Guest viewing is limited

merci_lavie

Thành viên tích cực
Tham gia
27/9/09
Bài viết
386
Điểm tương tác
206
SVC$
0
Các bác cho em hỏi, khi mình muốn mua 1cái lồng bẫy CM thì nên chú ý những điều gì? Vd như khi bẫy thì lồng 1 cánh tốt hay 2 cánh tốt hơn, độ nhậy của lồng, kích thước lồng, độ cứng của lò xo thế nào là vừa, nếu có thêm phần hình ảnh và giá cả để tham khảo nữa thì càng tốt :a16:. thank các bác.
 

Mr_Healin

Thành viên diễn đàn
Tham gia
5/3/09
Bài viết
47
Điểm tương tác
3
SVC$
0
chào bạn minh đã làm nhiều va đi đánh minh xin góp ý chút nhé ,tốt nhất bạn nên chọn lồng bầu tròn 2mái ( ko phai lup kiểu huế đâu nhé ) mặt lụp to rộng và thoáng , lưới trùng kèo đậu nhạy kiểu này để tránh tình trạng chim bu đá hông đá mé nhiều chúc ban sớm kiếm đc chiêc lụp như ý :a18:
 

cadn

"Chào Mào Việt Nam"
Tham gia
25/10/07
Bài viết
2,419
Điểm tương tác
76
SVC$
0
Chào bạn,

Trước tiên phải chú ý đến độ chắc chắn của lồng, nhất là cửa :D, nhiều trường hợp chưa bắt được chim trời, chim nhà đã nhập đàn bên ngoài hehee.

- Kiểu lồng thì tuỳ nơi, như ở Huế lồng 1 mặt vẫn bắt chim tốt. Đa phần các nơi dùng lồng 2 mặt.

- Cò nắp bẫy sao cho giữ được nắp lưới 1 cách hiệu quả, tránh trường hợp gió đong đưa đã sập hoặc chim trời đá xẹt cầu. Thường là dùng cò bằng INOX vừa, không mãnh quá, không cứng quá. Khi móc vào nắp bẫy phải có 1 độ cong nhất định để giữ được nắp bẫy không sập do các nguyên nhân trên.

- Cầu : dùng loại cảnh cây vừa không nặng quá cũng không quá nhẹ. Tốt nhất là thêm 1 đoạn dây thép mãnh (thường dùng dây triên trong lốp xe ô tô), uốn thành vòng cung bao quanh cầu, để ngừa những con chim đá mé 2 bên, không nhảy vô cầu tử.

- Lưới phải có độ chùng, không căng quá dễ bị đánh bật chim ra ngoài khi sập bẫy. Mắt lưới có độ rộng tầm 1,5-2cm.

- Bộ khoá nắp bẫy (còn gọi là tách), để khi sập bẫy, nắp bẫy được khoá cứng lại tránh trường hợp chim chèn và thoát ra ngoài.

- Ngoài ra còn có mồi dụ (giả, không biết các nơi khác ntn, nhưng mình thường dùng hạt cam thảo trông rất bắt mắt và dễ ăn chim tơ), lá nhựa để hạn chế mồi nhà đụng độ với chim trời đá gắt (cách này không cần vẫn được nhưng cần lưu ý thế treo lồng).

Điều quan trọng nữa là trước khi giăng bẫy lên cần có thao tác kiểm tra lại các bộ phận trên sao cho tất cả hoạt động tốt.

Đây kiểu lồng của AE Đà nẵng
sany3651.jpg


Thân,
CADN
 

merci_lavie

Thành viên tích cực
Tham gia
27/9/09
Bài viết
386
Điểm tương tác
206
SVC$
0
Cám ơn các bác đã giúp đỡ!
@CADN: lồng bẫy của bác đẹp quá. bác có thể mở 1 topic post cho mọi người chiêm ngưỡng kỹ hơn về lồng bẫy và chim mồi của bác đc không ah.?:a16:
 

liem.ht133

Thành viên diễn đàn
Tham gia
24/2/09
Bài viết
22
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Lồng nhìn rất đẹp, chim rừng về đá là chỉ lụm thôi. Nhưng nhược điểm của lồng này là cầu bên trong lồng thấp, sát mặt đáy nên rất dễ hư đuôi, vả lại khi chim rừng về xáp lá cà, chim đi lại hoặc bung bầy, múa rất khó.....Góp ý thui, chúc bạn bắt được nhiều chim đẹp.
 

cadn

"Chào Mào Việt Nam"
Tham gia
25/10/07
Bài viết
2,419
Điểm tương tác
76
SVC$
0
Chào bạn,

Do hướng nhìn lồng từ trên xuống bạn thấy thấp. Nhưng thực tế chim đứng trong lồng khá thoải mái. Mào không giáp đỉnh, đuôi không đụng đáy. Về các thế đấu và giáp lá cà thì vẫn tốt.

Thân chào,
CADN
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom