Guest viewing is limited

Diệp Đại Thành

Hót - Múa - Xòe
Thành viên BQT
Tham gia
20/2/09
Bài viết
1,125
Điểm tương tác
294
SVC$
0
Chào các bạn.
.
Hôm nay lang thang trên Net vô tình chụp được bí kíp. Xưa nay khi thấy sán trong thân cào cào chúng ta lại sợ sẽ lây hại đến chim yêu. Sự thật kg phải vậy. Đây là bài viết dành cho người nhưng chúng ta hãy mở rộng sang cho chim nhé.
.
To BQT:
Đây là bài viết Thành sưu tầm, do không biết có post ở mục nào chưa nếu kg hợp lệ xin các anh chuyển hoặc xóa giúp,
Xin cảm ơn.

Sau đây là nội dung:



Ăn châu chấu không thể bị nhiễm giun sán !
TPO - Liên quan đến việc cảnh báo không nên ăn món khoái khẩu châu chấu vì “nguy cơ” nhiễm bệnh trong bài “Châu chấu có sán” trên Lao Động Cuối tuần vừa qua, PGS.TS Nguyễn Ngọc Châu (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật) đã có những phân tích khoa học phản bác lại vấn đề này.
<TABLE style="BORDER-COLLAPSE: separate" cellSpacing=0 cellPadding=0 width=40 align=right border=0><TBODY><TR><TD>
ImageView.aspx
</TD></TR><TR><TD class=tLegend>Giun ký sinh ở châu chấu vô hại với người và động vật</TD></TR></TBODY></TABLE>Để giúp bạn đọc nắm được thực chất của vấn đề “giun sán” ở côn trùng nói chung và châu chấu nói riêng, tôi xin được trình bày lại vấn đề này như sau:
Trước hết đối tượng ký sinh trong châu chấu mà bài báo đề cập thực ra không phải là con “sán” mà là một loại giun tròn (round worm) ký sinh thuộc một họ giun tròn chuyên ký sinh ở côn trùng có tên khoa hoc là Mermithidae.
Người ta gọi chúng là giun tròn do cơ thể của chúng tròn và dài dạng sợi chỉ, còn tên gọi sán để chỉ nhóm sán hay giun dẹt (flat worm) gồm sán lá (Trematoda) do chúng có cơ thể dẹt, hình lá hoặc sán dây (Cestoda) do cơ thể dạng dải dài, bẹt có nhiều đốt.
Mặc dù 3 nhóm này đều có tên gọi chung là giun sán ký sinh nhưng về bản chất, chúng có nguồn gốc tiến hoá, cấu tạo hình thái, giải phẫu và đặc trưng sinh học, sinh thái rất khác nhau, trong đó nhóm giun dẹt chỉ ký sinh ở động vật có xương sống.
Riêng giun tròn hay còn gọi là tuyến trùng là nhóm động vật rất phong phú và đa dạng. Chúng ký sinh rất phổ biến ở côn trùng. Thực tế trong tự nhiên hầu hết các loài côn trùng, sâu bọ đều có thể gặp một hoặc thậm chí một vài loài giun tròn ký sinh trong cơ thể của chúng. Ngay cả ở một số ấu trùng côn trùng có kích thước khá nhỏ, có vòng đời ngắn như ấu trùng muỗi, rầy nâu hại lúa cũng có các loài tuyến trùng ký sinh.
Đến nay người ta đã phát hiện hàng ngàn loài tuyến trùng ký sinh ở côn trùng, trong đó có cả nhóm tuyến trùng vừa có khả năng ký sinh vừa gây bệnh nên chúng có thể giết chết côn trùng nhanh được gọi là tuyến trùng ký sinh gây bệnh côn trùng (Entomopathogenic nematodes). Đây là nhóm tuyến trùng được nghiên cứu để làm thuốc sinh học diệt sâu hại trên thế giới và ở nước ta.
Nhìn chung, tất cả các loài tuyến trùng ký sinh ở côn trùng đều được coi là nhóm tuyến trùng có ích, vì thực chất chúng là thiên địch tự nhiên của sâu hại do chúng có vai trò làm giảm mật độ và điều chỉnh mật độ quần thể các loại sâu hại, không để sâu hại phát sinh thành dịch hại.
Giả sử không có mặt tuyến trùng ký sinh và một số thiên địch khác như nấm, vi khuẩn, virus thì có lẽ các loài côn trùng sẽ phát triển ồ ạt và ăn hết mọi thực vật trong đó có lương thực nuôi sống người và động vật. Một điều đặc biệt nưã là các loài tuyến trùng chuyên hoá ký sinh ở côn trùng không có khả năng ký sinh ở người và động vật máu nóng, nghĩa là chúng vô hại đối với người và động vật.
Loài tuyến trùng thường gặp ký sinh ở châu chấu có tên khoa học là Aphimermis sp. Đây là nhóm tuyến trùng có kích thước khá lớn và chuyên ký sinh ở các loài châu chấu (grasshopper), như Melanoplus femur và Conocephalus brevipenis. Vào các tháng mùa mưa (tháng 7-9) đều dễ dàng gặp loại tuyến trùng này ở châu chấu.
Về mặt sinh học, vào cuối mùa mưa khi thành thục trong cơ thể châu chấu tuyến trùng chui ra khỏi cơ thể châu chấu chui xuống đất. Ở trong đất chúng đẻ trứng và trứng phát triển thành ấu trùng tuổi 1 ngay trong trứng. Đến mùa mưa năm sau, trứng này mới nở ra con non tuổi 2, cũng là giai đoạn xâm nhiễm.
Các tuyến trùng non chui lên từ đất và bám theo cây lúa lên trên lá và ngọn. Đây cũng là thời điểm vật chủ của chúng là châu chấu xuất hiện nhiều trên ruộng lúa. Trên cây lúa tuyến trùng bám vào châu chấu và xâm nhập vào xoang cơ thể châu chấu bằng cách đục thủng chỗ khớp nối giữa các đốt cơ thể châu chấu là nơi thành cơ thể mỏng để chui vào.
Trong cơ thể châu chấu chúng sử dụng mô châu chấu để dinh dưỡng và phát triển thành con đực và cái trưởng thành (con trưởng thành có thể dài tới 15 đến 20 cm, tuỳ loại). Sau thời gian phát triển tuyến trùng thành thục (thời gian này có thể là từ 1-1,5 tháng đối với con đực và 2-3 tháng đối với con cái), thì tuyến trùng chui ra khỏi cơ thể châu chấu ở phần đầu và rơi xuống đất tiếp tục vòng đời của chúng.
Như vậy, hoàn toàn không có chuyện “sán ngửi thấy hơi người, tìm đường bò từ bụng lên mồm châu chấu để thoát ra ngoài “ăn" người”! Có thể điều kiện nóng ẩm cũng có tác dụng kích thích tuyến trùng nhanh chóng chui ra khỏi cơ thể châu chấu vì lúc này trong cơ thể châu chấu cũng gần cạn kiệt nguồn thức ăn cho chúng và chúng cũng không cần dinh dưỡng nữa mà cần thoát ra đất nhanh để đẻ trúng.
Như trên đã trình bày, vì tuyến trùng chỉ ký sinh ở châu chấu và cũng chỉ ở pha xâm nhiễm chúng mới có khả năng xâm nhập vào cơ thể châu chấu. Vì vậy, chắc chắn châu chấu nhiễm tuyến trùng cũng không thể “là thủ phạm reo rắc bệnh sán cho gà, vịt, ngan, ngỗng, chim”
Cần biết rằng, tất cả các loài giun tròn ký sinh chuyên hoá ở người và động vật đều không ký sinh ở côn trùng và ngược lại. Hầu hết giun tròn ký sinh ở người và động vật đều có vòng đời phát triển trực tiếp qua môi trường đất.
Cho đến nay, người ta mới chỉ biết có 2 loại giun tròn gây bệnh cho người và động vật là giun chỉ (Dirofilaria immitis, D. repens) và giun mắt (Thelazia callipaeda) là do côn trùng đóng vai trò vật mang truyền (vector) đó là muỗi (Aedes, Culex, Anopheles) truyền bệnh giun chỉ khi chúng hút máu từ người và động vật có nhiễm ấu trùng giun chỉ truyền cho người hoặc động vật khác.
Côn trùng vector truyền bệnh giun mắt là ruồi khi chúng hút dịch ở mí mắt có chừa trứng giun truyền rồi truyền cho người hoặc động vật khác. Như vậy, cả 2 loại giun này đều không phải là ký inh ở côn trùng mà thực chất ruồi và muỗi chỉ là vật mang truyền thuần tuý.
Quay lai câu chuyện châu chấu có tuyến trùng, hay cũng như bất kỳ côn trùng nào khác cũng có thể nhiễm tuyến trùng đều là đối tượng vô hại đối với người và động vật.
Nếu ai không sợ vẫn có thể tiếp tục món khoái khẩu mà không ngại nhiễm bệnh. Không riêng ở Việt Nam, các món ăn được chế biến từ côn trùng đang trở thành món “đặc sản” không chỉ nơi dân dã mà cả ở một số khách sạn hay chốn ăn chơi cao cấp trên thế giới.
PGS.TS Nguyễn Ngọc Châu
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật



Trích từ nguồn báo Tiền Phong online .: Tiền Phong Online :.


Chúc các bạn vui.
Thân chào
 

bemaap

Đẹp Trai Nhất Nhà
Tham gia
9/2/09
Bài viết
749
Điểm tương tác
234
SVC$
0
ImageView.aspx
thânk chú diệp đại thành
đọc bài này xong mới biết bị nhầm,chứ từ lâu giờ cứ cho là sán nên bảo ông bắt cc phải bắt cc trước một đêm rồi sáng mai mình mới lấy cho chim ăn.
hi hi bữa nay trở lên mình cho chim tươi luôn cho có thêm dinh dưỡng từ giun tròn.
thânk cụ thành đã cung cấp tài liệu bổ ích.
 

Diệp Đại Thành

Hót - Múa - Xòe
Thành viên BQT
Tham gia
20/2/09
Bài viết
1,125
Điểm tương tác
294
SVC$
0
To: anh Bé,
.
Bởi vậy mới nói lâu nay anh em ta toàn làm kg đúng. Cào cào tập trung phần thịt nhiều ở đoạn lưng giáp đâù. Anh em ta toàn cắt đầu đi và moi cả ruột. Từ lúc em mới chơi chim còn bé tí đã được người lớn dạy như thế. Sai lầm quá đúng không.
Em thì kg cắt vì thấy tội tội nên để nguyên nhưng lâu lâu lại xổ sán-giun cho chim. Bởi vậy chơi cái gì cũng phải có khoa học nghiên cứu là như thế.
.
Thân chào
 

ếch cốm

Minh Hải
Tham gia
25/11/08
Bài viết
656
Điểm tương tác
10
SVC$
0
ImageView.aspx


mình thì chỉ thấy sợ chúng có hại cho con người thôi,chứ thực chất một số loài gia cầm và chim chóc đó chúng vẫn sơi nguyên con giun đất có sao đâu?mấy hôm nọ trời lạnh quá,ngoài bắc k có cào cào,châu chấu,dế dũi cũng chạy đâu hết,kể cả thạch thùng (để mình cho họa mi ăn ý mà),mình muốn tăng mồi tươi cho 2 em ở nhà bí quá chạy ra vườn làm 2 em giun đất cho 2 em mi chúng sơi ngay:a20:.

dù sao cũng cảm ơn bạn cho mọi người biết thông tin thú vị này,để khi cho chim ăn chúng ta k còn lo lắng nữa.thanks
 

Diệp Đại Thành

Hót - Múa - Xòe
Thành viên BQT
Tham gia
20/2/09
Bài viết
1,125
Điểm tương tác
294
SVC$
0
Chào em ếch,
.
Thực ra chim ngoài tự nhiên bắt được con gì ngoa ngoe là ăn thôi, theo mình nuôi chim không nên phụ thuộc quá vào một loại thức ăn. có gì cho ăn nấy có khi thấy em nhện to trong nhà đập một phát quăng vào lồng luôn xem như hôm đó em Than trúng số. Vả lại bài nghiên cứu trên cho thấy sán không thể làm hại động vật máu nóng và trong liệt kê có cả chim đấy.
.
Thân chào
 

dulong

Thành viên tích cực
Tham gia
21/12/09
Bài viết
160
Điểm tương tác
6
SVC$
0
cùng nhau thảo luận về giun trong cào cào

sáng nay mua cào cào về cho chim ăn, tình cờ mình phát hiện trong ruột con cào có con gì trắng trắng, mình lấy cái bấm chỉ kéo nó ra, thì ra là một con giun trắng tinh như cộng chỉ dài gần một gan tay, nhìn nó thấy ghê quá. Theo AE diễn đàn thì chim ăn những con nầy có hại gì không?.
 

MTCHIP

"Black and white"
Tham gia
3/1/08
Bài viết
1,248
Điểm tương tác
146
SVC$
0
Ðề: cùng nhau thảo luận về giun trong cào cào

Chào anh!
Đã có bài viết nói về vấn đề này. Anh chịu khó tìm đọc lại.
Trích gọn là giun trong cào cào không thể gây hại khi vào đường tiêu hóa của loài lông vũ hay động vật mà chỉ tăng thêm hàm lượng dinh dưỡng cho phong phú thôi.Ngạc nhiên chưa!!!?

Thân.
 

thuhy

Thành viên tích cực
Tham gia
25/8/09
Bài viết
120
Điểm tương tác
4
SVC$
0
Ðề: cùng nhau thảo luận về giun trong cào cào

Chào bạn.
Trước kia, khi còn bé mình cũng hay đi bắt cào cào (loại nhỏ như đầu đũa ăn cơm thôi) cùng lũ bạn rồi về rang ăn. Phải nói đó là một trong những món ăn dân dã mà rất ấn tượng đến khi mình đủ lớn.
Tình cờ cách đây hơn 10 năm, khi bã xã mua cào cào về để rang (loại to như cây đũa). Mình nhặt cào cào giúp bà xã bằng cách rút đầu bỏ ruột thì ôi thôi toàn thấy con giun (hoặc sán) như bạn mô tả. Đương nhiên nó đã chết nhưng mình vẫn nhận ra là 1 loại giun sán gì đó. Từ đó bắt đầu bỏ thói ăn cào cào mà vẫn thích ăn từ bé.
Đương nhiên đã là giun, sán thì có hại rồi nhưng mình có phân vân không biết:
- Loại cào cào nào thì có giun, sán trong bụng? Loại nào thì không?
- Nếu con người ăn vào thì có nguy hại thế nào? Động vật thì sao?
Với Chích chòe thì mình vẫn cho ăn bình thường nhưng chỉ khi bẫy được bổi thôi, còn bình thường thì mình ít cho ăn lắm.
Bạn nào có kinh nghiệm nữa xin được chia xẻ giúp.
Thân chào.
 

dulong

Thành viên tích cực
Tham gia
21/12/09
Bài viết
160
Điểm tương tác
6
SVC$
0
vậy mà sáng nay nhìn thấy ghê qua nên bỏ con cào cào đó luôn......hehe. Than MTChip và AE diễn dàn nha.
 

archpro

"Với tôi, chào mào là niềm đam mê!"
Tham gia
19/2/10
Bài viết
110
Điểm tương tác
10
SVC$
0
Cẩn thận với châu chấu có sán!

Vừa qua có 1 Mem đã viết 1 bài cảnh báo về việc có sán trong châu chấu, nhưng có lẽ nhiều người vẫn còn mơ hồ về nó vì "100 nghe ko bằng 1 thấy". Vì vậy hôm qua archpro đã kiếm được 1 mẫu vật cực kì sống động để anh em chiêm ngưỡng. Mẫu vật này là do thằng em cung cấp khi 2 anh em đi uống cafe, dợt chim và mua châu chấu.
Và đây là hình ảnh minh hoạ:
Imageshack - dsc01368y.jpg - Uploaded by archpro84
Imageshack - dsc01367k.jpg - Uploaded by archpro84
Imageshack - dsc01365u.jpg - Uploaded by archpro84
Chúc anh em một tuần vui vẻ!
PS: Vì em tìm không ra bài cũ nên mới tạo topic mới, nhờ các mod chuyển giúp cho đúng chỗ nhé! Thanks!
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom