Guest viewing is limited

nghidt

Thành viên diễn đàn
Tham gia
25/3/10
Bài viết
55
Điểm tương tác
11
SVC$
0
Trong thời gian qua, mình thấy phong trào chơi chim ngày càng phát triển, trên diễn đàn có nhiều bài hướng dẫn cách chọn lựa, chăm sóc, thuần chim. Tuy nhiên, việc chữa bệnh cho chim cảnh chưa có bài nào có giải pháp cụ thể. Góp phần cho phong trào phát triển, mình có vài “kiến thức” sang sẽ cùng anh, em. Có gì không đúng, bổ sung nhé.<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>


1. Nguyên nhân dẫn đến bệnh: Để xảy ra bệnh phải có tối thiểu 2 điều kiện<o:p></o:p>


+ Có mầm bệnh: vi khuẩn, virus, nấm.. tồn tại trong môi trường chăn nuôi (thức ăn để lâu sẽ là điều kiện phát triển của mầm bệnh (dinh dưỡng cao quá),bố phân lâu ngày không thay, nuôi chim gần khu chăn nuôi gia cầm…). Nhìn chung rất khó xác định mầm bệnh cụ thể (không xét nghiệm!)<o:p></o:p>


+ Sức khỏe chim yếu: Chim từ rừng bắt về, thời kỳ thay lông, đổi thức ăn, đổi người nuôi (mỗi người nuôi các chăm sóc khác nhau)…<o:p></o:p>


2. Triệu chứng: Tùy theo bệnh mà có triệu chứng cụ thể, nhìn chung có các biểu hiện ủ rũ, kém hoạt bát, không hót, xã cách, không đứng trên cầu…<o:p></o:p>


+ Trên đường hô hấp: chim thở khó (há mỏ hoặc vươn cổ để thở), thỉnh thoảng “ho” (có tiếng khẹc, khẹc), tần số hô hấp nhanh, chảy nước mắt, mũi..<o:p></o:p>


+ Tiêu hóa: Chim tiêu chảy (phân có nhiều nước), phân có màu khác hơn bình thường (màu xanh…), hậu môn dính phân.<o:p></o:p>


3. Điều trị: Cần nhanh chóng thực hiện khi chim có biểu hiện bệnh. Liệu pháp gồm nâng cao sức đề kháng và diệt mầm bệnh.<o:p></o:p>


+ Dùng kháng sinh diệt mầm bệnh: Việc chọn kháng sinh nên chọn loại có phổ kháng khuẩn rộng và định hướng điều trị. Thường thì mình ít dùng thuốc thú y do hạn chế về nồng độ và chất lượng.<o:p></o:p>


Có thể dùng các kháng sinh dễ tìm (tiệm thuốc tây) như cephalexin (http://www.thuocbietduoc.com.vn/thuoc/thuoc-goc118.aspx); ampicillin (http://www.thuocbietduoc.com.vn/thuoc/thuoc-goc29.aspx).<o:p></o:p>


* Cách cấp thuốc kháng sinh cho chim: Việc cấp thuốc cho chim rất quan trọng (chim nhỏ nên khó định lượng, lúc chim bệnh thường hạn chế ăn, uống).<o:p></o:p>


- Nếu chim còn ăn: Cắt ngang đuôi con super worm hay con cào cào rồi nhúng vào bột thuốc (thuốc dính vào con sâu, cào cào) cho chim ăn (lượng bột thuốc khoảng 1 hạt gạo lần, ngày 2 lần). <o:p></o:p>


- Chim không ăn (tiên lượng xấu): Dùng tiêm 5 cc, lấy pitong ra- cho bột thuốc vào- lắp pitong lại- đưa đầu có kim tiêm lên trên- bơm hết không khí ra- hút vào 3 đến 4 cc nước sạch- lắc đều -nhỏ vào miệng chim 1-2 giọt ngày/lần.<o:p></o:p>


+ Nâng sức đề kháng: Cung cấp vitamin: Dùng nutroplex (mua tại tiệm thuốc tây) cho chim uống. Cách tiến hành: nhỏ 3-4 giọt trong 200 cc nước sạch (tương đương 1 cóng nước, không dùng liều quá cao). Tăng cường mồi tươi và dể tiêu (cào cào non, trứng kiến…), phủ áo lồng, treo lồng nơi yên tĩnh (hạn chế dòm ngó).<o:p></o:p>


Chú ý: <o:p></o:p>


- Sử dụng cùng một loại thuốc liên trong thời gian 3-5 ngày, kể cả chim có biểu hiện không khỏi và khỏi bệnh (mỗi loại thuốc có cách tác động đến vi trùng khác nhau và cần có thời gian tác động, khi có dấu hiệu khỏi bệnh nếu ngừng thuốc có thể tái phát). <o:p></o:p>


- Các lạoi thuốc đã pha nên dùng trong ngày, không dùng nhiều quá (do nóng sốt ruột). - - Bắt, thay thức ăn, nước uống phải nhẹ nhàng, tránh làm chim hoảng.<o:p></o:p>


- Nếu có nuôi nhiều chim thì có thể pha kháng sinh (1 viên/1 cóng nước) cho tất cả cùng uống trong 2-3 ngày để ngừa lây lang.<o:p></o:p>


+ Vệ sinh lồng, khu chăn nuôi: Cho chim sang lồng khác (lồng tắm). Dùng Virkon (mua tại tiệm thuốc thú y), nước giaven (mua tại tiệm tạp hóa) pha với nước theo hướng dẫn lau lồng, giặc áo, bố lồng, phun xịt khu nuôi.<o:p></o:p>


Với cách này mình đã trị cho chú lửa bị “ho” của mình thành công.<o:p></o:p>


Bạn xem thêm: http://sinhvatcanhlagi.wordpress.com/2011/02/25/phong-va-ch%E1%BB%ADa-b%E1%BB%87nh-cho-chim-c%E1%BA%A3nh/<o:p></o:p>


<o:p></o:p>
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom