Guest viewing is limited

elnino

Thành viên diễn đàn
Tham gia
4/3/11
Bài viết
93
Điểm tương tác
4
SVC$
0
Chim bị lỏ, bị bông gòn thì cho treo lên cành cây
(TNTT&GT) Từ 6 giờ sáng, dân chơi chim Chào Mào lại tấp nập kéo về công viên Yến Phi,TP Nha Trang (Khánh Hòa) để… khoe chim. Ngày thường có khoảng 50 lồng chim, ngày thứ 7, Chủ nhật số lượng tăng lên đến hàng trăm lồng. “Dân trong nghề” gọi đây là trường chim chào mào. Đây là một trong số rất ít trường chim ở TP Nha Trang còn chơi chim tao nhã, không cá độ tiền.
Một nét văn hóa lành mạnh
Mỗi sáng sớm, tại khu vực giao nhau giữa đường Lê Lợi - Ngô Quyền - Pasteur, người ta lại nghe thấy tiếng hót ríu rít của chim Chào Mào. Đó chính là trường chim Yến Phi. Ở đây, ai có chim thì mang đến thi đấu, ai không có chim thì đến xem, lâu dần trở thành một nét văn hóa. Anh Phạm Tuân, nhà ở đường Yết Kiêu (TP Nha Trang), đã 10 năm chơi chim, cho biết, công viên Yến Phi là sân chơi chim tự phát. Lúc đầu khoảng 50 người chơi, rồi tăng dần lên, đến nay có khoảng 200 người, tập hợp đủ các thành phần xã hội từ giáo viên, công an, luật sư đến anh bán cafe, xe thồ…
Gọi là trường chim vì ở đây có thi thố đàng hoàng, và ngày nào cũng thi: sáng từ 6 giờ đến tận 10 giờ, chiều từ 2 giờ đến tận 5 giờ. Luật chơi ở đây cũng hết sức… nghệ sĩ. Ai cũng có thể mang chim đến chơi. Xếp tất cả lồng chim cạnh nhau để thi tiếng hót hay, tiếng ché khoẻ, phong cách chơi hay…. Chim nào hót hay, ché mạnh, phong cách đẹp thì thắng. “Tiếng hót, tiếng ché và phong cách chơi của chim là do anh em chơi chim tự bình chọn, thỏa thuận với nhau, chỉ ra tiêu chí rõ ràng khó lắm. Tuy tiêu chí không rõ ràng nhưng chưa bao giờ anh em chơi chim Chào Mào lại cãi lộn nhau vì vấn đề này, vì ai cũng tự hiểu chim hót thế nào là hay, ché thế nào là mạnh, phong cách chơi thế nào là đẹp...”, anh Trần Lý Chiêu, một dân chơi chim chào mào lâu năm cho biết.
Chim Chào Mào khi được xếp cạnh nhau để thi hót thì sẽ dẫn đến đè giọng nhau, con nào giọng yếu sẽ sợ, xù lông, hoảng loạn. Những con bị như vậy, theo tiếng lóng của dân chơi chim là bị lỏ (không hót được), bông gòn (xù lông)... Hình phạt đối với những con này là bị treo lên cành cây hoặc để riêng ra một góc, cấm thi đến khi nào lấy lại được giọng, hết xù lông. Dân chơi chim chào mào lâu năm chia sẻ kinh nghiêm: Phải đến trường chim mới chọn mua được chim hay, vì nhiều con ở nhà hót rất hay, ché rất mạnh, nhưng khi ra trường chim thì lỏ, bông gòn..
Anh Huỳnh Thái Dương cho biết: “Ngày nào cũng cố gắng sắp xếp thời gian vào buổi sáng để mang chim ra khoe. Dần dần thành thói quen, rồi *** ra nghiền. Khi nào bận liên tục 2-3 ngày không mang chim ra thi đấu được thấy khó chịu lắm, mà chim bị nhốt ở nhà trông nó cũng... buồn thiu luôn”. Mọi người thường nói vui đây là thú “khoe chim”, vì nuôi chim mà để ở nhà một mình mình ngắm thì rất khó chịu. Vì vậy cứ sáng sáng, mọi người lại mang chim đến trường chim Yến Phi để khoe. Sau đó, gọi ly café cóc, một ổ bánh mì rồi ngồi ngắm chim thi đấu, bình luận trao đổi về chim không biết chán.
Khoe chim cũng lắm công phu
Một dân chơi chim lâu năm cho biết, nuôi chim Chào Mào tuy dễ nhưng cũng nhiều công phu. Lúc đầu mua chim non (khoảng 50 – 70 nghìn đồng/con) về chăm sóc khoảng 6 - 8 tháng là có thể cho đi thi đấu. Tuy nhiên trong quá trình nuôi phải có biện pháp huấn luyện tiếng hót, tiếng ché thì sau này thi đấu mới hay được. Mỗi người có mỗi phương pháp khác nhau, tuy nhiên dân sành chơi chim thường treo lồng chim con cạnh lồng một con chim đã trưởng thành, hót hay, ché mạnh để chim non học tiếng hót, tiếng ché...
Trong quá trình nuôi, thức ăn của chim cũng góp phần quan trọng trong việc ảnh hưởng đến “phong độ” thi đấu của chim. Thường dân chơi chim hạn chế cho chim ăn thức ăn chế biến sẵn bán ở các cửa hàng, mà tự đi kiếm mồi trong tự nhiên cho chim ăn như: côn trùng, cào cào, trứng kiến... Có khi phải vào rừng, lên miền núi, ra đồng... tìm. Nổi tiếng trong lĩnh vực này anh Phương “tổ kiến” (Nguyễn Tuấn Phương, 50 tuổi). Anh Phương chơi chim từ năm 11 tuổi, với đủ các loại chim, nhưng sau đó chuyển hẳn sang nuôi chim Chào Mào vì dễ nuôi lại có sân chơi lành mạnh. Gọi là Phương “tổ kiến” vì anh có tài đi chọc trứng kiến nuôi chim. Lúc cao điểm anh Phương nuôi cùng lúc 53 con chào mào, vì vậy ngoài giờ cho chim đi thi đấu anh lại lặn lội đi tìm tổ kiến để lấy trứng nuôi chim. Có những lúc anh bị kiến cắn xưng hết người, hay axit từ tổ kiến ăn mòn hết đầu ngón tay nhưng vẫn không ngăn được niềm đam mê nuôi chim của anh.
Dân chơi chim không chỉ tìm, huấn luyện được chim hay mà còn cố gắng sưu tầm cho được chiếc lồng độc đáo. Anh Huỳnh Thái Dương có chiếc lồng độc đáo mà dân sành chơi chim nhìn thấy phải hết lời ca ngợi. Chiếc lồng được anh đặt tận ngoài Huế, với những hình thù, đường nét rất cầu kỳ. Chất liệu được làm toàn bộ bằng tre, móc treo trạm trổ hình con chim phượng hoàng, thân lồng trạm tám vị tiên (bát tiên) đang ngồi đánh cờ, 3 cầu cho chim đậu là hình 3 ông Phúc - Lộc - Thọ. Tuy nhiên không phải ai cũng may mắn để có một chiếc lồng như ý như anh Dương.
Những con Chào Mào có tiếng hót hay, ché khỏe được dân chơi chim nể phục như: Thiết mộc chân, Cà pháo, Rồng mập, Thần điêu đại hiệp, Sà lách, Xoáy lưng… Trong đó nổi tiếng nhất vẫn là Thiết mộc chân và Thần điêu đại hiệp. Thiết mộc chân (bị tật một bên chân) có tiểu sử khá đặc biệt: Chim này lúc đầu của một người chuyên đi bẫy chim ở huyện Ninh Hòa (Khánh Hòa), và con Thiết mộc chân được dùng làm chim mồi (nhiều người cho rằng vì nguyên nhân này mà sau này Thiết mộc chân ché rất khỏe). Sau đó, Thiết mộc chân được ông chủ tên Tư mua để đi đấu trường, và từ đó nổi tiếng khắp Bình Định đến TP Hồ Chí Minh vì tiếng ché khoẻ không có đối thủ. Sau đó, do sơ sẩy, anh Tư để Thiết mộc chân bị gẫy một chân, sau khi chữa lành Thiết mộc chân hót không hay nữa. Do mê Thiết mộc chân, anh Trần Lý Chiêu đã bỏ 3,5 triệu đồng nài nỉ anh Tư mua đưa Thiết mộc chân về. Anh Chiêu đã được đền đáp xứng đáng bởi từ khi về tay anh Chiêu, Thiết mộc chân bỗng lấy lại phong độ. Con Thần điêu đại hiệp được nhiều người mê bởi “phong cách chơi ra cánh như my (họa my), gặp đối thủ ngóc đầu lên ché”. Thần điêu đại hiệp thường được xếp đứng giữa bởi tiếng ché quá mạnh, làm những con xung quanh khiếp đảm. Điểm “khác người” của Thần điêu đại hiệp là khi ngủ ngóc đầu thẳng lên trời, trong khi các con khác thì chéo đầu lại sau cánh.
Thú chơi chim ngày càng phổ biến ở TP Nha Trang (Khánh Hòa). Tuy nhiên, đa số trường chim ở đây đã bị biến tướng thành cá độ ăn tiền với số lượng lớn, làm mất đi thú vui tao nhã này. Những nơi chơi chim lành mạnh như trường chim ở công viên Yến Phi thật sự vô cùng hiếm hoi, cần được trân trọng.


Thú chơi chim Chào Mào của người Hà thành



Nói về thú chơi chim chào mào ở Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Hà Nội Mai Xuân Mấm cho biết, ở Hà Nội hiện nay, người chơi chim có tới hàng ngàn người, trong đó Hội Chim chào mào thu hút xấp xỉ 100 người.

Vui một điều là quan niệm chỉ có những người đứng tuổi, khá giả, có cơ ngơi bề thế ở các biệt thự mới yêu tiếng hát của thiên nhiên đã thay đổi khi ngày càng nhiều người trẻ tuổi ở phố, ở các khu nhà chung cư, nhà tập thể tìm đến thú chơi tao nhã này.

<table style="padding: 3px; border-collapse: collapse; border: 0px solid black;" align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="1" width="200"> <tbody> <tr> <td style="padding: 3px; border: 0px solid black;">
avatar.aspx
</td> </tr> <tr> <td style="padding: 3px; border: 0px solid black;">
Chim chào mào. (Nguồn: Internet)​
</td> </tr> </tbody> </table>
Và nhiều người trong số đó đang cùng với Hội Sinh vật cảnh Hà Nội tích cực tham gia các hoạt động kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, mà vừa qua là Hội thi Tiếng hót chim Chào Mào Sinh vật cảnh Hà Nội mở rộng lần thứ nhất diễn ra vào đầu năm 2010 thu hút hơn 50 tổ chức, cá nhân nuôi chim quý ở Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Không lảnh lót hiếu thắng như họa mi, không kiêu sa như vành khuyên, hay mộc mạc như cu gáy, âm thanh trong trẻo của Chào Mào khơi gợi về không gian yên bình của những khu vườn xanh rợp bóng cây trong vùng nội ô.

Có lẽ cũng vì thế mà xưa nay, người Hà thành dành tình cảm đặc biệt cho loài chim bé nhỏ, đáng yêu và hiền lành này.

Mặt trời ló dạng, căn nhà số 246 phố Lạc Trung đã vẳng âm thanh lảnh lót của đôi chim Chào Mào lửa. Những tiếng "triu, uýt, triu triu huýt" lúc trầm lúc bổng, ríu ran khắp một khoảnh không gian.

Đôi Chào Mào đẹp tuyệt với sắc lông sặc sỡ ở má, họng, cặp lông *** có những sợi màu vàng xen kẽ màu đỏ, vui vẻ nhảy qua, nhảy lại trên thanh gỗ trong hai chiếc lồng. Miệng chúng liến thoắng ngân nga một hơi dài khúc nhạc thiên nhiên.

Thong thả vốc một nhúm nhỏ cà rốt đã được hấp mềm trộn lẫn với ớt đỏ, anh Phạm Ngọc Hà - chủ nhà và cũng là chủ nhân của đôi chim Chào Mào, vui vẻ nói: "Thức ăn cho chào mào đấy. Ngoài cám, cào cào, côn trùng, chúng ăn loại quả có màu đỏ như: cà chua, ớt, chuối, cam, cà rốt để giữ được sắc đỏ ở... cái đít của chúng."

Anh Hà cho biết, chú chim vô tư này là những thiên thần nhỏ bé mang lại sự thư thái, vui vẻ, bỏ lại đằng sau những lo toan bộn bề, tạm xa tiếng tàu xe hỗn loạn chốn thị thành.

Những giây phút bên chúng, anh cảm thấy như lạc vào một thế giới khác, không bon chen, không ầm ỹ, lắng đọng, trầm tư.

Anh Phạm Ngọc Hà "tập tành" chơi chim Chào Mào độ vài năm gần đây song niềm yêu thích tiếng thiên nhiên này đã đến với anh từ gần ba thập niên trước, khi còn là một cậu bé ở khu Định Công, Hoàng Mai.

Cũng với sự không "kháng cự" nổi tiếng hót kỳ diệu của Chào Mào mà anh Lưu Tôn Thắng, một Pro mộ điệu chim chào mào, ở 327 Trần Khát Chân, ngày nào cũng xách lồng ra "phố chim" Tăng Bạt Hổ để ngồi nhâm nhi tách càphê, chuyện vãn với những người cùng sở thích.

Thắng đang sở hữu cả chục chú chim Chào Mào, trong đó anh quý nhất là chú chim "Hoàng Điểu."

Chú Chào Mào 8 tuổi này được giới chơi chim ở Hà Nội thích mê bởi diện mạo lý tưởng: ức có hai viền lông đen; mũ to đều, hơi cong từ gốc tới đỉnh; cặp chân to dài; thân hình thuôn thuôn; miệng mỏng ngắn, và đặc biệt, sở hữu giọng hót như chuông reo vang - thứ hiếm trong loài chim chào mào.

Anh Thắng bảo, anh yêu thích tiếng hót của loài chim này bởi nhiều lý do, nhưng lý do lớn nhất là người ta có thể nhái được tiếng của nhiều loại chim như mi, gáy, chích chòe..., riêng Chào Mào thì không ai bắt chước được.

"Giọng hót của nó lạ lắm, nhiều cung bậc khác nhau, khi bổng khi trầm, tiếng trong tiếng đục, nghe rất khoái lỗ tai. Đang buồn mấy nghe tiếng Chào Mào kêu thì lòng cũng nhẹ nhõm," người thanh niên 28 tuổi này giải thích.

Rồi anh vui vẻ thổ lộ: "Hiện nay ở Hà Nội, do môi trường được bảo vệ nên loài Chào Mào đã kéo về sinh sống rất đông. Đặc biệt, ở một số nơi như Vườn Bách thú, hồ Trúc Bạch có loài hoa có màu sắc khá lạ, tôi không rõ tên, hoa của chúng màu phớt hồng và nở dọc theo cả đoạn cành dài.

Mỗi khi hoa nở, hàng đàn Chào Mào bay về đây. Trông cảnh chúng vừa chao lượn, phô diễn kỹ năng bay, vừa kiếm mồi vừa cất tiếng hót, thích mê mẩn."


Dân Saigon hiện nay có thú chơi chim. Mỗi sáng ngồi ở Vườn Tao Đàn uống cà phê, tôi thấy nhiều người đem lồng chim vô để chim thi đua hót với nhau vui lắm.
Japan-Saigon02-12-09-2007%20462.jpg


Đây là một trò tiêu khiến tao nhả. Hai năm trước khi về thăm quê hương, mỗi sáng tôi thường vô Vườn Tao Đàn đi bộ, xong ngồi uống một ly cà phê sửa đá pha theo lối Saigon, lối pha cà phê nhiều người gọi đùa là cà phê bí tất độc đáo, khác với lối sống bon chen theo nhịp độ của thành phố

Cà phê bí tất đậm đà mùi vị cà phê quê hương làm tôi nhớ nhiều đến những tháng ngày sống hạnh phúc ở Saigon ngày xưa. Ngồi uống cà phê nghe chim trong lòng đua nhau cất tiếng gáy, cuộc đời đáng sống lắm.
....
Thú chơi chim tôi chỉ là ... người ngoại đạo. Nhưng từ khi về quê ông anh vợ cho con chim Chào Mào (quê tôi gọi là chim đội mũ), chỉ là kẻ tập tành. Con chim nuôi trong nhà cũng giống như mình có nuôi thêm con mèo, con chó; ta săn sóc chăm nôm cho vui vui cuộc sống, thư giản sau những giờ làm việc căn thẳng ...
Ngày ngày cho nó ăn, xem nó nhảy nhót và hót nữa. Chim Chào Mào hót không hay như chích choè, hoạ mi nhưng tôi vẫn tưởng tượng là có ...vườn chim trong nhà ...
 

Quang1512

"Why so serious ???"
Tham gia
5/11/10
Bài viết
592
Điểm tương tác
272
SVC$
0
Trong Tao Đàn ít dợt CM quá. Bác chụp lúc sáng sớm nên chưa có nhiều chim, phải chi chụp muộn hơn tí thì chim nhiều hơn nhìn đẹp hơn. Nhưng cũng toàn là người mê chim chóc với nhau cả hjhj. Nghe đâu 30/4 này có hội thi lửa nhưng lại không được ủy ban cho nên thôi. Tiếc ghê.....:a45::a45::a45::a45:
 

DreamTran92

Thành viên mới
Tham gia
3/5/11
Bài viết
9
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Trong vườn chim Tao Đàn có khoảng 5~7 con Chào Mào à.Nếu bác Quang muốn chỗ chơi chim CM thì lên Hội Chào Mào Bình Thạnh.Nghe đồn là nhiều CM. Còn ở TĐ chỉ chơi Chích Chòe,Khuyên và Họa mi thôi
 

phihung412

Thành viên cống hiến
Tham gia
15/4/10
Bài viết
522
Điểm tương tác
157
SVC$
0
mình cũng từng dến Tao Đàn rùi !
chim hót đau hít cả tai !
hiihiihih
chủ yếu là chòe thui !
còn Chào Mào cũng chỉ có vài con !
khuyên thì cũng có nhưng mà líu ác thì k thấy nhìu !
nó chỉ hót cho vui thui à !
hiiihih
bác biết chỗ nào thường xuyên dợt khuyên k?
mà hình như ở công viên Lê Thị Riêng cũng có nhìu chim lắm đó !
hiihi
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom