Guest viewing is limited

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
Khướu (Timaliidae) họ chim, thuộc bộ Sẻ (Passeriformes) gồm các loài chim rất đa dạng, có cở trung bình, một số loài khướu cỡ nhỏ. Bộ lông khướu mền, dày, xốp, thường có màu xỉn, cánh tròn, chân khỏe và cao, thích nghi với việc di chuyển trên mặt đất và trên các cành cây, có tiếng hót vang và hay.

Phần lớn khướu sống thành đàn nhỏ, trong các tầng cây bụi hay dưới tán rừng, chủ yếu sống định cư.

Tổ hình chén hoặc tồ có mái che. Phần lớn các loài khướu, con trống và con mái có bộ lông và vóc dáng giống nhau.


Trên thế giới có 254 loài khướu. Việt Nam có 95 loài, được xếp vào loài đặc hữu Việt Nam, Phân bố ở các tỉnh miền Trung Việt Nam (như Quảng Bình, Quảng Trị), nam Trung bộ và đặc biệt ở Lâm Đồng. Khướu mun (tên khoa học là Garrulax chinensis lugens) được nuôi làm cảnh từ những năm 1994-1995 nhưng là vì chim rừng, nên khó nuôi. Chim khướu chọn nuôi đá nhau là chim khướu bạc má (có tên khoa học là Garrulax chinensis), khác với khướu đầu trắng (Garrulax lexcholophus).


Khướu bạc má Garrulax chinensis
garrulaxchinensiswatchi.jpg


Khướu đầu trắng Garrulax lexcholophus
00000012408.jpg

Ở vùng Kỳ Anh (Hà Tĩnh), A Lưới núi Bạch Mã (Thừa Thiên-Huế) có loài khướu gọi là khướu mỏ dài, tên khoa học là Jabouilleia danjoui, đây là loài chim đặc hữu quý của Việt Nam vừa có giá trị khoa học vừa có giá trị thẩm mỹ. Chim khướu này khi trưởng thành có mỏ dài, không cong, đuôi ngắn, bộ lông nâu hung vàng. Cằm, họng và giữa bụng trắng nhạt, sống định cư ở rừng độ cao 1000m.

Khướu mỏ dài Jabouilleia danjoui, loài đặc hữu của Việt Nam, sống tại vùng núi Bạch Mã, Thừa Thiên - Huế
img0306a.jpg

Ngoài ra, còn có 2 loài chim khướu có giá trị nữa trong 95 loài khướu ở Việt Nam là khướu mỏ dẹt đuôi ngắn và khướu xám.

Khướu mỏ dẹt đuôi ngắn: Tên khoa học là Paradoxomus davidianus tonkinensis, cũng là họ Timaliidae, bộ sẻ Passeriformes. Chim này có đầu hung nâu tươi, đuôi nâu thẫm, cánh viền màu hung tươi, mắt hung nâu, chân xám hồng. Chúng sống ở các bụi tre nứa trên các vùng đồi có độ cao 600-1000m, có rất nhiều ở Bắc Cạn.
(Không tìm thấy hình ảnh)​

Khướu xám: Tên khoa học là Garrulax maesi, đây là loài chim khi trưởng thành, phần lông trước mắt dưới mắt, má và cằm cùng dãy lông mày có màu đen nhạt. Hai bên đầu có vệt trắng rộng chạy từ phía sau mắt đến cổ; tai xám nhạt; bụng và ngực phớt nâu. Mắt nâu hoặc đỏ. Chân xám đen.

Khướu xám Garrulax maesi và khướu xám Garrulax castanotis
1020a.jpg


Khước xám sống ở rừng rậm thường xanh nguyên sinh, thứ sinh và rừng khai thác. Người ta gặp chúng ở khu vực Lài Cao, Yên Bái, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc… ở độ cao 1600m. Đây là loại chim hiếm, quý.

Khướu xám Garrulax maese khi còn non
00000015385.jpg



(Còn nữa)
 

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
Phần 2 – Vùng phân bố và đặc điểm màu sắc.
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
Trên thế giới, lòai chim khướu tập trung thành từng nhóm nhỏ, sống trong đám rừng tre hoặc trong những bụi cây rậm rạp. Tập trung ở miền nam Trung Quốc, phía tây tỉnh Vân Nam và khắp Đông Dương.
<o:p></o:p>
Khướu được nuôi và biết nhiều nhất là khướu bạc má Garrulax chinensis, khướu mun Garrulax chinensis lugens và khướu đầu trắng Garrulax lexcholophus. Khướu đầu trắng còn có tên gọi khác là bù chao, hoặc gọi đầy đủ là bù chao đầu bạc. Khướu đầu trắng hót không hay bằng hai con trước, nhưng bù lại chúng có thể bắt chước, nhại lại giọng húyt sáo của con người nên nuôi chúng rất vui cửa vui nhà.
<o:p></o:p>
Tại Việt Nam, chim khướu có mặt khắp nơi từ bắc miền Nam đến sát biên giới phía Bắc Việt Nam. Rất hiếm gặp tại tuyến rừng Bù Đăng – Bù Đốp đổ ra. Khướu có giọng hót rất lớn, rền và vang xa, đồng thời cũng có thể bắt chước được một số giọng hót đa dạng khác nên chúng cũng được gọi là khướu bách thanh.
<o:p></o:p>
Màu sắc của chúng tùy theo từng địa phương:
<o:p></o:p>
-Khướu đen tòan thân có màu đen, sống các vùng ven thuộc Quảng Trị, Quảng Bình. trở ra.<o:p></o:p>
-Từ Quảng Trị, Quảng Bình trở ra, khướu có màu xám tro.<o:p></o:p>
-Miền Trung, khướu có màu xám xanh đậm.<o:p></o:p>
-Khu vực Đèo Chuối (Bảo Lộc) có màu xám xanh.<o:p></o:p>
-Từ Bù Na trở ra, khướu có màu lông vàng nâu.
<o:p></o:p>
Khướu mun: Tòan thân có màu xám đen, màu tối nhưng nhìn sạch sẽ vì bộ lông óng mượt. Trên đầu lớt phớt vài cọng lông trắng, dưới hầu đen mun, chân đen, mỏ đen, ức cũng có vệt màu đen lan xuống lồng ngực. Chú ý con khướu đen nào có vệt đen nào càng dài càng quí.
<o:p></o:p>
Khướu bạc má: tòan thân có màu hung hung đỏ, hai bên má có đốm trắng bằng móng tay. Là lọai khướu có giọng hót hay và đa dạng nhất, thông minh nhất trong các lọai chim khướu. Từ “khướu bách thanh” là dùng chỉ khướu bạc má. Khướu bạc má có thể bắt chước rất nhiều giọng, giọng hót dài, đa âm đa sắc. Đặc biệt là khướu bạc má sống tại vùng Blao và Lâm Đồng.

<o:p></o:p>
<o:p></o:p>Phần 3 – Thuần dưỡng chim khướu
<o:p></o:p>
Khướu rất nhát người, thấy người đến gần lồng là nhảy tứ tung, dễ gãy đuôi, tróc trán. Nên phải cần có áo lồng và đặt vào nơi yên tĩnh. Khi quen dần mới từ từ tháo áo lồng.
<o:p></o:p>
Khướu mới mang về rất nhát và rất yếu vì mất nhiều nước. Lúc này ta nên pha sữa đút cho chim uống từ từ (chim sặc là chết ngay). Sau đó để vào nơi yên tĩnh cho chim mau lại sức. Chim trống chú ý vùng lông bao phủ hậu môn, lông có màu vàng khét.
<o:p></o:p>
Khướu lớn con (dài từ 20 – 24 cm) và hay nhảy tung lồng nên nuôi vào lồng tre/mây có đường kính 40 cm (lọai 72 nan) cao chừng 60 – 80 cm. Cầu lớn bằng ngón tay để cho khướu có thể đứng trên đó vững vàng.<o:p></o:p>
Chim khướu uống rất nhiều nước. Thiếu nước, chim há hốc mỏ để thở và sẽ chết ít lâu sau đó. Vì vậy cần chú ý cung cấp nước đầy đủ cho chim. Nuôi khướu cần phải vệ sinh lồng và năng tắm nước thường xuyên. Khi tắm nước cần phải sưởi ấm cho chim ngay.
<o:p></o:p>
Thức ăn cho chim cũng dễ kiếm, ít tốn kém. Chỉ cho chúng ăn chuối trộn với cám Ba Vì, hoặc hỗn hợp gạo trộn trứng. Có thể dùng bột đậu phụng (lạc rang) trộn chung với lòng đỏ trứng vịt cho chim mau căng, hót hay. Chim càng căng lửa sẽ càng hót hay, cung cấp thêm gián đất, dế, cào cào, thằn lằn hoặc thịt bò xé nhỏ để chim tăng thêm sức đề kháng.

<o:p></o:p>
Nhân tiện, xin trích nguyên văn cách thuần dưỡng chim khướu trích từ nguồn cuocsongviet.com. Bài viết dưới đây:<o:p></o:p>
Muốn thuần hóa chim khướu có hiệu quả, theo các nghệ nhân Nguyễn Phúc Liêm, Thừa Nhân Đạo, Lê Trương và một số nghệ nhân Lê Văn Thành, Nhất An… phải hết sức tốn công và kiên nhẫn.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Chim non tại ổ chưa đủ lông đủ cánh (chưa ra ràng) chúng chưa đủ trí khôn để nhận ra mồi, chưa bay được thường chỉ là nhờ vào ba mẹ đút mớm.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Người ta làm cho chúng một nhân tạo mô phổng theo tổ thật của chúng trên rừng, giử không khí ấm nhưng thoáng. Cách một giờ đút mồi một lần vì chúng tiêu hóa thức ăn nhanh để mau lớn. Khi đói, thấy người, chúng há mỏ ra chờ… Còn khi no, dù có cạy mỏ vẫn không hé. Chừng 6 tuần tuổi chúng biết bay nhảy. Độ 2 tháng , chúng tập hót, ban đầu là đơn âm, không đa âm trầm bổng. Chúng ta có thể thả như nuôi gà vịt, tối chúng biết vào lồng ngủ.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Chim trưởng thành khó nuôi hơn. Chúng bay nhảy tứ tung để thoát thân nên dễ bị bể đầu sứt móng, có con vài hôm lăn ra chết. Vì vậy, để hạn chế phản ứng, ta nuôi trong lồng được phủ kín có để sẵn nước, sâu, chuối chín. Lồng chim phải treo nơi thanh vắng… đở cho chim hỏang hốt. Vài ba hôm, hạ lồng xuống thay thức ăn rồi treo lên chỗ cũ..áo phủ lồng hé dần cho chim quen với bên ngoài. Thường thì mất 4 tháng chim mới quen, nửa năm chim mới thuần thục.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Khi thuần thục rồi, chim hót rất hay và giữ được ”giọng rừng”, khác với chim khướu non ta nuôi từ bé giọng hót không điêu luyện. Vì vậy, nghệ nhân thích thuần dưỡng chim khướu bổi hơn.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Người nuôi chim thường khó tính, mua, họ, chọn mỏ, mắt, lông, chân, ngón, móng… phải hòan chỉnh, còn có chút ”tì vết” dù hót có hay ta cũng….thả, không tiếc vì ít giá trị.

Cuối cùng, các nghệ nhân nuôi chim cho biết: Chim hót rất ưa tắm, vài ba ngày phải cho tắm một lần, mỗi lần 15 phút. Khi tắm phải sang lồng chim khác cho chim, phải giữ lồng cho sạch sẽ, nghĩa là vệ sinh cho chim.”
<o:p></o:p>

<o:p></o:p>Phần 4 – Mùa sinh sản
<o:p></o:p>
Chim khướu thường đẻ vào mùa hè, tức là từ tháng 4 đến tháng 6. Ổ thường được làm trên các cây cao trên lưng chừng núi. Mỗi ổ chứa khỏang 3 – 5 quả trứng. Chim ấp 15 ngày trứng nở. Chim non sau 45 ngày có thể tự kiếm ăn. Đến 4 – 5 tháng tuổi, chim thay lông trưởng thành. Lúc này chim non bắt đầu tập hót, giọng sẽ từ từ lớn dần.
<o:p></o:p>
Phần phụ - Chú ý:
<o:p></o:p>
-Khướu có mỏ hở hoặc mỏ kênh sẽ hót được rất nhiều giọng.<o:p></o:p>
-Khướu có đuôi tròn khi nhảy thường xòe đuôi. Khi chim thuần, chim “hót hay múa đẹp” dễ dàng.<o:p></o:p>
-Chim trống chú ý vùng lông bao phủ hậu môn, lông có màu vàng khét.<o:p></o:p>

Rất mong được đóng góp thêm tài liệu cho diễn đàn. Bài có thể có sai xót do từ ngữ khoa học dịch không chính xác. Rất mong ACE thông cảm và có thể gửi sửa chữa lại cho thích hợp. Xin cảm ơn vì đã đọc bài.
<o:p></o:p>
Hết
<o:p></o:p>
(Bài được biên dịch, trích từ các nguồn Wikipedia, cuocsongviet.com. Có trích và tham khảo thêm trong sách “Kỹ thuật nuôi dạy các lòai chim” – NXB Đồng Nai xuất bản năm 1999 của tác giả Lê Thanh và Nhã Uyên.)<o:p></o:p>
 

danhfooc

Thành viên diễn đàn
Tham gia
1/3/10
Bài viết
11
Điểm tương tác
0
SVC$
0
xin hỏi: khướu đầu trắng nuôi có giá trị không? tại em nghe nó kêu không hay lắm, nhưng thấy dáng thì đẹp, bác trung_apolo chắc chơi khướu nhiều lắm hen?
 

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
xin hỏi: khướu đầu trắng nuôi có giá trị không? tại em nghe nó kêu không hay lắm, nhưng thấy dáng thì đẹp, bác trung_apolo chắc chơi khướu nhiều lắm hen?

Cảm ơn bạn đã đọc bài

Khướu đầu trắng còn có tên gọi là bù chao, hoặc bù chao đầu bạc cũng là một loại chim trong gia đình khướu hót, nhưng thật ra, giọng hót của bù chao lại không hay cho lắm nhưng tiếng hót rất to và hình dáng có giá trị thẩm mỹ, đẹp hơn nhiều so với các loại khướu hót khác. Có một số tài liệu nói rằng khướu đầu bạc có thể bắt chước một số giọng như giọng chó sủa, mèo kêu hay một số chim hót khác. Rất tiếc là trung_apolo không có tài liệu để dẫn chứng khướu đầu bạc bắt chước một số giọng nói trên. Mong bạn thông cảm.

Tuy nhiên, nếu nuôi khướu đầu trắng khi còn tơ, chúng rất dễ dàng tạo mối quan hệ thân thiện cùng với bạn.

Tùy theo sở thích và tính thích nghi của bản thân chúng đối với con người, khướu bồ chao vẫn là một đối tượng yêu thích để nuôi lồng.

Do đó, nếu bạn đã yêu chúng vì chúng có dáng đẹp, bạn nên tiếp tục nuôi chúng nhé.

Chúc bạn vui.

Thân.
 

duongbachkhoa@gmail.com

Thành viên diễn đàn
Tham gia
21/4/10
Bài viết
15
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Bài viết rất hay, xin cảm ơn tác giả. Nhân tiện anh Trung cho hỏi nuôi khướu mun hoặc bạc má có cần fải nuôi thêm 1 con mái để kích con trống không? Có người nói nếu nuôi con khướu đầu bạc (bù chao) thì các con chim khác sẽ ít hót hơn vì sợ tiếng kêu của nó? Mình muốn nuôi thêm 1 con bù chao mà phân vân quá....Rất mong anh hồi âm!
 

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
Bài viết rất hay, xin cảm ơn tác giả. Nhân tiện anh Trung cho hỏi nuôi khướu mun hoặc bạc má có cần fải nuôi thêm 1 con mái để kích con trống không? Có người nói nếu nuôi con khướu đầu bạc (bù chao) thì các con chim khác sẽ ít hót hơn vì sợ tiếng kêu của nó? Mình muốn nuôi thêm 1 con bù chao mà phân vân quá....Rất mong anh hồi âm!

Cảm ơn bạn đã đọc bài.

Cho Trung_apolo xin lỗi về sự hồi âm chậm trễ.

Để trả lời câu hỏi của bạn, mình tách ra từng câu hỏi nhỏ hơn để các ACE có thể góp ý thêm cho bạn, và đây cũng là ý kiến của cá nhân thôi nhé, nếu có sự trái ngược, xin các lão tiền bối chỉ giáo thêm cho bạn và cả cho trung_apolo học hỏi thêm nhé.

Thứ nhất, vấn đề bạn hỏi là "nuôi khướu mun hoặc bạc má có cần fải nuôi thêm 1 con mái để kích con trống không?"
Xin trả lời bạn: Khướu mun và khướu bạc má có nhiều và trải rộng từ bắc xuống phía nam. Và tùy theo đặc điểm địa lý vùng miền và khí hậu khác nhau nên giữa chúng sẽ phân bố theo từng vùng miền khác nhau. Trong mùa sinh sản, khướu sẽ "phát ra" giọng hót đặc biệt để ... "chinh phục" con mái. Đây không phải chỉ có loài khướu mà hầu hết các sinh động vật trên trái đất này đều có những hành vi như thế. Với các loài có giọng hót hay, con mái là một phần để kích thích giọng "hát" đặc biệt của con trống. Tuy nhiên trên thực tế, loài khướu còn gọi là khướu bách thanh (để chỉ khướu bạc má), được hiểu là chim khướu có khả năng bắt chước rất nhiều giọng, và sự lựa chọn nuôi khướu rất ít người nuôi chim khướu lồng chịu nuôi con mái, bởi nếu có con mái, có lẽ chúng sẽ chỉ hót giọng theo bản năng của chúng, và có thể làm cho giọng hót kém phần đa sắc đa âm hơn nếu chỉ nuôi khướu đực thôi, bản thân chúng sẽ tự tạo hoặc bắt chước vô số giọng khác để mời gọi con mái.

Thứ hai, vấn đề bạn hỏi là: Có người nói nếu nuôi con khướu đầu bạc (bù chao) thì các con chim khác sẽ ít hót hơn vì sợ tiếng kêu của nó.

Trong ý này, trung-apolo sẽ đưa ra 2 giả thiết để trả lời hai câu hỏi, câu hỏi thứ nhất là nếu bạn nuôi khướu đầu bạc (bù chao) với các loại khướu khác cùng họ; và câu hỏi thứ hai là bạn nuôi khướu đầu bạc (bù chao) với các loại chim khác.

Giả thiết thứ nhất, khướu đầu bạc và các loại chim khướu khác về hình dáng và kích cỡ gần như tương tương. Chim bù chao có giọng to nhưng đơn âm, nghe không được hay so với loài khướu khác nhưng bù lại, chúng có ngoại hình và màu sắc đẹp nhất trong các loài khướu khác, bởi nổi bật phần lông đầu đặc biệt nên chúng cũng là loại khướu được ưa thích do dáng vẻ bề ngoài. Tuy giọng to và đơn âm đi lặp lại, nhưng nuôi chúng trong bộ ba khướu mun - khướu bạc má - khướu đầu bạc vẫn sẽ là cách lựa chọn tốt nhất vì chúng sẽ không đè và át tiếng lẫn nhau, và bạn sẽ có một bộ sưu tập gần như đầy đủ về loài.

Giả thiết thứ hai, bạn đã biết giọng bù chao lớn, ngoại hình lớn so với các loại chim hót/cảnh khác đang thông dụng trên thị trường hiện nay. Chính vị giọng hót đó, có thể không thể át được tiếng so với các loại chim hót cảnh nhỏ hơn nhưng vì ngoại hình quá lớn, các loại nhỏ hơn có lẽ vì sợ về ngoại hình chứ không phải về giọng hót. Nếu bạn thích nuôi bù chao và các loại chim khác không cùng loại, tốt nhất là không cho chúng thấy mặt bù chao thì việc nuôi chúng không còn là vấn đề mà bạn quan tâm là "nuôi con khướu đầu bạc (bù chao) thì các con chim khác sẽ ít hót hơn vì sợ tiếng kêu của nó."

Vài lời chia sẻ cùng bạn, chúc bạn vui với câu trả lời này.

Thân
 

Overstar

Thành viên cống hiến
Tham gia
5/6/09
Bài viết
555
Điểm tương tác
9
SVC$
0
Thêm một thông tin về cách chọn Khướu .
Khướu là một loại chim hót khá phổ biến . Vì nó thường dùng vào việc hót nên để chọn một con khướu hót hay và vang to , âm đi dài . Người chơi ngoài việc chọn một con mỏ kênh thì nên chọn một con khướu có vùng lông đen ở cổ được kéo dài xuống dưới bụng bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu , bản lông đen cũng theo đó mà rộng ra là tốt.
Vùng lông đen đó cũng giống như hầu của Chào Mào . Người chơi chào mào thường chọn con họng bò đó . Nếu để ý khi một con khướu cất tiếng hót thì nguyên cả vùng đen đó " hoạt động " lên xuống . To nhỏ .
Còn tiêu chí để có một con khướu hoàn chỉnh thì cũng khó . Vì thế mình đưa ra cách chọn này là dễ nhất mà khả năng chính xác để được một con khướu hót hay rất cao . Còn về hình dáng bên ngoài thì...Như anh trung_apolo đã nói tới trên . Mình chỉ bổ sung thêm vốn kiến thức mình có thôi.
Thân !
 

duongbachkhoa@gmail.com

Thành viên diễn đàn
Tham gia
21/4/10
Bài viết
15
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Xin cảm ơn anh Trung và bạn Overstar nhiều nhé! Được các cao thủ trên diễn đàn tư vấn cho chắc chắn không chỉ riêng mình và còn nhiều bạn yêu chim khác sẽ có thêm kiến thức và bổ xung vào bộ sưu tập được những chú chim đẹp.
 

vnn1234

Thành viên tích cực
Tham gia
25/8/09
Bài viết
421
Điểm tương tác
27
SVC$
0
bu chao nuoi tu nho co the tha rong nhu cho meo vay.trc nha thag ban minh cug co 1 cap nuoi tu nho chi can huyt sao la keu am i bay vo lien.nhin cug de thuong lam.nhan tien cho minh hoi ban nao ban khuou ko?ja chi tu 500->800 thoi.pm minh nha

Bù chao nuôi từ nhỏ có thể thả rong như chó mèo vậy trước nhà thằng bạn mình cũng có 1 cặp nuôi từ nhỏ chỉ cần huýt sáo là kêu ầm ỉ bay vô liền .Nhìn cũng dễ thương lắm.Nhân tiện cho mình hỏi bạn nào bán khướu không ? giá chỉ từ 500->800 thôi .pm mình nha
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

ngocson2008

Thành viên mới
Tham gia
16/4/10
Bài viết
1
Điểm tương tác
0
SVC$
0
cho mình hoi them nha. hôm vừa rôi minh vừa bắt được một ổ chim con, con mẹ nhìn rất giống khứu bạc má ( hai má máu trắng, mình có vằn màu nâu nhìn như chim bồ chao, đuôi có đốm trắng ở cuối) không biết đó là chim gì? mình có đi hỏi mấy ngưới chơi chim lâu năm , có kinh nghiệm thì họ bảo đó là khứu bắt thanh. các bạn chỉ giúp nhá. THANKS.
 

phoenix108

"năm châu kết bằng hữu"
Tham gia
18/3/08
Bài viết
523
Điểm tương tác
34
SVC$
0
Rất cám ơn Trung_apolo về bài phân tích về khướu ,cũng như sự bổ sung về chọn chim của Overstar . Mình chỉ có góp ý nhỏ thêm vào cho thật đầy đủ dữ liệu nhe các bạn .Cái này chỉ là do kinh nghiệm nuôi khướu của mình thôi.
-Về khướu bạc má thì khi nuôi khướu bổi hay là khướu thuộc mà người ta bán lại các bạn để ý xem buổi sáng sớm nó có kêu tiếng như mèo kêu không ? hay là kêu "nghèo ,nghèo" cái này theo dị đoan người ta hay tránh ,vì sáng ra chưa gì đã kêu nghèo rồi .[cái này 10 con thì gặp 4,5 con như vậy] thành thử ra người ta hay bán chim thuộc nhưng giá rẽ là vậy.
thứ đến là buổi trưa nó hay kêu "khứa cổ ,khứa cổ" cái này chim cũng không đươc chuộng lắm.
--Về bù chao [hay khướu đầu trắng] loại này giá trị không bằng khướu bạc má hay khướu mun . Vì tiếng hót không hay ,đơn điệu ....Nhưng các bạn chú ý ,Bù chao trống kêu cũng khá lắm tuy không bằng khướu BM ,nhưng cũng có lên xuống giọng điệu ,. Còn bù chao mái thì chỉ la làng inh ỏi điếc tai ,và kêu thì hay rộ lên .
Đa số chim bù chao bán dạo toàn là chim mái ,nên các bạn mới thấy nó ồn ào inh ỏi ,chứ bắt chim rừng về có trống thì nuôi cũng hay hay .
Đặt biệt nuôi bù chao con lên chim rất khôn ,dạn và mến chủ có thể thả ra lùa vào lồng mỗi ngày ,và để đi làm chim mồi bẩy thì ngon lành vô cùng.
-- Còn lại 1 loại họ khướu này mà người ta gọi bằng bù chao chó [hay là mi đất] hay đi lẫn vào bầy bù chao ,nhưng rất hung dữ ,loại này chim trống hót hay [tiếng hót nó ở giữa khướu bac má và họa mi ] còn chim mái thì kêu như tiếng còi xe cứu thương rất khó chịu
RECO0175.jpg
[/IMG]

RECO0155.jpg
[/IMG]

RECO0206.jpg
[/IMG]

và đặt biệt còn 1 loại nữa ,mình không có hình ,nhưng nhìn chung nó rất giống khướu bạc má nhưng nhỏ con hơn và má trắng 2 bên không ở giữa má mà lệch xuống dưới cổ 1 tí ,nhìn chim nhỏ gọn ,linh động chứ không như khướu ,giới bán chim dạo hay lừa gạt là khướu bạc má con [hay tơ] bán giá cao bằng khướu trong khi loại này không hót gì cả ,cũng ít la kêu và rất nhát khó thuần,giá cả chỉ chừng 30k hay 40k /con mà không ai mua nếu biết.

*Mình góp ý là các bạn nuôi khướu muốn chim đẹp ,sung hót nhiều [kể cả bù chao] thì phải :
1/ siêng cho chim tắm [như họa mi ,than ,lửa] và phơi nắng .
cái này có cái lợi là khi chim lỡ sẩy ra ,mình để lồng tắm là nó vào tắm mà bắt lại được .khướu là loài rất thích tắm.
2/ cho ăn mồi tươi sống thường nhật [dế cào cào ,thằn lằn ,thịt bò vụn nạc..]
3/ nên nuôi chim mái và không để gần nhau ,để khuất chim chỉ nghe tiếng nhau thôi .
nếu nuôi nhiều trống [2,3 con trở lên dứt khoát phải có chim mái ]lâu lâu [độ tuần lễ] cho nó gặp nhau [thấy nhau khoảng 30,40 phút ] rồi tách ra .
4/ Chim dù bổi hay thuộc gì cũng phải đậy áo lồng mỗi chiều tối đi ngủ như là nuôi than ,mi vậy .
Ít dòng kinh nghiệm đóng góp cùng cả nhà ,Thân mến
 

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
cho mình hoi them nha. hôm vừa rôi minh vừa bắt được một ổ chim con, con mẹ nhìn rất giống khứu bạc má ( hai má máu trắng, mình có vằn màu nâu nhìn như chim bồ chao, đuôi có đốm trắng ở cuối) không biết đó là chim gì? mình có đi hỏi mấy ngưới chơi chim lâu năm , có kinh nghiệm thì họ bảo đó là khứu bắt thanh. các bạn chỉ giúp nhá. THANKS.


Nếu theo lời bạn nói thì, (có thể) là khướu bạc má, hay còn gọi là khướu bách thanh. Từ có thể để trong ngoặc kép nhắc nhở bạn nên đọc bài của chú Phoenix108 trong đó có đoạn: "đặt biệt còn 1 loại nữa ,mình không có hình ,nhưng nhìn chung nó rất giống khướu bạc má nhưng nhỏ con hơn và má trắng 2 bên không ở giữa má mà lệch xuống dưới cổ 1 tí , nhìn chim nhỏ gọn ,linh động chứ không như khướu , giới bán chim dạo hay lừa gạt là khướu bạc má con [hay tơ] bán giá cao bằng khướu trong khi loại này không hót gì cả , cũng ít la kêu và rất nhát khó thuần, giá cả chỉ chừng 30k hay 40k /con mà không ai mua nếu biết." nên mình chưa chắc lắm.

Nhưng thiết nghĩ, nếu bạn yêu thích chim thì nên chăm sóc chúng cẩn thận. "có công mài sắt có ngày nên ... khướu bách thanh" mà. Hihi, chúc bạn vui với câu trả lời này.

Thân.
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom