Guest viewing is limited

bongbong

Chào mào??? Chuyện nhỏ!!!
Tham gia
28/8/07
Bài viết
245
Điểm tương tác
19
SVC$
0
Chữ Quốc ngữ được tạo thành bởi sự kết hợp lạ lùng giữa lý trí cứng nhắc của phương Tây[1] và sự uyển chuyển, thánh thót của giọng nói Đại Việt. Sự hài hòa đó đã được minh định bằng cả kho tàng văn học Việt Nam hiện đại. Nếu ai muốn dùng chữ Quốc ngữ để “vẽ vời” đều sẽ làm mất cân đối sự kết hợp đó. Do vậy, chúng trực tiếp làm bẩn chữ Quốc ngữ.

Ngoài chữ Quốc ngữ, chữ Hán và chữ Nôm, thư pháp còn được chuyển tải qua tiếng Anh, tiếng Đức và chưa biết chừng sẽ có cả thư pháp… chữ Arab cũng nên. Vậy nên có rất nhiều người đang làm bẩn chữ Quốc ngữ bằng cách mạo danh thư pháp.

Chữ Quốc ngữ mang tính lý tính cao được thể hiện trên cơ sở các ký tự Latin của phương Tây, trong khi thư pháp mang theo một số yếu tố tâm linh của phương Đông. Cách thể hiện của hai lối viết này là hoàn toàn khác nhau. Vậy thì cái gọi là thư pháp Việt ngữ cho đến giờ phải chăng là sự ngụy ngôn của một số người mang danh thư pháp gia và nó có thể gây ảnh hưởng không tốt cho tiếng Việt?
Chưa có một sự công nhận chính thức nào của những người quản lý văn hóa tại Việt Nam dành cho bộ môn viết chữ Quốc ngữ đẹp theo một số quy tắc của thư pháp Hán, tôi tạm gọi là thế. Giáo sư có nhận xét gì về cái gọi là thư pháp Việt ngữ - như là cách nhìn nhận của số đông ở nước ta hiện nay?

Giáo sư Trần Trí Dõi: Theo ý kiến của riêng cá nhân tôi, cách viết chữ Việt theo hệ Latin không thể gọi là thư pháp được. Có lẽ tại Việt Nam, chỉ cách viết chữ Hán mới có đủ các điều kiện để gọi là “thư pháp” vì đây là chữ tượng hình. Bản chất của tượng hình đòi hỏi mỗi chữ phải thể hiện tất cả các nét trong một “khung” hay một không gian xác định và các nét chữ ấy được thể hiện theo “những quy ước” có giá trị nhất định.
Vì thế, mỗi chữ viết là một “bức họa” đầy đủ. Ở trong bức họa ấy, người viết vừa có thể thể hiện hết ý nghĩa của chữ viết, vừa thể hiện cái tài hoa thông qua cách viết của người viết. Với lại, “những quy ước” để chữ viết là một “bức họa” trong cách viết chữ Hán đã có từ hàng nghìn năm nay. Đây chính là lý do thứ hai quy định giá trị “thư pháp” của cách viết chữ Hán.
Còn cách viết chữ Việt theo hệ Latin là khác. Cách viết này là cách viết phiên âm. Chữ viết, vì thế, trước hết là thể hiện âm của ngôn ngữ rồi nhờ đó nó mới mang nghĩa. Cho nên, dù thể hiện nét chữ như thế nào người ta cũng phải làm sao để người đọc quy nó về một âm nhất định. Nhờ có thể quy về một âm như thế người ta mới nhận ra “nghĩa” mà nó thể hiện. Như vậy, làm sao có “thư pháp” được?! Cho nên anh nói rằng: “Chưa có một sự công nhận chính thức nào của những người quản lý văn hóa tại Việt Nam dành cho bộ môn viết chữ Quốc ngữ” [về] cái giá trị thư pháp thì cũng là điều bình thường.
Trong bài viết “Vấn đề chữ viết nhìn từ góc độ lịch sử tiếng Việt” của giáo sư có đoạn: “Chữ viết là một phương thức biểu thị chuỗi lời nói bằng những ký hiệu viết-đồ hình, do đó cũng như ngôn ngữ, nó luôn luôn mang tính hệ thống. Điều này cũng có nghĩa chữ viết luôn luôn là một dạng thức ký hiệu có tính hệ thống của ngôn ngữ. Chính vì thế, khi nhìn ở khía cạnh lịch sử, người ta chỉ có thể nói một kiểu văn tự nào đó đã ra đời khi những ký hiệu viết-đồ hình ấy đã thỏa mãn tính hệ thống cả ở bản thân chúng lẫn sự hành chức của chúng. Người ta có thể nhìn nhận tính hệ thống ở nhiều khía cạnh khác nhau…” Chữ Quốc ngữ nhìn từ góc độ của thư pháp, vốn đang là một trào lưu và được một bộ phận công chúng yêu thích. Theo giáo sư, dưới góc độ ngôn ngữ học, “cái gọi là thư pháp Việt ngữ” ấy sẽ đi theo chiều hướng nào trong khi đa số công chúng vẫn chưa nhận thức rõ về vấn đề này?
Anh nói đúng, “chữ Quốc ngữ nhìn từ góc độ của thư pháp, vốn đang là một trào lưu”. Theo tôi, trào lưu có nghĩa là mới chỉ có ở một số người chứ chưa phải là số đông trong xã hội. Ngôn ngữ - bản chất của nó - là một hiện tượng xã hội. Vì thế nếu nhìn từ góc độ ngôn ngữ học, như tôi đã trả lời ở trên, khó có thể gọi trào lưu ấy là thư pháp được. Nó chỉ là cái cách để “một trào lưu” thể hiện mình thông qua cách viết chữ Việt theo hệ Latin khác nhau mà thôi.
Những chữ viết Latin được gọi là thư pháp như thế có thể có những lý giải khác nhau. Những người đọc mãi vẫn… không nhận ra chữ gì thì trong những bức chữ được gọi là thư pháp Việt ấy, có lẽ, họ thấy chữ viết “chân phương nhưng uyển chuyển” đẹp hơn. Còn số người viết kiểu chữ “thư pháp Quốc ngữ” ấy sẽ tự mình giải thích “nó đẹp như thế nào” và “vì sao nó đẹp” và họ có quyền giải thích theo cách của họ.
Vấn đề là làm sao họ “chinh phục” được số đông cần thiết trong xã hội khi mà ở nhà trường người ta đang dạy cho học sinh vở sạch “chữ đẹp”. Làm sao mà người đọc nói chung cảm nhận được cái đẹp của chữ đó khi cùng một âm ở từ này thì thế này, ở từ khác lại thế khác. Có thể người ta đến “xem” rất đông. Nhưng ai (trừ những người đến là do nhân tiện), còn đều đến là do hiếu kỳ thấy chữ viết lạ hoặc loại trưởng giả học làm sang?
Từ khi Alexandre De Rhodes áp dụng các ký tự Latin vào Việt Nam, trải qua mấy trăm năm nay, tiếng Việt thực sự được “mềm hóa” qua thời gian do ngữ âm uyển chuyển của người Việt. Vậy những bức chữ được viết theo kiểu tạo hình và mang một số quy tắc nhất định của thư pháp Hán liệu có ảnh hưởng không tốt đến tiếng Việt và quá trình phát triển của tiếng Việt hay không?
Anh nghĩ “những bức chữ được viết theo kiểu tạo hình và mang một số quy tắc nhất định của thư pháp Hán sẽ có ảnh hưởng không tốt gì đến tiếng Việt” là lo hơi xa đấy. Tôi xin lấy một ví dụ để anh suy ngẫm. Nếu như anh đã từng nhìn chữ viết của những trí thức “thời Tây học”, thì anh hiểu ra ngay khi người ta biết bản chất của nó là gì, thì kiểu tạo hình của thư pháp Hán đòi hỏi người ta phải viết chân phương chữ Việt hơn. Những người ở lứa tuổi “cổ lai hy” ấy có học hoặc sống trong môi trường chữ Hán, đã viết chữ Quốc ngữ đẹp như thế nào. Bây giờ chúng ta khó luyện cho học sinh, sinh viên của ta như thế được.
Alexandre De Rhodes đã dùng ký tự Latin ghi lại giọng nói của dân chúng nước Việt
Với vài kỹ xảo cơ bản của thư pháp Hán, một chút khéo tay và sáng tạo, cả việc khéo léo PR cho bản thân, người ta có thể tự biến mình thành một “thư pháp gia” khả kính trong con mắt nhiều người trong khi nền tảng văn hóa lại chưa đáp ứng được việc lý giải những gì mình viết ra. Nhiều bức chữ được cố ý tạo hình quá đáng, thậm chí còn không đọc được, phải chăng “thư pháp Việt ngữ” đang góp phần làm… tối nghĩa tiếng Việt bằng cách “bóp méo” chữ viết trong khi chúng ta đang kêu gọi giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Giáo sư đánh giá gì về việc này?
Ở đây nên có sự phân biệt giữa chữ viết Việt và tiếng Việt. Phải khẳng định rằng những “bức chữ được cố ý tạo hình quá đáng, thậm chí còn không đọc được” mà người ta cho là “thư pháp” như anh nói ấy cũng ảnh hưởng khá nhiều đến sự trong sáng của tiếng Việt. Nhưng, theo tôi, nó còn đang góp phần làm rắc rối cho lớp trẻ đi học. Trong khi nhà trường và xã hội đang yêu cầu “viết chữ đẹp” (tất nhiên không phải đẹp kiểu của các “thư pháp gia” hiện nay), thì lại có một kiểu viết “đọc không được” lại cho là đẹp! “Ông giáo dục” yêu cầu một đằng, những người tự nhận là mình đang làm “văn hóa” lại cổ súy một nẻo. Chỉ lợi cho những em ngại viết chữ đẹp có “lý lẽ” để tranh luận với bố mẹ hay thầy cô thôi.
Hiện nay, như tôi đã nói, có rất nhiều người mang danh “thư pháp gia” và đi kèm cùng họ là những cơ sở giảng dạy cái gọi là thư pháp Việt ngữ; theo giáo sư, nên chăng phải dừng lại việc cổ súy cho phong trào viết chữ… khó hiểu này? Bởi tuy không phải là một loại hình nghệ thuật nhưng “cái gọi là thư pháp Việt ngữ”, cũng có ảnh hưởng nhất định đến đời sống văn hóa và phần nào là đời sống tâm linh của xã hội. Vì vậy, liệu những tác động mang tính hạn chế hay cấm đoán phong trào này có thể gây ra một số phản ứng thái quá?
Nếu là cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội có tính chất nhà nước mà cổ súy, thì nên dừng lại, vì chưa có đủ cái lý để thuyết phục số đông xã hội, [thì] khó có thể chấp nhận. Còn những người họ tự mang danh “thư pháp gia” cho đó là thư pháp và có những cá nhân chấp nhận họ, thì đó là quyền của họ. Bởi vì “cách viết chữ” như thế là những cuộc chơi nên mỗi người có quyền lựa chọn thú chơi và cách chơi.
Chơi cũng có “ba bảy đường chơi”. Tôi xin lấy một ví dụ, một “thư pháp gia” nào đó viết một văn bản nhất định theo kiểu “thư pháp”. Nếu nó có giá trị đích thực, thì người ta sẽ “đổ xô đến” để chiêm ngưỡng, có ngăn cũng không được. Nhưng thời gian vừa qua, tôi chỉ thấy một vài người gửi bài đến một vài tờ báo để “chứng minh cho mọi người cái đẹp của thư pháp Latin”. Và như đã nói, nhiều người đến xem chỉ vì tò mò, hiếu kỳ mà thôi. Có khi chính những người đang thao thao nói về thứ thư pháp ấy cũng… chưa chắc biết họ nói về cái gì, tôi nói có đúng không?
Xin cảm ơn giáo sư!.

Sưu tầm từ viettime
 

bongbong

Chào mào??? Chuyện nhỏ!!!
Tham gia
28/8/07
Bài viết
245
Điểm tương tác
19
SVC$
0
Một bài nữa

[FONT=&quot]Nhà báo Nguyễn Như Phong: “Phải nghiêm cấm những thí nghiệm đối với chữ Quốc ngữ!” Thứ năm, [/FONT][FONT=&quot]4/10/2007[/FONT][FONT=&quot], [/FONT][FONT=&quot]08:35 GMT[/FONT][FONT=&quot]+7 [/FONT]
“… Nên nhớ rằng những giá trị sâu sắc, trường tồn theo thời gian mới đích thị là vàng. Có cho vào axít, vùi dưới cát cũng chẳng thể nào phủ nhận được giá trị nguyên bản ấy. Vì vậy, xin hãy đừng tô vẽ gì thêm nhân danh nghệ thuật.”

Ông Nguyễn Như Phong, Phó tổng biên tập Báo Công an Nhân dân, phụ trách chuyên đề An ninh thế giới, đã khẳng định như vậy về cái gọi là “thư pháp” chữ quốc ngữ.
Phóng viên (PV): Đứng dưới góc độ một nhà báo, một người làm truyền thông, ông đánh giá gì về vấn đề mạo danh thư pháp để bôi bẩn tiếng Việt mà Vietimes đưa ra? Xu hướng viết chữ Quốc ngữ “ngụy nghệ thuật hóa” này có khác gì so với thời trước, cụ thể là thời ông còn đi học không?
Nguyễn Như Phong (NNP): Trước hết tôi phải nói rằng tôi và nhiều người nữa rất hoan nghênh Vietimes đã “chạm” được vào vấn đề “cái gọi là thư pháp tiếng Việt” và những ảnh hưởng xấu của nó đến chữ Quốc ngữ- vấn đề rất nhức nhối nhưng ít ai dám lên tiếng hay lên tiếng mà vẫn chưa giải quyết dứt khoát được vấn đề. Nói đến thư pháp là nói đến nghệ thuật viết chữ Hán của người Trung Quốc. Thư pháp không chỉ là nghệ thuật mà còn là một thứ Đạo. Và cổ nhân đã dạy: “Học tập thư pháp khả dĩ tu thân, dưỡng tính…” Chữ Hán là chữ tượng hình với mỗi nét đều mang ý nghĩa nên mới có khái niệm “thư trung hữu họa” chứ chữ tượng thanh thì làm sao lại “họa” được!
Sở dĩ đang “loạn thư pháp tiếng Việt” là vì những người được gọi là “thư pháp gia Việt ngữ” không am hiểu thấu đáo bản chất chữ Hán và chính chữ Quốc ngữ trên quê hương mình; hoặc họ cố tình đánh tráo khái niệm để tạo ra thứ gọi là “thư pháp chữ Việt”. Chữ Quốc ngữ phải mềm mại, uyển chuyển nhưng luôn ngay ngắn, đẹp đẽ và rõ ràng, rành mạch. Ngày xưa chúng tôi được luyện chữ với ngòi bút lá tre để chữ của mình lượn được những nét thanh, nét đậm. Đến khi ngành Giáo dục thực hiện cải cách chữ viết thì Chính ngành Giáo dục đã đi “tiên phong” trong việc “dạy” trẻ em viết chữ Quốc ngữ xấu… xấu như “thư pháp”!… Nói thẳng ra đấy là những áp dụng thiếu hiểu biết của những nhà cải cách giáo dục nửa vời khiến cho học sinh viết xấu hơn. Chữ “g” chẳng hạn, khi đáy bị thu ngắn quá thì sẽ mất cân đối, đường nét thiếu rõ ràng và thiếu thẩm mỹ, logic ngay.
Để ý gần đây có thể thấy phong trào luyện viết chữ Quốc ngữ dần hồi phục với nhiều nơi luyện chữ. Các bậc phụ huynh và chính nhiều em học sinh cũng ý thức về việc này bởi người xưa đã dạy “nét chữ, nết người”. Thế mà những kẻ tự xưng thư pháp gia lại viết hết sức loằng ngoằng.
PV: Vậy ông nhận xét gì về “cái gọi là thư pháp” và những người tự cho mình là “thư pháp gia Việt ngữ” nói trên?
NNP: Tôi hoàn toàn tán đồng nhận định về sự mạo danh thư pháp Việt của Giáo sư Trần Trí Dõi. Bản thân tôi cho rằng những người thiếu hiểu biết bị lừa khi nghe các “thư pháp gia” cho rằng kiểu viết chữ (xấu tệ) ấy là “thư pháp Việt”. Càng tệ hơn là những kẻ nói và viết ra “cái gọi là thư pháp Việt” để loè bịp thiên hạ.. Nếu gặp phải những ai hiểu biết thấu đáo tiếng Việt, tiếng Hán với đúng bản chất của nó thì những kẻ ấy sẽ không dám… to mồm.
Tâm lý của số đông là thấy cái gì ngồ ngộ, là lạ thì túm tụm lại xem xét, chỉ trỏ và mua về vì không muốn tỏ ra ta đây… kém. Nhiều Nhà xuất bản (NXB) cũng hùa theo thị hiếu lệch lạc ấy để in ra nhiều “tác phẩm” kỳ dị về cách thể hiện nội dung. Thật đáng buồn, thời nhuộm nhoạm bây giờ các giá trị ít được nhận thức thấu đáo đen trắng, đúng sai nữa… Người viết cẩu thả, sai sót đã đành. Ngay cả những người có trách nhiệm biên tập cũng thiếu sự am hiểu tường tận vấn đề còn các NXB thì tùy tiện in ấn vì cứ nhắm vào lợi nhuận đơn thuần, vì thế lỗi chính tả, lỗi morat nhiều đến nỗi đọc sách mà cứ như… ăn cơm độn sạn! Tôi đã từng quán triệt rằng nhân viên thư viện của báo An Ninh Thế Giới không được mua sách của NXB Thanh Niên, NXB Văn hóa Dân tộc, NXB Văn hóa Thông tin vì lẽ trên.
Và VieTimes đã làm rất hay khi cảnh báo được vấn đề này cho mọi người!


PV: Hiện nay có nhiều người, nhiều nơi đang tổ chức giảng dạy “thư pháp Việt” cho các bạn trẻ, ở Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô chẳng hạn. Phải chăng là một cách cổ suý lệch lạc nên ngăn chặn lại?
NNP: Những hoạt động cổ súy giảng dạy, quảng bá “cái gọi là thư pháp Việt” là việc làm hết sức thiếu cân nhắc, vô trách nhiệm. Đáng ra phải ngăn chặn nó lại từ sớm nữa kìa. Trách nhiệm này thuộc về những người làm văn hóa và giáo dục bởi ngôn ngữ Việt Nam chưa bao giờ… lung tung như thế này và bị mạo danh, đánh đồng cho thứ không phải là nghệ thuật. Ở nhiều quốc gia người ta còn thành lập hẳn một Hội đồng chính tả Quốc gia để kiểm tra, quản lý những vấn đề liên quan đến ngôn ngữ. Còn chúng ta không có một qui định chính thức nào cả. Ngay cả quyển Từ điển Bách khoa Việt Nam còn in sai nhiều chỗ nữa là. Ví dụ như dấu chữ “HÓA” với dấu sắc trên chữ “O” chứ không thể bay sang chữ “A”. “VẬT LÝ” ngày xưa viết chữ “LÝ” dùng “Y” còn bây giờ tuỳ tiện “I”, “Y” lung tung. Thử hỏi nếu viết tên cô nào đó tên Thúy mà thay “Y” bằng “I” thì…sao?
Thế mà những thứ “của rởm” kia lại được truyền bá, thật không thể hiểu nổi!
PV: Phải chăng tiếng Việt đang đóng vai trò… chuột bạch để người ta thí nghiệm “tư tưởng mới” về hình thức?
NNP: Cả về nội dung nữa chứ!
Chữ nghĩa của chúng ta đã đến hồi báo động khi những “ngôn ngữ @” đang xâm thực tiếng Việt. Ngoài ra còn có sự tuỳ tiện biến tấu tiếng Việt của những người hoạt động văn hóa. Một ví dụ cụ thể là Nguyễn Đình Chính từng lôi tiếng Việt ra “thí nghiệm” khi viết “Đêm Thánh Nhân” mà không dung bất kỳ một dấu phẩy nào trong cả tác phẩm. Chúng ta cần giữ gìn sự trong sang của tiếng Việt cả về nội dung lẫn hình thức nên phải chặn ngay các “thí nghiệm” cả về nội dung như trên hay về hình thức như các “thư pháp gia” và “cái gọi là thư pháp” mà họ đang làm. Quan điểm của tôi là dẹp bỏ ngay những thứ văn hóa… dỏm nói trên. Và các nhà văn, nhà báo, các nhà giáo dục hãy làm gương trong việc này.
Tôi đã sợ hãi khi mới chỉ nghĩ đến việc người ta đem chữ Quốc ngữ ra vẽ rắn, vẽ giun ở chốn thanh thiên bạch nhật. lại được cổ suý bởi những kẻ không biết gì.
PV: Nhưng có người cho rằng trong sự hưởng thụ văn hóa của người dân, một bức chữ viết những điều tốt đẹp chẳng có hại gì cả?
NNP: Bây giờ đất nước phát triển nên đời sống người dân khá hơn trước nhiều. Nhu cầu hưởng thụ cũng tăng lên theo đấy nên việc người ta đi mua tranh ảnh, tượng, phù điêu hay hoành phi câu đối về treo cũng là chuyện bình thường. Tuy nhiên, phải hiểu mình đang mua gì, treo gì, treo ở đâu, treo khi nào lại là vấn đề khác.
Tôi thấy chiều hướng những người giàu xổi do trúng mánh này nọ muốn tỏ ra mình có học khi bỏ hàng đống tiền mua những thứ nói trên về treo, đặt chật nhà mà chẳng hiểu gì cả. Đấy là thói trưởng giả, không hơn.
Có lần tôi thấy nhà nọ treo hoành phi “Ẩm thủy tư nguyên” và được giải thích là đơn giản “Uống nước nhớ nguồn”. Xét ra nó đúng nghĩa theo kiểu… học vẹt, dịch vẹt. Chẳng lẽ uống nước… cống mà nhớ nguồn được ư? Phải là “Ẩm hà tư nguyên” mới đúng. Nước sông thì mới có nguồn... Mà bức này đâu phải nơi nào cũng treo được. Phải treo nơi nhà thờ họ và do chính con trưởng tự tay treo mới xong chứ đâu đơn giản. Ngoài ra…
PV: Chắc ông vẫn còn điều gì bức xúc với mớ lộn xộn thư thư, pháp pháp ở Việt Nam?
NNP: Đến đây tôi xin lái sang vấn đề thư pháp Hán tại Việt Nam một chút. Tôi thấy người ta lập nhóm Nhị Thập Bát Tú mà… không biết xấu hổ. Tên nhóm là gồm các nhà thơ danh tiếng có từ thời vua Lê Thánh Tông được họ bê nguyên về tự gá danh cho mình. Đóng góp của mình tới đâu đã nhanh mồm tự xưng ta đây là “tinh tú”? Khái niệm “ông đồ” bây giờ biến tấu quá nhiều khi chữ “đồ” được hiểu theo nghĩa động từ là “đồ đi, đồ lại”. Có nhiều người đồ chữ mình mấy lượt cho đẹp rồi đem khoe, đem bán. Nghệ thuật thư pháp thực sự bị lạm dụng để làm kinh tế. Về bản chất xưa nay, những người viết tiếng Hán ở Việt Nam chẳng thể mảy may tác động, đóng góp được chút lý luận nào cho thư pháp tiếng Hán cả. Nên nhớ rằng những giá trị văn hóa dân tộc nếu đã trường tồn theo thời gian thì đó đích thị là vàng mười. Có cho vào axít, vùi dưới cát cũng chẳng thể nào phủ nhận được giá trị nguyên bản ấy. Vì vậy, xin hãy đừng tô vẽ

Sưu tầm
 

phuonglinh

IAM ME - Hãy tự tin vào chính mình!
Tham gia
25/11/07
Bài viết
169
Điểm tương tác
4
SVC$
0
Nói đến thư pháp e lại nhớ tới nhân vật trong tác phẩm văn học đó là ông Huấn 1 nhà nho giỏi, có tình người. Cảnh cho chữ của ông trong nhà tù cho cai ngục rất đẹp. Một kẻ cai ngục như lão ít chữ nhưng lại sống có tình có nghĩa chính cái đó đã làm ông Huấn động lòng trắc ẩn cho cai ngục chữ. Tiền bạc ko thể mua được chữ của ông. Chữ của ông đẹp lắm và có hồn, có chữ ông treo trong nhà là rất quý....

Đó chính là tác phẩm "Chữ người tử tù"
 

điểu xếnh xáng

Đang nghỉ mát
Đang nghỉ mát
Tham gia
11/6/10
Bài viết
25
Điểm tương tác
0
SVC$
0
có những người ôm chiếu ra đường ngồi bán chữ, có những người thích cho chữ nên ôm chiếu ra đường, riêng mình thì thấy rằng kiểu viết chữ Việt phá cách của các bác ấy cũng có cái hay, có sự tìm tòi, sáng tạo, nhưng đã có những người viết hay đến nỗi nhìn không ra được đó là chữ gì, hay là biến tấu chữ thành những bức tranh mà đáng tiếc nó chưa phải là những bức thư họa, thật sự cố gắng lắm cũng hok biết đc họ chuyển tải gì trong thông điệp đó! ==> botay:)
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom