Guest viewing is limited

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
Ngày nay, quan niệm như thế nào là loài cá cảnh không chỉ bó hẹp ở các yếu tố màu sắc và hình dáng mà còn ở yếu tố “lạ và độc đáo”. Do vậy mà trong giới chơi cá người ta thường sưu tầm các loài cá săn mồi (predator) bởi vì “thần thái” dữ tợn của chúng; mặt khác những con cá có hình dáng lạ mắt “trông chẳng giống ai” (odd ball) cũng là đối tượng mà một số người nuôi cá sưu tầm. Chúng ta có thể liệt kê rất nhiều loài có các đặc điểm như vậy đang lưu hành trên thị trường cá cảnh bao gồm cá đuối nước ngọt, cá piranha, cá thát lát, cá khủng long, cá sấu mỏ vịt... và tất nhiên cả cá lóc nữa. Cá lóc là một lựa chọn hoàn hảo cho những người yêu thích các loài cá săn mồi với dáng vẻ uyển chuyển, uy nghi, và đặc biệt các vây luôn trương thẳng. Đối với chúng ta, cá lóc trông quá quen thuộc nhưng chúng lại là đối tượng sưu tầm của một bộ phận những người chơi cá cảnh trên thế giới. Bài viết sau đây sẽ đề cập đến nhiều khía cạnh liên quan đến thú chơi còn khá mới mẻ này!


auranti7.jpg




I. Sơ lược về họ cá lóc (Channidae)

Cá lóc trong tiếng Anh được gọi là cá “đầu rắn” (snakehead), ám chỉ đến cái đầu thuôn và tròn trông giống như đầu rắn. Họ cá lóc Channidae bao gồm 2 chi là Channa, phân bố ở châu Á và chi Parachanna, phân bố ở châu Phi. Chi Channa có 29 loài còn chi Parachanna có 3 loài. Phía trên nắp mang của cá lóc có một cấu trúc màng gọi là mang phụ (suprabranchial organ), qua đó ô-xy từ không khí có thể thẩm thấu trực tiếp vào mạch máu; nhờ vậy mà cá lóc có thể tồn tại trong môi trường nghèo ô xy hoặc bò trên cạn, vượt qua rào cản để thâm nhập vào các vùng nước mới. Mang phụ ở chi Parachanna có cấu trúc đơn giản hơn ở chi Channa; chức năng của nó cũng tương tự như mê lộ (labyrinth) ở những loài thuộc họ Osphronemidae, chẳng hạn như cá rô đồng nhưng không phát triển bằng.​

Hầu hết các ý kiến đều cho rằng tổ tiên của cá lóc xuất hiện ở một trong hai lục địa châu Á hoặc châu Phi rồi mới thâm nhập vào lục địa kia khi chúng thông với nhau ở vào một thời điểm nào đó trong quá khứ. Cấu trúc mang đơn giản hơn ở chi Parachanna cho thấy loài tổ tiên của cá lóc xuất hiện trước tiên ở châu Phi trong khi số lượng loài ít ỏi ở đấy lại cho thấy điều ngược lại. Trên thực tế, hóa thạch cá lóc cổ xưa nhất lại được phát hiện ở... châu Âu và có niên đại vào cuối đại Oligocene và đầu đại Miocene (cách nay từ 20 đến 25 triệu năm). Như vậy, tổ tiên của chúng phải xuất hiện từ trước đó và người ta tin rằng đó là vào kỷ Jurassic! ( cách nay trên 100 triệu năm).​

Cá lóc phân bố chủ yếu trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở châu Phi và châu Á; tuy nhiên cá biệt có vài loài phân bố ở những vùng khí hậu lạnh hơn như ở Trung Quốc, Hàn Quốc và vùng Siberia. Mặc dù không phải là loài cá nước ngọt sơ khai, cá lóc lại hoàn toàn thích nghi với nước ngọt và chịu đựng độ mặn rất kém. Chúng sống chủ yếu ở sông và kênh rạch; ngoài ra chúng còn xuất hiện ở ao, hồ, ruộng lúa, hoặc đầm lầy... Chúng có thể tồn tại trong môi trường nghèo ô-xy nhờ khả năng “hít thở” trong không khí. Một số loài có khả năng chịu đựng đặc biệt; chẳng hạn loài Channa banganensis sống ở vùng “nước đen” có độ acid cao (3-4 độ pH); rồi các loài Channa gachua, Channa striata Channa punctata có thể chịu đựng được tầm pH biến thiên rất rộng, từ 4 đến 9 độ trong vòng 72 giờ; còn loài Channa argus ở sông Amur, Siberia lại có thể sống sót qua mùa đông khắc nghiệt!​


II. Cá lóc với thị trường cá cảnh

Cá lóc thâm nhập thị trường cá cảnh ở châu Âu, châu Mỹ và một số quốc gia ở châu Á như Singapore, Đài Loan và Nhật Bản bởi vì sở thích nuôi cá dữ, cá săn mồi của những người chơi cá ở đấy. Mặc dù việc nuôi chúng khá tốn kém bởi tập quán thích ăn mồi sống và cần hồ nuôi rộng nhưng vẫn có một số người chỉ chuyên nuôi cá lóc. Trên thực tế, số lượng người nuôi và quan tâm đến cá lóc vẫn đang tăng dần; nhiều người trong số họ vốn là người nuôi cichlid và tò mò xem cá lóc có thể nuôi chung với cichlid hay không. Phong trào nuôi cá lóc làm cảnh bắt đầu phát triển từ vài chục năm trước; đến nay cá lóc chiếm một thị phần tương đối khiêm tốn trong toàn bộ thị trường cá cảnh nói chung.​


striata2.jpg

Con cá lóc đen Channa striata với cái mồm lởm chởm răng trên đây có màu sắc hết sức bình thường nhưng lại hấp dẫn người nuôi cá ở dáng vẻ hung dữ của chúng.



Nhìn chung, các loài cá lóc kích thước nhỏ phổ biến trên thị trường cá cảnh hơn là các loài lớn. Vào thời điểm năm 1990, loài Channa gachua được bán ở thị trường cá cảnh Singapore với giá từ 30 đến 60 đô la một con trong khi các loài lớn hơn một chút như Channa melanoptera Channa pleurophthalma có giá gần 100 đô la. Chúng đều là những cá thể được đánh bắt trực tiếp ngoài tự nhiên và điều này làm dấy lên những lo ngại rằng việc khai thác quá mức cộng với nạn phá rừng sẽ làm cho những loài này bị tuyệt chủng. Ở thị trường Mỹ, mỗi con ròng ròng (cá lóc non) có giá khoảng 15 đô la, một con Channa bleheri kích thước từ 8-15 cm có giá dao động từ 55-75 đô la, trong khi những con lớn hơn có giá khoảng 100 đô la tuỳ vào kích thước. Đặc biệt, vào năm 2005, một cặp Channa barca trưởng thành được nhập vào nước Anh với giá khoảng... 9.000 đô la. Giá cao như vậy là bởi vì loài này không những tuyệt đẹp mà còn cực hiếm nữa.

Điều nữa cần phải nói, đó là việc nuôi và mua bán cá lóc bị cấm ở một số bang của Mỹ; trong khi việc nuôi loài Channa argus ở Anh cần phải có giấy phép. Cá lóc là loài cá săn mồi dữ tợn; cho nên nếu để chúng thoát ra môi trường tự nhiên, chúng sẽ đe doạ đến sự tồn tại những loài cá bản địa khác, từ đó làm ảnh hưởng đến sự cân bằng sinh thái của khu vực. Hầu hết các loài cá lóc đều sống trong vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới; cho nên luật cấm nuôi và buôn bán cá lóc được áp dụng ở các hầu hết các bang miền nam nước Mỹ, những nơi có khí hậu ấm áp. Đặc biệt, loài Channa argus có thể chịu được khí hậu lạnh, do vậy nó là loài có mức độ đe doạ cao nhất đến cân bằng sinh thái ở các quốc gia Âu, Mỹ.

Nếu chỉ xét trên khía cạnh “độc đáo” thì tất cả các loài cá lóc đều có thể nuôi làm cảnh và thực tế diễn ra đúng như vậy. Tuy nhiên, một số loài cá lóc có màu sắc rất đẹp, có thể nói là không thua gì các loài cichlid mà ở đây chúng ta có thể liệt kê ra một vài loài tiêu biểu. Chúng đều là các loài phân bố ở lưu vực sông Brahmaputra, phía bắc vùng Assam, Ấn Độ. Đó là các loài Chana barca, kích thước tối đa 90 cm, loài Channa aurantimaculata, kích thước tối đa 40 cm, loài Channa bleheri, kích thước tối đa 20 cm và loài tương tự như Channa bleheri nhưng có vây màu xanh, được lưu hành trên thị trường cá cảnh với tên Channa sp. Assam hay “blue bleheri".


barca.jpg

Loài Channa barca cực đẹp và hiếm. Được biết, hiện chỉ có 6 cá thể của loài này trên thị trường cá cảnh thế giới mà thôi (nguồn www.tomhalvorsen.co.uk).



Channaaurantimaculata3.jpg

Loài Channa aurantimaculata cũng tuyệt đẹp. Loài này tương đối phổ biến hơn loài Channa barca ở trên (nguồn http://www.freewebs.com/yuchiachang).



bleheri5.jpg

Loài Channa bleheri có nhiều đốm ở trên thân.



blueBleheri2.jpg

Loài Channa sp. Assam hay "blue bleheri" tương tự như loài bleheri nhưng có vây màu xanh.



(còn tiếp)
 

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
(tiếp theo)


III. Những loài cá lóc ở Việt Nam

Có bao nhiêu loài cá lóc ở Việt Nam và tên địa phương của chúng gọi là gì? Đây là một chủ đề khá thú vị mà chúng tôi mong muốn được làm sáng tỏ dưới đây:


1. Theo sách Định loại cá nước ngọt các tỉnh phía bắc (1978) của giáo sư Mai Đình Yên:
  • Cá xộp (Channa striata) phân bố rộng trong cá thuỷ vực miền núi, đồng bằng và nước lợ có nồng độ muối thấp. Kích thước tối đa 90 cm.
  • Cá chuối suối (Channa gachua) sống ở miền núi các tỉnh phái Bắc Việt Nam. Loài này có vây bụng nhỏ. Kích thước tối đa 20 cm.
  • Cá chuối (Channa maculata) phân bố tương tự cá xộp. Kích thước tối đa 20 cm.
  • Cá chèo đồi (Channa asiatica) phân bố ở các tỉnh phía Bắc. Loài này không có vây bụng. Kích thước tối đa 20 cm.
Ngoài ra, có tài liệu trên mạng mô tả loài cá lóc Trung Quốc Channa argus là loài cá lóc... phổ biến ở nước ta. Đây không phải là loài cá bản địa và nếu có thì chúng chỉ hiện diện ở miền Bắc vì chúng thích nghi với những vùng khí hậu lạnh.


2. Theo sách Định loại cá nước ngọt vùng đồng bằng sông Cửu Long (1993) của các tác giả Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương:
  • Cá lóc đen (Channa striata)
  • Cá chành dục (Channa gachua)
  • Cá lóc bông (Channa micropeltes). Kích thước tối đa 150 cm.
  • Cá dầy (Channa lucius). Kích thước tối đa 40 cm.
Tài liệu giảng dạy của khoa thuỷ sản trường Đại học Cần Thơ còn ghi nhận thêm loài cá lóc môi trề (Channa sp.) rất phổ biến ở các vùng lũ như An Giang và Đồng Tháp. Ở miền Nam, cá lóc đen, cá lóc môi trề và cá lóc bông được nuôi lấy thịt cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu; phương thức nuôi chủ yếu là nuôi trong ao hay trong các lồng, bè thả trên sông. Gần đây, nhiều trang báo điện tử đưa tin nông dân ở miền Trung và miền Bắc bắt đầu nuôi cá lóc bông và cá lóc môi trề; không rõ những loài này có thích hợp với địa bàn mới hay không nhưng đây cũng là tin rất đáng mừng vì những loài cá rất dễ nuôi và chóng lớn này có thể giúp nông dân cải thiện kinh tế gia đình.


DongThap04.jpg

DongThap05.jpg

Cá lóc môi trề (Channa sp.) chụp ở Đồng Tháp tháng 11/2006




Theo www.fishbase.org, ngoài các loài kể trên (không kể loài cá lóc môi trề), ở Việt Nam còn có các loài Channa orientalis, Channa maruliusChanna melasoma. Nguồn tài liệu tham khảo về sự có mặt của các loài này là từ tác giả Kottelat trong các tài liệu Cá nước ngọt Campuchia (Freshwater fishes of Campuchea, 1985) và Cá nước ngọt ở miền Tây Indonesia và Sulawesi (Freshwater fishes of Western Indonesia and Sulawesi, 1993). Trong khi mô tả các loài cá lóc ở những vùng trên, Kottelat đã liệt kê Việt Nam như là vùng phân bố của chúng dựa vào nguồn tài liệu tham khảo rất cũ (Smith, 1945), sau đó www.fishbase.org lại dựa vào đấy để đưa chúng vào danh sách cá lóc ở Việt Nam. Kottelat còn là tác giả của tài liệu Cá nước ngọt miền Bắc Việt Nam (Freshwater fishes of Northern Vietnam, 2001) mà nội dung chủ yếu là bản dịch tiếng Anh sách của giáo sư Mai Đình Yên và các tác giả Việt Nam khác cho nên các loài cá lóc trong đó cũng không khác những loài mà chúng ta đã biết ở trên. Ông cũng không đề cập gì đến các loài mà ông đã “thêm vào” trong các tài liệu trước đó của mình. Mặc dù các loài Channa orientalis, Channa marulius Channa melasoma xuất hiện ở lưu vực sông Mekong chảy qua các nước Lào, Thái Lan và Campuchia nhưng theo chúng tôi thì sự có mặt của chúng ở Việt Nam là điều cần phải xem xét lại.​

Một nguồn tra cứu khác là sách Động vật có xương sống (2003) của giáo sư Trần Kiên có liệt kê các loài cá lóc sống ở các con suối miền núi là cá lóc suối (Channa marulius) và cá tràu suối (Channa marseliodes). Khi tra cứu trên www.fishbase.org chúng tôi không thấy loài Channa marseliodes chỉ thấy có loài Channa marulioides phân bố ở Indonesia và Malaysia. Mặt khác, loài Channa marulius được mô tả là loài cá lóc khổng lồ (đạt đến 1m2, cá biệt có trường hợp lên đến 1m8) sống trong các đầm lầy, kênh và hồ ở lưu vực các con sông chứ không phải là loài sống ở các dòng suối miền núi. Cả hai loài này đều có một chấm tròn đặc trưng ở mép trên vây đuôi.​


Snakehead_1251_67.jpg

Loài Channa marulioides (nguồn http://fisc.er.usgs.gov).


Chúng tôi không tìm thấy tài liệu nói về các loài cá lóc ở khu vực miền Trung. Chỉ biết vùng này thường gọi con cá lóc là cá tràu. Nghe nói có hai loại cá tràu là cá tràu chó (tràu cẩng) nhỏ con như cán rựa và cá tràu chuối lớn cả ký; không rõ tên khoa học của chúng là gì. Điều cho phép suy đoán rằng số lượng các loài cá lóc ở khu vực này tối thiểu là hai loài. Ngoài ra, chúng tôi còn có ảnh các loài Channa gachuaChanna striata do nhà sinh học Bùi Hữu Mạnh chụp ở vùng rừng Thừa Thiên-Huế vài năm trước đây.​


gachuaTTH1.jpg

Loài Channa gachua (ảnh do thạc sĩ Bùi Hữu Mạnh chụp ở Thừa Thiên-Huế)



striataTTH2.jpg

Loài Channa striata (ảnh do thạc sĩ Bùi Hữu Mạnh chụp ở Thừa Thiên-Huế)




Tóm lại, danh sách các loài cá lóc ở Việt Nam bao gồm:
  • Cá lóc đen hay còn gọi là cá xộp (Channa striata).​
  • Cá chành dục hay còn gọi là cá chuối suối (Channa gachua) có phân bố rộng, trong khắp các vực nước ở mọi miền.​
Hai loài trên phân bố rộng, hầu như khắp mọi miền
  • Cá chuối hay cá quả (Channa maculata)​
  • Cá chèo đồi (Channa asiatica)​
Hai loài trên phân bố chủ yếu ở miền Bắc.​
  • Cá lóc bông (Channa micropeltes).​
  • Cá dầy (Channa lucius)​
  • Cá lóc môi trề (Channa sp.)​
Ba loài trên phân bố ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Số lượng các loài trong danh sách này có thể sẽ gia tăng một khi những nghiên cứu và thống kê mới của các nhà khoa học được tiến hành trong tương lai.​


Trở lại vấn đề nuôi cá lóc làm cảnh, cá lóc bông là một trong bảy loài cá lóc được ưa chuộng trên thị trường cá cảnh Mỹ theo một khảo sát của các nhà khoa học vào năm 2002. Một trong những lý do mà cá lóc bông được ưa chuộng là vì cá lóc bông non tức cá ròng ròng có màu đỏ rất đẹp (tuy nhiên, nhiều người ngỡ ngàng khi chúng càng lớn thì màu đỏ càng mất dần; cuối cùng một con quái vật vằn vện dài cả mét xuất hiện và xơi tất cả các con cá khác trong hồ!). Hiện tại, ngoài cá lóc bông (Channa micropeltes), các loài cá lóc đen (Channa striata), cá chành dục (Channa gachua) và cá chuối (Channa maculata) đều xuất hiện trên thị trường cá cảnh thế giới. Chúng được nhập từ nhiều quốc gia trong vùng (trong đó có thể có cả Việt Nam) bởi vì chúng là những loài phân bố rộng. Hy vọng là các nhà xuất khẩu cá cảnh nội địa sẽ để mắt đến thị trường còn khá mới mẻ này.​



(còn tiếp)

 

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
(tiếp theo)




IV. Hồ nuôi:

Nhiều người nuôi cá cảnh bình thường có thành kiến với cá lóc nhất là cá lóc bông bởi vì những “tai nạn” mà họ gặp phải khi nuôi chúng như đã nói ở trên. Tuy nhiên, cũng có nhiều loài cá lóc kích thước nhỏ mà chúng ta có thể nuôi trong các hồ có kích thước vừa phải; thậm chí chúng ta vẫn có thể nuôi các loài cá lóc kích thước vừa và lớn nếu chúng ta nắm vững một số kiến thức về chúng.

Điều trước tiên mà chúng ta cần ghi nhớ là không nên nuôi cá lóc chung với các loài cá khác. Điểm này cũng tương tự như việc nuôi cá La Hán hay các loài cichlid kích thước lớn nhưng cá lóc không hề xác lập hay bảo vệ vùng lãnh thổ nào cả, nó chỉ đơn giản là loài săn mồi và coi tất cả những con cá khác trong hồ là thức ăn của chúng!

Một hồ nuôi cá lóc tiêu chuẩn nên trồng các loại cây thuỷ sinh cỡ lớn và rậm rạp; bố trí thêm rễ cây và đá và nếu có thể, nên sắp xếp chúng sao cho tạo thành hang hốc. Điều này rất quan trọng vì đấy sẽ là chỗ trú ẩn cho những con cá yếu hơn trong nhóm hay là cá cái nếu chúng ta nuôi một cặp cá lóc. Nhưng với những loài cá lóc kích thước lớn, hồ lại không nên trồng cây thuỷ sinh bởi vì một con cá lóc bông dài cả mét chỉ cần lắc mình vài cái là đủ phá huỷ cả hồ thuỷ sinh trong chốc lát. Hồ nuôi những con cá như vậy chỉ nên bố trí một ít cây thuỷ sinh cỡ lớn và mạnh mẽ như rong lá trầu (Enchinodorus) chẳng hạn cùng với rễ cây và đá cuội; ở những phần còn lại, chúng ta có thể sử dụng rong nhựa để thay thế.

Điều cũng quan trọng không kém là nắp đậy hồ bởi vì cá lóc là chuyên gia đào tẩu. Chỉ cần một kẽ hở nhỏ là đủ để cho chúng lách ra khỏi hồ. Đào thoát khỏi môi trường không thân thiện là hành vi của loài cá lóc. Nếu một con cá lóc bị đồng loại mạnh hơn xua đuổi thì theo bản năng, nó sẽ tìm cách thoát ra khỏi môi trường cố hữu để tìm đến một vùng nước mới. Vì lý do này, dù cá lóc không xuất xứ từ vùng có môi trường thuỷ sinh rậm rạp; chúng cũng nên được nuôi trong hồ thuỷ sinh để tạo cảm giác tự nhiên và an toàn.

Các loài cá lóc được chia làm 3 nhóm tuỳ theo kích thước tối đa của chúng: cỡ nhỏ, cỡ vừa và cỡ lớn. Trong mỗi nhóm lại có thể chia nhỏ thành các loài nhiệt đới hay cận nhiệt đới. Những thông tin này là hết sức quan trọng đối với người nuôi cá ở xứ lạnh bởi vì hầu hết cá lóc trên thị trường cá cảnh đều được đánh bắt trực tiếp từ tự nhiên và nếu như chúng ta điều chỉnh nhiệt độ nước hồ không phù hợp thì sẽ dẫn đến hậu quả rất xấu cho sức khoẻ của cá.

Các loài cá lóc cỡ nhỏ có thể nuôi theo nhóm; kích thước hồ nuôi thích hợp cho chúng là từ 6 tấc đến 1 mét (60-100 cm x 40 cm x 40 cm). Kích thước hồ nuôi thích hợp cho các loài cỡ vừa là từ 1m2 đến 1m5 (120-150 cm x 40 cm x 40 cm) với ngoại lệ là loài Channa pleurophthalma có thể nuôi theo nhóm. Kích thước hồ nuôi thích hợp cho các loài cá lóc cỡ lớn là trên 1m8 (>180 cm x 40 cm x 40 cm).


thuysinh.jpg

Một nhóm cá lóc cỡ nhỏ Channa sp. "blue bleheri" có thể nuôi chung trong hồ thuỷ sinh rậm rạp như thế này (có cả thảy 3 con trong hình)



bleheri2.jpg

Con cá lóc Channa bleheri này trông rất tự tin giữa đám rong.



Channamarulioides.jpg

Con cá lóc Channa marulioides này cũng rất hạnh phúc giữa đám rong nhựa. Chỉ có rong nhựa mới chịu đựng nổi các loài cá lóc cỡ lớn! (nguồn www.snakeheads.org)



V. Thay nước

Cá lóc nổi tiếng là loài có sức chịu đựng dẻo dai bởi chúng có thể sống trong những vùng mà những loài khác không thể; vậy lý do tại sao mà chúng thường xuyên bị chết trong hồ nuôi? Câu trả lời thật đơn giản. Trong khi hầu hết những loài cá khác rất mạnh khoẻ khi được thay nước nhiều thì cá lóc ngược lại không thích hợp với điều này. Cá lóc cũng chịu đựng rất kém với chất chlorine và thành phần kim loại có trong nước máy.

Thành phần hoá học của nước hồ thay đổi quá nhanh có lẽ là nguyên nhân phổ biến nhất làm cá lóc bị chết. Hầu hết các loài cá lóc đều có phản ứng tiêu cực đối với việc thay quá nhiều nước máy. Điều này đặc biệt trầm trọng ở những cá thể cá lóc non. Nếu cần phải thay thật nhiều nước hồ thì nước trước tiên phải để cho hả dù rằng việc này có hơi phiền phức.

Như vậy, việc mỗi lần chỉ thay một ít nước hồ kết hợp sử dụng chất phân giải chlorine và bộ lọc thích hợp là giải pháp thay nước đúng đắn. Bộ lọc có công suất càng lớn càng tốt; mặt khác, việc dùng thêm bộ lọc sinh học sử dụng mút xốp cũng rất tốt nếu miếng mút đủ lớn để chứa thật nhiều các vi khuẩn phân huỷ có ích.



(còn nữa)
 

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
(tiếp theo)




VI. Thức ăn:


Nuôi cá lóc rất dễ, hầu như chúng bắt đầu ăn ngay từ ngày đầu tiên sau khi được thả vào hồ nuôi. Đôi khi cũng cần phải kiên nhẫn một chút vì chúng ta mua một cá thể đã trưởng thành và chúng phản ứng với sự thay đổi môi trường bằng cách nhịn ăn. Thông thường, giai đoạn này không dài lắm, tối đa là 3 tuần.

Khi ăn, cá lóc đớp ngay vào con mồi và nhả khí ra đằng khe mang; cử động này tạo ra một khoảng chân không hút con mồi vào trong khoang miệng. Những loài cá lóc cỡ lớn có thể ăn con mồi có kích thước gần bằng cơ thể của chúng. Một khi đã xác định con mồi, cá lóc sẽ tiến gần đến vị trí thích hợp. Sau đó, nó cong người lại như hình chữ S rồi lao mình ra phía trước để đớp mồi. Toàn bộ sự việc chỉ diễn ra trong tích tắc. Thật đáng tiếc là chuỗi cử động này không xảy ra khi chúng ta nuôi cá lóc bằng thức ăn đông lạnh. Trong trường hợp đó, cá lóc chỉ tiến đến đớp và nuốt thức ăn theo một đường thẳng.

Thức ăn lý tưởng cho cá lóc là tép, cá con, giun đất và các loại thức ăn đông lạnh. Cá lóc non nên được cho ăn hàng ngày bằng các loại thức ăn phù hợp với kích thước của chúng. Với con non của những loài cá lóc cỡ nhỏ, nên nuôi chúng bằng artemia, trùn chỉ và bo bo. Còn với con non của những loài cá lóc cỡ vừa và lớn, chúng ta có thể cho chúng ăn thực phẩm đông lạnh và cá châm. Khi cá đã lớn đến độ nào đó, chúng ta chỉ nên cho chúng ăn từ 3 đến 4 lần một tuần để giảm chất thải của cá và tránh làm nước hồ bị ô nhiễm. Độ lớn này được tính bằng 2/3 kích thước tối đa đối với loài cá lóc cỡ nhỏ, 1/2 đối với loài cá lóc cỡ vừa và 1/3 đối với loài cá lóc cỡ lớn.


VII. Sinh sản:

Ngoài tự nhiên, hầu hết các loài cá lóc sinh sản vào đầu mùa hè, từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm tuy nhiên cũng có những loài như Channa striata, Channa punctata Channa argus sinh sản nhiều lần trong năm. Môi trường giàu thực vật thủy sinh rất thích hợp để cá lóc sinh sản tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp cá lóc sinh sản trong các môi trường có ít hoặc hoàn toàn không có thực vật thủy sinh. Chúng thường dọn sạch một vùng thực vật thủy sinh để làm ổ đẻ. Cặp cá sẽ vờn nhau cho đến khi trứng được đẻ và thụ tinh. Sau đó, trứng được bao phủ bởi lớp chất nhờn nên nhẹ và nổi lên trên mặt nước sẽ được cá bố mẹ bảo vệ. Một số loài cá lóc như Channa gachua, Channa orientalis Channa asiatica là những loài ấp miệng; cá đực sẽ đớp trứng đã được thụ tinh vào miệng để ấp. Chúng thường đẻ trứng ít hơn so với các loài khác, khoảng 200 trứng so với từ 30.000 đến 50.000 trứng.

Trứng có kích thước từ 1 mm đến 2 mm tùy theo loài và nở sau 2 đến 3 ngày. Cá bột khi mới nở có kích thước từ 3 đến 3.5 mm. Trong những ngày đầu chúng tiêu thụ chất dinh dưỡng có sẵn ở ổng bụng. Sau khi chất này tiêu hết, chúng bơi đi kiếm ăn nhưng luôn tụ với nhau thành bầy và được cá bố mẹ đi theo bảo vệ nghiêm ngặt.

Tất cả các loài cá lóc đều có thể lai tạo trong hồ nuôi nếu chúng ta hiểu rõ về cách thức sinh sản của chúng. Người ta yêu thích cá lóc không chỉ vì chúng là loài săn mồi mà còn ở hành vi phức tạp và việc chăm sóc con ở cá lóc làm cho chúng trở thành một trong những loài cá thú vị nhất khi ngắm nhìn trong hồ cảnh.

Một cặp đôi hoà thuận sẽ dễ sinh sản thành công và chúng thường được lựa chọn từ một nhóm. Việc chọn và ghép hai cá thể trưởng thành khác giới tính cũng không tạo ra được một cặp cá hoà thuận. Nhiều nhà lai tạo cá lóc phát hiện ra rằng một cặp cá hình thành từ một nhóm sẽ sinh sản một cách thành công. Thông thường, khoảng 6 cá thể được nhốt chung trong một hồ thuỷ sinh có cấu trúc thích hợp. Đôi khi cá tự bắt cặp và để yên cho những cá thể còn lại cho đến khi chúng sinh sản. Thật không may, trong hầu hết trường hợp, việc chọn được một cặp cá thích hợp trong một nhóm thường dẫn đến cái chết cho những cá thể còn lại. Bắt chúng ra khỏi một hồ thuỷ sinh được thiết kế đặc biệt như vậy là rất khó khăn còn nếu đặt bẫy thì có thể làm cá chết ngạt vì chúng không thể ngoi lên mặt nước để thở một khi đã dính bẫy. Một cách khác là nuôi một nhóm cá lóc từ khi chúng còn non và chờ cho đến khi chúng lớn và tự bắt cặp. Hồ dùng cho mục đích này nên bố trí rễ cây và các loại rong cỡ lớn như Java fern, anubias, Amazon sword, cùng các loại rong nổi như Indian fern cũng như lá mục thả trên nền hồ. Đá phiến là loại đá thích hợp nhất để tạo khung cảnh cho hồ. Điều này có nghĩa rằng toàn bộ hồ có thể được làm trống để bắt các cá thể còn lại ra rồi sau đó có thể được tái bố trí lại một cách dễ dàng. Một hồ trống trải dành để nuôi và bắt cặp cá lóc là hoàn toàn không thích hợp! Một khi cá lóc đã bắt cặp rồi, chúng sẽ duy trì việc sinh sản cho cho đến cuối đời.


Channagachua2.jpg

gachuabreed.jpg

Cặp Channa gachua đang đẻ trứng


Channagachua3.jpg

Cá lóc mẹ với bầy cá con.




Gần đây những nhà lai tạo cá lóc phát hiện ra rằng cá lóc cái tiết ra chất dinh dưỡng để nuôi cá con ngay sau khi chúng tiêu thụ hết chất dinh dưỡng trong ổ bụng. Vì vậy việc tách cá bố mẹ khỏi bầy con sẽ dẫn đến hậu quả là bầy cá con sẽ phát triển chậm hơn bình thường bởi vì chất dinh dưỡng được cá cái tiết ra rất giàu chất đạm và nhờ ăn chúng mà cá con lớn rất nhanh.




(còn tiếp)


 

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
(tiếp theo)


VIII. Phân cỡ - kích thước loài để bố trí hồ nuôi.


Nhóm cá lóc cỡ nhỏ

Có khoảng hơn 10 loài trong nhóm này mà chỉ vài trong số chúng là khá hiếm trên thị trường cá cảnh, chẳng hạn như các loài Channa asiatica, Channa sp. Kerala có 5 sọc và Channa sp. Himalaya, loài cá lóc ở những vùng thấp ở Himalaya và thuộc nhóm stewarti.

Channa bleheri, Channa sp. Kerala, Channa sp. Himalaya, Channa stewarti Channa sp. Assam là những loài cá lóc đặc hữu ở lưu vực sông Brahmaputra River vùng Assam, Ấn Độ. Chúng phân bố ở những vùng thấp của Himalaya, nơi mà nhiệt độ mùa đông khoảng từ 16 đến 18 độ C; chúng thích hợp với khí hậu cận nhiệt đới. Vào mùa hè, nhiệt độ thông thường là từ 26 đến 28 độ C và có thể lên đến 30 độ C hay cao hơn ở những vùng nước nông. Cá lóc có bộ phận hô hấp đặc biệt để thích ứng với điều kiện môi trường nêu trên.

Loài Channa bleheri đạt kích thước tối đa 15 cm và Channa sp. Assam đạt kích thước tối đa 12 cm nên có thể nuôi trong hồ có kích thước nhỏ. Hồ nên trồng thực vật thủy sinh và bố trí hang hốc. Cả hai loài trên đều hiền lành và có thể cho đẻ trong hồ nuôi. Để kích thích cá đẻ, chỉ cần thay nước thường xuyên là được. Chúng ta có thể phân biệt giới tính những loài này. Ở loài Channa sp. Assam, vây lưng con đực xanh hơn và có ít đốm đỏ hơn ở con cái. Nếu nhìn từ trên xuống thì mang của con đực phình to hơn con cái và điều này cũng đúng với loài Channa bleheri. Dù hai loài này trông rất rống nhau nhưng chúng thực sự là hai loài khác biệt. Channa bleheri không tạo ổ bọt mà giữ trứng của chúng thành một bè; trong khi Channa sp. Assam là loài ấp miệng. Chúng cũng thường được gọi bằng tên khác là “blue bleheri” để dễ bán bởi vì loài Channa bleheri là một trong số những loài cá lóc đắt tiền nhất.



bleheri5.jpg

Loài Channa bleheri



blueBleheri2.jpg

Loài Channa sp. Assam



Loài Channa sp. Himalaya, (ảnh dưới đây) thuộc nhóm loài stewarti, phân bố ở vùng Alipur Duar, tây Bengal. Chúng dù không phải là loài ăn tạp điển hình nhưng cũng ăn cả côn trùng và các loài giáp xác ở những vùng nước nông. Một cặp cá giống thường được hình thành và chọn lọc từ một nhóm cá. Những nhà lai tạo Đức đã sinh sản thành công loài này trong hồ nuôi. Chúng là loài ấp miệng; đặc biệt tốc độ sinh trưởng của cá con rất nhanh.


himalaya.jpg

Loài Channa sp. Himalaya



Loài Channa sp. Kerala 5 sọc phân bố ở những vùng trũng ở dãy núi Himalaya có kích thước tối đa 20 cm. Chúng là loài ấp miệng; con đực ấp cá con trong miệng giống như ở loài Channa sp. Himalaya. Chúng chịu ăn thức ăn đông lạnh và khá hiền lành.


FiveStriped.jpg

Loài Channa sp. Kerala 5 sọc.



Loài Channa gachua là loài phân bố rộng nhất trong nhóm cá lóc kích thước nhỏ. Chúng phân bố ở khắp vùng châu Á đến tận Trung Đông và đảo Bali. Kích thước tối đa từ 12 đến 25 cm tùy theo dạng đặc trưng ở mỗi vùng. Kích thước hồ nuôi tối thiểu cho loài này là 100 cm x 40 cm x 40 cm, nhiệt độ nước 25 độ C. Thật ngạc nhiên là dạng nhỏ của loài này như ở hồ Inle lại hung dữ nhất. Bởi vì có quá nhiều dạng nên chẳng thể căn cứ vào đặc điểm bên ngoài của một cá thể để xác định xuất xứ của nó. Điều đáng buồn là những thông tin như vậy lại không được lưu tâm đúng mức bởi các nhà kinh doanh cá cảnh. Các dạng khác nhau của loài này đều có khác biệt gen ít nhiều; do vậy hy vọng trong thời gian sắp tới, các nhà khoa học sẽ nghiên cứu và sắp xếp lại chúng, từ đó xác định thêm những loài mới. Điều hết sức đáng ngạc nhiên đó là Channa gachua là loài cá lóc duy nhất thực sự bò bằng vây ngực.



Channagachua.jpg

Loài Channa gachua.



Loài Channa harcourtbutleri đặc hữu ở Miến Điện. Loài này có bề ngoài tương tự như loài Channa gachua.

Loài Channa orientalis là loài đặc hữu ở đảo Sri Lanka. Loài này không có vây bụng và là loài ấp miệng. Trong các tài liệu cũ, người ta cho rằng loài này bao gồm hai dạng, có và không có vây bụng; bây giờ thì chúng ta biết rằng loài Channa orientalis chỉ có một dạng duy nhất không có vây bụng; còn dạng có vây bụng thực ra là loài Channa gachua ở đảo Sri Lanka.


Snakehead_1251_91.jpg

Loài Channa orientalis đặc hữu ở đảo Sri Lanka (nguồn http://fisc.er.usgs.gov)​



Loài Channa stewarti ở vùng Assam có kích thước tối đa 25cm. Loài này có nhiều biến thể địa phương và thường bị nhầm lẫn với loài có kích thước lớn hơn là Channa aurantimaculata. Chúng là loài ấp miệng, cách thức sinh sản giống như ở loài Channa sp. Himalaya.


Channastewartii.jpg

Loài Channa stewarti.



Loài Channa asiatica phân bố ở Trung Quốc và Việt Nam, có kích thước tối đa 30cm. Chúng cũng có thể được chăm sóc như loài cá cảnh cận nhiệt đới. Channa asiatica là một trong số ít loài không có vây bụng. Đây là loài rất được ưa chuộng bởi màu sắc nổi trội của chúng.


Channaasiatica.jpg

Loài Channa asiatica (nguồn www.fishbase.org).



Loài Channa nox ở miền Nam Trung Quốc. Loài này có bề ngoài tương tự như loài Channa asiatica.

Loài Channa punctata phân bố ở Ấn Độ, Sri Lanka và Trung Quốc với kích thước tối đa 30 cm. Chúng cũng được phát hiện ở vùng có khí hậu cận nhiệt đới Assam. Đây là loài cá lóc phổ biến nhất trên thị trường cá cảnh. Các chấm đỏ thường xuất hiện ở cá non rồi sau đó biến mất ở những cá thể trưởng thành. Chúng có thể được chăm sóc như là loài cá cảnh nhiệt đới. Những cá thể trưởng thành thường rất nặng; phương thức sinh sản của chúng cũng tương tự như các loài cá lóc khác.



punctata.jpg

Loài Channa punctata (nguồn www.aquarticles.com).



Loài Channa panaw đặc hữu ở Miến Điện. Loài này có bề ngoài tương tự như loài Channa punctata.

Loài Channa lucius phân bố ở Indonesia, Malaysia và Việt Nam. Loài này thực sự rất đẹp với cái đầu rất nhọn. Chúng có thể thay đổi màu sắc rất nhanh mỗi khi bị hoảng hốt. Kích thước tối đa của loài này là 25 cm và những con to hơn thường là bị nhầm với một loài khác trông cũng tương tự là loài Parachanna insignis.


Snakehead_1251_62.jpg

Loài Channa lucius. (Hình trên) Cá thể trưởng thành. (Hình dưới) Cá thể non. (Nguồn http://fisc.er.usgs.gov).​


Còn một số cá lóc cỡ nhỏ khác như Channa amphibeus ở Bắc Ấn và Bhutan, Channa bankanensis, Channa cyanospilos ở Indosia và Malaysia và Channa baramensis ở Borneo nhưng thông tin và hình ảnh về chúng còn rất hạn chế. Hy vọng, thông tin về những loài này sẽ được cập nhật trong tương lai.



(còn nữa)
 

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
(tiếp theo phần VIII - Phân cỡ - kích thước loài để bố trí hồ nuôi)



Nhóm cá lóc cỡ vừa



Nhóm này bao gồm 7 loài có kích thước từ 35 đến 60 cm. Đa số chúng đều hung dữ nên hồ nuôi phải bố trí nhiều thực vật thủy sinh. Hồ nuôi cần nắp đậy đủ mạnh để cá khỏi nhảy ra ngoài, thông thường là kính dày chừng nửa ly.

Bắt đầu với các loài thuộc chi Parachanna ở châu Phi gồm Parachanna africana, Parachanna insignis Parachanna obscura. Chúng là các loài sơ khai hơn so với các loài họ hàng ở chi Channa. Trong nhiều năm trời người ta không sử dụng tên chi Parachanna nhưng rồi người ta dùng nó để phân biệt với các loài thuộc chi Channa ở châu Á.

Parachanna africana là loài nhỏ nhất có kích thước tối đa 35 cm, phân bố ở Tây Phi. Vào thời kỳ sinh sản, cá lên màu rất đẹp; toàn thân chuyển thành màu đen tuyền kèm theo những sọc vàng ở thân và đầu. Vây cũng đổi thành màu đen còn môi màu xanh. Sự biến đổi này làm cho chúng trở thành một trong số các loài cá lóc có màu sắc rực rỡ nhất.


Parachannaafricana.jpg

Loài Parachanna africana




Loài Parachanna insignis là loài cá lóc châu Phi lớn nhất với kích thước tối đa lên đến 60cm; chúng phân bố từ Cameroon đến Congo. Chúng trông cũng tương tự như loài Parachanna obscura nhưng có màu đậm hơn đồng thời mũi cũng dài hơn.

Loài Parachanna obscura phân bố rộng trên khắp châu Phi và là một trong số những loài cá lóc hung dữ nhất. Với kích thước tối đa 40 cm, chúng có thể được nuôi trong hồ dài 150 cm. Loài này có thể sinh sản trong môi trường hồ nuôi. Sau khi đẻ, bè trứng nổi lên mặt nước và được cá bố mẹ bảo vệ. Tránh thay nước trong thời gian cá sinh sản.



parachannaobscura2.jpg

Loài Parachanna obscura




Loài Channa aurantimaculata mới được xác định gần đây vào năm 2002. Trong nhiều năm lưu hành trên thị trường cá cảnh, chúng thường bị nhầm lẫn với các loài Channa stewarti Channa barca. Điều này cũng thường xảy ra với các loài cá lóc khác có xuất xứ từ vùng Assam bởi vì các nhà xuất cảnh cá lóc ở Ấn Độ thường không lưu tâm đến các thông tin về xuất xứ và chủng loại cá. Channa aurantimaculata là một trong những loài cá lóc đẹp nhất, đạt kích thước tối đa 40 cm và chưa từng sinh sản trong hồ nuôi, do vậy mà không hề có thông tin gì về hành vi sinh sản của chúng. Thông thường, cặp cá thể hiện tất cá các dấu hiệu sinh sản nhưng không chịu đẻ trứng. Có ý kiến cho rằng vì loài này sống trong hang nên rất khó cho đẻ trong hồ nuôi. Chúng thường đào bới đáy hồ giống như các loài cichlid; có lẽ cần phải tạo một cái hang thật lớn để chúng có thể sinh sản thành công. Loài này có miệng lớn và thích ăn mồi sống. Chúng ta có thể luyện cho chúng ăn thức ăn đông lạnh nhưng hơi mất thời gian.


Channaaurantimaculata3.jpg

Loài Channa aurantimaculata (nguồn http://www.freewebs.com/yuchiachang).




Loài Channa melasoma phân bố ở Indonesia có kích thước tối đa 60 cm. Ngoài tự nhiên, loài này rất hiếm nên thậm chí một số ngư phủ địa phương cũng không hề biết đến chúng; do vậy mà loài này và cả hình ảnh của chúng cũng rất hiếm trên thị trường cá cảnh.



Snakehead_1251_80.jpg

Loài Channa melasoma. (Hình trên) Cá thể trưởng thành. (Hình dưới) Cá thể non. (nguồn http://fisc.er.usgs.gov).​



Loài Channa maculata là loài cá cảnh cận nhiệt đới có kích thước tối đa 60 cm. Loài này cũng khá hiếm trên thị trường cá cảnh.

Loài Channa pleurophthalmus khá hiền lành nên có thể nuôi theo bầy; tuy chúng cũng gây lộn với nhau đôi chút nhưng chỉ giới hạn ở các vết trầy xước ở vây và thân. Loài này có thân mảnh và lưng cao trông không giống như các loài cá lóc khác. Chúng có bốn hay năm chấm to trên thân mình với các viền xanh lấp lánh xung quanh trông tuyệt đẹp. Những cá thể lớn phát triển màu sắc tối đa giống như được trang điểm. Không như các loài cá lóc khác thường đứng yên và chuyển động một cách chậm rãi, Channa pleurophthalmus bơi rất nhiều nên hồ nuôi chúng phải thật lớn. Thông tin về sinh sản ở loài này hãy còn chưa rõ ràng. Chúng ta không cần bố trí nắp đậy hồ và thực vật thủy sinh bởi vì chúng cần rất nhiều không gian. Điều này có thể dẫn đến việc bố trí hồ nuôi thật lớn mà hầu hết người nuôi cá không thể đáp ứng nổi. Cũng có thể sử dụng hồ có kích thước vừa phải bằng cách nuôi một nhóm từ nhỏ rồi chọn ra chỉ một cặp để nuôi. Các cá thể khác có thể đem bán; việc này có lẽ cũng không khó khăn gì vì loài này vốn rất đẹp.



Channapleurophthalmus.jpg

Loài Channa pleurophthalmus




(còn tiếp)
 

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
(tiếp theo và hết phần VIII - Phân cỡ - kích thước loài để bố trí hồ nuôi)



Nhóm cá lóc cỡ lớn



Với các loài thuộc nhóm này, hồ nuôi cần phải thật lớn. Một con thôi cũng cần hồ dài cỡ 2 m để chúng có thể bơi thoải mái. Một vấn đề nữa là khả năng bị thương, không phải là con cá mà là… người nuôi. Ai từng thấy hàm răng lởm chởm của một con cá lóc bông Channa micropeltes dài cả mét hay từng di chuyển chúng từ hồ này sang hồ khác sẽ hiểu rõ điều này. Hồ nuôi cá lóc cỡ lớn cũng cần nắp đậy thật nặng, nhất là với hồ nuôi một cặp. Đôi khi, con cá yếu hơn có thể cố gắng thoát ra khỏi hồ và nhảy thẳng lên đụng vào nắp hồ. Cách an toàn nhất là sử dụng nắp gỗ có dán tấm plastic dày. Không nên trồng các loại thực vật thủy sinh thông thường mà phải là các loại thủy sinh to và mạnh mẽ như Java fern và anubias để đính lên các khúc rễ cây hay trồng chúng trong các chậu đất. Các loại thực vật nổi hay rong nhựa cũng có tác dụng làm cho cá bớt căng thẳng. Nên sử dụng bộ lọc tràn với máy bơm và thùng lọc đặt bên ngoài hồ để tránh cá cắn phá và đảm bảo an toàn cho người nuôi mỗi khi phải làm vệ sinh hồ.

Loài Channa barca phân bố ở lưu vực sông Brahmaputra, phía bắc vùng Assam, Ấn Độ. Đây là loài rất hiếm trên thị trường cá cảnh và cả ngoài môi trường tự nhiên. Người ta mới chỉ thấy hình của chúng gần đây thôi; trong nhiều năm trời, chúng thường bị nhầm với các loài thuộc nhóm stewarti hay với loài mà ngày nay được biết là Channa aurantimaculata. Loài Channa barca có thể đạt đến kích thước 90cm với màu xanh và những đốm nhỏ đặc trưng; đặc biệt vây lưng của chúng rất cao. Những người đánh cá địa phương đôi khi bắt gặp chúng nằm trên bờ bởi chúng thường nhảy lên bờ để kiếm ăn. Được biết, chúng ăn loài gián trú ngụ trên một số loài cây địa phương. Điều này làm cho loài Channa barca là một trong số những loài cá kỳ lạ nhất. (Đặc điểm này làm chúng ta liên tưởng đến câu thành ngữ "cá ăn kiến, kiến ăn cá" phổ biến ở Việt Nam. Tuy nghĩa đen của nó là "có vay có trả" nhưng cũng phản ánh một hiện tượng thực tế. Mùa mưa nước lên động ổ kiến thì cá ăn kiến, mùa khô nước rút, cá bị kẹt và chết thì kiến lại ăn cá. Con cá này là cá lóc tuy không rõ là loài nào, cá lóc bố mẹ thường nhảy lên ổ kiến để kiến bám vào rồi nhảy xuống nước cho cá con ăn). Loài Channa barca hiếm đến nỗi chẳng mấy người địa phương từng thấy chúng mà chủ yếu được nghe những người lớn tuổi kể lại. Ở Thái Lan có một mẫu vật của loài này dài 40 cm được ngâm trong cồn để nghiên cứu khoa học. Giá gốc của mỗi con cá ở địa phương là 600 đô la, còn nếu tính thêm những chi phí khác như phí chuyên chở và tiền lời thì giá bán lẻ ở những nơi khác trên thế giới chắc chắn còn cao hơn rất nhiều. Hiển nhiên đây là loài cá lóc được mọi người thèm khát nhất nhưng kích thước lớn và tập quán ăn mồi khác biệt của chúng là rào cản trong việc nuôi dưỡng và cho chúng sinh sản đối với người nuôi cá bình thường. Hy vọng là những hiểu biết ngày càng nhiều của chúng ta về loài này sẽ giúp vượt qua các trở ngại đó.


barcafemale2.jpg

Loài Channa barca (nguồn www.tomhalvorsen.co.uk)



Loài Channa marulioides rất đẹp xuất xứ từ Indonesia và có thể đạt đến kích thước 70 cm. Chúng rất hiền nên có thể nuôi theo nhóm nhưng phải đảm bảo hồ đủ rộng. Loài này cũng khó cho sinh sản trong hồ vì kích thước của chúng khá lớn.


Channamarulioides.jpg

Loài Channa marulioides (nguồn www.snakeheads.org).




Loài Channa marulius xuất xứ từ Ấn Độ và trông tương tự với loài Channa marulioides. Thực ra, cái tên marulioides có nghĩa là "giống như marulius". Rất khó phân biệt hai loài này khi chúng chưa trưởng thành. Cách chính xác nhất để phân biệt chúng là đếm số vảy trên đường bên và số gai trên vây. Cũng có thể căn cứ vào nguồn gốc xuất xứ từ Indonesia hay Ấn Độ để phân biệt chúng. Loài này có thể đem so sánh với loài Channa micropeltes với kích thước tối đa lên đến 120 cm. Chúng là loài hung dữ, không chấp nhận bất kỳ cá thể nào khác cùng hồ, kể cá các cá thể cùng loài. Nhiều người nuôi loài này bị cắn khi thay nước; hầu hết là bởi các cá thể có kích thước dưới 60 cm nhưng chưa có trường hợp nghiêm trọng nào được ghi nhận. Điều này cũng dễ hiểu bởi không mấy người có hồ đủ lớn để nuôi các cá thể lớn hơn. Khi nuôi cá thể lớn hơn 60 cm, nước hồ cần được thay thường xuyên, khoảng 1 tuần/lần và nếu ai từng nghĩ rằng cá sẽ không bao giờ cắn mình; hãy cẩn thận vì loài này có thể gây ra những vết cắn nghiêm trọng.

Loài cá lóc bông Channa micropeltes là loài lớn và có nhiều truyền thuyết về chúng nhất. Không những nổi tiếng nhờ kích thước ngoại cỡ mà còn ở đôi mắt ma quái và cặp hàm lởm chởm răng đủ làm hoảng sợ những người yếu bóng vía. Những người câu cá đồn đại rằng có những cá thể còn lớn hơn kích thước được ghi nhận 120 cm và đạt tới 150 cm; tuy vậy chưa hề có hình ảnh hay tài liệu nào ghi nhận điều này. Những lời đồn đại không phải lúc nào cũng đúng, nhất là về bản năng săn mồi và giết chóc của chúng. Thứ nhất, chúng không hề là loài ma quái; thứ hai, bản năng săn đuổi và ăn thịt các con cá khác trong cùng hồ chính là bản năng tự nhiên của chúng. Hãy chấp nhận điều này, loài cá lóc bông nên được nuôi riêng một con hay một cặp hơn là nuôi chung với các loài cá khác. Điều đáng ngạc nhiên là chúng lại rất nhát và hay hoảng sợ trong một thời gian rất dài khi thả nuôi trong hồ cảnh. Chúng chỉ trở nên đặc biệt hung dữ khi bảo vệ bầy cá con. Những ghi nhận về việc loài này tấn công ngay cả con người khi lại gần bầy con của chúng là có thực và cần được để ý. Một cặp cá bố mẹ thật lớn có thể tạo ra các vết cắn sâu và nguy hiểm cho những người vô tình bơi ngang qua ổ của chúng.


calocbong.jpg

Loài cá lóc bông Channa micropeltes. Cá non nằm ở góc dưới bên trái có màu đỏ




Loài cá lóc đen Channa striata phân bố rộng khắp châu Á và vì vậy, chúng có rất nhiều dạng địa phương khác nhau về kích cỡ giống như ở loài Channa gachua. Rất có thể còn có nhiều loài địa phương bị gộp chung vào loài này bởi vì hiện nay chưa có các nghiên cứu khoa học đầy đủ về chúng.


striataTTH2.jpg

Loài Channa striata (ảnh do Bùi Hữu Mạnh chụp ở Thừa Thiên-Huế)



Cuối cùng là loài Channa burmanica đặc hữu ở Miến Điện. Loài này có bề ngoài tương tự như loài Channa bleheri nhưng có kích thước lên đến trên 1m.




(còn tiếp)
 

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
IX. Lời kết

Có lẽ, không mấy người có thể ngờ được rằng con cá lóc đen đúa mà chúng ta thường thấy hàng ngày ngoài chợ và chỉ nghĩ về chúng như là loại cá thịt lại là đối tượng thu hút sự say mê của một bộ phận những người chơi cá cảnh trên thế giới. Trên thực tế, con cá lóc bình thường khi đem nuôi trong hồ cảnh trông cũng khá đẹp; ngoài ra còn có những loài cá lóc đẹp và đắt có khi còn hơn những loài cá cảnh thông thường khác.

Khi tìm tài liệu về các loài cá lóc ở Việt Nam trên mạng mới thấy rằng tài liệu của chúng ta còn quá ít và không đầy đủ; thậm chí có nơi vẫn còn sử dụng tên chi cũ Ophiocephalus. Đây là điều đáng buồn nếu xét đến yếu tố rằng cá lóc là loài cá bản địa của chúng ta. Hy vọng là trong tương lai, chúng ta sẽ có một cơ sở dữ liệu đầy đủ không chỉ về cá lóc mà còn về các loài cá nước ngọt ở Việt Nam nói chung.


Channaposter1.jpg

post-9939-1162732500.jpg

post-9939-1162823245.jpg

Channa Barca



Channaposter2.jpg

DSC00344.jpg

Channa Bleheri


Hai loài cá lóc cỡ vừa (20-25 cm) tuyệt đẹp vừa mới được phát hiện tại Miến Điện vào tháng 12 năm 2007. Ảnh dưới đây


channapulchra.jpg

Channa pulchra: đốm nhỏ và đều


Channaornatipinnis.jpg

Channa ornatipinnis: đốm to, đầu hơi dẹp, môi vàng



Tóm lại, ngày nào mà bạn cảm thấy không còn hứng thú với những loài cá cảnh thông thường nữa thì hy vọng rằng bài viết này có thể sẽ là gợi ý cho một thử nghiệm mới…





Tài liệu tham khảo
Định loại cá nước ngọt các tỉnh phía Bắc (Mai Đình Yên, 1978)
Định loại cá nước ngọt vùng đồng bằng sông Cửu Long (Trương Thủ Khoa và Trần Thị THu Hương, 1993)
Động vật có xương sống, tập 1 (Trần Kiên, 2003)
http://forums.waterwolves.com
http://fisc.er.usgs.gov
www.snakeheads.org
www.fishbase.org
(Nguồn: arowana.com.vn/diendancacanh.com của tác giả Vnreddevil)
 

zedo_ng

Thành viên tích cực
Tham gia
21/12/09
Bài viết
142
Điểm tương tác
7
SVC$
0
Không dè họ cá lóc cũng có nhiều loại hè! Ở những nước có luật câu và đánh bắt cá ví dụ như ở Mỹ thì họ lại xem cá lóc là thảm họa môi trường vì nếu thoát ra ngoài thì chúng tranh giành thức ăn và tiêu diệt các loài cá địa phương khác do bản tính săn mồi và ăn thịt hung tợn của chúng. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì có thể phát triển nuôi cá lóc thoải mái vì nếu có lỡ thoát ra ngoài thì cũng bị đánh bắt cạn kiệt. :a01::a01::a01:
 

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
Trong khoa học, cá lóc là tên gọi chung các họ hàng trong loài Channidae, tiếng Anh là Snakehead - tạm dịch là cá đầu rắn. Là loài cá bản địa của các nước thuộc châu Á và châu Phi với hai chi lớn là Channa (được phân bố ở châu Á) và chi Parachanna ở châu Phi với tổng số loài khoảng 30 - 35 loài.

Chúng được phân biệt bởi cái đầu trong như đầu con rắn (snakehead) với một vây lưng dài, miệng rộng và hàm răng sáng bóng. Chúng có cấu tạo sinh lý đặc biệt để hít thở không khí trong khí quyển.

Loài cá lóc, được xem như là một trong những thức ăn của con người, nổi tiếng với các món chế biến bằng nồi đất mà ta hay quen gọi là "cá lóc kho tộ" (clay pot dishes) - một món ăn dân gian ở Việt nam - đã đưa món này gần hơn với ẩm thực của thế giới.


20817997_images1670591_canh2.jpg


 

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
Tại Việt nam, chúng có nhiều tên gọi như cá Lóc, cá chuối, cá quả. Các loài lớn hơn như Channa striata, Channa maculata và Parachanna obscura được nuôi để cung cấp nguồn thực phẩm. Khi còn nhỏ, chúng ăn động vật phù du, động vật thân mền và côn trùng thủy sinh. Khi trưởng thành, thức ăn chủ yếu là các loại cá khác như cá chép và ếch nhái, có những trường hợp được ghi nhận chúng ăn cả động vật nhỏ như chuột đồng ...

Kích thước của chúng tùy theo loài mà khác rất nhiều. Loài Channa gachua phát triển đến 10 inch (25 cm). Hầu hết các snakeheads lớn lên đến 2 hoặc 3 feet (6-10 cm), Chỉ có hai loài (Channa marulius và Channa micropeltes) có thể đạt chiều dài hơn 1 mét và trọng lượng hơn 6 kg.

Tại Mỹ và các nước khác, chúng được xếp vào loài thú nuôi bất hợp pháp, khi thoát ra ngoài môi trường tự nhiên, chúng trở thành một "kẻ xâm hại". Theo báo cáo năm 2007 trong một bộ phim tài liệu "Fishzilla: cá lóc xâm lược" xác định:
    • http://translate.googleusercontent....com.vn&usg=ALkJrhjER0-XR0yuhaXScnFWgl16Hk5OsAMột con Northern snakehead (Channa argus) đạt thành thục sinh dục theo độ tuổi 2 hoặc 3. Mỗi con cái trong độ tuổi sinh sản có thể sinh đến 15.000 quả trứng một lúc. Tần số giao phối của chúng chỉ có 5 năm/lần. Chỉ điều này thôi, một con cái trong vòng hai năm có thể sản sinh đến 150 000 trứng.
    • Ra khỏi nước Snakeheads nhịp nhàng di chuyển vây và các cơ quan cơ bắp vận động, giúp chúng dường như có thể "đi bộ" trên mặt đất. Đó chính là tính thích nghi cao. Bởi vì tại bản địa, chúng phải học cách tồn tại vào mùa khí hậu khô hoặc hạn hán.
    • Chúng là loài động vật ăn thịt, nó có thể "xơi" một lúc nhiều con cá nhỏ.
Northern_snakehead.jpg

Northern snakehead (Channa argus)


Loài Giant snakehead (Channa micropeltes) có nguồn gốc ở châu Á, và là loài lóc tích cực nhất, có thể phát triển lên khoảng 1 mét chiều dài.

Channa_micropeltes_2.jpg

Giant snakehead (Channa micropeltes)



 

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
Snakeheads có thể trở thành loài xâm lấn và chắc chắn là loài gây thiệt hại sinh thái bởi vì chúng là động vật săn mồi cấp cao nhất, có nghĩa là chúng ít có hoặc không có kẻ thù tự nhiên bên ngoài môi trường sống nơi bản địa. Chúng không chỉ có thể hít thở không khí trong khí quyển, nhưng chúng có thể tồn tại trên mặt đất đến bốn ngày, miễn là chúng được ẩm ướt, và có thể để di chuyển đến 1 / 4 dặm trên mặt đất ướt bằng các cơ quan khác qua cách quằn quại cơ thể như rắn của các vây.

Snakeheads trở thành một chủ đề tin tức quốc gia ở Mỹ vì sự xuất hiện của loài Northern snakehead (Channa argus) sinh sản trong một ao tại Crofton, Maryland vào năm 2002, cho đến năm 2004, chúng thực sự là kẻ xâm chiếm, là bá chủ của sông Potomac. Chưa dừng tại đó, chúng có thể xâm chiếm các nhánh sông ở Florida.

Tại một số nước khác như Australia chúng bị cấm mặc dù cách đây hơn 100 năm trước, chúng đã được giới thiệu để thay thế nguồn thực phẩm ở châu Úc. Trong các bộ phận của châu Á và châu Phi, các lóc được xem là một loài cá thực phẩm có giá trị và được xem như là một đối tượng chăn nuôi. Tại Úc, ghi nhận hiện có 4 loài là:

  • Channa maculata được nhập vào Madagascar và Hawaii vào khoảng cuối thế kỷ 19, hiện vẫn còn tồn tại.
Chasi_u1.jpg



Snakehead_1251_65a.jpg

  • Channa striata được công nhận ở các đảo phía đông của Wallace bởi các chương trình nhập khẩu chính phủ Australia trong các năm nửa sau của thế kỷ 20. Đây cũng là loài mà thạc sĩ Bùi Hữu Mạnh chụp ở Thừa Thiên-Huế
channa.jpg


Snakehead_1251_104a.jpg

Đây cũng là loài mà thạc sĩ Bùi Hữu Mạnh chụp ở Thừa Thiên-Huế (ảnh dưới)​

striataTTH2.jpg

  • Channa asiatica có nguồn gốc ở miền nam Trung Quốc, được công nhận có ở Đài loan và miền nam Nhật bản. Trong trường hợp này nguồn gốc và lý do của sự nhập khẩu không rõ ràng, nhưng hầu hết có thể là do sự can thiệp của con người.
koutai4.jpg


Channa_asiatica400.jpg



Snakehead_1251_38a.jpg

  • Channa argus có nguồn gốc ở miền Bắc Trung Quốc (sông Amur) và các nước Trung á như Kazakhstan, Turkmenistan, Uzbekistan rồi sau đó được công bố ở Nhật trong khoảng 100 năm trước. Sau đó, được nhập khẩu sang Tiệp Khắc vào năm 1960 nhưng không thành công do khí hậu không thích hợp.
Snakehead_-_Channa_argus.jpg



20080630016.jpg





Sự lo ngại của chính quyền các nước khác trên thế giới tỏ ra quan tâm đặc biệt với giống loài này. Tại Anh, thông tin chúng được đưa ra trên một tờ báo có tên The Norfolk Eastern Daily Press xuất bản trong tháng ba vào năm 2008, và chỉ danh con cá bắt được ở sông Witham là loài Giant snakehead (Channa micropeltes). Nhưng may mắn đó là một trò lừa bịp. Tháng 8/2010, tại Canada ghi nhận một giống cá lóc khác tại kênh đào Welland, ở đó ăn thông với hai biển hồ là hồ Erie và hồ Ontario, bộ thủy sản nước này lo ngại về việc phát hiện ra cá lóc trong nước Canada vì tính chất phá hoại của nó đối với hệ sinh thái hiện tại. Nhưng thật may mắn, ngay ngày hôm sau, ông Becky Cudmore - cục Thuỷ sản và Đại dương Canada thông báo rằng, con cá đã được xác định là một loài bowfin, một loài bản địa không liên quan đến lóc nhập ngoại, dựa trên dữ liệu của một bức ảnh chụp thực tế.​




Amia_calva1.jpg


Bowfin (Amia calva) một loài hay nhầm lẫn với loài Channa. Một giống bản địa tại Canada.​






Nguồn: en.wikipedia.org/wiki/Channa và tổng hợp các trang web khác
 

bean

Thành viên tích cực
Tham gia
18/2/10
Bài viết
459
Điểm tương tác
54
SVC$
0
ai nuôi cá này, nhà không sợ đói!:a01:lâu lâu bắt mấy em ra thịt ăn
 

huynhlong963

Thành viên tích cực
Tham gia
22/3/10
Bài viết
428
Điểm tương tác
10
SVC$
0
Cá lóc củng đẹp quá đấy chứ tưởng nó chỉ để ăn thôi chứ :D nuôi trong bể củng đẹp quá trời cám ơn anh trung_apolo nhé đả cho mình biết thêm nhiều loài cá lóc mới :a15:
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom