Guest viewing is limited

VNN

Cơ trưởng
Tham gia
12/9/07
Bài viết
633
Điểm tương tác
6
SVC$
0
Chất lượng nước dùng để nuôi cá kiểng nhiệt đới và hoạt động sống của cá có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chất lượng nước biểu hiện ở hàm lượng oxy, nhiệt độ, tính acid và độ cứng, mềm của nước. Bão dưỡng nước là việc quan trọng vì nó góp phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cho cá cưng.

NHỮNG YẾU TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC

Hàm lượng oxy: nguồn oxy có từ 2 nguồn, một là do tác dụng quang hợp thực vật thủy sinh sinh ra, hai là do tiếp xúc giữa dưỡng khí và mặt nước trong không khí, đồng thời từ từ hòa tan vào trong nước. Nguồn oxy trong bể cá nhiệt đới chủ yếu được hình thành thông qua sự tiếp xúc giữa không khí và mặt nước. Căn cứ theo các tư liệu liên quan, hàm lượng oxy cần đối với cá nhiệt đới là 7mg/lít, nếu thấp hơn 1mg/lít, cá s4 xuất hiện phản ứng sinh lý thiếu khí. Đa số cá kiểng nhiệt đới được nuôi trong hồ nhỏ và được đặt trong phòng, diện tích tiếp xúc giữa không khí và nước có giới hạn, sự lưu thông không khí trong phòng cũng yếu hơn so với môi trường bên ngoài, vì vậy lượng oxy có được trong nước nuôi chủ yếu dựa vào sự trợ giúp của bơm tăng khí, bơm tăng khí bình thường vận động liên tục 24 giờ.
Nhiệt độ nước: Cá nhiệt đới là loài cá chịu nhiệt độ cao, thường sinh sống trong môi trường nhiệt độ nước khoảng 20 độ C đến 32 độ C, nếu nhiệt độ nước trong khoảng 20oC đến 24oC vẫn có thể duy trì hoạt động sống, nếu nhiệt độ giảm xuống dưới 20oC, cá có thể bị chết. Nhiệt độ là yếu tố rất quan trọng đối với sinh mệnh của cá nhiệt đới. Sự ổn định của nhiệt độ có thể sử dụng 2 phương pháp: khống chế nhiệt độ của phòng ở phạm vi hợp lý. Đa số những người nuôi cá kiểng tại gai đình thường áp dụng phương pháp này, còn đối với những người nuôi với quy mô lớn thường lựa chọn phương pháp khống chế nước trong phạm vi hợp lý. Hiện nay trên thị trường có bán nhiều loại ống tăng nhiệt bằng thủy tinh có thể tự động điều chỉnh nhiệt độ bằng thép không rỉ để điều chỉnh nhiệt độ dao động từ 24oC – 27oC. Như vậy nhiệt độ trong bể sẽ luôn ổn định trong phạm vi bình thường, lắp thêm thiết bị tăng nhiệt là lợi thế để nuôi cá nhiệt đới.
Độ acid của nước: Độ acid của nước biểu thị qua chỉ số pH, độ pH=7 phẩm chất nước là trung tính, khi pH lớn hơn là pH có tính kiềm, pH nhỏ hơn 7 là pH có tính acid. Hầu hết các loài cá cảnh nhiệt đới đều thích môi trường nước trung tính, chỉ có 1 số loài thích tính acid yếu hoặc tính kiềm yếu. Đối với cá nhiệt đới, độ pH thích hợp trong khoảng từ 6 đến 8. Nếu sử dụng nước máy nuôi cá thì tính trung tính của nước máy dễ bị tác động, chuyển hóa thành nước có tính acid yếu hoặc nước có tính kiềm yếu.
Tham khảo thêm về độ pH :
Có nhiều cách xác định độ pH như: giấy thứ độ pH, dịch kiềm định độ pH hoặc máy kiểm tra độ pH chuyên nghiệp…cũng có thể dùng chất hóa học điều tiết độ acid kiềm của nước. Sau khi thêm vào bicarbonat natri, tính chất nước sẽ chuyển sang tính kiềm yếu, sau khi thêm biphosphat natri hoắc giấm gạo, chất nước sẽ chuyển sang tính acid yếu.
Độ cứng mềm của nước: độ cứng, mềm của nước chủ yếu là chỉ số số lượng các ion kim loại chứa trong nước như ion calci, magiê, sắt. Các ion kim loại này ở trong nước tồn tại dưới dạng carbonat, carbonat nặng, sulfat và chất clo. Khi hàm lượng carbonat calci là 65mg/lít gọi là nước độ vừa, khi hàm lượng carbonat calci ít hơn 65mg/lít gọi là nước mềm và vượt quá 65mg/lít là nước cứng. Phương pháp đơn giản để kiểm tra độ cứng, mềm của nước là đem đun sôi. Nếu như dưới đáy có lợp màu trắng, chứng tỏ nước có độ cứng, ngược lại là có độ mềm. Sử dụng thiết bị đo độ chuyên dùng để đo và điều tiết độ cứng, mềm của nước, có thể dùng than hoạt tính lọc nước cũng có tác dụng làm giảm độ cứng của nước.

NGOÀI CHẤT LƯỢNG NƯỚC, VIỆC BÃO DƯỠNG NƯỚC CÒN PHỤ THUỘC VÀO CÁCH SỬ DỤNG NƯỚC.

Đổi nước: là biện pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả. Trước khi đổi nước, phải tắt hết các nguồn điện của những thiết bị trong hồ như: máy bơm lọc tuần hoàn, bơm sung khí, máy tăng nhiệt. Sau khi tắt hết các thiết bị, dùng khăn lau sạch thành kính của hồ cá hoặc rêu trên đá trong hồ, để nước yên tĩnh trong thời gian 15 phút, khi các vật thể nổi đã chìm xuống đáy hồ, dùng ống cao su nhẹ nhàng hút sạch các tạp chất. Mỗi lần đổi nước chỉ nên hút khoảng 1/4 hoặc 1/3 lượng nước trong hồ, sau đó đổ nước mới có cùng nhiệt độ với nước trong hồ đã chuẩn bị sẵn trước đó để tránh cho cá bị shock.
Thay nước: là biện pháp thay đổi toàn bộ môi trường nước trong hồ tương tự như công việc đổi nước, trướ tiên phải tắt hết các nguồn điện của thiết bị trong hồ, vớt cá và các vật liệu trang trí ra khỏi hồ, rút bỏ toàn bộ nước cũ, vệ sinh hồ sạch sẽ, sát trùng hồ nước trước khi cho nước mới vào, khi vớt cá phải làm thật nhẹ nhàng tránh cho cá không bị hoảng sợ mà mất sức.

Nguồn : Nuhoangkimcuong.com
 

Hoangvpb

Administrator
Tham gia
25/8/07
Bài viết
1,653
Điểm tương tác
309
SVC$
0
Một bài viết khá đầy đủ về cách chăm sóc cá, môi trường cho cá cảnh ... Thanks bác VNN nhiều nhiều.
 

ut9

"Mê Cá Dĩa"
Thành viên BQT
Tham gia
16/4/08
Bài viết
619
Điểm tương tác
53
SVC$
0
Chào các bạn!
Sau khi đọc xong bài này, mình xin bổ sung 2 mục cuối là đổi nước và thay nước:
Việc đổi nước và thay nước tuy là 2 cụm từ khác nhau, nhưng thực tế vẫn là giống nhau, vì đổi nước, tức là thay đổi một lượng nước nào đấy cho hồ cá, nếu thay toàn bộ thì hiển nhiên trở thành thay nước, còn nếu thay nước mà thay một ít thì sẽ trở thành đổi nước. Việc thay nước phải tiến hành chà rửa hồ thường xuyên, có thể nói là hằng ngày thì các chất bẩn có trong hồ sẽ không đáng kể, sau khi chà xong ta có thể rút nước ra 50 % ở dưới đáy hồ, sau đó bơm lại vào hồ 50 %, sau 1/2 ngày, đem miếng bông lọc đi rửa thật sạch và cho sử dụng lại cũng được, còn nếu có bông lọc mới thì có thể thay thế miếng bông lọc cũ, và miếng bông lọc cũ đem đi phơi nằng, sau đó có thể tái sử dụng.
Sử dụng máy tăng nhiệt khi nào cá bị bệnh, khí hậu vào mùa lạnh, mà nếu dùng máy tăng nhiệt (cây tuýp sưởi nước) trước khi thay nước mới vào, ta phải để ít nhất là 3 - 4 tiếng sau, nước trở lại trạng thái tự nhiên thì mới có thể thay nước mới vào hồ cá.
Đối với cá La hán, việc bắt cá ra ngoài thì không nên vì đã thay đổi chỗ ở của nó là rất nguy cho cái đầu gù của nó, cho dù là chỉ bỏ cá ra ngoài vài phút hay vài giờ. Điều này chứng tỏ, cá La hán quá dữ và người nuôi, ngại không cho tay vào hồ để chà rửa hồ, để khắc phục việc chà rửa hồ cho cá La hán, ta có thể mua vây rửa hồ bằng Inox, có bán tại các tiệm cá cảnh để sử dụng.
Điểm quan trọng cần lưu ý là, hồ cá phải thưuờng xuyên thay nước, chà rửa hồ, thay cá miếng lọc có định kỳ, nước kiểm tra pH trước khi thay phải phù hợp với pH hiện tại trong hồ thì mọi việc sẽ dễ ổn.

Thân chào!

Ut9
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom