Guest viewing is limited

tdpro193

"Triệu Phú Khu Ổ Chuột"
Tham gia
24/5/09
Bài viết
326
Điểm tương tác
131
SVC$
0
Mỗi năm, cứ đến mùa bão lũ là tôi không dám đọc những bài báo về miền Trung - quê tôi. Vì tôi luôn chắc ở đó luôn có cái đói nghèo khó khăn. Mà bão lũ lại về thì không tránh khỏi đau thương, tang tóc. Không biết vì ông trời không công bằng với miền Trung nghèo khó hay vì mùa hè hạn hán, mùa đông bão lũ mà miền Trung trở nên nghèo khó như vậy?
Không biết từ đâu, thiên tai có từ bao giờ. Khi tôi lớn lên, biết cảm nhận được thế giới xung quanh thì nơi ấy cũng đã vậy rồi.

Mưa lũ tiếp tục hoành hành miền Trung
* Nhiều vùng bị cô lập hoàn toàn

* Hà Tĩnh: 4 người chết, 3 người mất tích

* Thủy điện Hố Hô bị ngập tràn
Ngày 4.10, mưa lớn tiếp tục diễn ra trên toàn tỉnh Hà Tĩnh, gây lũ lớn cục bộ không dứt tại các huyện miền núi: Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn khiến 4 người chết, 3 người khác mất tích, gần 60.000 người bị cô lập, nhiều tuyến đường miền núi bị chia cắt hoàn toàn.

Đặc biệt, thủy điện Hố Hô giáp ranh giữa hai huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) và Tuyên Hóa (Quảng Bình) bị ngập tràn cao hơn 1m.

Mưa lớn, các cửa xả gặp sự cố khiến nước trong lòng đập thủy điện Hố Hô cao, tràn ngập qua thân đập hơn 1m, lượng nước đo được lên tới khoảng 40 triệu m2 nước, khiến 25.000 hộ dân bị ngập, trong đó có gần 9.000 hộ dân ngập trên 2m.

Hàng ngàn hộ dân ở khu vực xung quanh thủy điện Hố Hô: Hương Trạch, Phúc Trạch, Lộc Yên (Hà Tĩnh) chìm trong biển nước. Được biết, Công trình thủy điện Hố Hô do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư.

Ngay trong ngày 4.10, hàng trăm chiến sĩ bộ đội thuộc Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh đã tập trung lực lượng dọn dẹp lại khu vực thủy điện Hố Hô, khiến trạm thủy điện như một bãi chiến trường.

Cũng theo báo cáo nhanh từ Ban chỉ đạo PCLB Hà Tĩnh, hiện toàn tỉnh có 4 người chết, 3 người mất tích, tập trung tại Hương Sơn và Hương Khê.

Hiện đã xác định được danh tính 4 người chết là: Đoàn Trọng Giáp, chiến sĩ thuộc Đại đội 17, Bộ chỉ huy Quân sự Hà Tĩnh khi đang thi công tại đường hầm CH-01, xã Hòa Hải và cô Trần Thị Hoa - giáo viên trường Mầm non xã Hương Thủy, huyện Hương Khê bị lũ bất ngờ cuốn trôi; và hai anh em trai: Bùi Khánh Linh (4 tuổi) và Bùi Sỹ Nguyên (3 tuổi), đều trú tại thôn Kim Lĩnh, xã Sơn Phúc, huyện Hương Sơn. Còn 3 người khác bị lũ cuốn trôi chưa tìm thấy.

Tính đến 15 giờ chiều nay, huyện Vũ Quang có 12/12 xã bị ngập và 8/12 xã bị cô lập hoàn toàn, trong đó gần 32.000 người dân bị cô lập hoàn toàn, một ngôi trường mầm non ở Đức Bồng, huyện Vũ Quang bị sạt lở đè sập trường.

Riêng huyện Hương Khê đến 15 giờ chiều nay, đã có 15/22 xã bị cô lập hoàn toàn, làm gần 25.000 hộ dân bị ngập. Người và gia súc đã được tập trung di dời đến nơi an toàn. Theo dự báo, huyện Hương Khê sẽ chịu nước ngập trong vòng 4 ngày tới.

Hiện các lực lượng chức năng: Bộ đội, dân quân tự vệ, người dân địa phương đang khẩn trương tìm kiếm người mất tích. (Tin, ảnh: Trương Hoa)


Hàng ngàn căn nhà tại xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê chìm sâu trong nước và bị cô lập hoàn toàn

Nhiều hộ dân tại xã Hương Trạch, Hương Khê đang di dời trâu bò tránh lũ


Thủy điện Hố Hô tràn ngập nước khiến 15/22 xã tại đây bị chìm trong biển nước

Người dân địa phương hoang mang trước trạm thủy điện Hố Hô bị ngập tràn hơn 1m

Mới trải qua trận lụt chưa được hai ngày, thủy điện Hố Hô đã bị sạt lở nghiêm trọng


Lực lượng Bộ đội Biên phòng thuộc Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh đang dồn hết sức chấn chỉnh và dọn dẹp hiện trường tại thủy điện Hố Hô
* Báo cáo nhanh của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão T.Ư sáng nay 4.10 cho biết, mưa lũ tại các tỉnh miền Trung đã cướp đi sinh mạng của sáu người, làm bị thương hai người.
Trong đó, Hà Tĩnh có bốn người chết và một người bị thương, Quảng Bình một người chết và một người bị thương, Quảng Trị một người chết.
Mưa lũ cũng đã làm ngập và hư hại 6.294 căn nhà của người dân, cuốn trôi một tổ máy và làm hư hỏng nhà máy phát điện phía sau tràn đập Hố Hô...
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư cho biết, mưa lũ vẫn còn diễn biến xấu tại miền Trung.
Dự báo, lũ trên các sông ở Hà Tĩnh và từ Quảng Trị đến Thừa Thiên - Huế tiếp tục lên. Trưa và chiều nay, lũ trên sông La tại Linh Cảm lên mức 4,7m (trên báo động I là 0,2m), sông Gianh tại Mai Hóa ở mức 6,5m (báo động III), sông Kiến Giang tại Lệ Thủy: 3m (trên báo động III khoảng 0,3m), sông Thạch Hãn tại Thạch Hãn: 5,7m (trên báo động III gần 0,2m), sông Hương tại Huế: 3m (dưới báo động III là 0,5m).
Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão T.Ư yêu cầu các địa phương tiếp tục triển khai phương án chống lũ theo cấp báo động, kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, hạ lưu các hồ, đập, vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét để tổ chức sơ tán dân, bảo đảm an toàn về người và tài sản. Tổ chức lực lượng kiểm soát giao thông tại các khu vực đường bị ngập, các ngầm, đò ngang, đò dọc để hướng dẫn người, phương tiện qua lại đảm bảo an toàn đồng thời nghiêm cấm việc vớt củi khi có lũ.
Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão T.Ư cũng yêu cầu các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến mực nước các hồ chứa, thực hiện vận hành điều tiết đảm bảo an toàn công trình và hạ du, chủ động triển khai lực lượng cứu hộ để xử lý sự cố phát sinh đảm bảo an toàn tuyệt đối công trình.
Trước khi xả nước hồ, chủ công trình phải thông báo cho chính quyền địa phương và nhân dân vùng hạ lưu biết để chủ động sơ tán, đồng thời báo cáo Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các cấp liên quan để chỉ đạo kịp thời.
Tổng công ty Điện lực miền Bắc (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) triển khai ngay lực lượng xử lý đảm bảo an toàn đập thủy điện Hố Hô.
Hiện các địa phương vùng chịu thiên tai đang tổ chức thăm hỏi và hỗ trợ gia đình có người bị nạn, nhà bị sập, hư hỏng. (Quang Duẩn)
Quảng Bình: Nhiều nơi ngập sâu hơn 1,5m, hoàn toàn bị cô lập


Xã Quảng Hải, H.Quảng Trạch (Quảng Bình) chìm trong nước lũ

Hàng trăm ngôi nhà ven sông Gianh (H.Quảng Trạch) bị ngập

UBND huyện Quảng Trạch tổ chức cứu trợ cho người dân vùng lũ

Người dân nhận mì giữa biển nước
Sáng 4.10, tại tỉnh Quảng Bình tiếp tục có mưa to đến rất to trên diện rộng, lượng mưa đo được vượt quá 600mm gây ngập lụt cho hơn 17.000 căn nhà tại các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Lệ Thủy, Quảng Trạch.

Có những địa bàn ngập sâu hơn 1,5m như Quảng Hải, Quảng Tiên (H.Quảng Trạch), Châu Hóa, Văn Hóa (H.Tuyên Hóa) nên hoàn toàn bị cô lập trong nước lũ.

Người dân xã Quảng Hải, H.Quảng Trạch nhận mì cứu đói giữa dòng nước xoáy

Nước chảy mạnh đến nỗi thuyền không thể đi vào nhà dân được

Nhận mì xong, người dân tự đi ứng cứu với nhau

Em bé này đói quá, ăn mì dưới nước lũ

Hàng ngàn căn nhà chìm trong nước

Thả xuồng chuyển mì từ thuyền lớn vào

Bốc mì dưới mưa

Người dân cũng không thể chèo đò ra nhận nên phải dùng dây thừng néo vào gốc cây để bám
Thông tin từ Ban chỉ huy PCLB-TKCN tỉnh cho biết có hai người chết do lũ ở xã Quảng Tiên (H.Quảng Trạch) và Xuân Trạch (H.Bố Trạch), một tàu cá bị sóng đánh chìm tại cửa Nhật Lệ, lực lượng cứu hộ nhanh chóng cứu được hai người trên tàu. Hiện các đoàn cứu hộ đang nỗ lực tiếp cận vùng bị chia cắt nhưng rất khó khăn vì mưa to, gió giật cấp 7, sóng lớn không thể hạ xuồng cứu hộ. Toàn bộ học sinh trong vùng lũ được cho nghỉ học. (Tin, ảnh: T.Q.Nam)
Một huyện hơn 8.000 căn nhà ngập sâu trong nước
Trưa nay 4.10, PV Thanh Niên Online có mặt tại huyện miền núi Tuyên Hóa (tỉnh Quảng Bình), một trong những địa phương đang bị thiệt hại nặng do trận mưa liên tục mấy ngày qua.
Ông Nguyễn Tri Phương, Phó ban chỉ đạo PCLB huyện Tuyên Hóa cho biết, lúc 13 giờ hôm nay, mưa to vẫn không ngừng trút xuống trên địa bàn huyện. Tại Trạm thủy văn Đồng Tâm, lượng mưa đo được lên tới trên 700 mm.
Hiện tại, toàn huyện có đến 8.000 căn nhà bị chìm sâu trong biển nước, một căn nhà bị lũ cuốn trôi, nhiều cụm dân cư trong địa bàn huyện đang trong tình trạng bị cô lập hoàn toàn, giao thông đường bộ bị cắt, nước chảy xiết nên thuyền cũng rất khó tiếp cận.
Địa phương đã sơ tán khẩn cấp 1.571 hộ dân với 5.016 người có nhà bị ngập nóc và ở vùng có nguy cơ sạt lở, đến nơi an toàn.
Trường học ở 8 xã vùng hạ lưu sông Gianh đều phải đóng cửa. Thiệt hại ban đầu ước tính lên đến hàng trăm tỉ đồng. (Tin, ảnh: Việt Hoàng)

Khoảng 1.000 ngôi nhà tại huyện Tuyên Hóa ngập sâu trong nước lũ

Lúc 1 giờ ngày 4.10, nhiều cụm dân cư bị cô lập, giao thông tê liệt


13 giờ ngày 4.10, trên quốc lộ 12A đoạn qua địa bàn xã Đức Hóa và Phong Hóa nước lũ ngập sâu từ 0,5 đến 0,7m

Thầy và trò trường THCS Đồng Hóa ở vùng thượng nguồn sông Gianh, đang khắc phục hậu quả trận lũ

Thừa Thiên - Huế: Một cháu bé chết đuối
Sáng nay 4.10, các tuyến đường trong nội thị TP Huế nước đã xuống. Tuy nhiên, một số xã như Quảng An, Quảng Phú, Quảng Phước (H.Quảng Điền), Phong Thu, Phong Hòa, Phong Chương (H.Phong Điền)... nước vẫn còn ngập sâu. Tuyến Quốc lộ 1A tại km829 đoạn cầu vượt Thủy Dương ngập 0,5m khiến giao thông qua lại trên đoạn đường này rất khó khăn.
Trong lúc đó, tỉnh lộ 17 từ thị trấn Phong Điền đi Phong Mỹ (đoạn qua thôn Vĩnh Nguyên) vẫn còn ngập sâu 1m, tại tỉnh lộ 4 (đoạn Phong Bình đi Phong Chương) bị ngập 0,5m, người dân vẫn phải đi lại bằng đò.
Lợi dụng lúc nước lũ dâng ngập các tuyến đường, nhiều người chèo đò đã tranh thủ “làm ăn” với giá cắt cổ, như đoạn tỉnh lộ 4 (Bao Vinh, Quảng An) chỉ ngập khoảng vài trăm mét, nhưng người đi đường phải tốn từ 10.000 - 20.000 đồng/người lượt (gồm cả xe máy).



Đường tỉnh lộ 4 (Bao Vinh- Quảng Thành, H Quảng Điền) ngập sâu gần 0,5m

Người dân vùng lũ xã Hương Vinh (H.Hương Trà) bủa lưới trên đồng ruộng ngập lũ


Nước lũ dâng ngập tuyến tỉnh lộ 8b (đường Nguyễn Chí Thanh, Huế đi H.Quảng Điền) khiến người dân phải đi lại bằng thuyền
Tuy lấy tiền với giá cao nhưng hầu hết các thuyền này đều không hề có bất cứ phương tiện cứu hộ nào.
Trong khi đó, giá cả thực phẩm tại các chợ tăng chóng mặt. Tại xã Quảng An, H.Quảng Điền, giá 1kg thịt lợn là 60.000 đồng, tăng 15.000 đồng, rau muống 4.000 đồng/bó, cá lóc 60.000 đồng/kg…
Tại TP Huế đã có một cháu bé 4 tuổi chưa xác định danh tính, con ông Bình ở đường Trần Quý Cáp, phường Thuận Lộc, do không may đã chết đuối trên sông Ngự Hà.
Ở thị trấn Phong Điền, ngày 3.10, cũng đã xuất hiện một cơn lốc làm hơn 10 ngôi nhà tốc mái. (Bùi Ngọc Long, ảnh: M.P)
LỜI KẾT
Nhưng giường như ông trời không muốn buông tha cho mảnh đất miền Trung nghèo khó. Hết ngập lụt thì các dịch bệnh lại thi nhau kéo về. Rồi khi bệnh tật tạm lắng xuống, thì người dân lại chống chọi với một, hai cơn bão nữa. Mỗi mùa đông như vậy, có khoảng ít nhất 2 cơn bão và 2 áp thấp nhiệt đới. Chừng ấy cũng đủ mệt mỏi rồi. Đồng ruộng, ngô khoai đều bị nước nhấn chìm. Khi nước cạn thì cũng đã là mùa xuân, lúc đó mới làm lại vụ mới. Thử hỏi cái đói, cái rét sao không đeo bám người dân. Mà nhà nông thì ít người có của ăn của để. Làm được ít lúa gạo thì phải bán để mua thức ăn, để lấy tiền mua phân bón cho vụ sau.
Bởi không chịu nổi cái cảnh bữa no bữa đói như vậy, thanh niên trai tráng trong làng, người có sức lao động đều đi làm ăn xa hết, hoặc vào miền đất hứa Sài Gòn, hoặc lên Tây Nguyên hái cà phê thuê, nhà ai cũng chỉ có đàn bà và trẻ con. Hỏi thì ai cũng bảo người nhà của họ đi làm ăn hết rồi. Thế đấy, nếu mùa mưa lũ về, chỉ có đàn bà, trẻ con và người già làm sao chống chọi được?
Hình ảnh chiếc trực thăng thả từng gói mì, cân gạo xuống nước và hình ảnh những người dân ngập trong nước với những chiếc áo tả tơi, quần ướt sũng, trên tay bế đứa trẻ run lên vì rét, vẫy vẫy vài cánh tay gầy gộc khiến lòng tôi cứ rưng rưng, tôi tự hỏi liệu có thể làm được gì để giúp họ?
 

tdpro193

"Triệu Phú Khu Ổ Chuột"
Tham gia
24/5/09
Bài viết
326
Điểm tương tác
131
SVC$
0
* Quảng Bình: dân kiệt sức, cạn nguồn thức ăn

* Thừa Thiên - Huế: Hơn 7.000 ngôi nhà vẫn ngập trong nước

* Hà Tĩnh: Nhiều vùng bị ngập nặng, 7 người chết do mưa lũ

* Nghệ An: 5 người chết, ba ngư dân bị chìm tàu còn mất tích trên biển

* Đã có 27 người chết và mất tích

TTO TƯỜNG TRÌNH TỪ VÙNG LŨ: Lũ đang chồng lên lũ, hàng nghìn ngôi nhà vẫn còn ngập trong biển nước. Nước cuồn cuộn chảy xiết. Những bãi bồi, nương dâu, làng mạc không còn một dấu tích. Đã có 27 người chết.

Tổng hợp từ các địa phương cho biết tính đến chiều nay, đợt mưa lũ từ ngày 1 đến 5-10 ở Bắc Trung Bộ đã làm 27 người chết, mất tích, 4 người bị thương cùng hàng chục ngàn nhà dân bị ngập, cuốn trôi.

Cứu dân bên bờ sông Gianh

Chiều tối 5-10 dù mưa đã ngớt nhưng dọc hạ lưu sông Gianh (Quảng Bình) hàng ngàn căn nhà vẫn chìm trong biển nước.

Lũ tràn qua phá nát xóm làng, phố xá; nhấn chìm hai huyện Quảng Trạch, Bố Trạch của Quảng Bình.

Các huyện vùng trũng như Quảng Ninh, Lệ Thủy càng ngập chìm sâu trong nước

Trước tình hình nguy cấp, nhiều vùng bị cô lập sâu trong nước, 14g30 chiều 5-10, trung đoàn bay C54 (Sư đoàn 372, Quân chủng Phòng không không quân) đóng tại Đà Nẵng đã nhận lệnh lên đường tiếp cận vùng rốn lũ.

Chiều cùng ngày, kế hoạch bay ứng cứu đầu tiên đến với huyện Quảng Trạch - vùng “rốn lũ” nằm sát bên bờ sông Gianh đã được triển khai. Trước giờ bay, phó sư trưởng 372, đại tá Trần Văn Định lo lắng: "Có quá nhiều nơi bị ngập nặng, nhiều địa phương bà con mình còn ngồi trên đỉnh lũ, cần lắm sự cứu trợ kịp thời.”

Có mặt trên chuyến bay bay qua vùng trời Quảng Bình, PV Tuổi Trẻ đã ghi lại những hình ảnh hết sức khốc liệt. Một biển nước đục ngầu bao la vây kín làng mạc vùng hạ lưu sông Gianh. Nước cuồn cuộn chảy xiết. Những bãi bồi, nương dâu, làng mạc không còn một dấu tích.

Tại các xã của huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh..., nhiều nơi nước ngập hơn nửa nhà dân. Có nơi do nước lũ tràn về quá nhanh, người dân không kịp chạy lũ đã bồng bế nhau leo lên mái nhà tránh nạn.

Trên những mái nhà những tốp người liên tục vẫy tay cầu cứu mỗi khi thấy bóng dáng trực thăng bay qua. Những thùng hàng mì tôm cứu trợ đầu tiên đã được thả từ trực thăng xuống với bà con vùng rốn lũ Quảng Bình sau những ngày bị cô lập.

Vùng rốn lũ Quảng Bình do PV TTO ghi nhận từ máy bay trực thăng:




Các huyện vùng trũng Quảng Ninh, Lệ Thủy ngập chìm sâu trong nước - Ảnh chụp từ trên cao: Hữu Khá

Đến chiều nay 5-10, lũ dữ vẫn tiếp tục hoành hành tại Quảng Bình. Theo số liệu tổng hợp nhanh của Ban phòng chống bão lụt tỉnh Quảng Bình, thời điểm này, toàn tỉnh có 6 huyện vẫn đang bị lũ ngập nặng gồm Tuyên Hóa, Minh Hóa, Bố Trạch, Quảng Trạch, Lệ Thủy, Quảng Ninh với gần 35.000 nhà dân đang chìm sâu trong nước lũ.

Lúc 13 giờ, phóng viên TTO đã tiếp cận được vào thôn 1 Huyền Thủy, xã Thạch Hóa, huyện Tuyên Hóa, một trong những địa bàn đang bị thiệt hại nặng trong đợt mưa lũ lần này. Giữa bốn bề mênh mông biển nước, ông Nguyễn Văn Tư người dân ở đây cho biết, chiều ngày 4-10, trời vẫn mưa rất to nhưng lũ đã rút xuống.

Tuy nước lũ rút rất chậm nhưng theo kinh nghiệm của họ thì đây là dấu hiệu báo hiệu kết thúc đợt lũ. Tranh thủ nước lũ rút đến đâu, người dân ra sức xả bùn lau chùi nhà cửa đến đó. Đến cuối ngày 4-10, mọi gia đình cơ bản đã dọn dẹp, vớt vát được lại những đồ đạc thiết yếu, để dần trở lại cuộc sống thường ngày.

Tuy nhiên, lượng mưa lớn kéo dài suốt ngày hôm đó, dẫn đến giữa đêm qua lũ tiếp tục quần trở lại, người dân không kịp trở tay vì sức đã kiệt do suốt ngày vật lộn với những đồ đạc nhà cửa bị hư hại.

Nguồn thức ăn dự trữ của các hộ gia đình hầu như đã cạn kiệt, cuộc sống ở đây đang tận đáy cơ cực. Liên lạc được với chủ tịch UBND xã Thạch Hóa, ông Cao Xuân Bình cho biết, đỉnh lũ ngang ngửa lũ lịch sử năm 1993. Hiện, toàn xã có gần 1.300 hộ dân thì 1.200 nhà dân bị ngập lũ, đặc biệt ở tại các thôn 5, 6 Thiết Sơn, 1, 2 Huyền Thủy với gần 500 nhà dân đang bị ngập sâu từ 2 đến 2,5m, xã đang cùng các lực lượng nổ lực ứng cứu.

Trao đổi nhanh với phó Ban phòng chống bão lụt huyện Tuyên Hóa, ông Nguyễn Tri Phương cho biết: Đến 13 giờ ngày 5-10, toàn huyện có 8.500 ngôi nhà bị ngập lũ, 3.000 nhà dân ngập sâu từ 2 đến 3m, 18 nhà bị sập, 5 nhà dân ở xã Thanh Hóa, Thanh Thạnh và Thạch Hóa bị lũ cuốn trôi. Giao thông tê liệt gần như hoàn toàn, lưới điện hạ thế gặp sự cố do nước lũ nên đã gây mất điện trên toàn huyện từ 3 giờ sáng nay đến thời điểm này vẫn chưa thể khôi phục hoạt động trở lại.

Do lũ chồng lũ, bà con nhân dân cạn nguồn thức ăn dự trữ nên ưu tiên hàng đầu là cứu đói. Huyện nhà đang huy động mọi nguồn lực, sử dụng trước lượng mì tôm ở các quán, tại các địa phương tiếp cứu kịp thời đến các hộ dân đang bị lũ cô lập và các hộ bị ngập sâu trong lũ, quyết tâm không để người dân bị đói. Sau đây là một số hình ảnh chúng tôi vừa ghi lại được tại rốn lũ ở huyện miền núi phía Tây Quảng Bình.

Ngôi nhà dân tại rốn lũ huyện Tuyên Hóa vẫn bị ngập sâu 2 đến 3m suốt 4 ngày nay - Ảnh: Nguyễn Sơn


Mọi vật dụng có thể, đều được người dân tại thôn 1 Huyền Thủy dùng để đi lại - Ảnh: Nguyễn Sơn


Những chuyến hàng cứu trợ của chính quyền huyện Tuyên Hóa đến với bà con đang bị lũ cô lập - Ảnh: Nguyễn Sơn
Từ chiều và đêm 4-10, vẫn mưa liên tiếp với lượng mưa lớn trên toàn tỉnh Quảng Bình. Khi toàn tỉnh đang tập trung lo lũ cho hai huyện ở vùng thượng nguồn sông Gianh là Tuyên Hóa, Minh Hóa và vùng lưu vực huyện Quảng Trạch, hạ nguồn sông Gianh, thì đến sáng 5-10 lũ đã bất ngờ dồn về vùng đồng bằng thuộc hai huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh.

Người dân ở huyện Quảng Ninh lo lắng nhất. Vì theo nhiều người dân địa phương, hiện tượng lũ lụt làm ngập 100 số xã của huyện là hiếm thấy. Vùng Tân Ninh, Hàm Ninh, Hiền Ninh... bị cô lập từ tối 4-10. Ông Nguyễn Văn Đảm, chủ tịch HĐND huyện Quảng Ninh, cho biết: “Nhiều xã bị ngập từ 2-3m. Đây là mức ngập lụt hiếm thấy nhất từ lau nay ở huyện".

Đến trưa 5-10, tuyến quốc lộ 1A đoạn qua xã Hồng Thủy (Lệ Thủy), Võ Ninh (Quảng Ninh), Phú Hải (Đồng Hới), Đồng Trạch, Bắc Trạch (Bố Trạch)... bị tắc hoàn toàn. Tại thị trấn Hoàn Lão (Bố Trạch), xe ôtô đậu lại trên đoạn đường dài gần 5km. Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Bình đã huy động cán bộ, nhân viên và lực lượng tình nguyện giúp đỡ hành khách trên các xe khách và lái xe mắc kẹt. Ông Cao Quang Cảnh, phó chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Quảng Bình, cho biết hội đã phát hàng trăm thùng mì tôm, lương khô và chai nước uống cho hành khách đi xe và lái xe...

Người dân huyện Quảng Ninh nhận mì tôm cứu trợ - Ảnh: Lam Giang


Nhà dân ở xã Hàm Ninh bị ngập - Ảnh: Lam Giang


Nhà dân bên quốc lộ 1A bị ngập - Ảnh: Lam Giang

Giao thông từ Quảng Bình đến Hà Tĩnh bị cắt đứt

Sáng nay 5-10, Quốc lộ 1A đi qua tỉnh Quảng Bình bị tắc nghẽn nhiều đoạn từ các xã thuộc huyện Lệ Thủy đến thành phố Đồng Hới. Lúc 10 giờ sáng nay, tại khu vực cầu Quán Hàu, huyện Quảng Ninh, khoảng 1.000 xe ô tô phải đỗ lại chờ nước rút.

Đoạn đường phường Phú Hải thuộc thành phố Đồng Hới chưa từng ngập lụt trong nhiều năm qua nhưng sáng nay cũng bị ngập sâu từ 0,4 đến 0,6 m trên chiều dài hơn 1 km. Các xe ô tô không qua được khu vực này.

Đến 11 giờ sáng cùng ngày trên quốc lộ từ xã Hồng Thủy về huyện lỵ Quảng Ninh bị tắc khoảng 5 điểm, có chỗ nước ngập sâu khoảng 1,3 m.

Hiện tại trên địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn mưa rất to. Đường Hồ Chí Minh trên địa phận Quảng Bình cũng bị tắc ở nhiều điểm, giao thông từ Quảng Bình đi Hà Tĩnh theo đường Hồ Chí Minh bị cắt đứt.

Điều trực thăng cứu hộ ra vùng “rốn lũ” Quảng Bình

Vào hồi 14g30 chiều nay, Quân chủng Phòng không không quân (Bộ Quốc phòng) đã điều động trực thăng Mi 17 thuộc Trung đoàn bay 954 (Sư đoàn 372) đóng tại Đà Nẵng tổ chức bay cứu trợ ra vùng rốn lũ Quảng Bình.

Theo đó chuyến bay do thượng tá Nguyễn Việt Hùng chỉ huy sẽ mang theo 1 tấn mì tôm cứu trợ và sẽ bay đến các vùng “rốn lũ” như Quảng Ninh, Lệ Thủy và Minh Hóa.

Đ.NAM

Hôm nay, lũ dồn về phía Nam tỉnh Quảng Bình ở huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy, trong đó huyện Quảng Ninh từ trước đến nay chưa bao giờ bị ngập nặng.

Theo UBND huyện Quảng Ninh, đến sáng nay 5-10, 100% số xã trên địa bàn huyện đã bị ngập lụt. Nhiều xã thuộc vùng phía Nam huyện Quảng Ninh bị cắt đứt hoàn toàn. Các xã Tân Ninh, An Ninh, Vân Ninh có nơi bị ngập sâu đến 2 m. Hiện tại chính quyền địa phương huyện Quảng Ninh đang nỗ lực cứu hộ lương thực cho những xã bị ngập nặng.

Áp thấp nhiệt đới cách bờ biển Quảng Trị - Thừa Thiên Huế khoảng 270 km

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, sáng sớm nay (5-10) một vùng áp thấp trên khu vực phía Nam đảo Hải Nam (Trung Quốc) đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.

Hồi 7 giờ, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới cách bờ biển Quảng Trị - Thừa Thiên Huế khoảng 270 km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, cấp 7 (tức là từ 39 đến 61 km một giờ), giật cấp 8, cấp 9.

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới hầu như ít dịch chuyển hoặc di chuyển rất chậm về phía bắc.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, kết hợp với đới gió đông bắc mạnh nên vùng biển vịnh Bắc Bộ, vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế (bao gồm cả vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Hoàng Sa), có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9. Ở các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to.


Sạt lở ở QL 9 - Quảng Trị - Ảnh Lê Đức Dục


Một ngôi nhà ở Quảng Trị bị lũ quét sập hoàn toàn - Ảnh Lê Đức Dục


Nước mấp mé chợ Đông Hà - Ảnh Lê Đức Dục

Thừa Thiên- Huế: Gần 7.200 ngôi nhà bị ngập

Tin từ Ban chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế có gần 7.200 ngôi nhà bị ngập do đợt mưa lũ kéo dài năm ngày qua.

Theo ghi nhận của phóng viên TTO ngày 5-10, tại nhiều xã thuộc hạ nguồn sông Ô Lâu như Phong Hòa, Phong Bình, Phong Chương; các xã hạ nguồn sông Bồ và ven phá Tam Giang như như Hương Toàn (huyện Hương Trà), Quảng Lợi, Quảng Thọ, thi trấn Sịa, Điền Hương, Điền Lộc… nhiều tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ vẫn còn bị chia cắt, người dân chủ yếu đi lại bằng ghe và phải sử dụng thực phẩm khô do chưa thể họp chợ.

Tại huyện Quảng Điền, ít nhất khoảng 1.200 ngôi nhà bị ngập, 800 ha rau màu bị nước lũ nhấn chìm. Tại huyện Phong Điền, có khoảng 3.200 ngôi nhà bị ngập, 30% số nhà hiện vẫn còn ngập với mức 0,3 – 0,5m...

Toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế đã phải sơ tán, di dời khoảng 550 hộ dân ở các vùng xung yếu đến nơi an toàn. Đến chiều 5-10, tại nhiều xã vùng hạ nguồn sông Ô Lâu và vùng ven phá có rất nhiều nhà dân vẫn còn đóng cửa do người dân đi di tản và chưa thể trở về nhà.


Nhiều đoạn đường trên quốc lộ 49B đến chiều 5-10 vẫn chìm trong lũ - Ảnh: ĐÌNH TOÀN

Ngày 5-10, dù lượng mưa đã giảm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế nhưng hàng ngàn nhà dân thuộc các huyện Quảng Điền, Hương Trà, Phong Điền, Phú Vang vẫn còn ngập chìm trong nước. Hàng chục tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ về các vùng nông thôn vẫn còn bị chia cắt.


Trường THCS Tố Hữu (huyện Quảng Điền) bị ngập sâu buộc nhà trường phải cho học sinh nghỉ học nhiều ngày nay- Ảnh: ĐÌNH TOÀN

Theo ghi nhận của PV TTO chiều nay, tuyến quốc lộ 49B về các xã Phong Hòa, Phong Bình, Phong Chương, Điền Hương, Điền Lộc, Điền Hòa... thuộc huyện Phong Điền bị ngập sâu, chia cắt. Cùng đó, hàng ngàn ngôi nhà dân, nhiều cơ sở trường học ở các địa phương nói trên vẫn còn ngập sâu từ 0,3 đến 0,5m. Nhiều đoạn đường thuộc quốc lộ 49A, 49B vẫn còn ngập sâu đến 1,5m.


Nhà người dân sống ven sông Bồ thuộc xã Hương Toàn (huyện Hương Trà) vẫn còn bị ngập sâu - Ảnh: ĐÌNH TOÀN

Tuyến đường Nguyễn Chí Thanh từ TP Huế về các xã Hương Toàn (huyện Hương Trà), Quảng Thọ, Quảng Lợi, thị trấn Sịa... (huyện Quảng Điền) bị chia cắt hoàn toàn. Đặc biệt, đoạn đường từ địa phận xã Hương Toàn giáp với xã Quảng Thọ về thị trấn Sịa bị ngập sâu, kéo dài gần 4km, phương tiện đi lại chủ yếu bằng ghe.

Anh Nguyễn Văn Hải, một người dân ở xã Mỹ Chánh (Quảng Trị), người sống bên ven sông Ô Lâu cho biết dù nước có rút nhưng hôm nay người dân từ các xã Phong Hòa, Phong Bình, Phong Chương... vẫn chưa thể đi lại, nhiều nhà gần như bị cô lập.


Đường Nguyễn Chí Thanh từ TP Huế về thị trấn Sịa có đoạn ngập sâu kéo dài 4km khiến người dân không thể về nhà- Ảnh: ĐÌNH TOÀN

Được biết, UBND huyện Phong Điền đã di dời 150 hộ dân thuộc các vùng xung yếu đi tránh lũ, đến sáng nay 5-10 vẫn chưa thể về nhà do cảnh báo tình hình mưa lũ còn kéo dài.

Cắt nước lũ đến trường

Sáng nay 5.10, nhiều học sinh tại tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn đến trường trong khi nước lũ vẫn ngập nhiều nơi.

Tại huyện Huyện Hương Trà, nhiều học sinh thuộc các cấp học vẫn băng lũ dữ đến trường. Một học sinh Trường THPT Đặng Huy Trứ cho biết: “chiều nay, bọn em vẫn đi học vì không nhận được thông báo nghỉ của nhà trường”.

Hiện nước lũ đang xuống chậm, tuy vậy các xã Hương Xuân, Hương Toàn, Hương Chữ… vẫn ngập sâu trong nước lũ. Học sinh đi học trên tuyến tỉnh lộ 8B phải dùng ghe, xuồng để đến trường. Đáng ngại nhất là học sinh cấp học Tiểu học phải một mình đến trường. Học sinh trường THCS Hương Chữ trú tại các thôn như Triều Sơn Tây, La Chữ, Hương Cần… phải tụ tập lại thành một nhóm mới dám băng qua dòng nước chảy xiết.


Học sinh Trường THCS Hương Chữ tụ tập nhau để vượt dòng nước đang chảy xiết

NGUYÊN THỌ

Hàng loạt quốc lộ bị ách tắc

Báo cáo nhanh của Bộ Giao thông vận tải chiều 5-10, mưa lũ tại Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế đã làm nhiều đoạn quốc lộ 1 hư hỏng mặt đường, xói lở nhưng đã thông xe.

Tàu thống nhất TN1 chở 268 hành khách Hà Nội đi Sài Gòn bị ách tắc tại ga Đồng Lê từ 21 giờ ngày 4-10 đến chiều nay vẫn chưa có kế hoạch khởi hành - Ảnh: Nguyễn Sơn

Ông Nguyễn Văn Bính - phó tổng giám đốc công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội - cho biết do đoạn đường sắt từ Vinh đến Quảng Bình bị sạt lở, ngập nước nhiều đoạn nên đã làm nhiều đoàn tàu khách bị ách tắc. Tuy nhiên do Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đều bị ngập, sạt lở nên dù đã chuẩn bị ôtô nhưng việc chuyển tải khách đi tàu vẫn không thực hiện được.

Tại ga Vinh đến chiều tối 5-10, vẫn còn có 4 đoàn tàu khách bị ách tắc với khoảng 1.000 hành khách, đến 18g đã có gần một nửa khách đi tàu trả lại vé.

Ông Mai Lê Long - trưởng ga Đồng Hới (Quảng Bình) - cho biết đang có khoảng 1.000 khách từ phía Nam ra Hà Nội trên 3 đoàn tàu SE2, SE4 (kẹt từ tối 4-10), tàu SE8 (kẹt lúc 5g sáng 5-10).

Cũng như ở ga Vinh, ngành đường sắt dù chuẩn bị phương tiện vẫn không vận chuyển được khách từ Đồng Hới ra Vinh do đường bị ngập, tắc.

Do đường sắt qua miền Trung bị ách tắc nên tối nay (5-10), ga Hà Nội đã bãi bỏ 3 đoàn tàu SE5, HN1, SE3 chạy chiều Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh. Riêng tàu SE 1 xuất phát muộn hơn 4 tiếng so với quy định.

Hành khách có vé đi các đoàn tàu bị hủy bỏ được nhà ga bố trí hoàn vé trước giờ tàu chạy với 100% tiền vé hoặc chuyển đi tàu khác.

Như vậy trong hai ngày 4 và 5-10, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã quyết định ngừng chạy 6 chuyến tàu Thống Nhất xuất phát tại ga Hà Nội.

Nước ngập nhà, ngập đồng khiến nông dân vùng Ngũ Điền (huyện Phong Điền) phải dùng ghe chở tìm từng nắm rơm về lo cho trâu - Ảnh: ĐÌNH TOÀN
Xe bị kẹt ở đầu cầu Quán Hàu - Ảnh: Lam Giang
 

tdpro193

"Triệu Phú Khu Ổ Chuột"
Tham gia
24/5/09
Bài viết
326
Điểm tương tác
131
SVC$
0
TT- – >> Quảng Bình, Hà Tĩnh: lũ vẫn còn chia cắt nhiều nơi >> Trực thăng cứu dân vùng "rốn lũ"

TTO - Trưa 6-10, tại rốn lũ xã Hương Thủy (Hương Khê, Hà Tĩnh), trên dòng nước lũ, người dân đưa tang cô giáo mầm non Trần Thị Hoa. Cô bị nước lũ cuốn khi đến trường cất đồ dùng, sách vở cho các em học sinh. Cái chết của cô để lại sự mất mát quá lớn cho gia đình.

Khóc quặn thắt bên thi hài người vợ bị nước lũ ngâm hơn 3 ngày, anh Nguyễn Văn Trung vẫn ân hận vì hôm đó đã không can ngăn được vợ đừng đi. “Đêm 2-10, mưa rất to. Đang nấu cơm cho các con, vợ tôi nói phải chạy đến trường cất sách vở cho học sinh, không thì nước cuốn trôi mất. Tôi một hai can ngăn, bảo để đi thay nhưng cô ấy không nghe. Ít phút sau thì tin dữ ập về” - anh Trung nói trong tiếng nấc nghẹn.

Xóm 6 nơi cô Hoa sống hiện giống như một ốc đảo, chỉ có thuyền mới đi lại được. Trước khi đưa tang, UBND xã Hương Thủy chỉ huy động được hơn 10 chiếc thuyền. Người đưa tang không được bao nhiêu, nhưng rất não lòng. Trống giục, cờ giong cứ nhấp nhô giữa dòng nước lũ.

Tìm thấy thi thể học sinh và ngư dân mất tích trên biển

Ngày 6-10, lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã tìm vớt được thi thể ngư dân Cao Duy Phương (SN 1966, trú xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) và em Hoàng Thị Loan (học lớp 7, Trường THCS xã Diễn Trung, huyện Diễn Châu, Nghệ An) bị mất tích trên biển.

Ban chỉ huy phòng chống bão lụt và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An cho biết, hai ngư dân Trần Thanh Tuấn (SN 1980) và Ngô Văn Thương (SN 1950) bị chìm tàu mất tích trên biển từ trưa 4-10, vẫn chưa được tìm thấy.

Báo Tuổi Trẻ cứu trợ đồng bào bị lũ lụt ở Quảng Bình

Chiều 6-10, báo Tuổi Trẻ TP.HCM, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc VN tỉnh Quảng Bình đã phối hợp chuyển chuyến hàng cứu trợ đầu tiên gồm 2 tấn lương thực và 200 thùng mì gói (trị giá 30 triệu đồng) của báo Tuổi Trẻ đến với đồng bào bị lũ lụt ở xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh.

Khi chúng tôi đến xã, nước lũ từ sông Kiến Giang vẫn chưa rút. Chiếc thuyền làm nhiệm vụ cứu hộ của xã khá vất vả khi phải len lỏi giữa các đường xóm để đưa mì gói, gạo đến tận tay người dân. Trời lại đổ mưa nên việc cứu trợ càng khó khăn hơn vì gạo có thể bị ướt.

Ông Nguyễn Ngọc Hùng, chủ tịch UBND xã Hiền Ninh, không giấu được mừng rỡ: “Có mì tôm và gạo tới kịp thời như ri là mừng nhất rồi. Đến 80% người dân trong xã phải ăn mì tôm sống từ hai ngày qua, mà không phải hộ mô cũng có mì tôm để ăn cho no chứ đừng nói chi đến ăn cơm...”.

Xã có 1.950 hộ thì 1.850 hộ bị ngập. Nhiều hộ bị ngập sâu đến 2,5m nước, người dân phải trổ mái ngói lên ngồi giữa mưa lạnh. Nhiều nhà ở thôn Đồng Tư, Tân Hiền... nằm ven sông bị nước tràn qua cuốn trôi hết gạo, muối chỉ còn biết ngồi chờ cứu trợ khi nước lũ còn ngập ngang bụng.

NGUYÊN AN - LAM GIANG - VĂN ĐỊNH

11g ngày 5-10, khi hai cha con ông Luyệt chèo thuyền vận chuyển đồ đạc từ trại nuôi cá ở khu vực Cầu Tây vào làng thì bị sóng nước kèm gió to làm lật thuyền. Đã bơi vào bờ nhưng thấy cha không bơi vào được nên Dũng bơi ngược trở ra cứu, không ngờ nước chảy quá mạnh cuốn luôn cả anh.

Nhiều người dân trong vùng đã đến chia sẻ với gia đình trước mất mát quá lớn này. Do nhà ông Luyệt nằm dưới đồng, vẫn ngập nước lũ nên quan tài hai cha con được đưa lên đặt ở căn nhà nhỏ của mẹ ông.

Ông Luyệt bị bệnh, chân teo lại, đi khập khiễng nhưng vẫn cố làm việc ở trại cá. Vợ ông quanh năm chỉ trông vào hai sào ruộng lúa để có đồng ra đồng vào. Giờ trang trại mất trắng hết vì lũ, hai cha con ông Luyệt không còn, một mình bà phải nuôi một cô con gái đang học lớp 7... Người làng không ai cầm được nước mắt
 

toilavu

Thành viên tích cực
Tham gia
28/12/08
Bài viết
381
Điểm tương tác
14
SVC$
0
Thương về Miền Trung

Năm nay lũ miền Trung thảm khốc
Hơn mọi năm, kèm lốc thật kinh
Lũ tàn phá mọi sinh linh
Nước chưa đi hết thình lình lũ sau

Lại nghe thấy hôm sau có bão
Đang tiến vào siêu bão Me-gi
Cầu mong nó chuyển hướng đi
Chứ lao vào nữa lấy gì chống đây

*****

Dân nghèo chống trẩy nơi xa ấy
Đói khát bao người lấy gì ăn
Màn trời chiếu nước không chăn
Một bao mì sống tạm ăn đỡ lòng

Chờ mong những tấm lòng nhân ái
Cùng sẻ chia thế thái nhân gian
Vượt qua thời khắc nguy nan
Khắc tâm ghi cốt cứu nhân suốt đời

*****

Biết nơi ấy không ngơi mong đợi
Chút tấm lòng, cho vợi khổ đau
Tôi đây của ít lòng giàu
Vài manh áo cũ giúp nhau thôi mà

Xin đừng khắc cốt qua đau nhé
Chỉ có vài đồng bé tẻo teo
Chung tay giúp đỡ bậu nghèo
Chút lòng xin góp gửi theo đến người

Toilavu 10/2010
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom