Guest viewing is limited

huy_chuot

Cầu được ước thấy!...
Thành viên BQT
Tham gia
27/8/07
Bài viết
1,273
Điểm tương tác
91
SVC$
0
Người nuôi cá rồng thường nghĩ"cá rồng chỉ cần ăn là không có việc gi"vì thế nếu cá rồng tự nhiên bỏ ăn sẽ không tránh khỏi lo lắng,suy diễn là cá bị bệnh nặng hoặc do mình chăm sóc không chu đáo.Tuy nhiên việc cá rồng bỏ ăn có thể là do những nguyên nhân sau:

1. Chất nước không tốt hoặc quá già.Chất nước không tốt thường là do nước quá già khiến cá rồng phát sinh tình hống bỏ ăn,cho dù mỗi ngày người nuôid đều hút chất hải nhưng ít bổ sung nước mới thì sau một tg,nước rât dễ biến già khiên cá chán ăn,kiểm tra các thông số trong nước,về cơ bản là bình thường.Với những trường hợp này,phải định kỳ(2 hoặc 3 tuần)thay 1 lượng nước cố định,khoảng 1/4 hoặc 1/5 dung tích nước trong bể cá,như vậy vừa có thể duy trì được chất nước vừa có thể giữ được ham muốn ăn của cá rồng.Nếu nảy sinh tình trạng chán ăn vì nước quá già thì biện pháp hữu hiệu là thay 1/8 đến 1/8 nước trong 3-5 ngày liên tục,tuy nhiên nước mới phải được xử lý.
2.Cá rồng ăn quá nhiều,tiêu hóa không tốt hoặc thay nhiều nước sau khi ăn:Sau khi cho ăn mà không khống chế lượng thức ăn,cá ăn no quá không những ảnh hưởng đến sự tiêu hóa của chúng mà còn khiến cá bỏ ăn 1 thời gian,kèm theo cà động tác ngoi lên mặt bể.Cũng có người sau khi cho ăn no,tiến hành thay 1 lượng nước lớn,khiến thân thể cá không thích ứng,thậm chí khiến cá nôn mửa,cá cũng bỏ ăn 1 thời gian.Vì thế khi cho cá ăn chỉ nên cho ăn no 7-8 phần là tốt nhất để cá rồng duy trì ham muốn ăn.Khi thay 1 lượng nước lớn thì phải ngừng cho ăn,tránh sự không thích ứng.Trong trường hợp cá rồng ăn quá no có thể kích thích sự thèm ăn bằng nước mới,tăng nhiệt để kích thích tiêu hóa,nếu bạn đã xác đinh là do sau khi ăn quá nhiều thì cá đột nhiên bỏ ăn thì đừng dùng côn trùng để nhữ chúng ăn mà phải dừng ăn và áp dụng phương pháp như trên,đợi cá rồng tiêu hóa hoàn toàn thức ăn,sau khi có ham muốn mới cho cá ăn lại.
3.Cá rồng bị bệnh:Các bộ phận trong cơ thể cá bị bệnh đểu có thể dẫn đến tình trạng bỏ ăn như nội tạng bị thương,ký sinh bên trong,viêm ruột...thông thường tùy đặc trưng của các loại bệnh như:mắt lõm vào,thân thể ứ máu,phình bụng,hậu môn sưng tấy,lõm đầu,thân thể uốn khúc...phân tích những triệu chứng này mà cho thuốc,trị khỏi bện,cá rồng tự nhiên sẽ ăn.Nếu nguyên nhân bỏ ăn là do bệnh thì phải xem triệu chứng để cho thuốc phù hợp.
4.Giai đoạn bỏ ăn do tính tự phát:Tình huống này thường phát sinh trog giai đoạn cá đạt kích thước từ 40-50cm.Cá rồng khi nuôi dưỡng từ nhỏ đến lớn,do cả ngày được ăn no,sau một thời gian sẽ đột nhiên bỏ ăn,laọi bỏ ăn này có lẽ là phản ứng bản năng của sinh vật,nếu trạng thái của cá tốt,tất cả đề bình thường,bạn không nên lo lắng mà kiên nhẫn đợi một thời gian.Biện pháp thích hợp nhất trong thời gian này là duy trì chất nước tốt,kiên nhẫn đợi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

huy_chuot

Cầu được ước thấy!...
Thành viên BQT
Tham gia
27/8/07
Bài viết
1,273
Điểm tương tác
91
SVC$
0
5.Ăn mãi một loại thức ăn:Tuy cá rồng là loại thích thức ăn sống như côn trùng,nhưng nếu suốt ngày cho ăn dế thì có ngày chúng cũng chán,không còn hứng thú đối với dế nữa,lúc này cho ăn cá hay tôm thì chúng sẽ ăn ngốn ngấu,vì thế cho ăn thức ăn mang tính tổng hợp có ưu điểm duy trì ham muốn ăn của cá.Khi xác định cá chán ăn vì thức ăn kém hấp dẫn chúng thì nên thay đổi thức ăn mới.
6Stress do môi trường thay đổi:sự thay đổi của môi trường bao gồm việc di chuyển khỏi bể,thay bối cảnh mới,thay bố cục trong bể...,loại stress này khiến cá rồng bỏ ă trong một khoảng thời gian dài,đồng thời có nhưng động tác như ngoi lên mặt nước,bơi nhanh,dễ bị kích động,cọ xát vào thánh bể,rúc vào trong góc.Có người thay máy lọc có âm thanh khác vào bể khiến cá rồng đã quen với ăm thanh nước chảy trước kia biểu hiện trang thái stress,kinh động,đồng thơi bỏ ăn.Sau khi sử dụng loại máy lọc có âm thanh như cũ,mấy ngày sau tình trạng stress biến mất.Nếu không thể khôi phục lại tình trạng bể như cũ sau khi có sự thay đổi thì phải chờ cho cá thích ứng với môi trường mới.
7.Giảm số lương cá nuôi chung khiến cá bị đơn độc:Bể cá rồng thường có một số loài nuôi chung như huyết anh vũ,tôm hoặc cá rồng...,nếu cá rồng đã quen mà đột nhiên bắt bạn của chúng đi,hoặc đột nhiên bể đang nuôi chung trở thành bể nuôi đơn độc ,phần lớn cá rồng sẽ bỏ ăn.Cá nuôi chung rất có ích đối với thân thái của cá rồng,bỗng nhiên bạn của chúng biến mất,sự cô đơn sẽ khiến chúng bỏ ăn.Lúc này biện pháp tốt nhất là khôi phục lại môi trường nuôi chung
 
Chỉnh sửa lần cuối:

huy_chuot

Cầu được ước thấy!...
Thành viên BQT
Tham gia
27/8/07
Bài viết
1,273
Điểm tương tác
91
SVC$
0
8.thời gian mang thai:trong thời kỳ sinh sản,nhất là trong thời gian cá cái mang thai,do ổ trứng phát triển khiến phần bụng nhanh chóng phình to,ép ruột,dạ dày và bong bóng cá làm cho cá rồng bỏ ănmột thời gian khá dài,nhiều thì mấy tháng,đồng thời tư tahí bơi không linh hoạt,thời gian này bỏ ăn là điều tất nhiên,không cần lý giải,kiên nhẫn chuẩn bị cho chúng sinh sản.
9.Bỏ ăn theo mùa:Do sự thay đổi theo mùa,vào mùa xuân và mùa thu,cá rồng dễ bỏ ăn,tuy trong bể là môi trường ổn đinhnhưng cá rồng mẫn cảm nhận được sự thay đổi của thời tiết,lúc này bỏ ăn có thể không rõ nguyên nhân,mấy ngày sau thì tự nhiên khôi phục lại.


Lưu ý:Nguyên nhân khiến cá rồng bỏ ăncó rất nhiều,vì thế người nuôi khi gặp phải tình huống này nên nhớquan sát,phân tích tỷ mĩ và tìm biện pháp xử lý thích hợp.
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom