Guest viewing is limited

Diabay

Không phải là Biết Tuốt!...
Tham gia
19/10/08
Bài viết
1,230
Điểm tương tác
59
SVC$
0
Có một số bạn muốn tìm hiểu và hỏi về chim Bìm bịp.

Vậy mình mở chủ đề này để bạn nào kiếm được các tư liệu về Bìm bịp thì đưa vô đây để ACE cùng xem nhé.


images



Một bài sưu tầm:


Chim Bìm Bịp

Bìm bịp có tên khoa học: Centropus sinensis là loài chim rất nhạy bén với những biến đổi của môi trường. Do vậy, những năm gần đây, việc thu hẹp môi trường đã làm số lượng cá thể giảm thấy rõ.

Đặc điểm sinh trưởng
Bìm bịp có màu lông giống nhau ở chim trống và chim mái. Lúc nhỏ, toàn thân phủ lông màu nâu chấm đen. Khi trưởng thành, phần đầu mỏ, cổ và ngực cũng như đuôi có màu đen lợt. Mình và hai cánh có màu nâu đỏ. Đôi mắt đỏ au, đôi chân đen bóng.
Bìm bịp trưởng thành lớn bằng cu cườm Trung quốc nhưng dài đòn hơn. Ở cùng độ tuổi, chim trống thường nhỏ hơn chim mái( 8/10). Từ chót mỏ đến chót đuôi dài 35 – 38cm. Mỏ cong dài 3,5cm. Lúc xếp lại cánh dài 16 – 18cm. Đuôi dài 18 – 20cm. Nhìn bên ngoài thân dày 8 – 9cm. Bàn chân bốn ngón sắp xếp đặc trưng cho một số loài chim chuyên ăn rắn, phía trước và sau đối xứng nhau, một cặp ngắn, một cặp dài.

Tập tính sống
Bìm bịp là loại chim định cư, thích ở bụi rậm, lau sậy um tùm gần sông suối, đầm lầy. Chúng thường dựa vào thủy triều để kiếm ăn, và thường đi từng cặp. Do vậy bạn hay nghe “ Bìm bịp kêu chiều… “, “ Bìm bịp gọi con nước lớn…” trong các giai điệu ca cổ là không phải ngẫu nhiên.

Đặc điểm dinh dưỡng
Bìm bịp là loại chim ăn thịt, chúng thích ăn mồi sống và nhất là rắn. Chim con có nhu cầu thức ăn ngày một nhiều, thời gian ở tổ lại khá lâu nên bố mẹ biết dự trữ thức ăn bằng cách bắt rắn về” giam lỏng”. Do vậy, mỗi khi tìm thấy tổ bìm bịp là có thể tìm thấy rắn gần đó. Nhưng tại sao rắn không làm hại đến chim con lại là điều bí ẩn! Có ý kiến cho rằng lông và phân bìm bịp quanh tổ có mùi đặc trưng mà hầu hết các loài rắn không dám đến gần. Một số ít không sợ “ mùi” này thì bìm bịp đã biết và giết chết trước khi đưa về tổ. Như vậy, bìm bịp dự trữ lương thực ở tổ là những loài rắn mà chúng biết chắc sẽ không hại đến con mình. Khả năng diệu kỳ này của bìm bịp chính là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên.

Đặc điểm sinh sản
Mùa sinh sản của bìm bịp kéo dài 5 tháng. Những cặp ở bưng biền thường đẻ sớm hơn chim ở đất gò. Mỗi năm bìm bịp đẻ 2 – 3 lứa, thường 1 -2 lứa. Mỗi lứa đẻ từ 2 – 4 trứng thường nở 2 – 3 con. Tổ được lót trong bụi rậm cách mặt đất chừng 1 – 2 m bằng cỏ và lá cây, giống tổ chuột đồng.

Thú nuôi bìm bịp

* Giữ nhà:
Bìm bịp không biết nói nhưng kêu rất to, tính khí lại hung dữ nên có thể nuôi để giữ nhà. Người nuôi muốn thành công, thứ nhất phải nuôi từ chim con và thả tự do như bồ câu, thứ hai phải có thời gian luyện tập. Bẩm sinh bìm bịp không biết giử nhà mà khả năng này có được là do con người luyện tập dựa trên hai yếu tố cơ bản: tập tính bảo vệ lãnh thổ và phản xạ có điều kiện.
- Tập tính bảo vệ lãnh thổ: Khi chim sắp trưởng thành, bạn không nên nhốt lồng mà thả tự do trong phạm vi vườn nhà. Điều này có ý nghĩa khoanh vùng lãnh thổ - Nếu ai xâm lấn chúng sẵn sàng tấn công theo bản năng bảo vệ lãnh thổ.
- Phản xạ có điều kiện: Sau mỗi đợt tấn công đối phương, bạn nên cho bìm bịp ăn ngon. Lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy nghĩa là bạn đang thiết lập một phản xạ có điều kiện. Như vậy có thể nói việc “ giữ nhà” của bìm bịp sẽ không ngừng nếu bạn luôn thưởng” hậu” cho chúng.

* Trừ rắn:
Nuôi bìm bịp trong vườn nhất là những vườn có giàn hoa rậm, bụi um tùm thì bạn yên tâm sẽ không có rắn, bởi bìm bịp săn lùng suốt ngày, hơn nữa “ mùi” của chúng có thể xua đuổi được rắn.

* Làm chim mồi:
Với bìm bịp, chim trống hay mái đều có thể luyện thành chim mồi, tuy nhiên nhiều nhà kinh nghiệm lại khuyên nên chọn mái, bởi chim mái có duyên “ghi bàn” hơn! Nếu nuôi từ chim con, bạn cần phải có thời gian 2 – 3 năm mới có mồi hay, còn nuôi từ chim bổi thì nhanh hơn nhưng việc thuần dưỡng lại khó khăn hơn nhiều.

Bài: Minh Nguyên​
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Diabay

Không phải là Biết Tuốt!...
Tham gia
19/10/08
Bài viết
1,230
Điểm tương tác
59
SVC$
0
Một Video có tiếng kêu của chim Bìm bịp (Đoạn cuối, sau 23 giây) : (Sưu tầm)

<object width="480" height="385">


<embed src="http://www.youtube.com/v/1mIadXtALv4&hl=en_US&fs=1" type="application/x-shockwave-flash" allowscriptaccess="always" allowfullscreen="true" width="480" height="385"></object>
 
Chỉnh sửa lần cuối:

phoenix108

"năm châu kết bằng hữu"
Tham gia
18/3/08
Bài viết
523
Điểm tương tác
34
SVC$
0
Đóng góp thêm vào chủ đề của bác DĨA BAY ,để anh chị em tham khảo.

bmbpln.jpg
[/IMG]
BÌM BỊP LỚN--Centropus sinensis intermedius (Hume)--Centrococcyx intermedius Hume, 1873--Họ: Cu cu Cuculidae--Bộ: Cu cu Cuculiformes.

Chim trưởng thành:

Đầu, cổ, ngực, bụng và đuôi đen ánh thép, các lông đuôi nhìn có vằn ngang hẹp không rõ. Cánh và vai hung nâu, mút các lông cánh nâu thẫm.

Chim non:

Đầu, cổ, lưng, đuôi và bụng nâu thẫm có vằn hẹp trắng hay xám, đỉnh đầu có vằn hung nâu. Cánh và vai hung nâu có vằn nâu thẫm. Từ bộ lông chim non đến bộ lông chim trưởng thành có nhiều giai đoạn trung gian khác nhau. Mắt đỏ. Mỏ và chân đen.

Kích thước:

Cánh: 180 - 220; đuôi: 215 - 265; giò: 56 - 60, mỏ: 30 - 34mm.

Phân bố:

Bìm bịp lớn phân bố ở Axam, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam và Nam Trung Quốc.

Việt Nam, bìm bịp lớn có ở hầu khắp các vùng đồng bằng, trung du và miền núi (ở độ cao dưới 600 m). Ngoài ra chúng con phân bố ở các khu rừng ngập mặn nhưng số lượng không nhiều.
Tài liệu dẫn: Chim Việt Nam hình thái và phân loại - Võ Qúi - tập 1 trang 420.


bmbpnh.jpg
[/IMG]
BÌM BỊP NHỎ--Centropus toulou bengalensis (Gmelin)--Cuculus bengalensis Gmelin, 1788--Họ: Cu cu Cuculidae--Bộ: Cu cu Cuculiformes.

Chim trưởng thành:

Đầu, cổ, phần trên lưng, ngực và bụng đen ánh thép, thân lông đen bóng. Đuôi đen ánh lục lờ mờ có vằn, mút lông đuôi viền trắng hay hung hẹp. Phần dưới lưng và trên đuôi màu đen hơi nhạt hơn. Vai và cánh hung nâu, mút các lông cánh sơ cấp và thứ cấp nâu thẫm.

Chim non:

Đầu, cổ, vai và ngực nâu thẫm hơi phớt hung, giữa mỗi lông có một dải hẹp ở chính giữa (kể cả thân lông) hung vàng nhạt. Cằm trắng nhạt trước cổ và ngực có vằn nâu hẹp, không đều. Vai nâu, một vàI lông ở trên có thân lông trắng. Trên đuôi đen nhạt ánh thép có vằn nâu. Đuôi đen nhạt ánh thép, mút đuôi viền trắng hay nâu nhạt. Phần dưới ngực trắng phớt hung nhạt. Sườn, đùi, bụng và dưới đuôi hung nâu nhạt có vằn nâu thẫm hẹp. Có nhiều giai đoạn trung gian giữa chim non và Chim trưởng thành:

Chim non mới nở:

Toàn bộ lông hung nâu, ở đầu và cổ có vệt nâu thẫm, mặt lưng và đuôi có vằn nâu thẫm, trước cổ và ngực màu hơi nhạt hơn và có vệt bé màu nâu thẫm.

Kích thước:

Cánh: 137 - 176; đuôi: 156 - 211; giò: 36 - 47; mỏ: 22 - 26 mm.

Phân bố:

Bìm bịp nhỏ phân bố ở Ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam và Nam Trung Quốc.

Việt Nam: bìm bịp nhỏ có ở khắp các vùng trung du và vùng núi, ở những chỗ có nhiều lau sậy và bụi cây nhỏ. Ngoài ra chúng con phân bố ở các khu rừng ngập mặn
Tài liệu dẫn: Chim Việt Nam hình thái và phân loại - Võ Qúi - tập 1 trang 420.

Chim bìm bịp thuộc họ CUCU [Cuculidae) họ chim này thân hình mảnh dẻ, đuôi dài và chân khỏe. Chân của chúng dạng bốn ngón với hai ngón giữa hướng về phía trước và hai ngón ngoài hướng về phía sau (zygodactyly). Phần lớn các loài sống trong rừng, nhưng một số loài ưa thích các khu vực thoáng vùng nông thôn.
Phần lớn các loài khác trong họ Cu cu, chẳng hạn như các loài phướn, phướn đất, coua, bìm bịp, gà lôi đuôi dài và phần lớn các loài cu cu châu Mỹ đều tự làm tổ của chúng. Phần lớn các loài chim này làm tổ trên cây hay trong bụi rậm, nhưng các loài bìm bịp đẻ trứng trong tổ ngay trên mặt đất hoặc trong các bụi rậm thấp. Mặc dù trong một số trường hợp các loài chim dạng cu cu nhưng không ký sinh vẫn ký sinh các loài chim khác, nhưng chim bố mẹ vẫn hỗ trợ việc nuôi các con non của chính chúng.
Các loài to lớn và sống sát mặt đất hơn, như bìm bịp và gà lôi đuôi dài cũng ăn thịt rắn, thằn lằn, động vật gặm nhấm nhỏ và các loài chim khác bằng cách rỉa thịt chúng với những chiếc mỏ to khỏe của mình.
Trong Họ này có rất nhiều loại chim quen thuộc với chúng ta như :Các loại tìm vịt [tìm vịt vằn, tìm vịt tím, tìm vịt lớn ...] các loại tu hú, các loại phướn[phướn đất,phướn đất nhỏ....] và đặt biệt Phân họ Centropodinae -Bìm bịp.-* Chi Centropus (khoảng 30 loài ] và có chi cuculus trong đó đặt trưng là chim Bắt cô trói cột

Vài hàng cùng Bác Dĩa Bay và ACE . THÂN MẾN
 

Leo25788

"Đơn Độc Một Mình"
Tham gia
2/5/08
Bài viết
411
Điểm tương tác
58
SVC$
0
con này nghe nói đê ngậm rượu làm thuốc là chính phải không anh
 

phoenix108

"năm châu kết bằng hữu"
Tham gia
18/3/08
Bài viết
523
Điểm tương tác
34
SVC$
0
To Leo25788 , Thường thì dân gian hay dùng bìm bịp lớn ngâm rượu chung với bộ cửu xà hay thất xà dùng làm thuốc rượu bổ hay trị bệnh nhức mỏi đau lưng của tuổi già ...mà ta hay gọi là rượu rắn ,ngâm rượu rắn mà thiếu bìm bịp là chưa đầy đủ [hihihi]
Còn có giai thoại kỳ bí là ....khi tìm được ổ bìm bịp con [còn nằm trong ổ] rình khi chim cha mẹ đi ra ngoài vắng ,vào bẻ gãy chân chim con ,để yên đó trong ổ .sau đó chim cha mẹ về sẽ tìm lá thuốc móm cho con vài ngày sau chân gãy sẽ lành lặn như cũ (?) ,khi đó mình lại tìm vào và lập lại việc bẻ chân .... làm như vậy 3 lần ,thì chim con đã vừa lớn chuẩn bị chuyền ,thì ta bắt trọn ổ về ngâm rượu thuốc thì rất tốt ....hic..hic..(?) người ta còn thêu dệt là ổ chim bìm bịp nằm trong lùm bụi gai góc khó tìm khó thấy và không dễ ra vào do gai góc và (sic) nhất là có rắn rít bao quanh bảo vệ ,tục truyền chim cha mẹ bắt rắn chọc mù mắt rồi thả chung quanh ổ để bảo vệ bầy con ,đặt biệt rắn không bao giờ ăn bìm bịp chỉ có bìm bịp là ăn rắn thôi.
Đó chỉ là chuyện kể của người xưa ,của người bán rượu rắn và của người bán chim bìm bịp để ngâm rượu ,về mặt y dược học điều này chưa được kiểm chứng ,đây chỉ là bài thuốc dân gian thôi.
Nuôi chim bìm bịp thì cũng lạ ,nuôi chim con thì cũng rất dạn và khôn ,biết chủ biết nhà như là sáo vậy ,không bỏ đi khi lớn ,và nhất là làm chim mồi để đi bẩy.
nuôi chim bổi thì cũng khó thuần ,khó đẹp vì quá nhát hay lủi đầu ,nhảy rất mạnh vì chim rất khỏe thành ra rất xấu xí ,chim lại ăn đồ tươi sống nên đi phân rất hôi ,tanh ,ăn rất nhiều nên thải phân cũng rất nhiều. vì điều này nên ít ai nuôi thành ra chim bán rẽ nên người bắt chim bày cho ngâm rượu thuốc để bán được và bán có giá ,cho nên nuôi và đánh bẩy chim bìm bịp hiện nay lại đi về cái nhánh khác không phục vụ cho thú chơi Sinh vật cảnh ,mà lại phục vụ cho quí ông .......
CHim Bìm bịp con mình nuôi đây , :

RECO0328.jpg
[/IMG]
RECO0329.jpg
[/IMG]
RECO0331.jpg
[/IMG]
RECO0337.jpg
[/IMG]

Chim con bìm bịp có lông tơ rất ngộ dài và cứng như sợi dây cước , chim con trông xấu xí và kinh dị ,rất háu ăn ,ăn liên tục thịt gì cũng ăn ..phổi bò lòng bò ....
CHIM NUÔI ĐƯỢC 2 THÁNG
RECO0331-1.jpg
[/IMG]
RECO0376.jpg
[/IMG]
RECO0378.jpg
[/IMG]
RECO0377.jpg
[/IMG]

RECO0452.jpg
[/IMG]
THÂN MẾN
 

ko co

Thành viên tích cực
Tham gia
25/12/08
Bài viết
294
Điểm tương tác
29
SVC$
0
nhìn thấy hay hay các bác nhỉ không thư nhìn trong hũ rượu nhà em.hì chêu các bác vậy thôi chứ chơi chim canh mà chơi bìm bịp thì làm sao chơi được vì ngoài thức ăn sở thích là rắn,ếch,nhái bìm bịp còn là thợ săn chim non lữa lên mỗi lúc bìm bịp kêu các loài chim khác chỉ có mà kéo sécmăngtya mõm thôi:a24:và việc thu hẹp môi trường cho lên bìm bịp ít di như bác diabay nói là chưa hết ý mà phải nói thêm là do nhu cầu của thị trường lữa chứ :a01:vì chính bìm bịp là một loại thuốc ngâm rượu với một số thứ khác như răn,tắc kè,cá ngựa uống sẽ tăng cường sinh lực cho lên loại này bây giờ ít đi :a43:
 

Crazy-GiaLai

Thành viên tích cực
Tham gia
24/11/07
Bài viết
281
Điểm tương tác
26
SVC$
0
Theo mình biết thì Bìm Bịp là loài chim rất khôn, có thể nuôi thả trong nhà, và đặt biệt khả năng bắt chuột cũng rất tốt.
 

bavisaodo1417

Thành viên mới
Tham gia
11/6/11
Bài viết
1
Điểm tương tác
0
SVC$
0
có anh em nào có tiếng kêu cua chim bim bim không
cho em cái link
em tai về
để tap cho chim mồi
giup em với
neu có em cảm ơn nhiều
 

tanoai

Thành viên diễn đàn
Tham gia
15/2/12
Bài viết
16
Điểm tương tác
4
SVC$
0
Hình của phoenix108 ở quê tanoai người ta gọi là bìm bịp mía, ko ai thèm, nếu bắt được thì để ăn thịt
Còn bìm bịp thì nó to lắm, con mái thì xấu và nhỏ con hơn chim trống, chim trống thì to như gà trống, lông sặc sỡ, đuôi dài. Thường thấy trên các ngọn các bụi tre to ngoài bờ sông, hay bắt rắn ăn thịt. Sau này nghe nói là trĩ - không biết rõ là loại nào vì nhát lắm, thấy bóng người là bay đi. Thường hay kêu " chiềuzzzzzzzzzzzzzzz"
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom