Guest viewing is limited

thephong_2005

Thành viên tích cực
Tham gia
30/8/07
Bài viết
460
Điểm tương tác
6
SVC$
0
Chơi bể cá
Ngoài việc ngắm các loại cá đẹp, độc đáo, thú của người chơi cá cảnh còn là tự thiết kế một bể thủy sinh. Để tạo ra và duy trì một bể thủy sinh như vậy, công sức, thời gian, tiền bạc bỏ ra là không nhỏ.
Anh Hưng là người chơi cá cảnh có thâm niên ở Hà Nội. Là một cán bộ của ngành hàng không, bận bịu với vô số công việc, anh Hưng chỉ có thể dành thời gian cho hai bể cá của mình vào buổi đêm. Anh tranh thủ cuối giờ chiều đi chọn mua các loại cây mới, lọc các loại gỗ để mang về nhà. Chỉ tới khi cả nhà đã đi ngủ, anh Hưng mới đem các cây gỗ để kỳ cọ và ngâm xuống nước khoảng hai ba ngày mới cho vào bể được.
Hiện tại, ở nhà, có hai chiếc bể thủy sinh do chính tay anh thiết kế và chăm sóc. Chiếc bể to được đặt ở phòng khách làm căn phòng thêm lộng lẫy, nhất là vào buổi tối.
Là một tay chơi có nghề, chính tay anh mua kính về, tự ráp thành một bể có chiều dài hơn 2 m, rộng gần 1 m và cao 1 m rưỡi. Anh Hưng cho biết giá thị trường của chiếc bể này khoảng gần 30 triệu. Tuy nhiên, công sức và tâm huyết của anh bỏ vào là vô giá.
Ngoài việc tự tay gắn bể, anh cũng tự mua, tìm tòi các vật liệu bên trong. Vài chục bao sỏi, hàng chục cành cây được lọc ra chỉ để chọn một hai cành ưng ý, khoảng hơn tá loại cây thủy sinh như súng, rong... được anh kết hợp để tạo ra một môi trường mô phỏng tự nhiên trong không gian hạn chế của bể. "Kiến trúc" bên trong cũng được anh Hưng nghiên cứu rất kỹ.
beca1.jpg
Bể cá đem tới không gian mới lạ.
Theo anh Hưng, thiết kế của một bể cá cảnh được chia làm 3 trường phái. Một là theo phong cách Nhật Bản (còn gọi là amano) với các quy tắc khá khắt khe về bố cục. Nguyên liệu chính là đá và cây được sắp xếp theo một chủ đề nhất định, có thể là hùng vĩ của núi rừng, phong cảnh sơn thủy hữu tình hay quan niệm nhân sinh của phương Đông huyền bí. Bên cạnh đó là trường phái Hà Lan với cách bố trí theo hướng tự nhiên. Các loại cây được trồng theo lớp và mọc tự do tạo vẻ hoang dại. Cuối cùng là sự kết hợp của hai trường phái này, có thể được gọi là phong cách trung tính.
cacanh2.jpg
Phong cách amano. Ảnh: aqua-birdvn.com.
Để tạo ra một "công trình" cho riêng mình, các nguyên vật liệu thực hiện như đá, sỏi, gỗ, cây có thể mua và chọn lọc, thiết kế nền của bể cũng không quá khó khăn, các loại phân tạo ra môi trường sống cho cây và cá cũng được bán khá rộng rãi. Tuy nhiên, anh Hưng khẳng định cái khó nhất khi chơi bể cá thủy sinh là việc duy trì được nó.
Sau một tháng, bể cá của người mới chơi có thể rất hoàng tráng. Tuy nhiên, sau vài tháng, phong cảnh nhân tạo của bể gặp những vấn đề mà sự khắc phục là rất khó khăn. Sự phát triển tự nhiên của các loại cây khác nhau, sống ở các vùng khác nhau với nhiều điều kiện khí hậu, ánh sáng không như nhau sẽ xung đột. Sự phong phú của các loài tạo ra vẻ đẹp của bể nhưng cũng chính điều đó tạo ra sự mâu thuẫn trong việc duy trì sự bền vững của môi trường sinh thái trong nước.
Anh Hưng tiết lộ sau một thời gian, nước trong bể thường bị bazơ hay axít hóa làm tất cả các sinh vật đều bị ảnh hưởng. Khi đó, anh phải dùng các biện pháp khác nhau để khắc phục. Có thể anh cho thêm vào một số hóa chất chuyên dụng làm trung hòa môi trường nước. Một biện pháp khác là thêm hay bớt một số loại cây trong bể để tạo sự cân bằng trở lại. Điều này đòi hỏi một sự hiểu biết sâu sắc về sinh học, hóa học cũng như những kinh nghiệm tích lũy trong quá trình chơi.
Ngoài bể, các phụ kiện còn là dàn đèn cung cấp ánh sáng cho sự quang hợp của cây. Anh Hưng cho biết dù để trong phòng kín, ít ánh sáng mặt trời nhưng cây trong bể vẫn xanh tươi. Để có điều đó, anh phải "tập" cho chúng thói quen quang hợp như trong tự nhiên: bật điện ban ngày và tắt đi vào buổi tối. Sự công phu cũng thể hiện ở việc bật tắt đèn. Trước khi tắt hệ thống đèn của bể, anh Hưng sẽ bật đèn của phòng khách. Sau đó, anh mới ngừng hẳn việc cung cấp ánh sáng cho bể. Nếu không làm thao tác như vậy, cá có thể bơi loạn xạ khiến chúng bị "chấn thương" và phá hỏng cây trong bể.
cacanh.jpg
Môi trường trong bể rất sạch sẽ. Ảnh: aqua-birdvn.com.
Ngoài ra, bể cá thủy sinh còn cần trang bị thêm bộ lọc nước và bình cung cấp CO2. Việc tắt bật các thiết bị này cũng đòi hỏi kinh nghiệm của người chơi. Anh Hưng cho biết nước, màu sắc của cây là các dấu hiệu quan trọng nhất để làm điều này. Thêm nữa, việc thay nước cho bể cũng dựa vào hai tiêu chí này.
 

thephong_2005

Thành viên tích cực
Tham gia
30/8/07
Bài viết
460
Điểm tương tác
6
SVC$
0
Bể & Cây Thủy Sinh

Cây trồng trong bể nuôi cá

cay.jpg

Để giữ cân bằng sinh thái giữa động vật với môi trường sống trong bể kính, người ta thường trồng các loại cây cỏ sống trong nước, thường gọi là thực vật thủy sinh bao gồm những loài chỉ ngập một phần và những loài ngập hoàn toàn.
Do sống trong nước, nhất là trong các điều kiện của nhà ở và phải chịu phần lớn thời gian sống trong nước tù, tất nhiên là ít oxy, chúng có những nét đặc biệt về cấu tạo hình thể giúp cho việc tăng cường khả năng hấp thụ oxy và các khí khác.

Chọn cây trồng:
Các loài thực vật thủy sinh phân bố rất rộng. Đó là phần lớn các loài toàn cầu, tức là những cây thuộc các chi gặp khắp thế giới như bèo tấm chẳng hạn hay như loài rong lá liễu gặp trong nước ngọt ở hầu khắp địa cầu. Có thể là do sự đồng nhất của môi trường thủy sinh là nguyên nhân của sự phân bố hệt nhau của nhiều loài thực vật thủy sinh trên toàn thế giới. Nhiều loài chịu được những biên độ linh động của nhiệt độ mà không chết; một số khác không nhiều lại chịu được nhiệt độ quá thấp, như trường hợp của rau cần trôi, rong mái dầm, nếu nhiệt độ dưới 15 độ C, các loài cây này tàn lụi đi, còn nhiệt độ phù hợp với chúng là 25-28 độ C. Một số cây chịu được nhiệt lượng nước chảy hơn là nước tù. Bởi lẽ đó, khó có thể ấn định một cách chính xác nhiệt độ tối ưu đối với những loài cây thủy sinh.
Một số khá lớn các loài cây thủy sinh có sự sinh trưởng liên tục khi mà nhiệt độ và sự chiếu sáng khá đầy đủ, phần lớn các cây nhiệt đới thuộc các chi Rong xương cá, Rau dừa, Rong lá ngò, Rau mác, Rong mái chèo ...
Môi trường thủy sinh tạo ra trên cây những sự thay đổi về hình thái khá quan trọng. Trước hết người ta nhận thấy là cấu tạo đơn giản của lá cây thủy sinh chìm ngập. Những sự biến đổi thường thể hiện trên hai loại lá:
1. Lá kéo dài hình dải lụa và không có cuống.
2. Lá chẻ sâu, chia nhỏ thành những phần dạng sợi mảnh.

Các lá biến đổi có bề mặt tiếp xúc với nước rộng hơn. Trong lá, các khoang chứa khí và khoảng gian bào lớn phát triển mạnh. Lá của những cây ngập hẳn ở trong nước không có lỗ khí; các lá nổi lại chỉ có lỗ khí ở mặt trên; còn những lá nằm hoàn toàn trong không khí có lỗ khí ở cả hai mặt lá.
Tỷ trọng lớn của môi trường nước khiến cho các yếu tố cơ học trong thân và lá thực vật thủy sinh phát triển yếu. Nhiều loài thực vật thủy sinh không có những hạt diệp lục trong tế bào biểu bì do cường độ chiếu sáng tự nhiên trong nước thấp. Hệ rễ phát triển kém, không có lông hút.
Hầu hết thực vật thủy sinh sống nhiều năm đều sinh sản sinh dưỡng. Một số cây thụ phấn nhờ nước như Rong mái chèo, một số khác lại có hoa nhô lên khỏi mặt nước.
Việc chọn lựa cây trồng trong bể kính để tạo ra một cảnh trí đẹp lại đảm bảo sự đa dạng và cân bằng sinh thái trong bể là cần thiết.
1. Trước hết, thực vật thủy sinh trong bể nuôi cá là, cho nó đẹp thêm, tạo cho cá có môi trường như trong thiên nhiên.
2. Một số loài có thể làm một phần thức ăn cho cá.
3. Những phần thối rữa làm thức ăn cho các loài động vật không xương sống, rồi đến lượt các loài này trở thành thức ăn cho cá.
4. Cây cỏ cũng giữ vai trò quan trọng trong việc làm sạch thủy vực, sự phát triển của chúng bình thường chứng tỏ nước trong bể có tính an toàn cao.
5. Cây cỏ trong bể cũng là nơi trú, che bóng và làm chổ ẩn nấp cho cá nhỏ khi bị cá dữ tấn công.
6. Một số loại thân, lá cây dại lại là giá thể cho trứng bám khi cá đẻ vào mùa sinh sản.
Trong bể nuôi cá, các loài cây được trồng, thường được phân biệt bởi cách tạo rễ:
- Một số loài nổi trên mặt nước như bèo tấm, bèo dâu, bèo tai chuột và rêu bèo ...
- Một số loài có thể sống được cả hai môi trường như Rong ly ở trong nước lá biến đổi thành vẫy bắt mồi là những động vật thủy sinh nhỏ.
- Một số lớn loài chịu ngập hoàn toàn như rong đuôi chó, rong đuôi chồn, rong lá liễu, rong lá ngò. Ở một số cây có lá chìa ra nhiều, còn hệ rễ ít phát triển hoặc không có như ở rong đuôi chó, lá có khả năng hấp thụ nước và thay thế vai trò của rễ. Điều đó giải thích được là tại sao những cây có lá chia ra như thế có thể cắt ra và cấy vào bể mà vẫn sống bình thường, như rong xương cá. Các loài cây này rất thường được lựa chọn trồng trong bể kính.
- Có những loài có lá lớn thường sống ở mép các bờ nước trong tự nhiên nhưng có thể có phần gốc sống ngập trong nước, còn phần lá lại sống trong không khí.
Phần lớn các loài cây được sử dụng là loại thảo hai lá mầm hoặc một lá mầm mà nhiều loài là cây một lá mầm. Một số loài là dương xỉ. Người ta thường chia ra làm 3 loại: cây có rễ, cây trôi nổi và cây có cành giâm.
1. Cây có rễ: Có những cây cao có sinh trưởng nhanh, tương tự như các cây thảo khác, ví dụ như cây rong mái chèo và rau mác là những loại cây rất lý tưởng để trồng để che phía sau và các cạnh của bể. Còn các cây rậm rạp dùng để trồng đầy ở các góc (trước các cây cao hơn) như rau dừa, đình lịch, rau cần trôi. Lại có những cây nên trồng ở mặt tiền trong rất thú vị nếu chúng được đặt trước mảnh đá, phải là cây thấp hơn và sinh trưởng chậm hơn. Ta có thể chọn cỏ năng và thạch xương bồ. Để trang trí cho hồ cá được đầy đủ, cần chọn vài cây lạ như rong mái dầm trồng thành búi thấp và dày tạo nền cho vùng trống trong bể. Lá rộng và to của chúng là chỗ tốt cho cá đẻ trứng trên bề mặt thẳng đứng.
Trong loại cây có rễ, thì loài dương xỉ ổ sao khó sắp xếp hơn, nó có những rễ nhỏ như tóc xuất phát từ thân rễ mọc trườn, tuy không đính vào đá nhưng cần có rễ cây làm giá tựa để phát triển.

Các cây này hoàn toàn sống trong nước ngập nên có xu hướng nhân giống bằng hình thức dinh dưỡng, tạo ra những thân bồ từ đó sẽ phát triển thành cây mới. Lá của một số loài cũng có thể tạo ra cây. Một số loài có thể ra hoa và hình thành quả và hạt hoặc cơ quan sinh sản ngay trong bể kính, nhưng sự nở hoa này xảy ra phần lớn thời gian ở phía ngoài nước và cần thiết phải có nhiều ánh sáng. Hoa của cây này thường không lớn và không đẹp.
2. Cây mọc nổi: Các loại cây này có vai trò có ích rõ rệt trong hồ cá. Có thể dùng chúng để trang trí, tạo bóng mát cho cá (do bị đèn chiếu sáng), làm nơi trú ẩn cho cá con giữa các rễ thòng, làm giá thể cho các sinh sản và cũng dùng làm thức ăn cho cá. Lá của những cây này cũng như những phần vụn của chúng có khi được các loài cá sặc dùng để làm tổ nổi.
Những loài thường trồng thuộc các chi bèo dâu, bèo tấm, bèo phấn, bèo tai chuột có kích thước nhỏ. Những loài có kích thước lớn hơn như bèo cái, rau cần trôi, bèo sen chỉ có thể trồng ở những bể nuôi lớn, hợp thời trang. Nếu có đèn chiếu sáng thường xuyên thì cần thiết phải có kính bảo vệ ở trên để tránh cho lá cây khỏi bị úa vàng do tác động của nhiệt lượng phát ra từ bóng đèn gần bề mặt nước.
3. Cây tạo cành giâm:
Ta cắt những ngọn cây của cây có rễ rồi đem trồng lại trong nền đất của bể. tại chỗ cắt rễ cây sẽ được hình thành và ta sẽ có một cây mới. Việc cắt ngọn cây sẽ tạo cho cây chính phát triển những tược ngang, do vậy cây sẽ tạo ra dáng rậm rạp hơn.
Có thể kể thuộc nhóm này những loài cây có lá mịn như rong lá ngò, rau ngổ, rong đuôi chó và rong xương cá.

Cũng cần lưu ý là đình lịch cũng có thể nhân giống bằng cành giâm nếu người ta cắt vài cái lá rồi cho lên bề mặt nước, chúng sẽ tự tạo ra rễ. Cây cỏ sống trong bể kính nếu được chiếu sáng vẫn có thể tiến hành quang hợp. Mặt khác, những chất thải của cá cũng được cây hấp thu để sinh trưởng. Do vậy, nên chọn những loài cây có thể tiếp nhận chất dinh dưỡng qua lá thay vì qua rễ.
 

vinhbe

"Tôi là Tôi !"
Tham gia
17/12/07
Bài viết
943
Điểm tương tác
24
SVC$
0
tặng cho anh máy tấm hình em mới tìm bên ABV được nè
ramirezi2.jpg

panaque1.jpg
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom