993

Đang nghỉ mát
Đang nghỉ mát
Tham gia
8/9/07
Bài viết
310
Điểm tương tác
12
SVC$
0
Ðề: danh mục 1 số hoa Lan thường bán tại VN

Cám ơn anh Nick nhiều , đã làm máu mê lan em lên tột đỉnh rồi . Cây cảnh em mê lan nhất hihi , cám ơn rất nhiều . Anh mở topic về cách trồng lan đi .
 
N

__Nick__

Guest
Ðề: danh mục 1 số hoa Lan thường bán tại VN

<TABLE class=blog cellSpacing=0 cellPadding=0 width="100%"><TBODY><TR><TD vAlign=top align=left width="70%"><TABLE class=contentpaneopen cellPadding=0 width="100%" border=0><TBODY><TR><TD>
Kĩ Thuật
</TD></TR><TR><TD class=createdate>
Chăm sóc và thuần dưỡng Lan Rừng
</TD></TR><TR><TD align=justify><SCRIPT language=javascript src="js_lib/highslide.js"></SCRIPT>

[FONT=times new roman, times, serif]Những năm gần đây, chơi lan là một thú chơi tao nhã của những người yêu hoa. Tuy nhiên, người yêu hoa lại muốn hướng tới một giò lan phong cách tự nhiên, hoang dã và không gì khác là lan rừng. Tuy nhiên, khi mua về nuôi trồng trong môi trường nhà thì gặp rất nhiều vấn đề như không phát triển, héo rũ, không ra hoa… Vì vậy, chúng tôi xin giới thiệu bí quyết thuần dưỡng và chăm sóc lan rừng.[/FONT]


[FONT=times new roman, times, serif]Theo kinh nghiệm dân gian, muốn cho lan sinh trưởng tốt môi trường thuận lợi nhất cho lan bám vào cây tươi nơi thoáng gió, ít ánh sáng chói. Vì vậy, khi lan đưa vào trồng trong chậu cần chăm sóc từ từ cho cây quen dần, không bón thúc phân bón hóa học quá sớm. Lúc ấy lan rừng cần bóc cả vỏ gỗ mục (loại lan đang sống) bó lại để nơi thoáng mát, ngày tưới vài ba lần bằng cách phun sương đều cả lá thân rễ. Chăm sóc cho lan 1 tháng rồi chiết thành nhánh trồng vào giò. Chú ý lót giò bằng mùn cưa hay xơ dừa đều không được nén chặt. Tránh để ánh nắng gay gắt, thỉnh thoảng đưa lan ra ngoài trời đềm. Chơi lan không nên bón nhiều phân hóa học, chỉ cần đủ nước, ánh sáng và không gian phù hợp là cây phát triển tốt.[/FONT]

[FONT=times new roman, times, serif]Khi muốn lan ra hoa bất thường, vào dịp tết chẳng hạn, thì bón phân qua lá dành riêng cho lan. Song cần rất hạn chế bón thúc cho hoa vì sau mỗi đợt bón như vậy cây sẽ yếu sức. Tốt nhất là cách hai tháng lại thay lót giò 1 lần bằng xơ dừa mạt cưa. Hoa tàn thì cắt ngay cuống lá để tập trung dinh dưỡng nuôi cây lại sức. Tứơi nước nhẹ đều đặn ngày vài ba lần là cây sống khỏe không cần bón phân.[/FONT]

[FONT=times new roman, times, serif]Chăm sóc[/FONT]

[FONT=times new roman, times, serif]Một trong những đặc điểm sinh học đặc trưng của lan- loài cây khó tính là o ử chỗ có khả năng chịu cớm cao, ưa ẩm và bóng râm nhưng nếu thiếu ánh sáng cũng giảm năng suất và phẩm chất. Còn bị ánh nắng trực tiếp nhất là nắng quá chiều sẽ gây lụi tàn nhanh chóng mặc dù vẫn được cung câp đầy đủ nước và khoáng hòa tan.[/FONT]

[FONT=times new roman, times, serif]Phòng ngừa tác hại của nắng hạn đối với lan, ta cần chủ động tiến hành một số biện pháp sau:[/FONT]

[FONT=times new roman, times, serif]Đối với phong lan: Không để cho nắng trời trực tiếp chiếu vào giỏ, bụi lan và toàn bộ giá thể (lồng lan), đặc biệt “kỵ” với nắng quái chiều và gió Tây (gió Lào). Nếu trồng đại trà thì phải làm giàn che bằng lưới nilon có lỗ để lan vẫn quanh hợp được. Chú ý phun tưới (tốt nhất là phun sương mù nhân tạo) cho tòan bộ cây và giá thể theo kinh nghiệm “2 ướt 1 khô” trong ngày đó là vào các thời điểm trước bình minh và sau hoàng hôn. Lượng nước vừa đủ để làm mát cây, ướt rễ và dự trữ. Phun vấy xối xả sẽ làm thất thoát chất khoáng nuôi cây. [/FONT]

[FONT=times new roman, times, serif]Đối với địa lan: Chăm sóc như đối với phong lan, cần chú ý đảm bảo đất nền tơi xốp, nhiều mầu ở thể hữu cơ đang hoai mục là tốt nhất. Nên bổ sung từ 10-20% vụn gỗ mục (cả vỏ), 10-20% (theo khối lượng tổng thể) các mẩu than gỗ nhỏ luôn ẩm (nhưng không ướt sũng) để nhử rễ ăn ra mà ta quen gọi là hồ rễ. Tránh gió khô, gió lỳa qua phần nổi của cây. Làm mát đất bằng phun tưới nước loang theo bóng tán. Cần loại bỏ ngay những lá già (đã úa vàng) đẻ ngăn chặn sâu bệnh bội nhiễm, tỉa các cành khô, rễ đã hết chức năng hấp thụ hơi nước và cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm nuôi cây.[/FONT]

[FONT=times new roman, times, serif]Không nên dùng NPK- loại dùng cho cây hoa màu, cây lương thực để bón cho lan. Để cây tươi lâu đẹp bền, hoa sai thắm màu, hương đậm có thể thúc cho lan (phun tưới toàn bộ giá thể) nước gạo mới vo, nước ngâm tro hoai và rắc xỉ than (nguồn phân vi lượng tổng hợp). Nếu có điều kiện lấy bông (hoặc vải bông cotton) nhúng vào dung dịch glicerin 10- 15% cuốn vào cổ rễ để giữ ẩm.[/FONT]


</TD></TR></TBODY></TABLE></TD></TR></TBODY></TABLE>
 
N

__Nick__

Guest
Ðề: danh mục 1 số hoa Lan thường bán tại VN

Kĩ Thuật
Trồng và chăm sóc Lan Hồ Điệp
Điều kiện để trồng hồ điệp thành công: Lan hồ điệp là cây rất khó tính do đó khâu đầu tiên là phải chuẩn bị nhà trồng để có thể khống chế được các điều kiện ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm bên trong. Tuy nhiên để có được nhà phù hợp cho sinh trưởng, phát triển tốt, ra hoa đúng thời vụ cần rất nhiều điều kiện do đó cần phải có các thiết bị kèm theo như thiết bị tăng nhiệt, thiết bị giảm nhiệt, thiết bị điều chỉnh ánh sáng. Với điều kiện các tỉnh phía Bắc nước ta thì làm nhà 2 mái vừa có tác dụng hạn chế ánh sáng mùa hè, giữ được nhiệt độ mùa đông.



Chuẩn bị giá thể: Giá thể trồng lan phải tơi xốp và thoáng khí, đồng thời phải có khả năng giữ nước như mùn cây, than bùn khô, hạt đá nhỏ, rêu, quyết, dớn hoặc rêu "Chi Lê" nhập nội đã được xử lý an toàn nấm bệnh.



Chuẩn bị chậu: Yêu cầu của chậu trồng lan hồ điệp phải là chậu không sâu, nhỏ, màu trắng và trong suốt thuận lợi cho bộ rễ phát triển và quang hợp. Khi cây còn nhỏ dùng chậu có đường kính 5cm, sau 4 - 6 tháng khi cây có khoảng cách giữa 2 lá lớn hơn 12cm thì chuyển sang chậu có đường kính 8,3cm. Sau giai đoạn trồng từ 9 đến 12 tháng khi khoảng cách giữa 2 lá lớn hơn 18cm thì tiếp tục chuyển sang chậu có đường kính 12cm.



Kỹ thuật trồng cây vào chậu: Khi mua cây giống về trồng bà con chú ý đến các cỡ của cây được phân cấp như sau: 2 lá cách nhau lớn hơn 5cm gọi là cỡ đặc cấp được trồng vào chậu có đường kính 7cm. Nếu chiều dài 2 lá cách nhau từ 3 đến 5cm là cỡ cấp 1 trồng vào chậu đường kính 5cm. Nếu 2 lá cách nhau 1,2-3 cm gọi là cỡ cấp 2 thì trồng vào các khay ươm cây con.



Chăm sóc: Nên giữ nhiệt độ thích hợp trong nhà trồng ở mức 23 độ C, không được thấp hơn 20 độ C, đảm bảo hệ thống thông gió hoạt động tốt, độ ẩm thích hợp. Trong giai đoạn đầu chế độ che sáng như sau: Mùa hè giảm bớt từ 80 - 90% lượng ánh sáng bình thường, mùa đông từ 60-70%. Sau trồng 1 tháng bón thêm phân NPK với tỷ lệ 30-10-10 pha với nồng độ 30-40 mg/1 lít nước để phun cách 7-10 ngày/lần.



Thay chậu lần thứ nhất: Sau khi trồng được từ 4 - 6 tháng, lúc này khoảng cách giữa 2 lá khoảng 12cm thì chuyển sang chậu có đường kính 8,3cm. Lấy cây ra khỏi bầu, tách bỏ giá thể cũ và thay bằng giá thể mới rồi trồng lại vào chậu mới nhẹ nhàng tránh làm tổn thương đến rễ. Dưới đáy chậu nên lót 1-2 miếng xốp giúp chậu thoát nước tốt, tránh làm cây bị úng. Lan hồ điệp sinh trưởng chậm, phải mất tới 40 ngày trong điều kiện chăm sóc tốt mới mọc thêm 1 lá hoàn chỉnh. Khi cây có trên 4 lá mới có khả năng phân hoá mầm hoa. Để chăm sóc cho cây sau khi thay chậu lần 1 bà con phải phun dung dịch diệt khuẩn. Trong từ 3-5 ngày đầu không cần tưới nước nhưng vẫn phải giữ ẩm cho cây cũng như môi trường xung quanh. Sau khoảng 10 ngày tưới nước trở lại kết hợp bón phân. Lượng phân bón là đạm, lân, kali theo tỷ lệ 30-10-10 nồng độ 40mg/1lít nước. Ngoài ra có thể bổ sung thêm các loại phân hữu cơ khác như Komix.



Thay chậu lần 2: Lần thay chậu thứ 2 cũng là lần thay chậu cuối cùng được xác định khi cây có khoảng cách 2 lá đạt khoảng 18cm. Lúc này cây được từ 16 - 20 tháng, đường kính chậu chuyển sang phải đạt 12cm. Cách thay chậu lần này tương tự như lần đầu nhưng chú ý dùng dao, kéo sắc cắt bớt các rễ già trước khi trồng lại. Chú ý trong giai đoạn này chế độ che sáng như sau: Ánh sáng mùa hè giảm từ 60-70%, mùa đông giảm 40-50%, nhiệt độ từ 20-28 độ C, độ ẩm từ 70-85%. Sau khi chuyển chậu lần thứ 2 từ 5-6 tháng cây có từ 4 lá và bắt đầu phân hoá mầm hoa. Trong thời gian này cần duy trì nhiệt độ thấp từ 18-25 độ C hoặc nhiệt độ chênh lệch ngày đêm từ 8-10 độ C. Lan hồ điệp có hoa liên tục do đó xử lý nhiệt độ thấp càng dài thì hoa càng nhiều, khoảng cách giữa các hoa càng ngắn. Nếu nhiệt độ trên 25 độ C thì không thể phân hoá hoa và dưới 15 độ C thì không ra nụ, ra hoa. Khi thấy cây lan nhú hoa tưới phân NPK 6-30-30 pha nồng độ 2g/lít nước, thời gian phun 7-10 ngày/lần, để cho hoa mập hơn, bền và sắc hoa tươi lâu hơn. Ngoài ra, để cho hoa được bền lâu, khoảng 1-2 tháng cần đặt cây ở nơi thoáng mát, nhiệt độ thích hợp 20-25 độ C, ánh sáng che bớt 70%. Đặc biệt khi cây nở hoa không nên tưới nước hoặc dinh dưỡng lên hoa vì nước sẽ làm hoa bị úng hoặc cháy. Khi cành hoa nở gần tàn nên cắt ngay cành hoa và tưới phân NPK 30-10-10 để dưỡng cây cho trà hoa sau.
 

vietanhTN

Thành viên tích cực
Tham gia
4/12/07
Bài viết
108
Điểm tương tác
3
SVC$
0
Ðề: cách trồng Lan con từ ống nghiệm

Mình đã từng làm đề tài này, nhưng hình như quy trình mà bạn mô tả có gì đó chưa đảm bảo: Ví dụ như khi ra cây, bạn quên mất chế độ ánh sáng cần chuyển như thế nào? Ngoài việc bạn dùng vỏ dừa nghiền mịn có thể dùng giá thể khác cơ mà. Ở ngoài Bắc làm đâu dễ kiếm được vỏ dừa nghiền mịn chứ? và quy trình dùng pank nhiều hơn là dùng tay đấy!
Đây là vài hình ảnh nuôi cấy mô lan Hồ Điệp!
UpNhAnH2008061116224zmjlyjhkzt27608.jpeg
UpNhAnH2008061016124m2mzmdyznd572034.jpeg
UpNhAnH2008061116224owi0ymywnd28893.jpeg

Tất nhiên đây là quy trình thử nghiệm! và nuôi cây mô ở loài sinh sản sinh dưỡng này còn chưa khó bằng các loài sinh sản hữu tính.
 

vanbach81

Thành viên diễn đàn
Tham gia
21/6/08
Bài viết
19
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Ðề: trồng Lan trên Gỗ hay Vỏ Cây ?

Về vấn đề trông lan trên cây thì mình có kinh nghiệm là chọn những cây có mũ ví dụ vú sửa.. vì những cây này có thể sử dụng rất lâu khó bị mục nát, và cung it bị nấm bệnh. Còn đối với vỏ quả dừa thì các bạn cần phải ngâm một thời gian cho hết chất lingin(chất chát) thì mới sử dụng được, Nếu không rễ cây khi mới ra đã bị cùn lại không phát triển nữa
 

datzindo

Thành viên diễn đàn
Tham gia
26/5/08
Bài viết
29
Điểm tương tác
1
SVC$
0
Ðề: cách trồng Lan con từ ống nghiệm

mình thấy quy trình trồng lan bằng nuôi cấy mô là hết sức khó khăn. Nếu là nhà vườn lớn và cần có kỹ thuật tốt thì mới có thể thực hiện được. Nếu nhà bình thường thì mình nghĩ là nên mua cây con nhưng phải lớn một tý thì trồng mới good được
Đây chỉ là ý kiến của mình thôi. Mong các a chỉ thêm
 

vanbach81

Thành viên diễn đàn
Tham gia
21/6/08
Bài viết
19
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Ðề: tìm hiểu về hoa Lan

Bài viết này thật sự là có ý nghĩa! Mình cho điểm mười đấy
 

vietanhTN

Thành viên tích cực
Tham gia
4/12/07
Bài viết
108
Điểm tương tác
3
SVC$
0
Ðề: cách trồng Lan con từ ống nghiệm

Đúng vậy! bạn có thể trồng Lan bằng kỹ thuật nuôi cấy mô nếu bạn có những điều kiện về cơ sở vật chất khá tốt. Vì nuôi cấy mô đòi hỏi quy trình và tính sạch bệnh cao nên mọi môi trường nuôi cấy cần được thanh trùng tuyệt đối, kể cả giá thể ra cây. Người thực hiện nuôi cấy mô còn cần cả tính cẩn thận, tỷ mỷ và theo dõi thường xuyên nữa. Vì vậy nếu chỉ trồng chơi thì bạn không nên trồng Lan được sản xuất theo quy trình từ ống nghiệm.
Đây là vài hình ảnh ra cây Lan hồ điệp từ nuôi cấy mô bằng than củi.
UpNhAnHdotC0M2008072320430mwnmnzhmnw78936.jpeg
UpNhAnHdotC0M2008072320430mjfmnjc3nz63982.jpeg
UpNhAnHdotC0M2008072320430mje5yjyzmz68794.jpeg
 

vietanhTN

Thành viên tích cực
Tham gia
4/12/07
Bài viết
108
Điểm tương tác
3
SVC$
0
Ðề: cách trồng Lan con từ ống nghiệm

Một vài chất trồng Lan mà mình đọc được trên bài giảng của cô giáo TRƯƠNG THỊ CẨM NHUNG trường ĐH nông lâm TP HCM. Ca
Loại chất trồng được chọn tùy thuộc điều kiện ngoại cảnh, nhân lực, loài lan và qui mô sản xuất. Các chất trồng được sử dụng hiện nay gồm than, gạch, dớn, xơ dừa, rễ lục bình, vỏ thông. Các chất trồng của lan khác với đất dể trồng cây. Các chất trồng này dùng để cải thiện độ ẩm và tác dụng cơ học hơn là cung cấp dinh dưỡng.
I. THAN (CHARCOAL)
Than trồng lan không phải là thứ lan đốt lò đã làm sẵn từng viên. Than phải đốt từ củi dùng cho viêc trồng trọt (Agriculture charcoal). . Than được dùng ở đây là loại than gỗ rừng Giồng, được nung thật chín. Tránh tuyệt đối dùng các loại than gỗ rừng sác (đước) vì hàm lượng NaCl trong than cao, dễ làm chết lan.
*Ưu điểm: lâu bền từ 5-6 năm mới phải thay chậu và chỉ dùng một cỡ cho đủ thứ cây lớn nhỏ.Than làm sạch môi trường trồng lan bằng cách lọc các tạp chất như axit và các chất khoáng chứa trong nước tưới, có khả năng thoát nước tốt, ít mầm bệnh, hấp thu chất dinh dưỡng tốt.
* Nhược điểm: phải tưới nước thường xuyên để tránh cho cây không bị thiếu nước.
II. GạcH
Gạch trồng lan tốt phải nung thật già, nhằm mục đích ngăn chặn rêu mọc. Gạch ngói tốt hơn gạch thẻ vì có độ cong nên chất trồng luôn luôn có độ thoáng thích hợp. Ngoài ra bề mặt rễ bám cũng rộng hơn; nên rễ không phải mọc chồng chất lên nhau, cây sẽ phát triển tốt hơn nhưng nhược điểm của gạch là nặng nên không thích hợp cho việc trồng bằng dây treo.
III. DớN:
Đây là dạng sợi của thân và rễ cây dương xỉ (Cybotium baronletz) là một loại cây mọc nhiều ở các vùng thung lũng đồi núi Đà Lạt. Sở dĩ dớn được chọn vì không bao giờ đóng rêu nhưng hút ẩm tốt. Tuy nhiên, nếu chất trồng toàn dớn thì không có độ thoáng.
Có 2 loại dớn:
1.Dớn sợi: là loại dớn già, hóa mộc. (Có dạng từng sợi được ưa chuộng để trồng lan ở thành phố).
Ưu điểm: có khả năng giữ ẩm tốt, lâu bị hoại mục.
Nhược điềm: khi bị hoại mục dớn sợi để lại vỏ ngoài nguyên vẹn dễ gây lầm tưởng nếu không theo dõi thường xuyên.
2. Dớn vụn: là phần còn lại của cây dớn sau khi đã lấy loại dớn sợi loại dớn vụn là nhưng phần non của thân cây dớn - loại này sử dụng trồng lan rất tốt ở vùng lạnh
*Ưu điểm: độ hút ẩm cao, thiếu thoáng khí, nên nhiệt độ trong chậu cao hơn bên ngoài, do đó dớn tạo một độ ẩm nhất định thuận lợi cho sự phát triển của rễ.
*Nhược điểm: phải tưới nước nhiều, dớn vụn bị bít dễ làm thối rễ lan. Ngoài ra, điều kiện nóng ẩm rất thuận lợi, cho một số loại côn trùng và nấm bệnh chọn dớn làm mục tiêu cắn phá.
3. Dớn trắng (dớn mềm) là tên gọi Việt nam của một loại chất trồng có nguồn gốc là một loài rêu, sống trên mặt các đầm lầy, có tên thương mại là "Sphagnum moss". Dớn trắng thuộc họ Sphagnaceae, giống sphagnum, sinh sống chủ yếu ở các khu vực ẩm ướt, chủ yếu lá đầm lầy. Dớn trắng phân bố chủ yếu ở các vùng có khí hậu khoảng 150oC và ẩm độ cao, pH đất thấp. Một số nước chuyên sản xuất dớn như New Zaeland, Chile, Trung Quốc. Dớn trắng rất có giá trị vì chúng có cấu trúc dạng sợi, rất dài, dù ở dạng khô hay tươi. Các sợi dớn dù khô hay tươi cũng rất bền, chắc, khó bị phân huỷ nên khi sử dụng rất ít bị thay chất trồng như các chất trồng khác (nhờ vào cấu trúc phenolic bám trên thành tế bào). Dớn có khả năng giữ nước rất lớn gấp 20 lần trọng lượng khô của chúng.Dớn trắng có khả năng hấp thu nước và thải ra các cation H+ giúp điều hoà độ acid của môi trường đồng thời tạo cho dớn trắng một khả năng diệt khuẩn tự nhiên, rất tốt cho sự phát triển vùng rễ.Dớn trắng có khả năng trao đổi cation rất lớn, chính vì vậy rất thường được sử dụng trong nhân giống cây trồng cả ở dạng sợi hay dạn vụn (dớn đen, peat moss) điều này chứng tỏ dớn trắng có khả năng vận chuyển các chất dinh dưỡng rất tốt.Dớn trắng còn có một số thành phần kháng khuẩn tự nhiên giúp ức chế sự tăng trưởng của một số nấm bệnh.
IV. XƠ DừA:
Đây là chất trồng rất cần nếu sản xuất lan đại trà trên qui mô lớn.
*Ưu điểm: ngấm nước mau và giữ độ ẩm lâu, nhưng phần đông các loại sơ dừa đều có nhiều muối ở trong, nên cần phải ngâm nước vài ngày, xả cho sạch rồi mới trồng được.
*Khuyết điểm: dễ mọc rêu, không thoáng, dễ mục. Nếu dùng xơ dừa trồng chậu phải hạn chế tưới nước. Tốt nhất là tạo điều kiện ẩm độ bên ngoài hơn là trong chậu, phải phun thuốc ngừa sâu bệnh thường xuyên.Xơ dừa mau khô, nhẹ cho nên chậu hay bị đổ.
V. RỄ CÂY
1.rễ lục bình:
Cây lục bình sống lan tràn mạnh mẽ ở khắp ao hồ, sông rạch trong cả nước, nên rất dễ kiếm, thuận lợi trong việc nuôi trồng hoa lan.
*Ưu điểm: Rễ lục bình có độ hút ẩm cao, có nhiều đạm, giúp cây ra rễ và tăng trưởng rất mạnh trong thời gian đầu
*Khuyết điểm: dễ bị mục rã nên mắc các khuyết điểm như xơ dừa và dớn vụn.
2.RỄ CÂY DƯƠNG SỈ (TREE FERN)
Thứ này mau khô, lâu bền dược trên 3 năm mới mục, nhẹ thích hợp với những rổ treo (hanging basket)
VI. VỎ CÂY:
Ở Việt Nam, có nhiều loại cây leo vỏ để trồng lan rất tốt. Tuy nhiên, nên chọn loại cây nào có vỏ lâu mục, vì vỏ cây cũng thuộc một' trong số những chất trồng mau hủy hoại . Cây lan được trồng bằng vỏ cây thời gian đầu phát triển rất tốt. Sau 1 năm vỏ bị phân hủy thành mùn, gây úng nước, thối rễ và cũng là môi trường thích hợp cho sự xuất hiện một số loài sâu phá rễ. Vì vậy với chất trồng bằng vỏ cây, cây lan phải được thay chậu luôn. Trong các loại vỏ cây sau: vú sữa, sao, me, trai, thông... thì vỏ thông là loại vỏ cây được ưa chuộng nhất, vì
VỎ THÔNG (FIR BARK)
Vỏ thông có thể được lấy từ cây Thông 2 lá (Pinus merkusii) hoặc cây thông 3 lá (Pinus khasya) có nhiều ở Bảo Lộc và Đà Lạt.
Ưu điểm: thông dụng, rẻ tiền, dễ mua, giữ nước và độ ẩm, khá thích hợp cho nhiều thứ lan cho nên nhiều người dùng. vỏ thông có chứa resin nên có tính sát khuẩn cao, lâu mục, không đóng rêu, ít có mầm bệnh, các nấm hại.
Khuyết điểm:
giữ chất muối có sẵn trong nước và trong phân bón, chỉ giữ được chừng 2/3 số Nitrogene trong phân bón và thông thường sẽ bị mục nát trong khoảng 2-3 năm. vỏ thông cũng rất bí ít, nên cần có lớp than độn dưới đáy chậu cho thông thoáng.
Fir Bark có 3 hạng:
Lớn (coarse) to khoảng ¾” trở lên dùng cho các cây lớn, cần tưới nhiều và thoát nước.
Vừa (medium) từ ¼ đến ½” dùng cho những cây trung bình và rễ nhỏ.
Nhỏ (fine) từ 1/8 đến ¼” dùng cho các cây còn nhỏ hoặc những loại cần giữ nuớc lâu hơn.
Xin đừng nhầm lẫn với loại Pine bark, cũng là vỏ thông nhưng có lẫn gỗ trong đó, thứ này mau mục, úng nước, lên men mốc trắng, dầu thông trong gỗ sẽ làm hại rễ. Lan không ưa thứ Pine Bark này
VII. GỖ THÔNG ĐỎ (RED WOOD SHAVING)
Thứ này cũng không quá đắt, giữ nước nhiều nước và độ ẩm, lại nhiều acide cho nên chỉ dùng dưới 50%, trừ được nấm men trắng. Sên không vỏ (slug) không ưa thứ này. Điều bất tiện là thứ này trồng không chặt cho nên phải cột cây vào chậu và khó tìm loại gỗ tốt.
VIII. RÊU (SPHAGNUM MOSS)
Loại rêu bản xứ hoặc Canada mầu nâu đen hoặc nâu xanh không nên dùng vì phẩm chất xấu và trong rêu có nhiếu chất làm cho cây lan yếu đi. Chỉ nên dùng loại rêu nhập cảng từ New Zealand hoặc Brasil mầu vàng rơm để trồng lan vì trong rêu có tác dụng trừ nấm mốc. Khi trồng, không nên nén quá chặt mới chưá được nhiều nước. Rất tốt để trồng lan trên cành cây và chậu gỗ nhưng quá đắt tiền, chóng hư mục và giữ muối cho nên cứ vài tháng phải xả nước cho nhiều hay ngâm trong nước.
IX. ĐÁ
1. ĐÁ NÚI LỬA (LAVA ROCK)
*Ưu điểm: dễ ngấm nước, không bị mục, thoáng hơi và không quá nặng. Rất tốt để lót đáy chậu thay cho chất xốp đậu phọng (Peanut foam)
* Nhược điểm: giữ chất muối cho nên cứ 2 tháng phải xả nước cho sạch.
2.ĐÁ XỐP (PUMICE ROCK)
Đá pumice là một loại lava rock nhưng nhẹ hơn và thấm nước, lâu bền không bị mục nhưng cũng có nhược điểm là giữ muối vì thế có nhiều loại lan không ưa loại đá này.
3. ĐÁ BỌT (PERLITE OR SPONGE ROCK)
Đá bọt rất nhẹ và thấm nước, dùng để trộn với vỏ thông hoặc rễ cây để cho thoáng khí rất thích hợp cho các loại lan có rễ nhỏ.
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom