Guest viewing is limited

thephong_2005

Thành viên tích cực
Tham gia
30/8/07
Bài viết
460
Điểm tương tác
6
SVC$
0
<TABLE cellSpacing=0 cellPadding=1 width="100%"><TBODY><TR><TD class=bodyText vAlign=top align=left width="24%" bgColor=#f2f2f2>Tên bài báo: </TD><TD width="76%" bgColor=#f2f2f2>
Sắc màu cá cảnh biển
</TD></TR><TR><TD class=bodyText vAlign=top align=left width="24%">Ngày cập nhật:</TD><TD width="76%">
18/09/2007​
</TD></TR><TR><TD class=bodyText vAlign=top align=left width="24%">Nguồn tin: </TD><TD vAlign=top noWrap align=left width="76%">
PY, 29/7/2007
</TD></TR></TBODY></TABLE>


<TABLE cellSpacing=0 cellPadding=0 width="100%" border=0><TBODY><TR><TD width="10%"> </TD><TD width="90%">

Đối với những người đam mê sinh vật cảnh ở TP Tuy Hòa, cây cảnh, đá cảnh, chim, cá nước ngọt... có quý đến đâu, khó khăn đến mấy họ vẫn tìm kiếm được. Nhưng với cá nước mặn, ai cũng e dè. Khó khăn lớn nhất chính là khâu nuôi dưỡng cùng việc giữ nguyên màu sắc cá. Trước năm 2005, dân Tuy Hòa đã nhen nhóm chơi cá biển nhưng mãi đến năm 2007, phong trào mới thực sự bắt đầu.
NUÔI CÁ CẢNH BIỂN: THÚ CHƠI CAO CẤP
Phú Yên có đến 182km bờ biển và trong vòng cung ấy có nhiều ghềnh đá, bãi đầm, môi trường sinh thái còn an toàn. Đồng thời vùng biển này có nhiều giống cá đẹp. Người nghiên cứu, săn tìm, nuôi dưỡng cá cảnh biển đầu tiên của Phú Yên là kỹ sư Đào Tấn Hổ ở Hòa Thắng (Phú Hòa). Ông công tác ở Viện Hải dương học Nha Trang, nơi có điều kiện cho thú chơi này, vào những năm còn tỉnh Phú Khánh cũ. Những người nuôi cá cảnh biển lân la học hỏi nhưng rồi xôi hỏng bỏng không, vì lúc bấy giờ đầu tư cho một hồ nuôi thích hợp, đúng quy trình là số tiền không nhỏ; con giống thì xa, sách vở hướng dẫn không có nên rủi ro vô cùng lớn. Do đó, họ ngừng việc nuôi cá cảnh nước mặn để tiếp tục nuôi cá nước ngọt.
Đảm bảo một hồ cá cảnh biển an toàn là điều không đơn giản. Việc đầu tiên là lắp ráp hồ nước mặn trên chân đế vững, có lồng bao bên dưới để đặt thiết bị lọc đảm bảo nước hợp vệ sinh như chính môi trường biển. Hồ cá biển luôn lớn hơn hồ cá nước ngọt, kính chịu được áp lực của nước, độ dài tối thiểu ít nhất một mét và không được thay nước liên tục để cá khỏi bị choáng. Bộ lọc, bộ tạo sóng phải tốt để giữ nước theo tiêu chuẩn cho phép và lượng oxy đầy đủ tránh cá sốc, tránh bệnh phát sinh. Đồng thời, người nuôi phải có một hồ nhỏ với hệ thống lọc đầy đủ các ngăn, màng lọc luôn sạch để dưỡng cá và điều trị khi thấy chúng mắc bệnh. Hiện nay, làm một hồ cá biển ở Tuy Hòa thường không dưới một triệu đồng tùy theo diện tích, chưa kể các thiết bị chủ yếu khác và cũng chưa kể tiền mua các loại cá biển. Nếu “đầu tư” hoàn thiện, số tiền sẽ lên đến gần 10 triệu đồng. Còn ở các thành phố khác, một hồ cá cảnh biển đầy đủ thường không dưới 30 triệu đồng!
Điều cần thiết tiếp theo là giữ nhiệt độ ổn định dao động từ 25 đến 28 độ C, độ pH và hàm lượng các chất phải đạt tiêu chuẩn. Ngoài các yêu cầu trên, chế độ ăn phải đầy đủ, việc phát hiện và chữa bệnh cho cá phải luôn kịp thời. Bố trí hệ thống điện thắp sáng đầy đủ nhằm tăng vẻ đẹp, trải cát mịn, sắp san hô, đặt rong tảo để tạo cảnh đều là những công việc mà người chơi cá cảnh biển phải biết dù ít dù nhiều. Nhưng để tránh các trường hợp cá chọi nhau hay ăn hết rong tảo, hải quỳ, san hô... thì cần phải có người chơi lâu năm hướng dẫn. Người chơi cá cảnh biển thời gian đầu dễ gặp những tình huống xấu, có thể cá sẽ chết hàng loạt lúc mới bỏ vào, có thể cá đột nhiên xuống màu sắc và cũng có thể buổi sáng nào đó phải lần lượt vớt từng con sang hồ dưỡng bệnh. Nhưng thời gian sau cá sẽ ổn định, kỹ thuật chăm sóc đã am tường thì chỉ cần thay nước mỗi năm hai lần, chỉ cần sưu tầm giống cá lạ đưa vào để tăng vẻ đẹp hồ cá cảnh biển.
THẢNH THƠI CÙNG CÁ CẢNH BIỂN
070728-choi-ca-1.jpg

Cá cảnh nuôi ở quán Hội Ngộ - Ảnh: DTX
Hiện nay, nhờ các thiết bị công nghệ mới nên việc chơi cá cảnh biển ít rủi ro hơn so với trước. Số người nuôi ở TP Tuy Hòa tăng nhanh từ đầu năm 2007 đến nay. Nuôi cá nhiều nhất là chị Diễm, chủ quán Hội Ngộ ở đường Nguyễn Huệ. Chị có gần 30 loại cá trong dãy hồ kính khá hoàn chỉnh. Biển Tuy Hòa đa số là cá mú, đào, dìa gần bờ nên phải nhập giống cá khác từ Đại Lãnh, Nha Trang, Vũng Tàu..., nơi nghề nuôi cá biển có từ trước. Chị Diễm kể, đã mấy lần chuyển về đến nơi là cá bị sốc nước chết sạch, lại đi tiếp, lại nghiên cứu. Dự kiến trước mắt, hai vợ chồng sẽ mở rộng diện tích, vừa bán đặc sản biển cho khách vừa tạo không gian thư giãn để khách đắm chìm trong vẻ đẹp rực rỡ muôn vàn cảnh sắc biển, nhất là khi đêm về, ánh điện lung linh tỏa sáng.
Cá cảnh biển sẽ cho ta thưởng ngoạn vẻ đẹp rực rỡ mà cá nước ngọt không thể đem lại được. Cá hoàng đế, hoàng hậu, nàng đào, mao tiên màu sắc lộng lẫy, tôm bác sĩ và các loại hải sâm, hải quỳ, cầu gai, sao biển, các loại san hô muôn hồng nghìn tía sống dập dờn trong nước mang đến bao điều thú vị. Chính màu sắc ấy đã thu hút nhiều người chơi loại hàng “độc” này. Cá cảnh biển có loại rất đắt như cá hoàng hậu từ 700.000 đến 1 triệu đồng/con, có loại tương đối rẻ như mao tiên, rô biển không quá 50.000 đồng/con; hải sâm, san hô có giá rẻ hơn. Cá khỏe hơn và ít bệnh nếu nuôi trong điều kiện thích hợp cùng thức ăn tổng hợp đã có sẵn, khỏi phải săn tìm trùn chỉ, tôm rang dễ gây bệnh.
CÁ CẢNH BIỂN Ở TUY HÒA - CÁI NHÌN PHÍA TRƯỚC
Người viết bài này đã có gần 20 năm tham gia trong giới sinh vật cảnh, cũng đã từng lao đao lận đận trong nghề chơi cá nước ngọt. Những năm đầu thập niên 80, những giống cá đẹp đưa từ TP Hồ Chí Minh, Long An về như cá ông tiên, cá đĩa, cá lia thia đầu búa... đều phải được chăm sóc chu đáo, đúng kỹ thuật từ ánh sáng, nhiệt độ đến oxy nhưng đôi lúc cá chết trắng mép hồ. Đến vài năm sau thì người ta dần quen thuộc với thú chơi này và có thể lai tạo, ép đẻ. Đến nay, người chơi cá nước ngọt đã nhiều, họ nuôi không ít giống cá đẹp như thanh long, hoàng long, la hán... một cách dễ dàng, không như lúc ban đầu. Nuôi cá cảnh biển lúc ban đầu như hiện nay cũng gặp không ít khó khăn như cá nước ngọt trước kia vì chưa am hiểu hết. Nhưng dần dần, thú chơi này sẽ không còn “thử thách” người nuôi vì tại vùng đất này, biển đang ở trước mặt, môi trường sinh thái chưa biến đổi, các giống cá nhiều màu sắc sặc sỡ như các địa phương lân cận sẽ được khai thác. Điều kiện nuôi dưỡng và tạo giống dần hợp lý sẽ là bước đầu cho một nghề mới: nghề nuôi cá cảnh biển. Lúc ấy, với giá thành phù hợp, cá cảnh biển ở TP Tuy Hòa sẽ đến với mọi nhà như loại cá nước ngọt một thời. HUỲNH THẠCH THẢO
</TD></TR></TBODY></TABLE>
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom