Cà phê .. chim !
Những người thích ngồi quán cà phê ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Ðồng Nai, giờ đây có vẻ không còn thích các quán cà phê mở nhạc ầm ĩ mà lại thích đến những quán có khung cảnh thiên nhiên và nghe chim hót.
Quán cà phê chim hót, chính xác thì đây là căn tin của “Câu Lạc Bộ Chim Hót” của phường Tân Biên, thành phố Biên Hòa. Quán cà phê nằm trong khuôn viên nhà văn hóa phường. Mỗi sáng, nhất là những ngày nghỉ cuối tuần, lại rộn rã tiếng chim hót, xen lẫn tiếng chim đang găng nhau hót líu lo là tiếng “bình phẩm” của các nghệ nhân chơi chim. Ðặc biệt trước những ngày có cuộc thi chim, các nghệ nhân chơi chim quy tụ quanh quán cà phê, mang theo chim tập dợt, bầu khí xôm xả, nhộn nhịp hơn...
Tôi vào quán kêu một ly đen đậm đặc, bắt trước các nghệ nhân chơi chim hướng ra phía có treo hơn chục lồng chim, ngắm-nghe các “cô cậu” chim nhảy múa, đua hót và... rung đùi. Anh bạn ngồi cạnh tôi tên Thìn kêu mấy điếu thuốc, mời hút và hỏi tôi nghệ nhân chơi chim ở đâu, chơi chim gì sao thấy lạ quá ? Tôi trả lời chơi nghiệp dư thôi, có nuôi chú chim Còng đang tập nói, lần đầu tiên vào quán... Thấy tôi nói chuyện cởi mở, chân tình anh bạn giới thiệu tên T. Q., nói “tôi cũng nghiệp dư” nhưng có một con Còng mồi “rất cừ, từ Bắc chí Nam không ai có”, nói được giọng “Hà Nội chuẩn,” bắt chước được giọng Miền Nam, chào hỏi được bằng tiếng Anh. “Tôi mua nó hơn nửa năm, giá 100 đô la nhân chuyến đi công tác Buôn Mê Thuột, Ðắc Lắc. Giờ có người kết nói trả hẳn 5 triệu đồng VN nhưng tôi không bán.” Anh Q. cho biết là cán bộ ngành dầu khí, người Sài Gòn đang công tác ở Ðồng Nai ít tuần. “Hơn tuần nay, ngày nào tôi cũng tranh thủ đi sớm để có nhiều thời gian ra đây vừa uống cà phê vừa nghe chim hót. Thú vị lắm, tôi có cảm tưởng như được hòa với thiên nhiên, lòng cảm thấy thanh thản yêu đời, yêu công việc hơn”...
Bất ngờ một nghệ nhân khác hỏi Thìn: “Cuộc thi sắp tới mày có mang con Văn Quyến dự không?” “Tên đó tao bỏ rồi, bây giờ có tên mới là Tài Em. Tài Em tao đang sung sức, thi lần này thể nào cũng được xếp hạng,” Thìn trả lời... Thì ra, nhiều nghệ nhân chơi chim ngoài mê chim còn mê bóng đá, nên đã đặt tên cầu thủ mình hâm mộ cho chim mình yêu thích: Zidan - Ronaldo - Ronaldinho..., thậm chí có cả tên vị trọng tài thời danh người Ý, Collina.Tuổi thọ chim tương đối cao, nếu nuôi tốt, có thể trên 10 năm tuổi. Tuy chim ăn không tốn (mỗi ngày tốn 1,000-2,000 đồng/ con) song việc chăm nuôi chim phải nói là công phu. Thức ăn của chim chủ yếu tấm cám, côn trùng (cào cào, trứng kiến, sâu bọ...) Nếu cho ăn vừng, đậu phộng (lạc) công phu hơn, phải rang giòn, lấy chai thủy tinh lăn nghiền, rồi tẩm lòng trứng đỏ, để khô ráo. Hàng ngày phải có giờ cho chim ra tắm nắng, tắm nước, làm vệ sinh lồng... “Tắm nắng, để cho chim “có lửa”, chim không có lửa rất sợ nắng, nhút nhát. Chim vốn có tài dễ bắt chước giỏi, muốn chim có giọng hót hay, cần phải tìm “chim thầy” (chim già dặn, hót hay, có bộ đẹp) để nó nghe học theo. Nuôi chim cũng có mất thời gian thật, nhưng rất thú vị. Có những con khôn, vừa thấy bóng dáng mình là hót, đòi ăn...”, nghệ nhân Quang Chanh, ở xã Hố Nai 3 (Trảng Bom) cho biết.
Khác với chim bổi (trong rừng, ngoài thiên nhiên), chim nuôi lồng thì “nắng không ưa, mưa không hợp.” Nghệ nhân chơi chim “sành điệu” còn biết chăm sóc chim thích ứng theo từng mùa. Chẳng hạn Mùa Xuân khí trời ấm áp, tinh thần chim hưng phấn nên mang lồng chim ra treo ngoài sân, ngoài vườn cho chim hít thở khí trời mát mẻ trong lành, chim thêm sung sức, hót hay không mệt mỏi. Mùa mưa treo lồng ở nơi khô ráo, trùm kín áo lồng cho chim được ấm áp... Chưa có thuốc đặc trị cho chim, mỗi người có cách chữa bệnh theo kinh nghiệm riêng. “Cách thông thường người chữa thế nào, chim cũng chữa vậy. Như chim bị viêm mắt dùng V. Rohto, Dexacol nhỏ mắt... Tốt nhất, tủ thuốc cho chim cần có sẵn thuốc nhỏ mắt, kháng sinh thông thường, trị cảm mạo, trừ giận mạt, bông gòn, băng keo, ôxy...”, một nghệ nhân cho biết kinh nghiệm.
* Chơi chim đổi tính người
N.Ð. (Phường Tân Hòa) tay chơi cá độ đá gà nổi tiếng, đời sống gia đình “nhiều lần lục đục” cũng vì Ð. mê gà hơn mê làm, đã vậy còn “sạch túi nhiều phen”... Một lần, có người bán rẻ cặp chim, Ð. mua về, vài lần thi chim hót được giải khuyến khích, Ð. “mê chim quá, bỏ hẳn gà”. Ð. nói: “Chơi chim cũng rất thú vị, chăm sóc nó chẳng còn thời gian để mê cái khác. Không mất thời gian, tiền bạc cho gà, bà xã tôi cũng... dễ thương hơn, không còn cằn nhằn.” V.T. ở phường Tân Biên vốn cộc cằn, nóng tính, nhờ chơi chim “tính lành hẳn đi”. T. lý giải: “Người nóng tính không chơi chim được. Chim vốn nhát, quát tháo là hoảng, chạy nhảy lung tung... Chăm sóc chim cần phải nhẹ nhàng, nâng niu, có thế chim mới... quý mình, đem đi thi nó hót mới hết mình chứ!” Nghệ nhân chơi chim còn hiểu tính nết từng con một, có cách chăm sóc và chế độ ăn riêng. Thông thường, trong thời gian thay lông (mùa mưa) sinh lý chim yếu, tránh cho chim hót nhiều, cần cho thức ăn tươi, nhiều chất dinh dưỡng (cáo cào, sâu bọ, trứng kiến...).
Vẫn theo lời anh Chu Văn Tiếng: “Năm qua (2005) Câu Lạc Bộ tổ chức 8 lần thi chim vào các dịp lễ kỷ niệm, Tết cổ truyền... Còn giá trị giải thưởng thì chủ yếu là tinh thần, vật chất chẳng nhiều nhặn gì. Bọn mình đang chuẩn bị cho cuộc thi chim “sinh hoạt đầu năm” vào ngày 26-2 tới”. Theo anh Tiếng, năm qua lần tổ chức “quy mô nhất” do Sở Văn Hóa tỉnh mời tổ chức sân chơi, có hơn 300 lồng tranh tài. “Chúng tôi vẫn còn tiếc phải hủy bỏ kế hoạch thi chim trong ngày Hội Hoa Xuân vừa qua của tỉnh vì ảnh hưởng dịch cúm gia cầm,” anh Tiếng nói.
Mỗi lần tổ chức, câu lạc bộ đều mời các nghệ nhân của các câu lạc bộ khác ở các huyện hoặc các tỉnh lân cận. Và khi được giấy mời các nghệ nhân hưởng ứng rất nhiệt tình, mỗi lần thi có 200-300 lồng chim. Các “cô chú” chim khi gặp nhau, khích nhau hót rất hăng say... Theo nghệ nhân Huỳnh Văn Châu (Biên Hòa), từng được mời làm trọng tài chấm các cuộc thi chim cho biết, tiêu chuẩn chấm căn cứ vào 3 yếu tố “thanh-sắc-bộ (giọng hót, màu sắc, điệu vũ khi hót).” Cứ 15 phút loại một lần, cho đến khi chọn được các con xếp hạng, trao giải.”
Những người thích ngồi quán cà phê ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Ðồng Nai, giờ đây có vẻ không còn thích các quán cà phê mở nhạc ầm ĩ mà lại thích đến những quán có khung cảnh thiên nhiên và nghe chim hót.
Quán cà phê chim hót, chính xác thì đây là căn tin của “Câu Lạc Bộ Chim Hót” của phường Tân Biên, thành phố Biên Hòa. Quán cà phê nằm trong khuôn viên nhà văn hóa phường. Mỗi sáng, nhất là những ngày nghỉ cuối tuần, lại rộn rã tiếng chim hót, xen lẫn tiếng chim đang găng nhau hót líu lo là tiếng “bình phẩm” của các nghệ nhân chơi chim. Ðặc biệt trước những ngày có cuộc thi chim, các nghệ nhân chơi chim quy tụ quanh quán cà phê, mang theo chim tập dợt, bầu khí xôm xả, nhộn nhịp hơn...
Tôi vào quán kêu một ly đen đậm đặc, bắt trước các nghệ nhân chơi chim hướng ra phía có treo hơn chục lồng chim, ngắm-nghe các “cô cậu” chim nhảy múa, đua hót và... rung đùi. Anh bạn ngồi cạnh tôi tên Thìn kêu mấy điếu thuốc, mời hút và hỏi tôi nghệ nhân chơi chim ở đâu, chơi chim gì sao thấy lạ quá ? Tôi trả lời chơi nghiệp dư thôi, có nuôi chú chim Còng đang tập nói, lần đầu tiên vào quán... Thấy tôi nói chuyện cởi mở, chân tình anh bạn giới thiệu tên T. Q., nói “tôi cũng nghiệp dư” nhưng có một con Còng mồi “rất cừ, từ Bắc chí Nam không ai có”, nói được giọng “Hà Nội chuẩn,” bắt chước được giọng Miền Nam, chào hỏi được bằng tiếng Anh. “Tôi mua nó hơn nửa năm, giá 100 đô la nhân chuyến đi công tác Buôn Mê Thuột, Ðắc Lắc. Giờ có người kết nói trả hẳn 5 triệu đồng VN nhưng tôi không bán.” Anh Q. cho biết là cán bộ ngành dầu khí, người Sài Gòn đang công tác ở Ðồng Nai ít tuần. “Hơn tuần nay, ngày nào tôi cũng tranh thủ đi sớm để có nhiều thời gian ra đây vừa uống cà phê vừa nghe chim hót. Thú vị lắm, tôi có cảm tưởng như được hòa với thiên nhiên, lòng cảm thấy thanh thản yêu đời, yêu công việc hơn”...
Bất ngờ một nghệ nhân khác hỏi Thìn: “Cuộc thi sắp tới mày có mang con Văn Quyến dự không?” “Tên đó tao bỏ rồi, bây giờ có tên mới là Tài Em. Tài Em tao đang sung sức, thi lần này thể nào cũng được xếp hạng,” Thìn trả lời... Thì ra, nhiều nghệ nhân chơi chim ngoài mê chim còn mê bóng đá, nên đã đặt tên cầu thủ mình hâm mộ cho chim mình yêu thích: Zidan - Ronaldo - Ronaldinho..., thậm chí có cả tên vị trọng tài thời danh người Ý, Collina.Tuổi thọ chim tương đối cao, nếu nuôi tốt, có thể trên 10 năm tuổi. Tuy chim ăn không tốn (mỗi ngày tốn 1,000-2,000 đồng/ con) song việc chăm nuôi chim phải nói là công phu. Thức ăn của chim chủ yếu tấm cám, côn trùng (cào cào, trứng kiến, sâu bọ...) Nếu cho ăn vừng, đậu phộng (lạc) công phu hơn, phải rang giòn, lấy chai thủy tinh lăn nghiền, rồi tẩm lòng trứng đỏ, để khô ráo. Hàng ngày phải có giờ cho chim ra tắm nắng, tắm nước, làm vệ sinh lồng... “Tắm nắng, để cho chim “có lửa”, chim không có lửa rất sợ nắng, nhút nhát. Chim vốn có tài dễ bắt chước giỏi, muốn chim có giọng hót hay, cần phải tìm “chim thầy” (chim già dặn, hót hay, có bộ đẹp) để nó nghe học theo. Nuôi chim cũng có mất thời gian thật, nhưng rất thú vị. Có những con khôn, vừa thấy bóng dáng mình là hót, đòi ăn...”, nghệ nhân Quang Chanh, ở xã Hố Nai 3 (Trảng Bom) cho biết.
* Chơi chim đổi tính người
N.Ð. (Phường Tân Hòa) tay chơi cá độ đá gà nổi tiếng, đời sống gia đình “nhiều lần lục đục” cũng vì Ð. mê gà hơn mê làm, đã vậy còn “sạch túi nhiều phen”... Một lần, có người bán rẻ cặp chim, Ð. mua về, vài lần thi chim hót được giải khuyến khích, Ð. “mê chim quá, bỏ hẳn gà”. Ð. nói: “Chơi chim cũng rất thú vị, chăm sóc nó chẳng còn thời gian để mê cái khác. Không mất thời gian, tiền bạc cho gà, bà xã tôi cũng... dễ thương hơn, không còn cằn nhằn.” V.T. ở phường Tân Biên vốn cộc cằn, nóng tính, nhờ chơi chim “tính lành hẳn đi”. T. lý giải: “Người nóng tính không chơi chim được. Chim vốn nhát, quát tháo là hoảng, chạy nhảy lung tung... Chăm sóc chim cần phải nhẹ nhàng, nâng niu, có thế chim mới... quý mình, đem đi thi nó hót mới hết mình chứ!” Nghệ nhân chơi chim còn hiểu tính nết từng con một, có cách chăm sóc và chế độ ăn riêng. Thông thường, trong thời gian thay lông (mùa mưa) sinh lý chim yếu, tránh cho chim hót nhiều, cần cho thức ăn tươi, nhiều chất dinh dưỡng (cáo cào, sâu bọ, trứng kiến...).
Vẫn theo lời anh Chu Văn Tiếng: “Năm qua (2005) Câu Lạc Bộ tổ chức 8 lần thi chim vào các dịp lễ kỷ niệm, Tết cổ truyền... Còn giá trị giải thưởng thì chủ yếu là tinh thần, vật chất chẳng nhiều nhặn gì. Bọn mình đang chuẩn bị cho cuộc thi chim “sinh hoạt đầu năm” vào ngày 26-2 tới”. Theo anh Tiếng, năm qua lần tổ chức “quy mô nhất” do Sở Văn Hóa tỉnh mời tổ chức sân chơi, có hơn 300 lồng tranh tài. “Chúng tôi vẫn còn tiếc phải hủy bỏ kế hoạch thi chim trong ngày Hội Hoa Xuân vừa qua của tỉnh vì ảnh hưởng dịch cúm gia cầm,” anh Tiếng nói.
Mỗi lần tổ chức, câu lạc bộ đều mời các nghệ nhân của các câu lạc bộ khác ở các huyện hoặc các tỉnh lân cận. Và khi được giấy mời các nghệ nhân hưởng ứng rất nhiệt tình, mỗi lần thi có 200-300 lồng chim. Các “cô chú” chim khi gặp nhau, khích nhau hót rất hăng say... Theo nghệ nhân Huỳnh Văn Châu (Biên Hòa), từng được mời làm trọng tài chấm các cuộc thi chim cho biết, tiêu chuẩn chấm căn cứ vào 3 yếu tố “thanh-sắc-bộ (giọng hót, màu sắc, điệu vũ khi hót).” Cứ 15 phút loại một lần, cho đến khi chọn được các con xếp hạng, trao giải.”