Guest viewing is limited

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
1


Có lẽ vấn đề khó nhất trong việc làm sao để có được một bể cá thủy sinh thật tươi tốt là biết “bón phân” – bón cho cây nào và bón bao nhiêu. Và vấn đề này còn trở nên khó khăn hơn khi đa số người chơi đều tin rằng càng bón nhiều chất dinh dưỡng cho cây thủy sinh thì sẽ càng làm cho tảo sinh sôi.


<?XML:NAMESPACE PREFIX = O /><O:p>Trước tiên, câu hỏi được đặt ra là: Cây thủy sinh cần gì? Tất cả các loài cây sống đều cần những chất dinh dưỡng sau đây: 3 nguyên tố quan trọng nhất (bên cạnh CO2): Ni-trát (N), Phốt-phát (P), Kali (K) và các nguyên tố khác như: Canxi (Ca); Magiê (Mg), Sắt (Fe)…</O:p>
<O:p><O:p></O:p>
<O:p></O:p>
Bạn có thể nói rằng: “Tôi chẳng cần phải bón những thứ ấy vào bể cá, mà các cây thủy sinh của tôi vẫn phát triển tốt như thường”. Thực ra cây có thể hấp thụ chất dinh dưỡng bằng nhiều cách khác nhau. Cách chủ yếu nhất là từ chất thải của cá trong bể. Có thể bạn cũng đã biết được là một trong những “sản phẩm” của các chất mà cá thải ra là Nitơ (Amoniac, Nitrat, hay Nitrit). Thức ăn của cá (và sau đó thành chất thải của cá) cũng có chứa Phốtpho, Kali và nhiều chất khác mà cây cần. Trong nước máy cũng có những chất đó – chẳng hạn như GH là hợp chất của Canxi và Magie. Nếu độ GH trong bể cá của bạn ở vào khoảng 4 hay hơn, thì có nghĩa là bạn đã có 2 loại nguyên tố này để nuôi cây khỏe mạnh. Cũng có nhiều chất khác chứa trong nước máy mà chúng ta chưa kiểm tra hết, những chất đó cũng giúp nuôi cây. Nhưng nếu như vậy thì tại sao chúng ta phải “bón phân” làm gì?
<O:p></O:p>
<O:p></O:p>
Vấn đề nảy sinh khi cây phát triển và sử dụng nhiều chất dinh dưỡng hơn lượng dinh dưỡng mà nó nạp vào. Cây chỉ có thể trữ khi nó có dư chất, còn nếu không được bổ sung kịp với tốc độ phát triển thì sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng. Và rồi điều gì sẽ xảy ra? Thường thì dấu hiệu đầu tiên là xuất hiện tảo.



Caythuysinh1.jpg
Caythuysinh2.jpg



Tảo là loài cơ hội, chỉ phát triển trên những thân cây bị thiếu chất dinh dưỡng và có thể là sắp chết. Một số dấu hiệu khác cho thấy cây bị thiếu chất: cây trở nên gầy yếu khẳng khiu, lá bị thủng lỗ, rụng lá, và cây chết dần toàn thân. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, do đó bạn nên kiểm tra xem có phải thiếu chất dinh dưỡng là nguyên nhân chính không.
<O:p></O:p>
<O:p></O:p>
Nguồn ánh sáng ban ngày, cũng như bổ sung CO2 cũng quan trọng. Nếu ánh sáng yếu, và thiếu CO2 thì bạn phải điều chỉnh lượng chất thải của cá và chất nền trong nước sao cho vừa đủ. Nhưng nếu có quá nhiều ánh sáng và CO2 thì sẽ giảm đi khả năng dự trữ dinh dưỡng của cây. Chính vì những lý do đó, mà bạn luôn phải quan tâm bổ sung chất dinh dưỡng cho những bể cá đầy chất CO2.


Caythuysinh3.jpg



Nếu những bể cá có ánh sáng yếu bị tảo tấn công thì việc bổ sung chất dinh dưỡng cũng trở nên rất cần thiết. Điều này nghe có vẻ như trái ngược với những lời cảnh báo là nếu bể cá có quá thừa chất dinh dưỡng thì cũng sinh tảo. Thực chất, đối với những bể cá không trồng cây thủy sinh thì điều này là đúng, nếu muốn loại bỏ tảo trong những bể cá như vậy, chúng ta chỉ cần hút hết chất dinh dưỡng trong bể ra là được. Nhưng còn trong trường hợp bể có cây thủy sinh, nếu bạn loại bỏ hết chất dinh dưỡng thì cây sẽ chết cùng với tảo, và thậm chí khi cây thủy sinh chết, còn tạo điều kiện cho tảo phát triển mạnh hơn. Do đó, việc mà bạn cần phải làm là loại bỏ “đúng” chất dinh dưỡng – những chất “hữu cơ” – chẳng hạn như chất thải của cá, những vụn thức ăn đã bị thối rữa vv... và sau đó bổ sung chất dinh dưỡng “vô cơ” theo liều lượng hợp lý. Những chất dinh dưỡng hữu cơ khi phân hủy sẽ phần nào bổ sung chất dinh dưỡng cho tảo, vì chúng sản xuất ra chất amoniac – chất này đã được chứng minh là làm tăng số tảo trong bể. Do vậy, khi thấy tảo xuất hiện, điều đầu tiên mà bạn nên tự hỏi chính là – liệu mình đã thay nước hàng tuần chưa? Và điều thứ hai là – mình đã bón phân đúng chưa? Vậy tóm lại bạn nên bón phân gì, và bao nhiêu? Ngoài thị trường hiện nay đang có bán rất nhiều loại phân bón dành cho cây thủy sinh. Tuy nhiên, khi đọc kỹ nhãn hiệu thì bạn sẽ thấy chúng không thực sự đáp ứng điều mà chúng ta đang cần. Đó là lý do tại sao tôi lại chọn loại phân bón nghiền nhuyễn đặc biệt – vừa rẻ mà lại đúng là thứ tôi cần để bổ sung vào bể cá theo bất cứ liều lượng nào.<O:p></O:p>
<O:p></O:p>
Để chế phân bón nghiền nhuyễn, bạn cần phải có những chất liệu sau:<O:p></O:p>
- KNO3 (để bổ sung Ni-trát và Kali).
- K2SO4 (bổ sung Kali).
- KH2PO4 (bổ sung phốt-phát).
- Hỗn hợp Plantex CSM + B (bổ sung sắt và các nguyên tố vi lượng khác).
- Hỗn hợp phụ trợ GH (hợp chất của canxi và ma-giê), hoặc Canxi clorua (tăng độ cứng của nước bể), và Ma-giê Sul-phát (thuốc tẩy Ma-giê) nếu độ GH trong bể dưới 4.<O:p></O:p>
Trên đây là đầy đủ để bạn bón phân cho cây thủy sinh. Có thể mua những thứ này ở nhiều nơi ngoài thị trường. Chỉ cần tốn chưa đầy 20USD là đủ dùng cho cả 1 năm.

<O:p></O:p>
Bước tiếp theo, bạn cần phải biết bón với liều lượng bao nhiêu thì đủ. Độ sáng và độ CO2 trong bể càng nhiều thì liều lượng phân bón định kì cũng nhiều theo. Hoặc là bạn bắt đầu bằng một lượng nhỏ và tự mình dần điều chỉnh theo liều lượng mà mình mong muốn, hoặc bạn có thể dùng theo đề nghị của tôi qua đường link: http://www.beginneraquarist.petfish.net/Beginner Aquarist/Fertilization.html và thực hiện thay 50% nước bể mỗi cuối tuần, để điều chỉnh lại lượng phân bón sao cho chúng không ở mức quá cao.
<O:p></O:p>
<O:p></O:p>
Nói tóm lại, bổ sung chất dinh dưỡng cho cây thủy sinh là một trong những biện pháp dễ thực hiện và ít tốn kém nhất, để vừa giữ cho cây thủy sinh được khỏe mạnh, vừa loại bỏ được tảo. Chỉ bằng giá tiền mua vài cây thủy sinh là bạn đã có đủ lượng “phân bón” để dùng cho cả năm. Và biện pháp này hoàn toàn không có rủi ro gì. Vậy sao bạn không thử bắt đầu ngay ngày hôm nay?

<O:p></O:p>

<O:p></O:p>


<O:p></O:p>

Hà Thu dịch
Nguồn: beginneraquarist.petfish.net
Theo svcsaigon.com

<O:p></O:p>
</O:p>
 

chao mao

Tiều Phu
Thành viên BQT
Tham gia
5/12/07
Bài viết
915
Điểm tương tác
267
SVC$
0
Bài viết này hay quá anh trung apolo ui, bổ xung khá tốt kỹ thuật nuôi trồng thủy sinh
Cảm ơn anh nhiều
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom