Guest viewing is limited

subin081284

Thành viên tích cực
Tham gia
14/7/09
Bài viết
341
Điểm tương tác
28
SVC$
0
Nắp ấm cây thuốc quý trị gan nhiễm mỡ
Đặc điểm của cây nắp ấm
Nắp ấm còn có tên cây bình nước, nắp bình cất, nắp nước, trư lung thảo, bình nước kỳ quan, cây bắt mồi, trư tử lung (Trung Quốc). Tên khoa học: Nepenthes mirabilis (Lour.) Druce. Thuộc họ nắp ấm Nepenthaceae.
Theo tài liệu ở Việt Nam có 5 loài, mọc leo, hoặc dựa vào cây khác. Chúng tôi gặp loài N.annamensis ở Khánh Hòa, Bà Rịa, Lâm Đồng. Loài N. mirabilis ở Bình Dương, Kiên Giang. Loài N. Thorelii ở Bình Phước, Bà Rịa. Loài N. distillarotia L. ở Bình Thuận. Các loài trên đều phân bố vùng đất chua, đất phèn hoặc đất đầm lầy, trên núi mọc ở thung lũng có suối ấm quanh năm.
Nắp ấm thân hình trụ, màu lục nhạt lúc non, màu nâu sậm lúc già, lúc đầu non có lông sau nhẵn, thân rất dai, đường kính 5-6mm (loại thấp), 10-20mm (loại cao). Lá có cuống ôm thân, phiến dài hình bầu dục thuôn, gân song song. Cuối lá có cuống dài, tùy loài (nhỏ) 1-2 vòng xoắn, lớn 3 vòng xoắn tương ứng bình to chứa nhiều mồi côn trùng, nắp bình trái xoan, cuống bình dài 5-20cm.

<table style="border: 0px solid black; margin: 5px; width: 180px; border-collapse: collapse; height: 300px;" align="right" cellpadding="0" cellspacing="5"> <tbody> <tr> <td style="padding-right: 5px; padding-left: 5px; vertical-align: top; text-align: center;">
34ecay-nap-am.jpg


Cây nắp ấm (Nepenthes mirabilis).
Ảnh NĐN.
</td></tr></tbody></table>Cụm hoa chùy mảnh mọc thẳng đứng, đực hoặc cái 2 hoa. Quả nang chứa nhiều hạt mảnh và dài. Mùa ra hoa tháng 5-10, quả tháng 11-12.
Phân bố: loài của nhiệt đới, phân bố chủ yếu ở Nam Trung Quốc và Việt Nam, thường gặp từ Quảng Trị trở vào các tỉnh Tây Nguyên cho tới Cà Mau.
Công dụng của cây nắp ấm
Bộ phận dùng: thu hái toàn cây, đem về rửa nhanh, thái nhỏ, phơi khô để dành, dùng riêng hoặc phối hợp những vị thuốc khác.
Tính vị, tác dụng: vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thủy, hóa đàm, chỉ khái, tiêu viêm, hạ huyết áp.
Công dụng: theo kinh nghiệm dân gian, dùng thân cây sắc uống trị tiêu chảy và hoa sắc uống thơm.
Ở Trung Quốc dùng trị: viêm gan hoàng đản; đau loét dạ dày-tá tràng; sỏi niệu đạo, bệnh đường tiết niệu; cao huyết áp, đái tháo đường; cảm mạo, ho gà, ho, khái huyết (ho ra máu).
Liều dùng: 15-30g hoặc 30-60g khô.
Đơn thuốc sử dụng có cây nắp ấm
Gan nhiễm mỡ (dựa vào siêu âm và kết quả xét nghiệm máu): toàn cây nắp ấm phơi khô, liều dùng 30-50g/ngày.
Cách dùng: nấu với 3 lít nước giữ sôi lửa 20 phút, để nguội uống thay trà hàng ngày. Liên tục 30 ngày, có thể dùng liên tục 3 tháng, kết quả rất tốt, chúng tôi chưa gặp phản ứng nào.
Sỏi thận, sỏi đường niệu: nắp ấm 30g, dây bòng bong 20g, bạch tật lê 12g, thương nhỉ tử 12g, mộc hương 6g, trần bì 6g. Nấu với 1.500ml, còn 600ml chia 3 lần uống/ngày. Đơn này có thể dùng 30 ngày.
Đái tháo đường, khát nước nhiều, khô cổ: nắp ấm 30g, giảo cổ lam 25g, thiên môn đông 25g. Nấu với 3 lít nước giữ sôi 20 phút. Chia 3-4 lần uống trong ngày, liên tục 1-3 tháng. Theo dõi đường huyết thường xuyên.
Chú ý khi dùng vị thuốc nắp ấm:
- Không dùng cho phụ nữ có thai.
- Người hay tiểu đêm không uống nắp ấm vào chiều-tối, nên uống sáng-trưa.
- Uống nước nắp ấm nước tiểu sẽ có màu đỏ sẫm như màu cà phê, không phải lo lắng.
Lương y NGUYỄN ĐỨC NGHĨA
trich từ internet


---------- Post added at 09:44 AM ---------- Previous post was at 09:41 AM ----------

Cỏ sữa lá nhỏ
Cỏ sữa là nhỏ là loại cây cây mọc hoang khắp nơi ở bãi cỏ, sân vườn, ở những nơi đất có sỏi đá. Cây thảo sống nhiều năm, mọc bò, có lông và có nhựa mủ trắng. Thân và cành tỏa rộng trên mặt đất, hình sợi, màu đỏ tím, hơi có lông. Lá nhỏ mọc đối, hình bầu dục hay thuôn, tù đầu, hình tim không đều hay tù ở gốc, có răng ở mép, có lông ở mặt dưới, dài 7mm, rộng 4mm. Cụm hoa dạng xim co ít hoa ở nách lá. Quả nang, đường kính 1,5mm, có lông. Hạt nhẵn, có 4 góc lồi, dài 0,7mm. Cây ra hoa vào mùa hè.
Toàn cây có sữa lá nhỏ được dùng làm thuốc. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào hè thu, rửa sạch dùng tươi hay phơi khô.

<table align="center" cellpadding="0" cellspacing="5"> <tbody> <tr> <td align="middle">
19.jpg

Cỏ sữa lá nhỏ.

</td></tr></tbody></table> Theo nghiên cứu, trong cây có một loại tinh dầu màu xanh, mùi đặc biệt, vị kích ứng. Thành phần tinh dầu gồm cymol, carvacrol, limonen-sesquiterpen và acid salicylic. Lá và thân chứa flavonoid cosmosiin (5,7,4-trihydroxyflavon-7-glucosid). Rễ chứa taraxerol, tirucallol và myrixyl alcohol. Dung dịch cỏ sữa có tác dụng ức chế sự sinh sản của các loại vi trùng lỵ (Sonner, Shigella, Flexneri,...) trong ruột, ức chế các chủng vi khuẩn tụ cầu vàng. Do đó được dùng trị bệnh đường ruột và bệnh ngoài da.
Theo y học cổ truyền, cỏ sữa lá nhỏ có vị nhạt, hơi chua, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, thông huyết, tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu, kháng khuẩn, thông sữa. Thường dùng chữa lỵ, viêm ruột tiêu chảy, phụ nữ sinh đẻ thiếu sữa hoặc tắc tia sữa, chữa bệnh ngoài da…
<table style="border: 0px solid black; margin: 5px; width: 180px; border-collapse: collapse; height: 300px;" align="center" cellpadding="0" cellspacing="5"> <tbody> <tr> <td style="padding-right: 5px; padding-left: 5px; vertical-align: top; text-align: center;" align="middle">
19-1.jpg


Lá mơ lông phối hợp với cỏ sữa có tác dụng chữa lỵ
</td></tr></tbody></table>​
Một số bài thuốc thường dùng:
Chữa hội chứng lỵ, lỵ trực khuẩn:
- Cỏ sữa lá nhỏ 100g (trẻ em dùng 20g). rửa sạch, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày.
- Cỏ sữa lá nhỏ 100g, rau sam 80g, sắc với 300ml nước còn 150ml, chia 3 lần uống trong ngày. Uống 5-7 ngày.
- Cỏ sữa lá nhỏ 100g, lá mơ lông 20g, hạt cau 25g, rau sam 100g. Sắc uống ngày một thang, chia 3 lần.
Phụ nữ sau sinh thiếu sữa: Cỏ sữa tươi 100g, hạt cây gạo 40g, hai vị sắc kỹ, lấy nước nấu cháo với gạo ăn ngày 1 lần. Ăn 5-7 ngày.
Chữa mẩn ngứa ngoài da: Cỏ sữa tươi, rửa sạch giã nát xoa vào chỗ bị mẩm ngứa hoặc nấu nước rửa.
Bác sĩ Thu Vân
trich từ internet
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom