Guest viewing is limited

thanhbinhqldt

Thành viên diễn đàn
Tham gia
19/4/11
Bài viết
50
Điểm tương tác
1
SVC$
0
:a03:
Đã từ lâu, thú săn bắt chim trời được nhiều người xem như một trò giải trí những lúc nông nhàn. Nhưng vào thời điểm này, khi giá trị kinh tế của các loài như: Chim sẻ, cu đất, Chào Mào, đa đa… được nâng cao, các thợ săn đã dùng mọi cách để… “tận diệt” chim trời.

Từ đặc sản chim trời

Giữa tháng 5, tôi có dịp theo ông Nguyễn Hữu Thiên (huyện Chư Prông, Gia Lai) đi đặt bẫy chim sẻ. Hiện nay, loài chim bé nhỏ này đang trở thành món “hot” nhất của dân nhậu. Với công dụng y học được mọi người lan truyền, khi tiết và thịt chim sẻ chữa “bệnh khó nói” của đấng *** râu, chữa bệnh quáng gà, chóng mặt do thiếu máu, ho kéo dài… nên loài chim này đang được săn bắt nhiều.


Chim vừa được bẫy về. Ảnh: Lê Anh Để có thể bắt loài chim này với số lượng lớn, các thợ săn chủ yếu dùng bẫy lưới. Bẫy được thiết kế với hai tấm lưới dài 4 mét, rộng 2 mét được gắn vào các cọc tre, dùng sợi dây dài kết hình chữ Y để giật lưới, sau đó dùng hai con chim mồi buộc chân vào các vật nặng và ít lúa để dụ chim xuống. Thợ săn phải ngụy trang bằng các lùm cây để chim không phát hiện; những nơi chim tập trung nhiều nhất là các bãi đất trống gần khu dân cư. Địa điểm chúng tôi chọn đặt bẫy lần này ở gần dốc Hàm Rồng (TP. Pleiku).

Trong lúc chờ đợi, ông Thiên cho biết: “Mùa săn bắt chim sẻ thường kéo dài 7 tháng (từ tháng 5 đến tháng 12 Dương lịch), bây giờ mới đầu mùa săn. Trung bình sau mỗi lần giật bẫy thì bắt được từ 15 con đến 30 con. Mỗi ngày nếu may mắn, tôi có thể bắt được 150 con, với giá bán hiện nay 5.000 đồng/con, có ngày thu nhập cả triệu đồng. Hiện nay có nhiều người đi đặt bẫy nên số lượng bắt được cũng hạn chế…”. Chưa đầy 20 phút đặt bẫy, lần “cất vó” đầu tiên của ông đã được 12 con chim sẻ và sau một buổi sáng với 8 lần chuyển địa điểm ông đã bắt được 90 con.

Ngoài chim sẻ, hiện nay loài chim bị săn bắt nhiều còn có cu đất. Để săn loài chim này đòi hỏi sự công phu và kiên nhẫn của thợ săn. Có hai cách để bẫy là dùng lồng bẫy và dùng lưới. Muốn săn được cu đất người thợ săn cần phải nuôi những con chim mồi có tiếng gáy vang để dụ chim trời.

Ông Bùi Văn Hào (huyện Đak Pơ)- một thợ săn cu đất chuyên nghiệp cho biết: “Săn cu đất nhiều nhất là từ tháng 3 đến tháng 7, vì chim vào mùa sinh sản thường đi kiếm ăn nhiều. Những năm trước, chỉ cần đến các bìa rừng đặt bẫy có thể một ngày được hơn 20 con, nhưng hiện nay cao lắm cũng chỉ 10 con; chủ yếu chim cu đất được tiêu thụ tại các quán nhậu. Hiện nay giá chim cu đất từ 30.000 đồng/con đến 40.000 đồng/con nên thợ săn cũng có thu nhập cao…”.

Ngoài ra một số loài chim như: Gù gì, đa đa… cũng đang rất được ưa chuộng. Những loài chim này đã nhanh chóng trở thành đặc sản riêng từ các quán nhậu bình dân đến nhà hàng sang trọng và cũng được rất nhiều thực khách đón nhận nên các thợ săn mặc sức săn bắt, vì nhu cầu tiêu thụ lớn đã đem lại thu nhập cao cho họ.


Anh Thiên đặt bẫy chim. Ảnh: Lê AnhĐến thú chơi chim cảnh

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Gia Lai, thú chơi chim cảnh đang được nhân rộng, nên nhu cầu tìm kiếm những loài chim như Chào Mào, chích chòe, họa mi, hoàng yến, thanh tước... ngày càng gia tăng. Anh Trần Thanh Quang- chủ quán ở “chợ” chim (TP. Pleiku) cho biết: “Chim cảnh chủ yếu là chim rừng đã được thuần hóa, mỗi loài mang một nét đẹp và giá trị kinh tế riêng. Những khách chơi chim đến đây chủ yếu tìm chích chòe, chào mào, thanh tước, giá cả tùy thuộc vào độ thuần hóa và tiếng hót. Nếu chim bổi (chim chưa thuần hóa) chỉ có giá 40.000 đồng/con đến 200.000 đồng/con, còn chim hót tốt có giá từ hàng trăm ngàn đồng thậm chí hàng triệu đồng. Nguồn cung cấp chim chủ yếu từ các huyện: Đức Cơ, Chư Prông, Kông Chro, Kbang. Do những loài này không thể săn bắt hàng loạt và có nhiều điểm thu mua, nên cứ 3 ngày mới nhập hàng một lần khoảng 20 con đến 40 con tất cả các loại…”.

Loài chim hiện nay được săn lùng nhiều nhất vì được xem là “hàng độc” là chim Chào Mào trắng. Vì chúng rất hiếm nên giá lên đến gần 20 triệu đồng/con. Thời gian qua, những người chơi chim cảnh thường săn lùng tại các huyện phía Đông tỉnh. Nghe đâu một thợ săn chim ở xã Đak Song (huyện Kông Chro) vừa bẫy được một con chào mào trắng bán được 17 triệu đồng. Cũng chính vì vậy, nhiều người đã dùng thuốc nhuộm tóc để biến chào mào thường thành chim trắng, nhưng vẫn không thể qua mắt được những người sành chim cảnh.

Trước giá trị kinh tế quá lớn của chim cảnh, nên hầu như ngày nào các thợ săn cũng lặn lội khắp nơi để đặt bẫy. Thú chơi chim cảnh là thú chơi tao nhã, nhưng chính nó cũng góp phần vào con đường “tận diệt” chim trời. Việc quan tâm và bảo vệ các loài chim hoang dã chưa được cơ quan chức năng chú ý đến, nên tình trạng săn bắt quá mức chim trời vẫn diễn ra hàng ngày.:a09::a09::a09:
 

bean

Thành viên tích cực
Tham gia
18/2/10
Bài viết
459
Điểm tương tác
54
SVC$
0
hihi!bác nói gì mà ghê vậy!còn có nhiều người săn bắt chim để thuần mà bác chỉ nói về các món ăn!nghe thôi đã thấy thương mấy chú chim!em mà gặp ai bẩy chim để làm thịt thì e phá cho khỏi bảy luôn
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom