Guest viewing is limited

nguyenchi

"Sơn ca Bắc"
Tham gia
1/4/11
Bài viết
106
Điểm tương tác
132
SVC$
0
<center>[h=2]Thú chơi chim Sơn Ca Quảng Yên ở Yên Hưng[/h]</center>
(trích dẫn bài viết của 360Plus_sonledong) :: Thay mặt anh em trên diễn đàn, xin chân thành cảm ơn tác giả đã chia sẻ một bài viết rất hay.

Thú thưởng ngoạn chim Sơn Ca Quảng Yên


Thú chơi sinh vật cảnh ở Yên Hưng là một truyền thống văn hoá lâu đời. Xưa kia, trong khuôn viên mỗi gia đình, trước ngôi nhà gỗ ba gian hai trái, thường là một sân gạch, giữa sân có hòn non bộ thả trong bể nước với vài cây súng và mấy con cá cảnh. Phía ngoài sân là tường hoa bó hè bao quanh một khu vườn nhỏ. Trên tường hoa đặt vài chậu Hoa Địa Lan lấy từ vùng rừng núi Yên Tử, vài cây bon sai. Trong vườn thường có vài cây Cau hứng nước mưa vào chum sành để pha trà uống, vài cây thế, cây ăn quả. Trên các cành cây trong vườn treo vài lồng chim Gáy; chim Hoạ Mi; chim Sơn Ca, dân địa phương thường gọi là chim Chiền Chiện. Khuôn viên mỗi nhà gần gũi với thiên nhiên, tao nhã, không khí trong lành.

Trong các thú chơi sinh vật cảnh của người dân Yên Hưng, thì nổi tiếng trong vùng vẫn là thú chơi chim Sơn Ca vùng Quảng Yên.

Chim Sơn Ca Quảng Yên được dân chơi chim cảnh cả nước mệnh danh là đệ nhất Sơn Ca ở vẻ đẹp, tính cách và tiếng hót. Sơn Ca Quảng Yên có nhiều ở Bãi Cháy, Hoành Bồ, Yên Tử, Yên Hưng, nhưng hay nhất vẫn là chim Sơn Ca ở vùng Yên Hưng ( Quảng Yên) nhất là Sơn Ca sống ở các núi Mắt Rồng, núi Nấm Chiêng, Núi Na thuộc địa phận Yên Hưng. So với chim Sơn Ca vùng Sông Hồng, xứ Huế, Quảng Nam, Hải Phòng, Móng Cái...Sơn Ca Quảng Yên đầu to, cổ vại, cánh dài, đuôi hình đuôi cá hoặc đuôi chuồn chỉ, lông màu vàng nâu sáng có hoa đen rõ nét. Giọng hót có nhiều hồi lèo, hồi kép và dài, tiếng hót mềm, âm hưởng lớn, nghe một con hót có cảm giác như cả một đàn chim đang hót.

Chim Sơn Ca thường sống từng đôi cát cứ một quả đồi hoặc một sườn núi, có chim Sơn Ca lạ đến, lập tức chim đực chiến đấu để bảo vệ lãnh thổ, nếu thua thì cặp chim đó phải tìm nơi khác trú ngụ. Mùa đẻ trứng của chim Sơn Ca từ đầu tháng ba đến tháng năm âm lịch hàng năm. Chúng thường làm tổ ở trong các bụi cỏ thưa phía sườn khuất gió Bấc để tránh đợt rét Nàng Bân, con cái đẻ từ 2 đến 5 trứng. Chim đực và chim cái thay nhau ấp trứng, một con ấp một con đi kiếm mồi, thường thì trứng được ấp khoảng 13 ngày thì nở thành chim non. Quả trứng đầu tiên chỉ nở trước quả đẻ cuối cùng một ngày. Trứng chim Sơn Ca rất kỳ lạ là chịu được nước mưa, chịu được cả ánh nắng gay gắt của ban trưa chiếu vào trứng vẫn không bị ung. Một con chim Sơn Ca có thể đẻ lần thứ hai trong mùa đẻ trứng nếu ổ trứng lần đầu bị mất hay bị con người sờ vào chúng cũng bỏ và tim chỗ khác đẻ tiếp lần hai. Khi trứng nở cả bố mẹ đều kiếm mồi nuôi con. Kinh nghiệm của dân chơi chim Sơn Ca thì chim đầu vụ ( chim nở vào đầu tháng ba âm lịch) thường là chim to, khoẻ, có tính cách và hay hót. Ở nơi chim Sơn Ca làm tổ, chúng đánh dấu khu vực bằng một mùi đặc biệt, con người không nhận ra, nhưng các động vật ăn thịt khác như Rắn, Chuột, chó, Mèo, Gà... thường lảng tránh, thậm chí cả Trâu, Bò đi ăn cỏ qua cũng vòng tránh ổ chim Sơn Ca. Nhưng nguy hiểm nhất với chim non lại là mưa lụt, nếu ổ chim non trũng ngập nước, gặp mưa lâu ngày tỷ lệ sống của chim rất thấp. Sơn Ca hoang dã là loài vừa bay vừa hót. Từ dưới đất chim đực như một mũi tên bay vút lên trời xanh, rồi từ không trung bao la, chim vừa bay vừa hót. Khi bay lên, lúc bay tại chỗ, lúc từ từ xuống thấp, ở mỗi vị trí chúng hót các làn điệu hót khác nhau, tiếng hót lúc nghe róc rách như suối chảy, lúc khoan nhặt, lúc thôi thúc, âm vực cao làm vang động một góc trời. Từ ngàn xưa chim Sơn Ca vẫn được mệnh danh là nghệ sỹ của trời xanh.

Cách chơi chim Sơn Ca của dân chơi sinh vật cảnh ở Yên Hưng rất cầu kỳ và kiên trì trong nhiều năm. Người chơi thường có một, hai con chim Sơn Ca già đồng, tức chim sống lâu năm ngoài đồng bắt về thuần dưỡng làm chim dẫn ( thầy dạy cho chim non), sau đó bắt chim non mới nở về nuôi từ nhỏ, chọn lấy con chim đực giữ lại, thả các con chim cái bay đi. Chim non mới nở chỉ sau một tuần đã líc rích hót, sau đó chúng học tiếng chim già, khoảng năm tháng sau chim bắt đầu hót sổ tiếng, người chơi chọn những con chim có tính cách từ bé: Về hình dáng chọn con đầu to, cổ vại, cánh dài, đuôi chuồn chỉ, lông màu sáng, hoa lông rõ ràng, đó là những con siêng hót. Chọn con hay lên bồng, bay đẹp, dạn người. Thường hàng trăm con mới chọn được vài con có các tính cách trên; rồi lại chọn từ hàng trăm con có các tính cách trên để chọn được 1 đến 2 con thuần dưỡng từ 6 đến 7 năm mới có thể vừa bay vừa hót trong lồng, hoặc có thể cho vào lồng nhỏ xách đi chơi, đến bạn tâm giao treo lên cành cây tậm chí đặt trên bàn uống nước, ngồi thưởng ngoạn chim hót.

Nuôi chim Sơn Ca khá đơn giản, dễ nuôi. Lồng chim có cát cho chim tắm ( Sơn Ca là loài chim tắm khô, tắm cát), có bồng cho chim đậu ( bồng được tiện bẵng gỗ hoặc bằng sừng), nếu là chim bay thì nuôi bằng lồng dài từ 1,5m đến 3m để chúng vừa bay vừa hót ( thăng ca), nếu chim hay đứng trên bồng vừa rũ cánh vừa hót ( vũ ca) thì nuôi ở lồng cao chừng 0,9m đến 1,2m, nếu chim thường vừa chạy quanh lồng vừa hót ( quần ca) thì nuôi ở các lồng thấp hơn. Thức ăn cho chim chủ yếu bằng hạt kê, cám cò có trộn thêm chút lòng đỏ trứng gà rồi sấy khô, một hai ngày cho ăn thêm thức ăn tươi như cào cào, châu chấu hoặc sâu tươi. Điều quan trọng là phải ổn định thức ăn, nếu thay đổi chế độ ăn chim sẽ thay lông và ngừng hót, chim béo quá cũng ít hót, thức ăn lâu ngày trong cóng bị mốc, chim ăn phải cũng ngừng hót. Cát tắm cho chim phải là cát thật nhỏ mịn. Cóng nước và cóng thức ăn phải thật dễ quan sát khi thiếu nước hoặc thiếu thức ăn, đặc biệt là thiếu nước sẽ bị chết. Thường xuyên thay cát trong lồng. Hàng tuần ngâm chân chim trong nước muối vừa đủ độ để chống hà chân. Một điều quan trọng nữa là người chơi chim Sơn Ca phải yêu thích đam mê và có thời gian chăm sóc chim.

Xưa, chơi chim Sơn Ca là thú chơi tiêu khiển trong vùng, người chơi trao đổi chim, cây, hoa cho nhau; nay thú chơi chim Sơn Ca phát triển rộng trong cả nước, nhu cầu mua bán trao đổi rộng hơn, nên giá một con chim Sơn Ca cũng vô cùng. Giá trị một con chim phụ thuộc vào các yếu tố: chim ở vùng nào, hình dáng của chim ra sao, giọng hót của chim thế nào, tính cách con chim mau hót, thăng ca hay vũ ca hay quần ca. Nhìn chung, năm 2008 giá một con chim non Quảng Yên mới nở chưa biết đực cái khoảng 500.000đ đến 600.000đ. Nếu chim trưởng thành hót giọng bình thường, không có tính cách gì đặc biệt giá chừng 1.000.000đ đến 1.500.000đ. Đa số chim ở vùng Quảng Yên siêng hót trưởng thành giá khoảng từ 1.500.000đ đến 3.000.000đ, nếu con có tính cách giọng hay giá từ 4.000.000đ đến 5.000.000đ. Những con chim giọng hót hay, vừa bay vừa hót, hoặc cho vào lồng nhỏ xách đi chơi mà siêng hót thì giá vô cùng, tuỳ thuộc vào người mua đã gặp duyên chưa và người chơi có bán hay không.

Hội sinh vật cảnh Yên Hưng hiện nay có trên 80 hội viên. Đa số trong nhà các hội viên đều có từ hai đến năm lồng chim Sơn Ca, có hội viên trong vườn có tới hàng trăm lồng chim Sơn Ca. Nhiều dân chơi chim Sơn Ca từ Hạ Long, Uông Bí, Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì thường tìm về Yên Hưng kết bạn tâm giao với các hội viên sinh vật cảnh Yên Hưng cùng thú chơi chim Sơn Ca vùng Quảng Yên văn vật.
 

nguyenchi

"Sơn ca Bắc"
Tham gia
1/4/11
Bài viết
106
Điểm tương tác
132
SVC$
0
[h=1]Thú nuôi chim cảnh của người Quảng Yên[/h] Cập nhật lúc 05:43, Thứ Hai, 10/09/2012 (GMT+7)
TX Quảng Yên có gần 200 người nuôi chim cảnh. Có người chỉ bỏ ra ít tiền, nhưng có người lại chi hàng tỷ đồng mới thoả mãn niềm đam mê của mình. Dù phiêu bạt ở nơi nào (kể cả ở nước ngoài) người nuôi chim cảnh ở Quảng Yên cũng khó bỏ được thú vui của mình, họ vẫn tìm cách hướng về quê nhà, để thoả mãn đam mê ấy, vì nó đã ngấm vào máu thịt của họ.
images646806_DSC_3671.jpg
Thú vui nhất của ông Bùi Duy Đạt là được ngồi thả hồn nghe chim hót.

<tbody>
</tbody>
Thú vui tiền tỷ Giới nuôi chim cảnh ở TX Quảng Yên hầu như ai cũng biết ông Bùi Duy Đạt ở phường Quảng Yên, là dân sành chơi chim. “Gia tài” của ông là 350 lồng chim với gần 400 con chim đủ loại như: Sơn ca, chích choè, Chào Mào, cu gáy, vành khuyên… Căn nhà ông Đạt bám mặt phố điểm gần chợ Rừng, vợ chồng ông mở bán hàng tạp hoá. Gian hàng chật chội, ai muốn vào nhà ông phải lách nghiêng người. Chỗ làm ăn thì hẹp, nhưng ông Đạt dành hẳn một khoảng rộng rãi chừng hơn 80m2 ngay phía sau gian bán hàng chỉ để đặt các lồng chim. Nhà ông cao 3 tầng, tầng nào cũng có chim và lúc nào cũng vang tiếng chim hót với đủ loại giọng thanh thanh của chim sơn ca hay hoạ mi, trầm trầm đều đều của chim cu gáy, thánh thót của chim chào mào, chanh chua tiếng chích choè... Với con người, ai nhiều tiền của thì thường ở nhà cao cửa rộng, anh nghèo thì ở trong căn nhà thấp bé, nhưng với chim thì chuyện “sang hèn” được đánh giá từ giọng hót. Chẳng vậy mà những chú sơn ca có giọng trong trẻo, nhưng chỉ nhỏ bằng con chim sẻ lại được ông Đạt nhốt trong những chiếc lồng rộng và cao, có cái gần 3m. Cũng một phần do loài chim này có đặc tính bay cao mới hót, lồng càng cao, chim càng hót nhiều. Thế nhưng, chim cu gáy to chẳng kém gì con bồ câu suốt ngày “gù gù” thì ở cái lồng chật chội chỉ nhỉnh hơn cái giỏ đựng cua, con chim muốn xoay xở cũng khó. Chỉ riêng những cái lồng chim cũng ngốn đi của ông Đạt khoản tiền không hề nhỏ. Ông bảo: “Lồng chim sơn ca trung bình là 5 triệu đồng/lồng, có cái chục triệu”. Còn toàn bộ “gia tài” chim cảnh của ông Đạt nhẩm qua cũng hơn 1 tỷ đồng. Ông cho biết: “Những con chim sơn ca có giọng hót hay có thể có giá lên tới 30 triệu đồng, nhẹ cũng tiền triệu. Đôi khi cũng có con giá chỉ vài trăm nghìn đồng nhưng hót dở lắm, loại chim này dành cho những anh mới vào nghề chơi”. Tuy nhiên, chi phí ông Đạt bỏ ra để nuôi cái thú chơi này cũng không phải là nhỏ. Người ta vẫn có câu “Ăn như chim” để chỉ những người khảnh ăn, không tốn kém về ăn uống, nhưng với ông Đạt thì khác, chỉ riêng tiền thức ăn cho chim lẫn thuê người quét dọn và cho chim ăn hàng ngày cũng ngốn đi của ông hơn 200 triệu đồng/năm. Vì chỉ tính sơ qua mỗi con chim ăn 1.500 đồng/ngày, thì gần 400 con chim cũng đã hết khoảng 600.000 đồng/ngày. Ông Đạt cười xoà: “Mỗi người một thú vui, người ta bỏ ra hàng tỷ đồng để mua xe hơi cũng chỉ là để chơi, vậy cớ sao tôi lại không bỏ ra tiền tỷ để chơi chim. Anh chơi xe hơi suốt ngày rông trên đường hay bị vợ con cằn nhằn, còn người nuôi chim thì hạnh phúc gia đình lúc nào cũng “OK”, vì ở nhà cả ngày, vợ dễ quản lý. Với lại, các cụ đã nói rồi, “Nuôi chim dưỡng chí, nuôi cây dưỡng đức, nuôi cá dưỡng thần” mà...”. Bỏ nhiều tiền nuôi chim như vậy, nhưng cái ông Đạt có được chỉ là hàng ngày ngồi uống chè, hay nhâm nhi ly cà phê rồi ngồi nghe chim hót. Thỉnh thoảng cũng có người đến mua chim cảnh, nhưng ông cũng chỉ bán ít con để lấy tiền trang trải thức ăn cho chim, còn thì ông muốn giữ lại cả để thoả thú vui “dưỡng chí”.
images646807_DSC_3674.jpg
Lồng chim lớn nhỏ “sang hèn” phụ thuộc vào đặc tính và giọng hót của chim.

<tbody>
</tbody>
Dù đi đâu vẫn giữ nghề Người dân Đồ Sơn (Hải Phòng) có câu “Dù ai buôn đâu bán đâu, mồng chín tháng tám chọi trâu thì về…”. Người nuôi chim cảnh ở Quảng Yên không có ngày tháng cụ thể để hẹn nhau, nhưng hầu như ai đã từng ham nghề nuôi chim, thì dù đi đâu người ta vẫn tìm cách hướng về quê nhà. Giới nuôi chim hoạ mi ở Cẩm Phả rất tôn sùng ông Nguyễn Văn Nhung là người lâu năm nuôi chim cảnh, họ gọi ông là cụ Nhung một cách rất trân trọng. Ông Nhung có gốc gác ở xã Hiệp Hoà (TX Quảng Yên). Ông ra TP Cẩm Phả sinh sống từ thời chống Pháp, hiện đã hơn 80 tuổi. Bây giờ, ông sống trong ngôi nhà trên đồi cao thuộc tổ 3, khu Lán Ga, phường Cẩm Đông, TP Cẩm Phả. Ông chơi chim từ khi còn là cậu bé, mấy chục năm trôi qua mà cái “máu” nuôi chim cảnh trong ông vẫn vẹn nguyên như ngày nào. Lúc còn khoẻ mạnh, ông vẫn thường về Quảng Yên giao lưu với giới chơi chim nên hầu như những người nuôi chim ở Quảng Yên đều biết đến ông. Ông Nhung kể: “Thời chiến tranh chống Mỹ, Cẩm Phả là một trong những trọng điểm bắn phá ác liệt của máy bay Mỹ. Tôi lưng cõng con, tay xách lồng chim cùng vợ đi sơ tán ở Núi Dê (thuộc phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả). Mỹ thả bom dữ dội, mùi khói bom khét cả mặt đất. Có người thấy tôi hàng ngày chăm sóc chim thì nói đổng: “Chết đến nơi còn nuôi chim, thân không biết có lo được không mà…”. Vốn tính hay tự ái lại không thích ai nói động đến con chim của mình, ông Nhung quyết định tay xách lồng chim, lưng cõng con cùng vợ rời điểm sơ tán Núi Dê đến đồi Khe Sim (cũng thuộc phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả) rồi tự dựng lán, đào hầm tránh máy bay. Lần hồi, ông Nhung cùng vợ con sống kham khổ cho qua những ngày tháng chiến tranh ác liệt, quyết giữ cho được cái nghề nuôi chim của mình. Ông Nhung là người đầu tiên thành lập Hội chơi chim cảnh Cẩm Phả. Dẫu đã sinh sống hàng mấy chục năm ở thành phố vùng than rồi, nhưng cái máu chơi chim cảnh trong con người ông không mất đi được. Những người đem được cái thú vui nuôi chim đi truyền bá ở vùng đất khác như ông Nhung có rất ít, nhiều người cũng đã xa quê hương nhưng không phát triển được nghề nuôi chim nơi đất khách thì tìm cách về quê. Ông Đạt (người có 350 lồng chim) có anh trai là Bùi Duy Khánh cũng rất thích chơi chim. Ông Khánh đã lên định cư ở TP Hà Nội vài chục năm, nghe nói ông làm ăn tốt lắm. Suốt ngày bận rộn nhưng khi được về hưu rảnh rỗi là ông lại về ngay Quảng Yên rồi ham vui với nghề nuôi chim cảnh. Thỉnh thoảng ông Khánh mới quay về Hà Nội thăm vợ con, theo ông Khánh nuôi chim cảnh phải có bạn đồng nghề mới vui. Ở phường Quảng Yên có anh Nguyễn Văn Đức đã từng định cư ở bên Nga, làm ăn phát đạt. Vậy mà anh lại quyết định từ giã mảnh đất mà nhiều người hái ra tiền để trở về Quảng Yên, chỉ vì ở bên Nga, anh Đức không thoả mãn được cái thú nuôi chim cảnh, vì cái nghề này bên nước bạn không khuyến khích lắm. Anh Đức trở về Quảng Yên mở hàng bán lặt vặt, rồi dành gần hết số tiền kiếm được ở Nga vào 50 lồng chim cảnh của mình. Ngay ở gian khách, ngoài những đồ dùng đắt tiền, anh Đức còn để ngất ngưởng 2 lồng chim cao gần chạm trần nhà. Anh bảo: “Mỗi lồng có chim cũng đáng giá hơn chục triệu. Vậy là còn đắt hơn đầy thứ vật dụng trong nhà như ti vi, tủ lạnh, hay giường tủ”. Bỏ ra hàng trăm triệu để đổ vào thú chơi mà không mấy hy vọng gì vào lợi nhuận, nhưng anh Đức vẫn bảo rằng nghề chơi chim của anh vẫn chỉ xếp vào bậc “đàn em”, bởi còn nhiều người ở Quảng Yên còn đẳng cấp hơn anh nhiều. Vậy là dù đi đâu, cái nghề và thú nuôi chim cảnh vẫn níu kéo người Quảng Yên về với đất Quảng Yên. Dẫu cuộc sống có nhiều thay đổi, nhưng với người nuôi chim cảnh vẫn khó tìm được thú vui nào khác thay thế niềm đam mê từ lâu của mình.

(Trích tù­ báo điện tủ­ Quảng Ninh)
 

longngahn

"một người vì mọi người..."
Tham gia
17/8/10
Bài viết
961
Điểm tương tác
896
SVC$
0
...trời ơi nuôi đến 400 con chim thì làm sao thưởng thức được giọng hót hay của từng chú chim...đam mê là đáng tôn trọng...có điều nuôi nhiều thế này công sức bỏ ra nhiều mà không thưởng thức được hết thì lãng phí lắm...cám ơn a nguyenchi đã chia sẻ
 

nguyenchi

"Sơn ca Bắc"
Tham gia
1/4/11
Bài viết
106
Điểm tương tác
132
SVC$
0
Hầu như những chú chim Quảng Yên cũng bắt nguồn từ đây đi khắp tỉnh thành,sở hữu nhiều nhưng chưa chắc trong nhà các con hay đã có thể biết và chăm sóc,chỉ nghe thấy con nào hót là hạ xuống tầng 1 để theo dõi hót thế nào mà thôi.
Nếu bạn là người chỉ cần nghe giọng hót của con chim thì nên mua những con mà chủ nhân gọi là chim lỗi (ví dụ như :không lên nấm,mất móng,mất ngón,gãy mỏ,mỏ dài,mốc mỏ,sưng chân.....)thì giá sẽ rẻ hơn giá trị của cùng 1 chú chim hót.
Nếu con chim có tật lỗi mà giọng hót luyến láy nhiều cung bậc trầm bổng,phong cách biểu diễn hay,cách chơi tốt thì tôi nghĩ cũng không nặng vấn đề tật lỗi nữa.
Ngoài giọng hót ra chim Quảng Yên còn hình dáng và hoa văn rất đẹp!
 

hai_putzmeister

Thành viên diễn đàn
Tham gia
11/7/11
Bài viết
15
Điểm tương tác
5
SVC$
0
Chào tất cả mọi người.

Đợt 30.4.2012 tôi cùng mấy anh bạn cũng đã đến nhà Bác Đạt chơi, quả thật nhà bác nhiều chim vô kể. nhưng tôi ko thấy như bài báo trên nói ( nhiều loại chim ) tôi chỉ thấy bác có cỡ 300 lồng SC với đủ các kích thước. Còn các loại khác thì tôi chỉ thấy bác có hai con Chào Mào ( hôm đó bắc đi thi ở Bãi cháy ). vài con họa mi và cu gáy. Nhưng tuyệt đối không thấy chích chòe.

Tôi ở xa đến QN, thấy nhà bác nhiều chim mà choáng ngợp, đôi khi ta chẳng biết con nào đang hót, !

Ước một lần trở lại nhà bác.
 

annguyen080782

Thành viên diễn đàn
Tham gia
13/2/09
Bài viết
22
Điểm tương tác
11
SVC$
0
Qy thẳng tiến thôi anh Chi ơi, nhà chim thay lông câm hết rồi....
 

hai_putzmeister

Thành viên diễn đàn
Tham gia
11/7/11
Bài viết
15
Điểm tương tác
5
SVC$
0
Nhà bác đạt nhiều SC hót thì thôi rồi, có lẽ là nuôi nhiều nên chúng đua nhau hót, chứ mình thấy nhà bác thiếu nắng, hầu như xung quanh chỗ treo SC ko có ánh nắng. Chỉ có một số ít trên tầng 2 và 3 là có nắng
 

tungdesign

Thành viên mới
Tham gia
12/3/10
Bài viết
7
Điểm tương tác
6
SVC$
0
Mẹ ơi nuôi 300 con chắc khùng luôn . Đam mê quá thể , cái này là đang làm nô lệ cho chim chứ không phải hưởng thụ . Chắc chắn sẽ có người tự ái nhưng đó là sự thật .
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom