Guest viewing is limited

chinsu

Thành viên diễn đàn
Tham gia
4/8/10
Bài viết
46
Điểm tương tác
6
SVC$
0
Có ai biết đến thơ Cụ Nguyễn Công trứ không nhỉ, chắc chỉ nhắc đến Cụ với sự ngông cuồng trong thơ cũng như trong cuộc sống.
Và chẳng mấy ai biết Cụ cũng “Yêu” cơ đấy mà yêu lạ; phong lưu đa đình lắm nữa cơ:
“Tao ở nhà tao tao nhớ mi
Nhớ mi nên phải bước chân đi
Không đi mi nói rằng không đến
Đến rồi mi nói đến làm chi”
Thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt, lại chữ Nôm chứ không phải chữ Hán rất dễ nghe, dễ hiểu.
Là thơ tình hay tự nói với bản thân đây, sao chữ nghĩa quá đơn giản nhưng vẫn tình thế nhỉ …
Cách xưng hô ngay đầu câu “Tao…mi…”, nửa như nghiêm nửa như bỡn, nửa gần gũi nửa xa xôi.
Chỉ có thể thấy cách dụng từ như vậy ở một người cao tuổi, quyền thế nói với một người nhỏ tuổi, kém thế hơn mình nhiều.
Cứ như Lão gia nói chuyện với con sen ở xứ ta đó mà…nhưng mà thương, thương lắm.
Nên “Tao ở nhà tao tao nhớ mi”, cái chữ “mi” ở một số vùng miền Trung nước ta là từ để gọi, để nói với môt người mà mình rất thân thương, rất quan tâm…
Nỗi nhớ rất cồn cào da diết, không chịu được nữa nên mới phải “Nhớ mi nên phải bước chân đi”. Đúng là chỉ có thể nói về tình yêu mà thôi. Bởi khi đã yêu thì Cụ già bẩy, tám mươi cũng hệt như anh thanh niên trai trẻ vậy thôi.
Sao mà ở nhà được, phải đi, đi để mà gặp gỡ, để cho vơi hết bao nỗi nhớ thương chứ…
Mà cái “con bé” này nó cũng tinh quái lắm, nó biết Cụ thương Cụ nhớ nó nhiều…nên *** nó bỡn, nó lại còn dám trách ngược lại cơ đấy : “Không đi mi nói rằng không đến”…
Ở cái xứ Á Đông này mà nhất lại là An nam ta thì cái chuyện “trai năm thê bẩy thiếp” ở cái thuở chưa phải là xa xôi lắm là chuyện thường tình. Nhất là đối với các bậc đại trượng phu, quyền thế đầy mình thì cứ thích em nào thời em đó đố mà chạy thóat.
Nhưng mà ở đây rõ ràng là có cái tình đàng hòang, có vẻ chân chính lắm (không ép buộc mà là tình tự nguyện vì mến tài mộ đức hẳn hoi).
Nên con bé cũng ở nhà nó mà cũng nhớ cũng mong nên mới hờn mới trách sao Cụ không đến ? Thật là rất thi vị cho dù tuổi tác có so le.., trở về nhà Cụ lại :
“Tao ở nhà tao tao nhớ mi…”
Đọc bài thơ trên thì chắc ai cũng biết đó là bài “Bỡn nhân tình” của Uy Viễn Tướng quân Nguyễn Công Trứ.
Vâng! Chính là Cụ Trứ đa tài và đa tình đấy. Một con người biết sống đúng nghĩa, khi làm thì làm hết mình hết sức nhưng khi chơi thì cũng cực kỳ phong lưu, đài các. Sách sử nói Cụ Nguyễn Công Trứ mất năm 80 tuổi, kẻ hậu sinh đồn rằng chắc Cụ đã có để lại cho người con gái được Cụ yêu chiều đó một khổ thơ cuối cùng để “mi” mãi mãi nhớ đến “Tao” – nhớ đến cái tài hoa của một “Trai tài”:
“Tao đi xa rồi mi ở lại
Nói hờn nói bỡn chỉ mình mi
Nếu có nhớ Tao mi đừng khóc
Cứ đọc thơ Tao thế mới chì”
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom