Guest viewing is limited

thephong_2005

Thành viên tích cực
Tham gia
30/8/07
Bài viết
460
Điểm tương tác
6
SVC$
0
Ẩm thực Sài gòn: đa dạng và phong phú

(sưu tầm)

Xao.jpg


Quả thật không sai khi nghe khách sành điệu ẩm thực thốt lên: “Người ta đã bê món ngon khắp nơi vào Sài Gòn!”. Thật vậy, nơi đây quy tụ những món ăn mọi miền đất nước. Thực đơn của Sài Gòn sáng, trưa, chiều, tối có đầy đủ các món ăn Bắc, Trung, Nam từ bình dân đến sang trọng.

Là trung tâm của vùng đất phương Nam trù phú, sản vật dồi dào, nên ở Sài Gòn món ăn rất đa dạng. Lại thêm là nơi hội tụ của cư dân từ mọi miền đất nước và cửa ngõ tiếp xúc với thế giới bên ngoài, nên thành phố đã tiếp nhận thêm các dòng ẩm thực của cả nước và thế giới, chọn lọc tinh hoa thành một nền ẩm thực phong phú và hấp dẫn. Ngày nay, người ta dễ dàng tìm thấy ở Sài Gòn vô số đặc sản Bắc, Trung, Nam hay quốc tế, theo đúng nguyên bản cũng có, nhưng phổ biến hơn vẫn là những món đã được “Sài Gòn hóa” để hương vị thêm phong phú, đậm đà. Chất Sài Gòn thường thể hiện ở vị ngọt, nhiều rau xanh và nhiều thủy hải sản tươi sống. Chẳng hạn như món canh chua Sài Gòn đã kết hợp cả cái chua- mặn của miền Bắc, cái cay nồng ớt tươi của miền Trung và cái ngọt xởi lởi của miền Nam. Món bún bò Huế được “cải biên” để bớt cay, thêm ngọt, thêm béo và thêm rau. Món bò bít tết của phương Tây thì mỏng hơn, chín hơn, nhiều gia vị hơn và kèm rau sống, đồ chua nhiều hơn…

Đặc sản Miền Nam

Miền Nam, với nhiệt độ ôn đới nên các loại thức ăn đa dạng và phong phú quanh năm. Các món ngon luôn “hiện diện” khắp nơi ở Sài Gòn như: canh chua, cá kho tộ, cá lóc nướng trui, lẩu mắm Châu Đốc, hủ tiếu Mỹ Tho, tôm lụi Bạc Liêu, nấm tràm Phú Quốc….có những món mà khó có thể tìm thấy nơi khác.

Món ăn Trung Bắc

Vào ban đêm, những món ăn xứ Huế, xứ Quảng náo nhiệt hơn ban ngày. Với các món bún bò giò heo, bánh ướt cuốn thịt, bánh khoái, bánh nậm, bột lọc, mỳ Quảng… cứ nối tiếp nhau bán từ 19h đến khuya, lúc nào khách cũng đông ngồi kín chỗ. Còn các món ăn xứ Bắc cũng có nhiều ở Sài Gòn. Món ăn của Hà Nội là chả cá, bánh tôm Hồ Tây, miến lươn… cũng khá hấp dẫn. Nhìn những vị khách ngoại quốc xì xụp húp miến lươn hay cắn trái ớt với cà pháo giòn tan chấm mắm tôm dưới ánh đèn đêm ta cảm thấy một niềm đồng cảm. Vào Chợ Lớn, món ăn được khách hàng tâm đắc là “heo sữa quay” kiểu Hàng Buồm Hà Nội, da nổi hoa vừa giòn vừa béo ngậy. Sau món quay là những món nướng tức món “quanh lửa hồng”. Gà, vịt, cừu, bò, cá lóc đều có thể nướng sau khi ngâm tẩm ướp đủ thứ gia vị cần thiết. Gà thì nướng vỉ, nướng ngói, tôm càng nướng nguyên con; thịt ba chỉ thái nướng xiên thành chả; cá lóc nướng lá chuối. Người ăn có thể vừa gắp vừa nướng, vừa ngửi mùi thơm. Ở bất cứ đâu trên đất Sài Gòn, thực khách cũng có thể tìm thấy cho mình các món ngon nổi tiếng của xứ Bắc như: Phở Hà Nội, Chả cá Lã Vọng, Bánh cuốn Thanh Trì, Cốm Vòng, bún thanh, bún chả, bánh tôm Hồ Tây, dưa hành…

Các món ăn “Tây”

Quả thật, ở Sài Gòn ngoài tất cả các món ngon Việt của ba miền Trung Nam Bắc, chúng ta còn có thể thưởng thức các món ngon Hoa, Ấn, Nhật, Hàn, Thái, Ý, Tây Ban Nha..., và nhất là các món Pháp nổi tiếng thế giới, bên cạnh thịt nướng Tiệp Khắc, xúc xích Đức, hamburger Mỹ, caviar Nga hay Iran… là đủ các loại rượu và bia ngon nhất hoàn cầu. Tập trung các khu như phía tây Phạm Ngũ Lão, khu Phạm Văn Hai; Trường Sơn với món ăn Hàn, khu Thái Van Lung với các món ăn Thái.

Kho tàng ẩm thực Sài Gòn

Ngày nay, người Sài Gòn vẫn không ngừng sưu tầm để bổ sung vào thực đơn của mình những món ăn đã một thời bị quên lãng cũng như những món mới từ khắp bốn phương trời. Nói như Lê Văn Hảo : “Ẩm thực Sài gòn có tính thế giới, tính tứ xứ (cosmopolite) của nó. Nhưng tính chất thứ hai của nó lại là sự đón nhận trân trọng kho tàng văn hóa ẩm thực truyền thống của dân tộc. Bằng chứng là chẳng cần ra Trung hay ra Bắc người Sài Gòn nếu muốn thì có thể vui vẻ thưởng thức phở Bắc, chả cá Hà Nội, bún bò Huế, nem tré Huế, mì Quảng, cao lầu Hội An, v.v., bên cạnh những món ngon Nam Bộ bất hủ như canh chua, cá kho tộ, cá lóc nướng trui, lẩu mắm Châu Đốc, hủ tiếu Mỹ Tho, tôm lụi Bạc Liêu, nấm tràm Phú Quốc và nhiều nữa”.

Suy cho cùng ẩm thực Sài Gòn là sự pha trộn giữa các vùng miền, giữa món Âu và món Á. Tất cả những đặc trưng của xứ khác được hòa lại tạo nên ẩm thực Sài Gòn. Có lúc bạn bè của tôi ở nơi xa đến, bọn chúng muốn mình tìm một quán ăn nào đó “rất Sài Gòn” để cho xứng với chuyến đi đến Sài Gòn này, nhưng rồi cuối cùng lại vào ăn phải những món mà... xứ nó cũng có. Tất cả các quán ăn không quá đặc trưng, thực phẩm thì na ná nhau. Nhưng quả thật sự không giống ai đó lắm lúc làm người ta cứ ngẩn ra thích thú vì ngộ. Cho nên thật không có gì quá đáng khi nói rằng ẩm thực Sài Gòn thuộc loại hàng đầu trong cả nước.

Xin đừng quên thưởng thức những món ngon Sài Gòn khi đến với Thành phố này.

Nam Hồng ( Văn hóa nghệ thuật ăn uống )

http://ad.zanox.com/ppc/?6079292C1627203760T

template_15.gif
Café
Các quán cà phê tại Sài gòn, địa điểm trên bản đồ thành phố

template_15.gif
Khách sạn
Địa điểm các khách sạn tại thành phố Hồ Chí Minh



http://www.vietnamscout.com/body.php?ft=saigon&id_loai=6&local=8

template_15.gif
Ngon bổ rẻ
Các tiệm ăn ngon, đặc trưng và giá rẻ trên mảnh đất Sài gòn

bullet.gif
Ăn uống tùy thời
bullet.gif
Trúng mánh ở World Cup
bullet.gif
Nơi xúc xích gặp bún mắm
bullet.gif
Đi chợ côn trùng
bullet.gif
Du cư cùng chị ong nâu nâu nâu... (2)
bullet.gif
Du cư cùng chị ong nâu nâu nâu ...(1)
bullet.gif
Cộng đồng cá cơm .. để xuất khẩu ?
bullet.gif
Tích chuyện chả cá Lã Vọng
bullet.gif
Mắt nai Tây nguyên
bullet.gif
Cơm Việt trên bàn tiệc ngoại giao
bullet.gif
Đôi đũa và vấn đề môi trường
bullet.gif
Sandwich Sài gòn trên đất Mỹ
bullet.gif
Hàng quán nhập cuộc World Cup
bullet.gif
Fast food chưa được người Việt ưa thích
bullet.gif
Vietnamese Soul Food




Sài gòn by night

Vô mùa mưa. Ngày nào ông trời cũng dội nước hà rầm xuống đất. Mấy con đường Sài Gòn thay phiên nhau ngập lụt. Báo chí than thở. Hồi xưa kênh rạch đầy. Giờ qui hoạch sao đó hổng có chỗ cho nước rút. Khách uống cà phê ngoài quán chú Tư không còn đông vui như trước. Lớp kẹt đường đi làm trễ. Lớp chạy qua vùng ngập lụt hư xe. Dơ quần áo. Bà con quay qua tụ họp về đêm. Có bữa quán mở cửa tới 11 giờ khuya. Xe bánh mì của chị Bảy đắt hàng. Mua đồ ăn ngoài Như Lan về bán lại cho đám nhậu sương sương ngoài này.​

Sài Gòn giờ kỳ ghê. Một anh Việt kiều từ Ðức về than thở. Ở bển đang mùa nóng. Về đây được tắm mưa. Sung sướng. Người căng tràn sức sống. Muốn thức khuya dậy sớm với cái thành phố này. Chưa tới nửa đêm mà đường sá vắng tanh. Anh ta than. Chỉ có đường Tự Do là còn đông. Cả trăm chiếc xe tay ga chở gái bám theo mấy thằng Hàn Quốc và Ðài Loan giành mối đi khách. Chợ đêm Bến Thành giống bãi máy chém hơn là chỗ ăn. Muốn thức đêm cũng hổng có chỗ nào để đi.​

saigon.jpg


Không có đâu ông. Anh Sáu xe ôm tức khí. Ðừng chê quê hương dữ vậy chớ. Lên đây chạy một vòng với tui. Vậy là cả đám. Lớp gọi xe ôm. Lớp tự lấy xe chạy theo anh Sáu. Anh Việt kiều Ðức hứng chí đòi chở. Anh Sáu ngồi đằng sau. Trời đêm mát mẻ, sạch sẽ sau cơn mưa. Ðoàn xe chạy dọc bến Bạch Ðằng. Vòng lên mạn Sở Thú. Qua khỏi Hồ Con Rùa tự nhiên là một cảnh sống khác hẳn. Mất hết những căn phố mới xây hồi thập niên 1990. Khu Ngã Tư Phú Nhuận với đường Võ Di Nguy nhìn trong đêm không có gì khác mấy cái hình chụp hồi trước .​

Ðây mới là chợ đêm chánh hiệu nai vàng của người Sài Gòn nè. Anh Sáu chỉ tay giới thiệu. Cả đoàn xe quẹo vô hông chợ Tân Ðịnh. Xe bún mắm, hủ tiếu, cơm tấm, chè trôi nước, rau má, hột vịt lộn, bắp luộc, ốc ghẹ, khô mực... Thanh niên đi chơi về khuya. Dân xe ôm. Mấy người khó ngủ, bụng đói. Ðủ mọi hạng thường dân của Sài Gòn hình như tụ hết về đây. Bỏ lại khu Sài Gòn trên kia cho dân chơi tứ xứ và khách nước ngoài phá phách. Lúc nãy đi ngang mé chợ Phú Nhuận. Cũng vậy. Cảnh tượng hổng khác gì Sài Gòn hồi tui còn nhỏ, hay cảnh mà bây giờ vẫn còn ở mấy khu chợ trung tâm của các thị trấn dưới miền Tây.​

Ngay kế bên cầu Thị Nghè là một quán nhậu coi bộ mở cửa suốt ngày đêm. Ba giờ sáng rồi mà đèn đuốc vẫn sáng trưng. Người ra vô tấp nập. Chạy bàn qua lại liên tục. Tiếp đá tiếp bia. Ðúng đây mới là Sài Gòn thứ thiệt. Anh Việt kiều Ðức gật gù công nhận. Coi bộ đã chuyển từ khu chợ Bến Thành về đây rồi. Chỗ này cũng là quận Một đó. Anh Sáu hớn hở giới thiệu.(...) .Muốn ăn ra Tân Ðịnh. Muốn phòng nghỉ thì trong khu Ða Kao. Chỉ cần biết chỗ và có người giới thiệu.​

Muốn nhậu sương sương thì ngay đây. Sài Gòn bây giờ dời vô khu này rồi. Khu ngoài kia giờ chỉ có Tây với dân mới nhập cư thôi. Anh xe ôm vừa nói vừa nhìn ra nơi xa xăm. Chỗ con kênh Nhiêu Lộc giờ đã hết nhà ổ chuột. Uống cạn chai Heineken ướp lạnh.​

Tự nhiên mọi người ít nói chuyện. Ai cũng muốn im lặng hưởng chút không khí Sài Gòn xưa.​
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

thephong_2005

Thành viên tích cực
Tham gia
30/8/07
Bài viết
460
Điểm tương tác
6
SVC$
0




Đậu ván bột lọc - chè Huế 4

Nguyên liệu:

1/2 kg đậu ván / 0,30 kg đường cát trắng / khoảng 1 chén bột năng (nếu nấu chè đặc) / nước cốt dừa / một chút muối ăn.

bullet.gif
Sweet Tapioca Pudding
bullet.gif
Lục tàu xá, chí mè phủ, bánh trôi tàu ...
bullet.gif
Chè ngũ sắc
bullet.gif
Chợ Cái Răng
bullet.gif
Chợ Bến Thành
bullet.gif
Friend or Pho: A Soup Story (Healthy Helpings TV)
bullet.gif
Au Lac




Cà chua phòng bệnh tiểu đường và tụ huyết

Gần đây, Tờ Nhật báo thư tín (Anh) cho biết, nước sốt cà chua có thể giúp phòng chống bệnh tiểu đường và tụ huyết tĩnh mạch.

Theo báo trên, nghiên cứu mới của các nhà khoa học Trường đại học California (Mỹ) khẳng định chất licôpen có trong cà chua có khả năng làm giảm hiện tượng ứng xuất ôxy hóa - xuất hiện khi lượng glucô trong cơ thể vượt quá giới hạn cho phép.


bullet.gif
25 điều khám phá mới lạ từ trái măng cụt
bullet.gif
Bổ hóa ..khổ !
bullet.gif
Bị bệnh tiểu đường có được ăn đường ?
bullet.gif
Hội thơ mùa xuân - Ngọc Liên
bullet.gif
Huế buồn - Như Quỳnh
bullet.gif
Nhạc MP3
bullet.gif
Xôi vò




Lẩu trăm hoa

Vẫn là món lẩu nhưng không dùng với rau sống mà kèm các loại hoa. Món lẩu này rất đặc biệt với nhiều hương vị khác nhau lại rất dễ trình bày đẹp mắt. Bạn thử trổ tài nhé.

Các bài khácVideo
bullet.gif
Lẩu nấm
bullet.gif
Thì... về Hà Nội ăn lẩu mắm
bullet.gif
Lòng gà nấu lẩu
bullet.gif
Lẩu cá bớp nấu xoài (món Phú quốc 2)
bullet.gif
Thai food: Stir Fry Pho Noodles
bullet.gif
Thai food: Nấu phở
bullet.gif
Nấu phở Việt Nam
bullet.gif
Tây ăn phở



Gỏi cua thanh long

Nguyên liệu (cho 4 phần ăn)

Thịt cua hấp chín: 200g
Bắp cải trắng: 200g
Bắp cải tím: 100g
Thanh long: 1 trái
Củ kiệu: 100g
Đậu phộng rang: 50g



Các bài khácVideo
bullet.gif
Gỏi bó củi
bullet.gif
Gỏi đu đủ tôm thịt
bullet.gif
Gỏi xoài xanh thịt heo
bullet.gif
Nộm rau
bullet.gif
Tỉa cà chua, hoa tulip 1
bullet.gif
Tỉa hoa hồng từ dưa leo
bullet.gif
Trang trí dĩa táo
bullet.gif
Tỉa ớt, hoa lys



Trôi nước nhân tôm thịt -chè Huế 3
Nguyên liệu:
500 g bột nếp nhồi với nước ấm cho dẻo mịn / 1 củ gừng nhỏ đập dập hoặc thái lát mỏng / 200 g tôm đất băm nhỏ / 200 g thịt băm nhỏ / 500 g đậu xanh ngâm mềm giã nhỏ / 500 g dừa nạo, vắt lấy nước cốt / mè rang vàng thơm / hành lá giã nhuyễn.


Chùa bún riêu
Ba tấn bún, nửa tấn gạo, rau và tàu hủ thì không tính xuể, tất cả ngần ấy thực phẩm phục vụ cho mười mấy ngàn con người đến viếng chùa trong ngày lễ Vu Lan ở tu viện Phước Hải! Cách TP.HCM khoảng 60km, nằm khuất phía sau Nhà máy bột ngọt Vedan thuộc xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, thế nhưng tu viện Phước Hải luôn luôn đông nghẹt khách đi chơi Vũng Tàu ghé thăm chùa để thưởng thức một bữa cơm chay “chùa” đạm bạc .


Món bún riêu "chủ lực" của chùa


Trứng cút bách hoa

Nguyên liệu (cho 4 phần ăn)

Trứng cút: 8 quả / Tôm: 500g / Mỡ heo: 10g / Giò sống: 50g / Lòng trắng trứng gà: 1 quả / Nước mắm: 1 muỗng cà phê / Muối: 1/2 muỗng cà phê / Tiêu xanh: 1/2 muỗng cà phê giã nhỏ / Bột năng: một ít



Mùa cá cơm hấp

Từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm, mùa gió nam, nắng to, Cà Ná (Phước Diêm, Ninh Thuận) trở thành cái nôi cung ứng cá cơm hấp cho thị trường lớn trong nước và nước ngoài. Cá cơm mua từ cảng biển giá 4.000 đồng/kg được hấp sơ qua và phơi khô, bán cho thương lái gom đóng gói xuất khẩu sang Trung Quốc với giá 15.500 đồng/kg. Làng biển nhỏ như lòng bàn tay nhưng có đến hàng trăm lò chế biến cá cơm hấp thủ công đang hoạt động hết công suất.


Long nhãn bọc sen - chè Huế 2
Nguyên liệu:
- 500 g nhãn để nấu / 500 g nhãn để ép làm nước đường / 200 g hạt sen / 1 muỗng cà phê phèn chua / 3 muỗng cà phê nước hoa bưởi / 2 muỗng cà phê sắn dây.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

thephong_2005

Thành viên tích cực
Tham gia
30/8/07
Bài viết
460
Điểm tương tác
6
SVC$
0
Ẩm thực Việt Nam
Trong kho tàng văn hóa ẩm thực, Việt Nam là quê hương của nhiều món ăn ngon, lạ và độc đáo. Mỗi vùng, mỗi địa phương có mỗi phong cách, khẩu vị và những món đặc sản riêng của mình, tất cả tạo nên một bản sắc chung của cả dân tộc. Trong phạm vi của chuyên mục, chúng tôi xin sưu tầm và giới thiệu một số món ăn tiêu biểu để Quý vị tham khảo.
bullet.gif
Phở
pho.jpg
Phở được coi là có xuất xứ từ thành phố dệt Nam Định. Ngày xưa, khách ăn phở thường gọi những hàng phở đi rong ngoài đường. Một đầu gánh là chiếc chạn con đựng bát đũa, các lọ gia vị và có ngăn kéo đựng bánh phở, thịt bò; đầu kia là bếp lò với nồi nước dùng lúc nào cũng sôi sùng sục được đun bằng than. Ngoài ra, còn có một thùng nước sạch dùng để tráng bánh phở.
Ngày nay, những hàng phở gánh đầu phố không còn nữa. Để thưởng thức phở Hà Nội theo đúng cách của nó, bạn đừng ngại ngần khi ngồi xuống chiếc ghế nhỏ của một quán phở bên hè phố hoặc trong những căn phòng nhỏ sực mùi thịt bò và mùi thơm của nước dùng. Ta gọi một bát phở ngay trước khi ngồi xuống, có hành hoặc không, bò tái hoặc bò chín. Ba phút sau thì phở được mang tới. Ta cho ít ớt, vắt tí chanh, cho thêm chút hạt tiêu. Ăn xong, khách có thể thưởng thức một chén trà xanh.
Ngày xưa, người ta chỉ bán phở bò, tới những năm 50 của thế kỷ trước mới xuất hiện phở gà, phở cá và phở kèm thịt lợn, rồi đến phở xào bò, gà nhưng người ta vẫn thấy phở bò là hợp vị và ngon hơn cả. Trong quá trình di cư sang các vùng đất, gia vị trong phở cũng có một số thay đổi, nhưng phở Bắc, đặc biệt là phở Hà Nội vẫn ngon nhất: phở ở phố Bát Đàn, phố Lý Quốc Sư, phố Nguyễn Khuyến…

bullet.gif
Bún bò Huế
bunbohue.jpg
Người Huế có nhiều món ăn nổi tiếng: Bánh khoái bánh bèo, bánh bột lọc, bánh ướt, cơm hến, bún bò ...Nhưng có lẽ món bún bò Huế là món ngon và dễ ăn dễ cảm nhất đối với mọi người dân không phải ... dân Huế!
Lát thịt bò thăn thái mỏng nâu nâu nhìn rõ những thớ gân trắng trong ngoằn ngoèo tương phản màu sắc bên bao cọng bún to sợi tròn tròn trắng tinh. Lớp váng hỗn hợp xả bằm, ớt, xào chung hạt điều vàng óng sóng sánh phủ lên bề mặt tô bún thật hấp dẫn, hành lá và nhất là một gốc xả nấu chín cho đậm đà hương sắc không thể thiếu trong tô. Nấu bún bò phải biết kiên nhẫn, muốn ngon và nước trong thì chớ để lửa to, chịu khó hớt bọt, không nên ngâm sả lâu trong nước bún vì sẽ bị chát. Ăn bún bò nên có rau thơm, rá, kinh giới, tía tô, rau chuối bàọ…Muốn thêm phần phong phú thì cứ chanh, ớt tươi xắt mỏng mà bỏ thêm, cuối cùng là muỗng ớt bằm sa tế kiểu Huế trộn vào.
bullet.gif
Chả cá Lã Vọng
chacalavong.jpg
Vốn là một món ăn dân gian do gia đình họ Đoàn chế biến, chả cá đã thành món ăn khoái khẩu của thực khách sành ăn Hà Nội. Lâu dần, hai tiếng chả cá được gọi thành tên phố và nó đã trở thành một trong những địa chỉ văn hoá vật chất nổi tiếng của Hà Nội xưa - nay.
Cá làm chả lại phải là cá Lăng thật tươi mới đúng vị, vì cá Lăng ít xương, lại ngọt thịt và thơm. Thịt cá này mà lọc ra cuộn với lá sói nướng lên thì chả thơm hết chỗ nói. Nhưng cá này rất hiếm, lại có mùa nên món chả này rất đắt và hãn hữu mới có. Vì thế nhà hàng thường phải thay thế bằng cá quả. Thịt cá phải lạng từ hai bên sườn, thái mỏng ướp với nước riềng, nghệ, mẻ, hạt tiêu, nước mắm rồi kẹp vào cặp tre nướng trên lò than hoa hồng rực đặt ngay trên bàn ăn của khách.
Người nướng phải khéo sao cho cá chín vàng đều hai bên sau đó gỡ ra bát, rưới mỡ đang sôi lên trên. Ăn chả phải ăn nóng, kèm với bánh đa nướng hay bún rối, lạc rang, rau mùi, húng láng, thì là, hành củ tươi chẻ nhỏ chấm với mắm tôm, vắt nhiều chanh tươi đánh sủi lên rồi tra thêm một chút tinh cà cuống, thêm vài giọt rượu trắng. Tiếng mỡ nóng phi hành hoa kêu lép bép. Màu cá nướng vàng rộm thơm lừng đặt trên những lớp rau thì là xanh mướt, bên lò nướng than hồng rực, ấm áp cho ta cái cảm giác như đang được hưởng cái tinh tuý của đất trời nước non.
bullet.gif
Cá kho tộ
cakhoto.jpg
Có rất nhiều cá mà ta có thể kho tộ nói chung trong cái tô bằng đất or nồi đất (cái trách) cá lóc, rô, bông lau, kèo, lòng tong, trạch v.v.. trước hết như Id làm và rửa cá sạch, ướp mắm, đường, nước màu dừa, bột ngọt, 1 tép tỏi bầm nhuyễn nếu thích không cần để lâu lắm 5-10' là đủ.
Thịt ba rọi cắt nhỏ bằng ngón tay út cho vào tộ khìa cho ra mở khi thấy ba rọi vàng đều là lúc cho cá ướp sẳn lúc nảy vào cho lửa vừa đừng lớn quá cho cá thấm và săn thịt lại, khi thịt cá đả săn lại cho lửa thêm một chút khi vừa sôi lên thì cho nước cháo hoặc nước cơm vào tộ săm sấp ngang mặt với cá, thì nước cá kho mới sệt sệt, đừng cho nước lạnh làm cá tanh và không ngon. Chờ sôi và bớt lửa, lúc nầy thì muốn kho tiêu thì bỏ tiêu vào, kho ớt thì cho ớt vào kho hành thì cho hành vào thế thôi, hoặc là cho tất cả, muốn cho cá hơi khô và nước cá dính chung quanh gần miệng tộ thì cho lửa bùng lên rồi tắt chỉ còn ít nước thôi còn không cứ cho lửa riu riu cho đến khi ăn và có nước cá đề chấm dưa hay rau sống.
bullet.gif
Cốm
com.jpg
Cốm Vòng quả là một thứ đặc biệt trong mọi thứ quà Hà Nội. Cốm Hà Nội mới đích thực là cốm, mà chỉ có cốm làng Vòng mới ngon, mới nổi tiếng. Kẻ Lủ cũng làm cốm, nhưng cốm Kẻ Lủ chỉ bán trong làng. Có người cho rằng, ở làng Vòng có giống nếp vàng, giống này khi còn non gặt về, đồ chín, giã nhanh, đều tay, sàng sảy, ủ kín mới có được cái loại cốm dẻo và thơm như thế. Còn màu xanh hấp dẫn đó thì do hồ thêm nước lá cơm xôi. Hà Nội có mùa cốm. Sáng sớm tinh mơ đã có cốm. Cốm được gói từng gói trong lá sen. Cốm ăn bằng tay, lấy ngón tay nhón từng nhúm nhỏ đưa vào miệng, nhai nhỏ nhẹ, hương cốm thơm rất dễ chịu. Mua cốm là phải ăn ngay, nếu để lâu, cốm se lại, khô đi, mất độ dẻo. Cốm gói trong lá sen là để cho khỏi khô và đượm lấy hương thơm ngát của lá sen tơ, làm tăng thêm vị cốm. Cốm để khô có thể đem thắng nước đường làm món cốm xào. Đây cũng là món cốm người Hà Nội thích ăn. Ngoài ra cốm còn được làm thành món chả cốm rất ngon. Nhưng thích nhất vẫn là cốm tươi.

bullet.gif
Nem lụi
Nem lụi làm từ thịt lợn nạc còn nóng, quết nhuyễn như quết chả rồi trộn với bì và mỡ làm sạch, thái hạt lựu, nhồi kỹ, ướp với các loại gia vị như tiêu, hành, mắm, đường, thính, muối... Khi khách gọi, chủ quán xiên thành từng xâu nhỏ rồi nướng trên bếp than hoa đỏ rực, thơm nức, tỏa lan khắp đoạn phố như mời gọi, như níu kéo người đi đường. Nhưng cái ngon của nem lụi không chỉ ở cái que thịt nướng ấy. Ăn cùng nem lụi còn các loại như bánh đa nem cắt đôi. Bánh đa cuốn thịt nướng với rau sống, giá sống, chuối xanh, vài lát ớt, tỏi, gừng thái chỉ... rồi chấm nước lèo. Nước lèo là thứ quyết định chất lượng nem lụi, là món gia truyền khó bắt chước được. Nước lèo ăn nem lụi được chế biến từ hàng chục loại thực phẩm như dầu thực vật, vừng lạc, bột đao, một số vị thuốc bắc, thuốc nam,... Tất cả các nguyên liệu đó được chế biến thành một hỗn hợp sền sệt vừa thơm vừa ngậy, ngọt bùi, ăn một lần là nhớ mãi. Loại nước lèo này tương tự như nước lèo ăn bánh khoái, bún thịt nướng
bullet.gif
Bún thang Thế Kỷ Hưng Yên
bunthan.jpg
Những người Hưng Yên xa xứ mỗi khi về thăm quê hương thường đến Gốc Sanh ăn một bát bún thang của nhà hàng Thế Kỷ. Cửa hàng của bà vốn không có biển hiệu. Khách ăn quen gọi cửa hàng bằng tên của bà và cũng muốn món ăn này tồn tại ít ra cũng một trăm năm.
Nhà hàng ngày trước rộng rãi thoáng mát, trước cửa có cây to rủ bóng, treo mành. Quầy thức ăn căng lưới, từng bát lươn, gà thái chỉ tẩm nghệ sào vàng ươm. Rồi giò lụa, trứng tráng cũng đều thái chỉ đầy ú ụ trong đĩa, trong bát. Khách đến bà dắp bón, xúc nhân nhanh thoăn thoát, và loáng cái, bát bún thang đã là một tác phẩm nghệ thuật đầy màu sắc: cái trắng của bún Vân Tiêu làm nền, cái vàng của nhân lươn, nhân gà được tôn lên bởi đám rau răm xanh rờn. Thêm thìa mắm tôm và muôi nước dùng bốc khói, bát bún như ân cần mời mọc, nhìn đã ứa nước miếng.
Bún thang làm không khó, nhưng làm được ngon không phải dễ. Thời trước không có mì chính nhưng nước dùng được hầm với xương lợn, xương gà, cua đồng, tôm he và sá sùng. Váng nước được hớt đi, còn lại là lượng nước trong béo ngậy. Bí quyết của nhà hàng là mọi thứ nguyên liệu được chế biến đủ độ chín tới, liều lượng cân đối không non tay cũng không già lửa, làm mãi thành quen, nếu không bát bún trở thành vô duyên không sao chữa được. Thang lươn ngon hơn thang gà, làm công phu hơn và cũng đích thực là bún thang hơn. Lươn thui rồi mới mổ, không mất máu, bao giờ cũng ngon.
Bún thang là món ăn nhiều đạm phù hợp với tuổi tráng niên đang sung sức. Nó cũng là một nỗi nhớ của Hưng Yên.
bullet.gif
Cơm dừa Bến Tre

comduabentre.jpg
Bến Tre được mệnh danh là xứ dừa. Gần đây, trên bàn ăn dưới bóng dừa của xứ sở này đã có thêm một món ăn mới không kém phần quyến rũ: cơm dừa. Muốn ăn cơm dừa phải điện thoại đặt trước và hình như cho tới nay chỉ có Nhà hàng nổi ở thị xã Bến Tre mới phục vụ món ăn cầu kỳ này. Nấu cơm dừa tốn thời gian chừng 2 tiếng đồng hồ nên nhà hàng chỉ đặt làm từ 10 trái dừa trở lên, còn dưới con số này... hổng thèm nhận!
Làm cơm dừa, người ta dùng gạo ngon, sau khi vo sạch bằng... nước dừa, để cho ráo rồi cho vào trái dừa đem chưng cách thủy. Trái dừa dùng nấu cơm phải là dừa xiêm, sau khi chọn được trái vừa ý, người ta không đả động gì đến phần bên trong quả dừa, chỉ gọt cho quả dừa có hình dáng bắt mắt. Kế đó, cắt ngang một phần trên quả dừa để trút nước ra và dùng miếng cắt đó như cái nắp để đậy "nồi cơm dừa". Kế tiếp đầu bếp sẽ trổ tài cho gạo vào trái dừa, sau đó đổ nước dừa tươi vào vừa đủ rồi đậy nắp lại.
Nấu cơm dừa cái khó nhất là phải canh nước dừa và gạo phải đều nhau, nếu nhiều nước ít gạo và ngược lại thì cơm dừa sẽ nhão nhoẹt hoặc cứng ngắc, hỏng mất mùi vị. Cơm dừa ăn nóng mới ngon. Nếu để lâu, hạt cơm trắng ngần sẽ bị thấm thêm hơi dầu từ dừa sẽ ngả sang màu vàng nhạt. Một trái cơm dừa được tính 15.000đ.
Cơm dừa phải ăn cùng tôm rang dừa mới đúng gu. Tôm đất, tôm bầu, tôm lóng, tôm càng xanh sau khi lặt chân, rửa sạch và ướp gia vị từ đường, muối, bột ngọt để một lúc cho ngấm. Rang dừa cũng đơn giản, sau khi bỏ tôm lên chảo rang người ta cho nước cốt dừa vào chảo để lửa riu riu. Đến khi tôm ngấm nước cốt dừa chuyển sang màu đỏ quạch là coi như đã xong món tôm rang dừa. Lúc này thịt tôm ngấm dừa sẽ có mùi vị dai, giòn.
Tới Bến Tre mà chẳng nán lại dùng cơm dừa, tôm rang dừa thì xem như cuộc du lịch tới xứ dừa chưa trọn vẹn. Nếu đã có mặt xứ này thì hãy tranh thủ làm một "quả" cơm dừa để bổ sung thêm kho tàng ẩm thực phong phú và có thêm ấn tượng về vùng đất mang tên dáng đứng Bến Tre này.
bullet.gif
Dế chiên giòn

dechiengion.jpg
Dế này được dân địa phương gọi là dế cơm, cũng có cánh, có càng, có chân như bao loại dế khác nhưng to gần bằng ngón tay cái. Do vùng đất Cầu Kè, Trà Vinh là vùng đất giồng nên có rất nhiều dế sinh sống trong hang dưới mô đất, người đi săn chỉ cần mang theo cây len (xuổng) hay cây mác (dao) lớn men theo giồng đất là bắt được dế.
Một người săn giỏi thì bắt khoảng 100 con dế cơm/ngày. Thương lái hay các chủ quán mua từ 200-300 đồng/con. Khi vào các tiệm ăn thì các chủ đầu bếp chế biến, bán cho thực khách với giá 500 đồng/con.
Cách chế biến món dế chiên giòn rất đơn giản. Dế còn sống, rạch lấy ruột ra, rửa sạch và nhét 1 hạt đậu phộng (lạc) vào, nhớ là vẫn để chân, càng dế. Sau đó, bắc chảo dầu (mỡ) để lửa mạnh cho dầu sôi sùng sục, kế đến bỏ dế đã làm sạch vào để chừng vài phút là dế chín giòn, vẫn còn nguyên hình, gắp ra cho vào dĩa. Dế chiên giòn ăn cùng muối tiêu chanh.
Nói đến món dế chiên giòn thì phải nói đến quán ăn chuyên chế biến côn trùng của bà Bảy Sâm tại Hòa Tân, cách thị trấn Cầu Kè chừng 1 km. Một dĩa dế chiên giòn (khoảng 40 con), giá rất “hữu nghị” từ 30.000-40.000 đồng.

bullet.gif
Hủ tiếu Sa Đéc
hutieusadec.jpg
Đã từ lâu có 3 thương hiệu hủ tiếu nổi tiếng nhất ở các tỉnh phía Nam, đó là: Mỹ Tho, Nam Vang và Sa Đéc. Tuy không nổi đình nổi đám bằng hai "bậc đàn anh", nhưng hủ tiếu Sa Đéc vẫn có một giá trị đặc biệt trong lòng người sành thưởng thức món ngon.
Bánh hủ tiếu Sa Đéc sợi vừa phải, mềm mà không bở, không dai, vị không chua, thơm mùi gạo mới, trắng tươi màu sữa. Bánh hủ tiếu Sa Đéc làm nên hủ tiếu Sa Đéc. Nước lèo hủ tiếu Sa Đéc được nấu công phu với xương heo, phải thăm chừng độ lửa, phải biết hớt bọt mới trong và tỏa thơm hương vị, cũng là một bí quyết.
Nguyên liệu quan trọng khác của hủ tiếu Sa Đéc là thịt nạc băm, thịt nạc nguyên miếng dày, miếng chả vàng, tim, gan, phèo... đều mới "ra lò", còn nóng ấm. Điểm xuyết nét đẹp mắt và ngon thơm miệng lưỡi cho tô hủ tiếu Sa Đéc có hành lá xắt nhuyễn, mấy cọng ngò, nhất là sự hiện diện của "tăng xại" - cải xắt nhỏ ướp hương vị đặc trưng của người Hoa. Bên cạnh tô hủ tiếu là dĩa giò cháo quẩy, dĩa rau tươi (giá, hẹ cắt đôi, cần tàu và xà lách), chén nhỏ xì dầu, lọ ớt sừng trâu xắt lát ngâm giấm. Trước năm 1975, ở Sa Đéc có các quán hủ tiếu nổi tiếng là: Quán chú Cá, Chí Thành, Lãnh Nam (đường Trần Hưng Đạo).
Trước năm 1975, hủ tiếu Sa Đéc có mặt tại Sài Gòn, do một nữ nghệ sĩ lấy sinh quán và thứ của mình làm nghệ danh: Bà Năm Sa Đéc. Quán hủ tiếu của bà Năm Sa Đéc nằm ở góc đường Nguyễn Tri Phương - Hùng Vương, bày trí bằng tre lá theo phong cách "văn minh miệt vườn".
Bánh hủ tiếu của bà được lấy từ làng bột Tân Phú Đông mỗi ngày, do cánh xe đò Sa Đéc - Sài Gòn chuyển tới. Khách có thể gọi tô hủ tiếu xương hoặc thịt. Dù là xương hay thịt thì đều mềm và có hương vị đặc biệt không đâu có. Hương vị ấy là do tay nghề của người nữ nghệ sĩ tài ba này nêm nếm. Bên cạnh hủ tiếu Sa Đéc, quán của bà còn bán bánh bao làm theo công thức mà ngày xưa ông Cả Cần ở Long An ưa chuộng, được người ta gọi là bánh bao Cả Cần.
Ngày nay, hủ tiếu Sa Đéc bình dân nhưng ngon bán ở gần Trại hòm Sáu Lâu (đường Trần Phú); cầu Đình, cầu Đốt, khoảng 6.000 đồng/tô. Bình dân nhất là quán chị Dậu ở đường Nguyễn Tất Thành, nơi có cây vú sữa, qua cầu ván bắc ngang con kinh. Hủ tiếu chị Dậu được nhiều người tìm đến thưởng thức vì xương mềm, đặc biệt nước lèo ngọt xương (vì chị tuyệt đối không dùng bột ngọt).
 

thephong_2005

Thành viên tích cực
Tham gia
30/8/07
Bài viết
460
Điểm tương tác
6
SVC$
0
Ăn đêm Sài Gònthứ tư ngày 11-09-2007(thephong_2005)
An_dem_Sai_Gon.jpg
images284561_SGvd5.jpg
Sài Gòn là một thành phố mất ngủ! Dường như trong sự ồn ào tất tả của cái thành phố đầy sinh lực này, ban ngày người ta luôn chạy đuổi theo một cái gì không rõ tên. Để rồi khi đêm đến, thành phố như lắng lại trong cái se se lạnh, khiến người con gái phải khoác lên mình chiếc áo khoác mỏng, người con trai chạy xe chậm hơn. Có một Sài Gòn về đêm với những quán cà phê khá yên tĩnh dọc theo những trục đường lớn như Đồng Khởi, Lê Quý Đôn, Phạm Ngọc Thạch, Võ Văn Tần... với những đôi tình nhân thả bộ dọc theo đường Tôn Đức Thắng, bến Bạch Đằng; một Sài Gòn về đêm, xe máy đèo bạn chạy lòng vòng trên phố không mục đích, khuya mệt về nghỉ...

Và những quán ăn đêm
Nói đến ăn đêm, người ta thường liên tưởng đến Hà Nội. Đơn giản vì Hà Nội lạnh. Nhất là vào những ngày mùa đông, cái rét về khuya kéo người ta ngồi sát lại với nhau hơn trong những quán ăn đêm, tận hưởng cái ấm áp của nhau và của không gian quán đêm. Đến mức ăn đêm ở Hà Nội đã được nâng lên thành một cái thú - thú ăn đêm. Ở Sài Gòn, ăn đêm có thể chưa phải là một cái thú, nhưng nó lại là một phần không thể thiếu, làm nên bộ mặt đời sống của Sài Gòn khi màn đêm buông xuống. Khác với Hà Nội, chỉ có hai nơi được coi là chốn ăn đêm tương đối tập trung là khu gần ga Hàng Cỏ (cho giới bình dân) và khu Cấm Chỉ (không bình dân) thì Sài Gòn, bạn có thể tìm được vô vàn những chốn ăn đêm thú vị.
Món ăn có sức quyến rũ khách ăn đêm nhất có lẽ là... cháo! Cháo trắng! Bởi trước khi đi ngủ, ăn cháo nhẹ bụng, nhẹ cả tiền, mà lại không cách rách, mất thời gian. Khu bán cháo đang được nhiều khách lui tới ở Sài Gòn hiện nay nằm trên đường Lý Chính Thắng (khu Yên Đổ cũ). Chỉ có một tấm biển đề "Cháo trắng" gọn lỏn cho cả dãy quán. Khách về khuya tấp xe vào, gọi một tô cháo trắng. Nhưng chẳng có khách nào lại chỉ ăn cháo trắng không cả! Bởi cùng với món bình dân ấy là vô vàn những thức ăn kèm, hấp dẫn mà vẫn... bình dân.

Món được gọi nhiều nhất là cháo trắng ăn với hột vịt muối (trứng vịt muối mặn) hay hột vịt bắc thảo, trứng chiên 3 màu... Lòng đỏ được dầm ra, ngào cùng với cháo, làm cho món cháo trắng bình thường chuyển màu, toả ra mùi ngầy ngậy beo béo đủ làm ứa nước bọt người khách đang lúc đói lòng. Nếu như khách thuộc "trường phái" ưa hải sản thì cháo trắng có thể ăn cùng cá cơm, cá bống kho tiêu, cá cơm sấy mè, cá cơm chiên hoặc con ruốc cháy tỏi, ba khía ngào, tôm rim... Cháo ăn với thịt, có thịt kho tiêu hay các loại chà bông (ruốc) cá hoặc chà bông thịt. Như để làm cho món ăn trở nên "chay tịnh hơn", khách cũng có thể ăn món cháo trắng với các loại dưa món, dưa mắm, cà mắm hoặc cải xá bấu xào tôm khô. Cả một thực đơn đa dạng mà không kém phần hấp dẫn dành cho thực khách!
Một khu ăn đêm khác cũng khá nổi tiếng là khu Đa Kao. Bánh cuốn Đa Kao thành danh đã lâu, nhưng đó là món ăn chủ yếu dành cho khách ăn sáng. Về đêm, khu Đa Kao cũng sáng đèn với những quán cóc có đủ các loại cháo, mì, phở, hủ tíu dành cho khách lỡ độ đường hoặc mệt mỏi trở về nhà sau một ngày làm việc vất vả. Khu Yên Đổ cũ hay Đa Kao là những khu ăn đêm bình dân, nhưng bình dân hơn cả trong những khu ăn đêm của Sài Gòn là khu vực chợ Bà Chiểu. Do đây là chợ đầu mối chuyên bán xỉ các loại thực phẩm, để rồi từ đó hàng hoá lại toả đi khắp các chợ khác của Sài Gòn, nên chợ Bà Chiểu chủ yếu nhóm họp về đêm. Mà đã họp về đêm thì tất yếu sinh ra những quán ăn đêm phục vụ những người bốc dỡ hàng, các chủ vựa, lái xe từ các tỉnh đổ về. Quãng 8 giờ tối là giờ bắt đầu mở hàng của dãy quán bên hông khu chợ này. Đến tầm 12 giờ đêm, 1 giờ sáng, trong khi nhiều người Sài Gòn còn đang chìm sâu vào giấc ngủ yên, thì cũng là lúc các quán ăn đêm chợ Bà Chiểu đông nghịt khách. Do thực quán chủ yếu là dân lao động, không có nhiều thời gian "khề khà" mà cần ăn nhanh để còn làm việc, nên các món ăn ở đây chủ yếu là mì, hủ tíu... giá rẻ, chỉ vài ba nghìn đã có được một tô nóng hổi đặt trước mặt, ngồi sát bên nhau xì xụp trong cái se lạnh khi đêm về...
Nhưng nói đến ăn đêm ở Sài Gòn không có nghĩa là chỉ có những khu ăn đêm bình dân. Sài Gòn có hẳn những quán ăn sang trọng chỉ để phục vụ khách ăn đêm, cho dù ban ngày vẫn mở cửa. Một trong những quán ăn được nhiều người biết đến là quán ABC ở 172H Nguyễn Đình Chiểu. Trên tất cả các bản thực đơn cũng như trên giấy bọc đũa của quán này ghi rõ ràng: mở cửa đến 4 giờ sáng! Toạ lạc trong khu trung tâm thành phố, lại được thiết kế, bài trí khá sang trọng, nên đối tượng khách lui tới đây phần nhiều thuộc tầng lớp trung lưu, giới văn nghệ sĩ, diễn viên sau những buổi diễn về khuya, và tất nhiên là cả khán giả của họ nữa... ở đây cũng bán các loại cháo như cháo sò điệp, cháo tôm, thập cẩm, thịt heo (lợn) bắc thảo hay cháo thịt gà xé, bò, cật heo... Giá cả cũng tương xứng với tầm vóc của quán! Nếu như đằng Yên Đổ, một tô cháo hột vịt chỉ khoảng 8.000 VND thì ở đây đắt hơn, tô cháo heo bắc thảo hay thập cẩm lên tới 14.000 VND, nếu là cháo sò điệp hay cháo tôm còn tới 24.000 VND. Thật chẳng bình dân chút nào, nhưng có sao đâu! Khách hàng ở đây sẵn sàng trả tiền cao cho những món ăn đêm giúp họ có được những giây phút thư giãn sau một ngày lao động mệt mỏi, hay chí ít cũng có một chút dằn bụng để dỗ giấc ngủ khuya...
Còn một khu ăn đêm ở Sài Gòn cũng khá đặc biệt. Khu này nằm ở ngay trung tâm Sài Gòn, gần đường Hàm Nghi. Khu có tên hẳn hoi là đường Hải Triều, thế nhưng dân ăn đêm lại quen gọi đây là khu... Cấm Chỉ! Lý do là vì ở đây chủ yếu bán những món ăn miền Bắc, giống như phố ăn đêm Cấm Chỉ nổi tiếng ngoài Hà Nội. Vậy là sau những quán cơm bà Cả Đọi, sau phở Bắc Hải..., ẩm thực Hà Nội lại có một góc nhỏ giữa lòng Sài Gòn, nơi tập trung những quán ăn đêm! Tới khu "Cấm Chỉ" này, khách có thể tìm thấy những món ăn rất "Bắc" như phở, bún, mì... "Bắc" nhưng vẫn có một đĩa giá sống kèm, cho những ai ăn Bắc mà nhớ Nam! Ngày càng nhiều thực khách của Sài Gòn bị quyến rũ bởi hương vị các món ăn miền Bắc đã lui tới đây. Và tất nhiên là không thể thiếu những người miền Bắc vào Sài Gòn sinh sống làm ăn, trong một lúc chạnh lòng nhớ quê, tới khu "Cấm Chỉ" để tìm hương vị quê hương bản quán nơi đầu lưỡi! Nếu như nhà văn Vũ Bằng còn sống, hẳn ông cũng lại ngồi đâu đó, lẫn giữa đám thực khách đông đúc trong khu Cấm Chỉ này để thưởng thức hương vị món ăn miền Bắc, những món ăn ông đã từng thưởng thức và gửi gắm cảm xúc của mình qua những trang sách...
Sài Gòn ban ngày thường nóng, nhưng đêm lại se lạnh. Những quán ăn đêm của Sài Gòn chính là nơi người ta có thể đến để tìm chút hơi ấm ban đêm.
Ẩm thực ba miền
 

thephong_2005

Thành viên tích cực
Tham gia
30/8/07
Bài viết
460
Điểm tương tác
6
SVC$
0
Sài Gòn ẩm thực
dg.jpg
Trong ký ức của những người Việt xa xứ, Sài Gòn có cái tấp nập của cuộc sống hối hả kiểu Mỹ, những góc phố mang đậm dấu ấn văn hóa Pháp, những dãy phố Tàu đặc trưng của vùng Chợ Lớn… Nhưng Sài Gòn có cái khác biệt với mọi nơi trên thế giới: đó là cái thú đi ăn vào bất cứ giờ nào trong ngày.
Sau những cảm xúc của buổi hội ngộ, người Việt xa xứ không thể quên những món ăn ở cái quán quen thuộc ngày nào, chẳng hạn ly nước mía ngọt thanh mùi tắc làm dịu cái cay hết biết của đĩa gỏi đu đủ khô bò bên lề đường Đinh Tiên Hoàng, hay băn khoăn cuốn bò bía và ly đậu đỏ bánh lọt bên hông trường Gia Long (nay là trường Nguyễn Thị Minh Khai) có còn ngon như ngày xưa còn đi học...
Hãy bắt đầu bằng buổi ăn sáng với những món ăn nóng như phở, từ đường Võ Thị Sáu sang Pasteur vẫn là "vòng cung thủ phủ" của phở bò, gà với cả chục quán liền nhau. Đi về hướng Phú Nhuận trên đường Nguyễn Văn Trỗi gần chùa Vĩnh Nghiêm là hẻm nổi tiếng bởi phở Cây trứng cá; còn nếu khoái gu Tây thì có phở 2000, phở 24. Thích gu Nam bộ thì có bún nước lèo quán Vườn Chuối góc đường Vườn Chuối - Điện Biên Phủ (quận 3). Mùa tết trời se lạnh mà tìm tô bún bò Huế cay, ăn tới đâu ấm đến đó ở quán Đông Ba hay dãy quán bún bò trên đường Trần Quang Diệu là hết ý. Nếu thèm hủ tiếu Nam Vang thì đến khu Võ Văn Tần hay hủ tiếu Ty Lum (Nguyễn Trãi, quận 5).
Thành phố ngày càng phát triển nên những món ăn các nước cũng có mặt tại đây. Rõ nhất có thể nói đến các món Dim Sum (điểm tâm) theo kiểu Hong Kong mà những nhà hàng lớn như Yeebo, Thuận Kiều Plaza, Equatorial… chọn làm thực đơn chủ lực cho bữa ăn sáng. Tuy nhiên, một số người lớn tuổi lại thích điểm tâm kiểu Chợ Lớn của nhà hàng Phong Lan vì nó còn phong vị cũ, đậm đà hơn những món Dim Sum hiện đại. Để đáp ứng nhu cầu đa dạng trong ăn sáng, một số nhà hàng phục vụ nhiều món khác nhau để mọi người dễ lựa chọn như quán Tre Xanh (Lê Quý Đôn), buffet Ngon (Lê Thánh Tôn)…
Bữa ăn trưa có thể chọn kiểu cơm món Bắc mà quán Bà Cả Đọi lúc nào cũng đông khách nhờ khẩu vị và khung cảnh gần như không thay đổi. Nếu ghiền canh chua cá lóc, cá bông lau và các món mắm thì đến quán Minh Đức (Tôn Thất Tùng, quận 1) hoặc quán Cơm Ngon (Nguyễn Du). Nếu thích gần gũi với mùi đất, hương đồng thì đã có quán Cơm niêu Sài Gòn trên đường Tú Xương. Ngay cả khách sạn Majestic sang trọng cũng chọn cái thô mộc chân quê của cơm niêu để giới thiệu và được nhiều thực khách hưởng ứng. Cũng tương tự, KS Quê Hương 4 chọn cơm thố để giới thiệu, với điểm đặc biệt là ăn với món Việt. Cơm gà thì có hai khu nổi tiếng là khu cơm gà Hai Bà Trưng - chợ Tân Định và khu Tạ Uyên (quận 11).
Nhưng thật ra, từ buổi trưa kéo dài cho đến tận khuya là thời điểm hoạt động tấp nập của hàng quán. Để thưởng thức một lúc nhiều món ăn khác nhau, nên chọn những nơi có phục vụ buffet vì ngoài những món ăn mặn, thực khách có thể thưởng thức những món tráng miệng ngọt là những loại chè, bánh truyền thống. Theo xu hướng đó, hiện một số quán đã tăng cường chương trình buffet cuối tuần.
Theo Sài Gòn Tiếp Thị, khu du lịch Bình Quới 1 với món ăn khẩn hoang, khu du lịch Văn Thánh vừa khai trương buffet cuối tuần món ăn Bắc và Trung. Nhà hàng Vạn Xuân chọn buffet các món ăn miền Bắc, trong khi nhà hàng Hào Phong có buffet hải sản. Các khách sạn đa số đều chọn thực đơn ba miền cùng một số món ăn quốc tế để phục vụ như Majestic, Rex, Bông Sen, Quê Hương, Palace, Grand, Sài Gòn... Các nhà hàng - làng nướng cũng là nơi góp mặt nhiều món ăn ngon và dân dã như Làng nướng Nam Bộ (CMT8, quận 10), Vườn ẩm thực Đông Hồ (Cao Thắng, quận 10), Vườn Cau (Tôn Đức Thắng, quận 1)…
Sài Gòn là nơi hội tụ nhiều món ăn của các địa phương trong nước lẫn quốc tế. Sài Gòn - ẩm thực còn nhiều điều chưa đề cập hết, bởi đây mới chỉ là một phần đóng góp của nó vào nền văn hóa ẩm thực vốn đa dạng và phong phú của đất nước ta.
 

thephong_2005

Thành viên tích cực
Tham gia
30/8/07
Bài viết
460
Điểm tương tác
6
SVC$
0
Là trung tâm của vùng đất phương Nam trù phú, sản vật dồi dào, nên món ăn Sài Gòn rất đa dạng. Lại thêm là nơi hội tụ của cư dân từ mọi miền đất nước và cửa ngỏ tiếp xúc với thế giới bên ngoài, nên thành phố đã tiếp nhận thêm các dòng ẩm thực của cả nước và thế giới, chọn lọc tinh hoa thành một nền ẩm thực phong phú và hấp dẫn.
Ngày nay, người ta dễ dàng tìm thấy ở Sài Gòn vô số đặc sản Bắc, Trung, Nam hay quốc tế, theo đúng nguyên bản cũng có, nhưng phổ biến hơn vẫn là những món đã được "Sài Gòn hóa" để hương vị thêm phong phú, đậm đà. Chất Sài Gòn thường thể hiện ở vị ngọt, nhiều rau xanh và nhiều thủy hải sản tươi sống. Chẳng hạn như món canh chua Sài Gòn đã kết hợp cả cái chua- mặn của miền Bắc, cái cay nồng ớt tươi của miền Trung và cái ngọt xởi lởi của miền Nam. Món bún bò Huế được "cải biên" để bớt cay, thêm ngọt, thêm béo và thêm rau. Món bò bít tết của phương Tây thì mỏng hơn, chín hơn, nhiều gia vị hơn và kèm rau sống, đồ chua nhiều hơn…
Khuynh hướng gần đây tìm về những món dân dã chốn đồng quê, món ăn của thời khẩn hoang mở cõi. Kể cả thực đơn của các nhà hàng sang trọng nay có cả món chuột đồng rô ti, châu chấu chiên giòn, lươn hấp trái bầu, ếch xào lăn, cá rô kho tộ, cá bống dừa kho tiêu… Món lẫu sành điệu phải đủ hai mươi mấy thứ rau đồng nội như cù nèo, tai tượng, càng cua, bông so đũa, bông điên điển… Món nướng thì nào là nướng than hồng, nướng trui, nướng mọi, nướng lu, nướng đất sét… Và người Sài Gòn vẫn không ngừng sưu tầm để bổ sung vào thực đơn của mình những món ăn đã một thời bị quên lãng cũng như những món mới từ khắp bốn phương trời.
Cho nên thật không có gì quá đáng khi nói rằng ẩm thực Sài Gòn thuộc loại hàng đầu trong cả nước. Xin đừng quên thưởng thức những món ngon Sài Gòn khi đến với thành phố này.
icon-2.gif
Nhà hàng
icon-2.gif
Quán ăn nhẹ & ăn chơi
 

thephong_2005

Thành viên tích cực
Tham gia
30/8/07
Bài viết
460
Điểm tương tác
6
SVC$
0
Cháo đêm Sài GònÐối với những người phải làm việc vào ban đêm hay thường phải thức khuya thì món cháo được ưa chuộng, đơn giản vì nó dễ "nuốt", dễ tiêu hóa về đêm.
Cháo bình dân
Bình dân nhất là món cháo trắng ăn với thịt kho, tép rang, hột vịt muối… Khu cháo trắng ngon và tấp nập khách về khuya có lẽ nằm ở vòng xoay Hàng Xanh với các thương hiệu như Tuần Ký, Thanh Bình…Ngoài ra, hai điểm bán vỉa hè khác đến 1-2 giờ sáng vẫn còn khách nằm ở địa chỉ 211 Hải Thượng Lãn Ông, quận 5 và ở đối diện nhà hàng Hạnh Phúc Lầu trên đường Ba Tháng Hai. Giá bán ở đây khá bình dân là 3.000đ - 5000đ/tô tùy theo món ăn kèm.
Không thích cháo trắng thì bạn có thể thưởng thức món cháo lòng Long An lai "tàu", 87B Cao Thắng, quận 3 hay quán cháo mực số 10 Phó Ðức Chính, quận 1.
Nằm đối diện với địa chỉ 522D4 Nguyễn Tri Phương, Q.10 có quán cháo bán suốt đêm. Một tô cháo gà 6.000đ và cháo lòng 5.000đ vốn không được trang trí màu mè nhưng hễ khi được "cày" lên là thịt gà ló ra. Khách qua đường chỉ cần nhìn thấy những con gà có da vàng ánh, những chiếc muỗng to đùng treo lủng lẳng là muốn thử một lần cho biết. Bánh giò cháo quẩy đặc biệt nhỏ hơn một số nơi khác. Hơn nữa, cháo cũng có bảng giá nằm trên bàn nên yên tâm không bị "chém".
Cháo cao cấp
Ðối với một số người không có thói quen "tấp" vỉa hè và ngồi chồm hổm thì có thể đến những quán có bàn ghế đàng hoàng và lịch sự. Ðáng được nhắc đến trước tiên đó là quán cháo có "thương hiệu" mạnh như cháo gà Vườn Mai, 256/8/4 Lạc Long Quân, quận Tân Bình. Những con gà ta ngon thịt được tuyển chọn và được chế biến thành các "món nhậu”, đó là gà luộc, gà bóp thấu, gà trộn rau răm, gà hấp hành, gà hấp muối và gà rô ti. Không kém phần nổi tiếng là quán cháo vịt Thanh Ða hay Thu Nga với món tiết canh ngon trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh.
Ngoài ra, khu chợ đêm Bến Thành với các quán như Sao Ðông, Tây Du…cũng là nơi lý tưởng để thưởng thức các món cháo khuya. Trong bảng thực đơn của các quán ăn này luôn luôn có bán đủ các loại cháo như cháo cá, cháo hải sản, cháo gỏi vịt mà đặc biệt là cháo thịt gà, thịt bò nấu với đậu xanh và cháo bào ngư cao cấp (20.000đ/tô). Anh Dũng, chủ tiệm uốn tóc trên đường Lê Văn Sỹ, quận 3 cho biết: "Tôi và bà xã của tôi rất thích đến đây để ăn món cháo tủy bò đậu xanh vì vừa mát vừa bổ dưỡng. Còn gì sướng cho bằng khi nửa đêm thanh vắng vừa được ngồi ăn bát cháo ngon vừa có cảm giác thư giãn và ngắm người qua kẻ lại hay thưởng thức tiếng nhạc hòa lẫn vào tiếng "xèo xèo" của những thức ăn chiên xào".
Cháo thập cẩm
Món cháo này được ưa thích vì bổ dưỡng. Quán được nhiều người biết đến nhiều là quán Phú Thành trong "hẻm ăn” 306 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3. Cháo ở đây được bán với giá 9.000đ. Còn cháo thập cẩm được bán ở khu gà ác tiềm thuốc bắc trên đường Phan Xích Long, quận 11 thì có giá đắt hơn 2.000đ. Giá đắt hơn cả có lẽ là quán cháo 546 Nguyễn Trãi nằm gần ngã ba Nguyễn Trãi - Phước Hưng, quận 5 (giá 16.000đ/tô).Tuy đắt vậy, nhưng quán này vẫn khá đông khách, nhất là người Hoa. Với hơn 30 năm kinh nghiệm, ông chủ quán ở đây có mô tả bí quyết nấu cháo mà không phải ai cũng có được. Những viên thịt bằm, những miếng cá lóc khi cho vào miệng ăn vẫn ngọt và thơm rất lâu. Dẫu vậy, cháo ở đây có phần lạt hơn ở một số nơi khác nên khi ăn phải chấm thêm "xì dầu", thậm chí còn phải tăng thêm vị mằn mặn nhờ những miếng "giò cháo quẩy".
Ðối với những "chuyên gia" ăn cháo vốn rất quen thuộc với những món cháo thông thường thì có thể "nhấm nháp" món cháo hào với giá 10.000đ/tô ngay ngã tư Phùng Hưng - Hải Thượng Lãn Ông (đối diện chùa Ông Bổn). Cháo được nấu bằng xương và loại hào sữa (hào nhỏ) chứ không phải là hào đá (loại lớn) nên không cần phải thêm nhiều bột ngọt. Thịt hào mau chín nên khi bỏ vào cháo chỉ cần dạo qua dạo lại vài cái là được. Nước chấm ở đây là loại tương xí muội có vị ngọt ngọt tạo cảm giác lạ miệng.
Tô cháo nóng đến “phỏng miệng” tuy đơn giản nhưng lại làm ấm lòng người dân thành phố về đêm mà còn như quyến rũ cả những du khách từ xa đến.
[Theo SGTT]​
 

thephong_2005

Thành viên tích cực
Tham gia
30/8/07
Bài viết
460
Điểm tương tác
6
SVC$
0
57 Bùi Thị Xuân, P. Bến Thành, Q.1, TP. Hồ Chí Minh.
Tel: (08) 9183265
Thu hút bởi cái tên khá ngộ nghĩnh, quán còn gây ấn tượng bởi cách trang trí và sự phục vụ nhiệt tình của nhân viên ở đây. Không gian quán với những bộ bàn ghế nhỏ, bể cá cảnh xinh xắn tạo cho thực khách cảm giác thật dễ chịu. Bên cạnh đó là tủ kem đầy màu sắc với nhiều mùi và hương vị khác nhau được trưng bày rất bắt mắt.
res_1_main_thumb.jpg
Nhà hàng Lion
11C Quảng Trường Lam Sơn, Q.1, TP. Hồ Chí Minh.
Tel: (08) 8238514 - 8275944
Là một trong những nhà hàng nổi tiếng nhất Sài Gòn. Thực đơn Lion với nhiều món ăn phong phú và đa dạng như lẩu, cá hồi, thỏ… và đặc biệt là món lẩu “Lion”.
res_3_20060812122724163106003958_thumb.jpg
Bún bò Huế Đông Ba
110A Nguyễn Du, P. Bến Thành, Q.1, TP. Hồ Chí Minh.
Tel: (08)9125742-9024306
E-mail: bauesc@yahoo.com.vn
Website: www.bunbohuedongba.com
Đây là một trong những quán bún bò Huế nổi tiếng nhất tại Sài Gòn. Quán thu hút thực khách không chỉ bởi hương vị đậm đà trong từng món ăn Huế mà còn bởi sự ân cần, niềm nở của các nhân viên ở đây.
res_1_main_thumb.jpg
Cà Phê Khúc Giao Mùa
92 Trần Huy Liệu, P.15, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh.
Tel: (08) 8441769
Những ai yêu thích sự yên tĩnh, nhẹ nhàng và lãng mạn thì Khúc Giao Mùa là nơi rất lý tưởng. Quán phục vụ nhiều lọai thức uống hấp dẫn, ngoài ra còn có cơm trưa văn phòng với những món ăn đậm đà hương vị Bắc 15.000/phần.
res_3_2006030217460628101700_thumb.jpg
Nhà hàng Vạn Xuân
36 Phạm Ngọc Thạch, Q.3, TP. Hồ Chí Minh.
Tel: (08) 8299266
Nhà hàng Vạn Xuân với các đặc sản món ăn truyền ba miền, Bắc, Trung, Nam, chủ yếu là món Bắc đặc biệt là đặc sản Hà Nội. Đây là nơi sẽ đưa bạn tìm lại về với cội nguồn dân tộc với các món như: Bún ốc Hà Nội, Cháo sườn, Bánh cuốn Thanh Trì, Cơm nắm muối mè,...
res_1_main_thumb.jpg
Nhà hàng An Viên
178A Hai Bà Trưng, Q1, TP. Hồ Chí Minh.
Tel: (08) 8243877
Giữa không gian sầm uất của Sài Gòn, có lẽ bạn sẽ khó tìm ra được một quán có không gian yên tĩnh mà sang trọng như An Viên. Đến với An Viên bạn sẽ được thưởng thức nhiều món ăn thuần túy nhưng không kém phần hấp dẫn như: cá chiên giòn giầm nước mắm, cua rang muối, canh bông hẹ tàu hủ nấu nghêu,...
res_1_main_thumb.jpg
Làng nướng Sáu Long An
209B Thạch Lam, P. Phú Thạnh, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh.
Tel: (08) 9733166 - 0903756878
Với không gian rộng lớn, thoáng mát cùng khung cảnh ấm cúng mang tính gia đình, làng nướng Sáu Long An là nơi thích hợp cho các buổi liên hoan, sinh nhật hay họp mặt bè bạn, người thân.
res_1_main_thumb.jpg
Nhà hàng Cung Đình
146 Pasteur, Q.1, TP. Hồ Chí Minh.
Tel: (08) 8292185 - 8393115
Đây là một nhà hàng sang trọng, nằm ngay trung tâm Thành phố, nhà hàng là thành viên của Saigon Tourist. Nhà hàng Cung Đình có phục vụ điểm tâm, cơm trưa, cơm tối với các món ăn thuần tuý Việt Nam.
res_1_main_thumb.jpg
Cà phê 331
331A Nguyễn Trãi, P. Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP. Hồ Chí Minh.
Tel: (08) 9201187
Cà phê 331 có thiết kế khá đẹp, kết hợp hài hoà giữa cà phê sân vườn và cà phê máy lạnh. Đến đây, bạn có thể chọn cho mình một khu vực thích hợp nhất tùy theo sở thích của mình. Buổi tối quán có chương trình hát với nhau để cho bạn có thể thổ lộ những tâm sự của mình cùng người ấy. Quán có phục vụ điểm tâm và cơm trưa văn phòng.
res_1_main_thumb.jpg
Cà phê Cảm Xúc
6A Ngô Thời Nhiệm, Q.3, TP. Hồ Chí Minh.
Tel: (08) 9301248
Không gian quán được trang trí rất đẹp, nơi sân vườn rất gần gũi với thiên nhiên. Quán phục vụ các loại cà phê, thức uống đa dạng. Ngoài ra còn có cơm trưa văn phòng với thực đơn thay đổi hằng ngày.
res_3_2006030217451365730400_thumb.jpg
Cà phê sân vườn Ký Ức
14 Nguyễn Chí Thanh, P.2, Q.10, TP. Hồ Chí Minh.
Tel: (0989) 961008
Quán Ký Ức là một nơi rất yên tĩnh và thoáng mát, đường vào quán được thiết kế như một con đường làng quê Việt Nam với một hàng tre xanh mát và đi qua một chiếc cầu nhỏ bên dưới là một con suối trong veo.
 

thephong_2005

Thành viên tích cực
Tham gia
30/8/07
Bài viết
460
Điểm tương tác
6
SVC$
0
Xây dựng trung tâm du lịch văn hóa sinh thái lớn tại TP.Hồ Chí Minh


Tập đoàn CT.Group cho biết vừa ký kết hợp đồng với Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn đầu tư dự án Trung tâm Văn hóa sinh thái TP.Hồ Chí Minh quy mô lớn, theo tiêu chuẩn quốc tế.
Dự án có diện tích 423 ha thuộc huyện Bình Chánh (TP.Hồ Chí Minh) với nhiều cụm: hồ Vĩnh Lộc (80 ha) bao gồm các hồ bơi thiên nhiên, bãi biển nhân tạo, đảo nhiệt đới, resort nghỉ dưỡng; khu vui chơi ngoài trời (100 ha); khu phim trường (30 ha) kết hợp giải trí công nghệ cao như: rạp chiếu bóng megastar, trò chơi điện ảnh; khu liên hợp thể thao: golf, tennis, bơi lội, du thuyền... Các tập đoàn lớn trên thế giới tham gia tư vấn và tài trợ cho dự án này gồm: Lion Group, Sunway (Malaysia), Parkson, Swire (Hồng Kông), MGM (Mỹ).

Tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 trên 3.000 tỉ đồng. Công trình bắt đầu khởi công vào tháng 1/2008 sẽ bắt đầu đón khách tham quan vào cuối năm 2010.
Nguồn Báo Thanh Niên.
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom