Guest viewing is limited

tdpro193

"Triệu Phú Khu Ổ Chuột"
Tham gia
24/5/09
Bài viết
326
Điểm tương tác
131
SVC$
0
Thuốc lá và tác hại của nó với người có lẻ mọi người trong chúng ta đều đã biết
Còn với vật nuôi nó có tác hại như thế nào, sau thời gian lượm lặt tìm hiểu mình đã có những kết luận khá chính xác, xin mọi người cho ý kiến thêm nhé
Trước hết mình trình bày 1 số đặc điểm về hệ hô hấp và tuần hoàn của chim
Chim có một trong những hệ hô hấp phức tạp nhất của tất cả các loài động vật. Bên cạnh phổi, chim còn có 9 túi khí, là các vi khí quản xuyên qua phổi tạo thành, dung tích hơn phổi nhiều lần, có vai trò chứa khí để hô hấp cũng như làm nhẹ cơ thể và điều hòa thân nhiệt. Lúc chim hít vào, 75% lượng không khí sạch không đi qua phổi mà tới trực tiếp các túi khí sau để sau đó lấp đầy các khoang trong xương. 25% lượng khí còn lại đi trực tiếp vào phổi. Khi chim thở ra, những luồng khí đã được sử dụng đi ra ngoài phổi và những khí sạch chứa trong xương cùng lúc đó lại đi vào phổi. Theo cách đó, phổi của chúng luôn được duy trì cung cấp không khí sạch trong cả khi thở ra và hít vào. Cơ quan tạo âm thanh của chim là minh quản (syrinx), một khoang cơ với một số màng nhĩ, đặt ở vị trí điểm cuối của khí quản, nơi khí quản phân thành hai phế quản
Tim chim có bốn ngăn, cung động mạch chủ phải tham gia vào vòng tuần hoàn lớn (không giống như động vật có vú là cung động mạch chủ trái)<SUP id=cite_ref-Gill_40-4 class=reference>[41]</SUP>. Tĩnh mạch chủ dưới nhận máu từ các chi thông qua một hệ gánh thận.
Tim chim đập nhanh và nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể. Ở , tim đập khoảng 250 lần/phút, ở sơn tước đầu đen khi ngủ là 500 lần, khi hoạt động lên tới 1000 lần/phút<SUP id=cite_ref-hueuni_38-6 class=reference>[39]</SUP>, riêng với loài chim ruồi ức đỏ (Archilochus colubris), tim mỗi phút có thể đập 1200 lần (20 lần/giây). Điều này giúp cho máu chim lưu thông nhanh, giúp vận chuyển nhanh ôxy và chất dinh dưỡng cho các cơ quan, cung cấp kịp thời năng lượng để bay và duy trì hoạt động mức độ cao. Bên cạnh đó, hồng cầu chim có nhân (khác với các loài thú), nhiều và lồi hai mặt, hemoglobin liên kết với ôxycacbonic yếu nên việc giải phóng các khí này diễn ra nhanh trong máu. Đây là lý do vì sao chim có thân nhiệt cao, vào khoảng từ 38-45,5<SUP>o</SUP>C, tuỳ mỗi loài
Nhưng Khói thuốc lại như thế nào...?
Khói thuốc cấu tạo từ một hỗn hợp khíbụi. Theo Tổ chức Y tế Quốc tế (WHO), trong khói thuốc có khoảng 4.000 chất hóa học, trong đó có 40 được xếp vào loại gây ung thư . gồm những chất như nicotin, mônôxít cacbon, hắc ínbenzen, fomanđêhít, amoniac, axeton, asen, xyanua hiđrô ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thần kinh, mạch máu và nội tiết gây ra những bệnh tim mạch, giảm trí nhớ và các bệnh ung thư.
Khói thuốc được coi là chất độc hại nhất trong môi trường cư trú. Khi hút thuốc, người hút thường thở ra hai luồng khói chính và phụ, và 20% khói thuốc bị hít vào trong luồng chính, 80 % còn lại được gọi là luồng phụ, nảy sinh khi kéo thuốc (giữa những lần hít vào) và khi tắt thuốc. Luồng khói chính nảy sinh tại 950 °C và khói phụ 500 °C, do đó luồng khói phụ tỏa ra nhiều chất độc hại hơn.
Theo những theo dõi của mình, tỉ lệ những người không hút thuốc nuôi chim được căng lửa, giọng to, rõ, không bị khàn và có thể thích nghi với các điều kiện khí hậu dễ dàng hơn so chim của người hút thuốc lá
Và phần cũng ko kém phần quan trong nữa là đầu lọc thuốc lá
Đầu lọc được làm bằng nhựa CELLULO-ACETAT và mất nhiều năm mới phân hủy được và trong khi đó có khoảng 170 hóa chất trong thuốc lá mà chim hay các loài thú nhỏ cho là thức ăn của chúng.
Việc nuôi chim thả trong nhà có người hút thuốc lá có tỉ lệ tử vong do ngộ độc thực phẩm

Và điều mình muốn nhấn mạnh ở đây là tha thiết kêu gọi anh chị em trong ngôi nhà SVC hãy bỏ ngay ý định tập tành hút thuốc lá đi nhé, ai mới hút thì hãy bỏ ngay nếu có thể, ai đã sử dụng lâu năm thì nên lên kế hoạch cho mình bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt.
Trước tiên là vì chính bạn, gia đình bạn và sau đó là vì các vật nuôi trong nhà chúng ta
Thân
TDPRO193
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Bạch Đề

Người ghiền Chào Mào
Thành viên BQT
Tham gia
26/8/07
Bài viết
4,634
Điểm tương tác
2,670
SVC$
0
Về việc này mấy hôm mình cũng có trao đổi một bài trong mục hội quán SVC khu vực Tp, HCM.

Vâng, phổi chim rất nhỏ và yếu, lúc trước ở canada có ông bạn ông David De Souza vì nấu đậu quá cháy mà chết cả giàn Chòe Lửa đuôi đen. Khi hỏi ra mới biết là chất taflon đồ xi chóng dính ở nồi chảo rất độc hại đã gây ra.

Thời xưa các thợ đào hầm mỏ khi chưa có công cụ đo khí, thì họ hay dùng con Yến/canary mang xuống hầm, con chim chết thì họ lập tức lên ngay.

Vì vậy, hỡi các anh em mê chim phải cẩn thận! Bạch Đề vẫn thấy họ ngồi nhìm ngắm con chim cưng khi đi dượt để trên bàn cafe v.v... nhưng vô tình trên tay cầm điếu thuốc lá phì phà, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến cái chết vô cớ mà chính chủ nhân cũng không biết.

cảm ơn bài viết của bạn!

Bạch Đề
 

tdpro193

"Triệu Phú Khu Ổ Chuột"
Tham gia
24/5/09
Bài viết
326
Điểm tương tác
131
SVC$
0
Như tdpro193 đã trình bày ở trên về tác hại của thuôc lá, để không nói suông tdpro xin post hình ảnh và clip liên quan về 1 em chim thả ăn tàn thuốc lá
27052010039.jpg

27052010037.jpg

27052010036.jpg

<object width="480" height="385"><param name="movie" value="http://www.youtube.com/v/PcYb6y73KJ4&hl=en_US&fs=1?rel=0"></param><param name="allowFullScreen" value="true"></param><param name="allowscriptaccess" value="always"></param><embed src="http://www.youtube.com/v/PcYb6y73KJ4&hl=en_US&fs=1?rel=0" type="application/x-shockwave-flash" allowscriptaccess="always" allowfullscreen="true" width="480" height="385"></embed></object>
Kết quả là em đó qua đời trong ngày hôm sau
 

Leo25788

"Đơn Độc Một Mình"
Tham gia
2/5/08
Bài viết
411
Điểm tương tác
58
SVC$
0
cái này ở hoàng hà phải không bác,chắc cũng lâu lắm rồi ấy nhỉ
 

suoimohg

Thành viên tích cực
Tham gia
21/6/10
Bài viết
150
Điểm tương tác
3
SVC$
0
Nhà cháu có lẽ phải bỏ thuốc ngay kẻo mấy ẻm lại bị nhiễm độc!
 

meotom

Thành viên diễn đàn
Tham gia
7/11/10
Bài viết
77
Điểm tương tác
14
SVC$
0
book.gif

<!-- message --> Nhà minh có lẽ phải bỏ thuốc ngay kẻo mấy ẻm lại bị nhiễm độc! nhưng mà khi bỏ mất cân băng mấy em chưa thuần được lại khổ thôi
 

sir_thanhle

"Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
31/7/10
Bài viết
2,045
Điểm tương tác
2,050
SVC$
0
Bài viết này rất đúng, cũng như anh Bạch Đề nói, phổi chim rất yếu và chim cũng rất nhạy cảm với những thứ độc hại của môi trường xung quanh, vì thế mà đôi lúc chủ nhân của chúng không biết chim chết vì sao. Bài viết của bạn rất có ý nghĩa. Hì có một điều là mình rất ghét thuốc lá và chữa bao giờ hút nên chim mình vô tư về vấn đề này. Chỉ phải cẩn thận với mấy ông bạn hút thuốc thôi. Thân
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom