Guest viewing is limited

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
Tắc trứng là hiện tượng trứng không đi suốt hệ thống sinh sản như thông thường, chim gặp khó khăn trong quá trình đẻ trứng do có sự tắc nghẽn nào đó. Hiện tượng này thường xảy ra ở chim cảnh và có thể ngăn ngừa được.





Những loài chim thường gặp vấn đề với bệnh tắc trứng và sinh khó, dưới đây là một số yếu tố có thể làm gia tăng rủi ro của bệnh:
<?XML:NAMESPACE PREFIX = O /><O:p></O:p>






<O:p></O:p>
  • <O:p></O:p>Loài: Bệnh tắc trứng xảy ra phổ biến ở những loài chim nhỏ như vẹt đuôi dài ở Úc, vẹt xanh, chim hoàng yến và chim sẻ.
  • Mối quan hệ: Rủi ro này càng cao đối với những con chim mái sống đơn độc và có mối quan hệ khăng khít với chủ của chúng. Đối với những con chim tỏ ra có mối quan hệ khăng khít với đồ vật như gương và những đồ chơi xác định khác sẽ gia tăng khả năng bị bệnh tắc trứng.
  • Số lượng ổ trứng: Những con chim đẻ lặp lại số lượng ổ trứng từ kết quả của hoạt động chăn nuôi kém (ví dụ như trứng hoặc chim con bị lấy đi quá sớm, hoặc việc sinh sản xảy ra trái mùa) hay sinh sản quá nhiều cũng sẽ khiến chúng gặp những vấn đề về sức khỏe.
  • Tuổi: Xảy ra khi con chim còn nhỏ và đẻ trứng trong lần đầu tiên, cũng như với những con chim “quá già”.
  • Sức khỏe sinh sản: Những con chim mái đã có những vấn đề về khả năng sinh sản từ trước, hay có tiểu sử đẻ trứng dị hình hoặc trứng có vỏ mềm cũng dễ xảy ra tắc trứng.
  • Dinh dưỡng kém: Những con chim có chế độ ăn thường ngày chỉ là hạt giống hay bị thiếu hụt canxi, vitamin A, chất đạm, vitamin E và selenium thì rủi ro này cao hơn.
  • Sức khỏe tổng thể: Bệnh chim bị tắc trứng thường xảy ra ở con chim có những vấn đề sức khỏe như béo phì, không vận động, hoặc bị áp lực từ điều kiện sống xung quanh như nhiệt độ không phù hợp.
  • Trứng bất thường: Là trứng to quá mức và trứng bị dị dạng hay trứng không được đặt đúng vị trí, trứng bị vỡ hoặc dính vào trứng khác.
  • Di truyền: Những con chim có dòng giống bị bệnh thì về mặt di truyền con chim đó cũng có có thể bị bệnh này.

Những dấu hiệu của bệnh tắc trứng và sinh khó ở loài chim:


<O:p></O:p>
Những dấu hiệu này thường rất khác nhau, tùy thuộc điều kiện ngặt nghèo của môi trường xung quanh và thường rơi vào những trường hợp sau:
  • Khoang bụng bị biến dạng.<O:p></O:p>
    [*]Đuôi lúc lắc hoặc ve vẫy.<O:p></O:p>
    [*]Đôi cánh rủ xuống (chim hoàng yến).<O:p></O:p>
    [*]Thế đứng dang rộng.<O:p></O:p>
    [*]Suy yếu về thể lực.<O:p></O:p>
    [*]Mất cảm giác thèm ăn.<O:p></O:p>
    [*]Đi khập khiễng hoặc mất khả năng vận động ở chân (trứng gây ra áp lực lên dây thần kinh dẫn đến chân).<O:p></O:p>
    [*]Bụng bị sưng to.<O:p></O:p>
    [*]Phân chim bị mắc kẹt ở hậu môn (chim không thể nâng đuôi khi muốn đẩy phân dơ bẩn).<O:p></O:p>
    [*]Lông vũ tơi xốp.
    [*]Ốm yếu.<O:p></O:p>
    [*]Khó thở (trứng bị giữ lại gây ra áp lực lên những túi khí).<O:p></O:p>
    [*]Ngồi trên sàn của lồng chim.<O:p></O:p>
    [*]Khả năng bị sa xuống của các bộ phận trong đường ống sinh sản (phần bên trong của đường ống sinh sản được đẩy ra ngoài, vì thế nó có thể được nhìn thấy dưới dạng như là một khối màu hồng nhô ra hoàn toàn khỏi hậu môn).<O:p></O:p>
    [*]Một số trường hợp có thể chết đột ngột.
Chẩn đoán trường hợp trứng bị tắc:


<O:p></O:p>
Bác sĩ thú y sẽ tiến hành chẩn đoán dựa trên những dấu hiệu bệnh lý, tiểu sử, những kiểm tra tổng quan về thân thể, chụp X quang hoặc siêu âm. Nếu chim đang trong tình trạng khó chịu và bị sốc, thì điều cần thiết là phải ổn định thể trạng trước khi tiến hành những cuộc kiểm tra khác trên phạm vi rộng hơn.
<O:p></O:p>
<O:p></O:p>
<O:p></O:p>
<O:p>Điều trị bệnh tắc trứng:</O:p>
<O:p></O:p>
<O:p><O:p></O:p>
Việc điều trị tùy thuộc vào thể trạng của chim, sự trầm trọng cúa các dấu hiệu bệnh lý, vị trí của quả trứng và khoảng thời gian con chim bị tắc trứng. Đối với những loài chim nhỏ (như chim hoàng yến và chim sẻ) thì điều kiện này lại càng quan trọng hơn, vì chúng có thể bị chết trong vòng một vài tiếng nếu không được điều trị sớm.<O:p></O:p>
<O:p></O:p>
Đối với một con chim có những triệu chứng nhẹ thì việc điều trị như sau:
<O:p></O:p>
  • Tăng cường độ ẩm và tăng nhiệt độ môi trường lên 85-95oF.
  • Bôi trơn hậu môn.
  • Tiêm canxi và vitamin A, D, E và Selen một cách hợp lý.
  • Cung cấp thêm dưỡng chất và đextroza.
  • Tiêm oxytocin và acginin vasotocin hoặc sử dụng gel prostaglandinl. Những loại thuốc này có tác dụng gây co bóp ở các đường ống sinh sản và kết quả là chim có thể đẻ trứng bình thường. Những phương pháp này không nên được sử dụng nếu chú chim của bạn đang có triệu chứng của sự tắc nghẽn.
  • Tiếp tục cung cấp thức ăn và nước uống.<O:p></O:p>
<O:p></O:p>
<O:p></O:p>
Khi bị suy yếu lần đầu, chim cần phải được điều trị ngay cho đến khi ổn định. Sau khi dần dần ổn định thì sẽ tiến hành những điều trị khác như sau:
<O:p></O:p>
  • Bổ sung thuốc kháng sinh và corticosteroids một cách hợp lý trong thời gian ngắn.
  • Bác sĩ thú y sẽ lấy trứng đi bằng cách tác động nhẹ nhàng bằng các đầu ngón tay. Phương pháp này có thể cần đến việc gây mê.
  • Vệ sinh và điều chỉnh lại những mô bị lệch.
  • Ovocentesis, thành phần bên trong của quả trứng có thể được lấy đi bằng cách dùng một cây kim châm vào quả trứng nếu có thể nhìn thấy được từ hậu môn hoặc xuyên qua da bụng. Điều này sẽ làm cho trứng nhỏ hơn và có thể lấy ra dễ dàng.
  • Phương pháp phẫu thuật ổ bụng được áp dụng nếu đường ống dẫn trứng bị thoái vị (cắt, rách), quả trứng phát triển ngoài đường ống dẫn trứng (trứng lệch vị trí) hoặc ruột bị tắc nghẽn.
  • Tiếp tục theo dõi và chăm sóc điều trị bằng kháng sinh, dưỡng chất, điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm của môi trường xung quanh cho phù hợp, bổ sung dinh dưỡng.
<O:p></O:p>
Những biến chứng có thể xảy ra khi tắc trứng:

<O:p></O:p>
Nếu không điều trị kịp thời, bệnh tắc trứng và sinh khó có thể dẫn đến tình trạng sốc và chết trong vòng vài giờ đối với những loài chim nhỏ như chim hoàng yến và chim sẻ. Ngoài ra có một số biến chứng có thể xảy ra như:
<O:p></O:p>
  • Trứng bị giữ lại có thể gây ra áp lực lên quả cật, ảnh hưởng đến chức năng và sức khỏe nói chung.
  • Nếu trứng bị vỡ trong khi vẫn còn ở trong bụng chim có thể dẫn đến viêm màng bụng và nguy nhiểm đến tính mạng (một trong những loại viêm rất nguy hiểm ở khoang bụng).
  • Thuốc thúc đẻ nhanh, arginine vasotocine hay protaglanins gây ra sự co bóp mạnh mẽ và có thể dẫn tới biến dạng đường ống dẫn trứng và gây chết.
  • Tình trạng suy yếu và biến dạng liên tục có thể làm sa đường ống sinh sản và hậu môn. Kết quả là viêm màng bụng ỏ trứng, nhiễm trùng, gây ra vết thương và xảy ra hiện tượng trứng chết trong tương lai.
<O:p></O:p>
<O:p></O:p>

Bệnh tắc trứng có thể phòng ngừa được:

<O:p></O:p>
Những nguy cơ trứng bị chai có thể giảm đi khi thực hiện những phương pháp sau:
<O:p></O:p>
  • Cung cấp chế độ ăn hằng ngày một cách hợp lý.
  • Sử dụng kỹ thuật sinh sản (gây giống) thích hợp bao gồm thời điểm gây giống, sinh sản ở một độ tuổi thích hợp, loại bỏ yếu tố di truyền gây bệnh từ chương trình gây giống và tạo điều kiện môi trường phù hợp.
  • Điều chỉnh việc đẻ trứng quá mức bình thường.
  • Cung cấp bài tập thích hợp với từng thời điểm và ngăn ngừa béo phì.
  • Quản lý hooc-mon để ngừng việc đẻ trứng là leuprolide và human chorionic gonadotropin.
  • Tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ đường ống sinh sản (cắt buồng trứng) để chấm dứt khả năng đẻ trứng. Tuy nhiên, đây là thủ thuật có rủi ro cao ở chim vì chúng có kích thước rất nhỏ và đường ống sinh sản rất nhạy cảm.
<O:p></O:p>
<O:p></O:p>

Đào Thu (dịch từ peteducation)
Theo svcsaigon.com

</O:p>
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom