Guest viewing is limited

thephong_2005

Thành viên tích cực
Tham gia
30/8/07
Bài viết
460
Điểm tương tác
6
SVC$
0

Bình chọn






Phân loại: Thành Phố - Thị Trấn - Khu Trung Tâm
Nguồn: www.phuyentourism.gov.vn



  • Thông Tin
  • Nhận Xét / Bổ Sung
  • Điểm Du Lịch Khác
Thông Tin



Phú Yên là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, nằm trong giới hạn 12o42’36”- 13o41’28” Vĩ độ Bắc và 108o40’40” - 109o27’47” Kinh độ Đông; Phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hoà, phía Tây giáp hai tỉnh Gia Lai và Đắc Lắc, phía Đông giáp biển Đông.

Phú Yên có diện tích tự nhiên là 5.045km2, dân số 817.200 người (năm 2001), chia làm 8 đơn vị hành chính: 3 huyện miền núi là Sơn Hoà, Sông Hinh, Đồng Xuân; 4 huyện đồng bằng ven biển là Tuy Hoà, Phú Hoà, Tuy An, Sông Cầu; Thị xã Tuy hoà là Trung tâm tỉnh lỵ, cách Thủ đô Hà Nội 1160 km, cách TP. Hồ Chí Minh 560 km, Đà Nẵng 400 km và Nha Trang 120 km theo tuyến Quốc lộ 1A.
Địa hình Phú Yên có thể chia thành 2 vùng lớn: phía Tây là vùng núi và bán sơn địa, phía Đông là đồng bằng và ven biển. Khí hậu chịu ảnh hưởng của nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, với 2 mùa rõ rệt : mùa mưa và mùa khô, nhiệt độ trung bình khoảng 27oC, rừng chiếm 2/3 diện tích toàn Tỉnh.

Bờ biển của Phú Yên dài 189 km, nhiều dãy núi nhô ra sát biển tạo nên nhiều đầm, vịnh với cảnh sắc nên thơ như: đầm Cù mông, vịnh Xuân Đài, Vũng Lắm (huyện Sông Cầu); đầm Ô Loan, Gành Đá Đĩa (huyện Tuy An); Vũng Rô (huyện Tuy Hoà), có nhiều đảo nhỏ gần bờ như: Nhất Tự Sơn, Hòn Chùa, Hòn Lao Mái Nhà, Hòn Dứa, Hòn Nưa… đặc biệt có Mũi Điện (Mũi Đại Lãnh) với ngọn Hải Đăng sừng sững, là điểm cực Đông của dãi đất liền Việt Nam. Dọc theo bờ biển có nhiều bãi tắm sạch đẹp như : Bãi Tiên, Bãi Môn, Bãi Xép, Bãi Nồm, Bãi Bàng, Bãi Từ Nham, Long Thuỷ; nhiều gành đá nổi tiếng như : Gành Đá Đĩa, Gành Đỏ, Gành Dưa, Gành Yến.

Tiềm năng tự nhiên về biển đảo được kết hợp với rừng núi trung du và đồng bằng sẽ tạo ra khả năng to lớn để phát triển đa dạng du lịch sinh thái của Phú Yên. Khu bảo tồn thiên nhiên rừng Krông Trai với hệ sinh thái động thực vật phong phú, khu bảo vệ môi trường rừng Bắc Đèo Cả gắn với núi Đá Bia có độ cao 706 m và Vũng Rô là bến của những con tàu không số trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và nay đã trở thành di tích lịch sử cấp Quốc gia; Lòng hồ Thuỷ Điện Sông Hinh và Thuỷ điện Sông Ba Hạ trong tương lai cùng với rừng núi điệp trùng bao bọc chung quanh sẽ là những nơi du lịch sinh thái lý tưởng. Các mỏ nước khoáng Phú Sen thuộc huyện Phú Hòa; Triêm Đức, Trà Ô thuộc huyện Đồng Xuân có thể đầu tư phục vụ cho việc nghỉ dưỡng, tắm chữa bệnh cho nhân dân địa phương và khách du lịch.

Với lợi thế về tài nguyên rừng và biển đã tạo cho Phú Yên nguồn ẩm thực khá phong phú, các món đặc sản như : Cá ngừ đại dương (món ăn ưa chuộng của nhiều nước Châu Á), tôm hấp nước dừa, sò huyết Ô Loan, ốc nhảy Sông Cầu, cua huỳnh đế, ghẹ đầm Cù Mông, gà nướng Sông Cầu, Khô bò Sơn Hoà, cá bống kho tộ, gỏi cá mai, gỏi cá mương Tuy An; chả Dông, mắm cá thu Tuy Hoà. v.v…
Bên cạnh tài nguyên thiên nhiên đa dạng, đặc sắc, Phú Yên còn có bề dày lịch sử lâu đời và nguồn tài nguyên nhân văn giàu tiềm năng với những giá trị văn hoá truyền thống, nét sinh hoạt văn hoá đặc trưng của cộng đồng các dân tộc: Kinh, Ba na, Ê đê, Chăm H' Roi,… được thể hiện sinh động qua các lễ hội: Cầu ngư, Đua thuyền Đầm Ô Loan của cư dân vùng biển; lễ hội đâm trâu, lễ bỏ mả , lễ hội mùa ….của đồng bào dân tộc miền núi và nhiều loại nhạc cụ độc đáo như: Đàn đá, kèn đáù, tù và, trống đôi, cồng chiêng, đàn, sáo…và nhiều di tích lịch sử văn hoá, nghệ thuật kiến trúc, danh lam thắng cảnh, trong đó có 10 di tích được xếp hạng cấp quốc gia là nguồn tài nguyên có giá trị đối với hoạt động du lịch.

Phú Yên nằm trên tuyến Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc- Nam, có Quốc lộ 25, liên tỉnh lộ ĐT 645 nối Phú Yên với các tỉnh Tây Nguyên, Quốc lộ 1D nối liền thành phố Qui Nhơn với huyện Sông Cầu, có sân bay Tuy Hoà và cảng biển Vũng Rô nằm liền kề với Khu Du lịch Tổng hợp Văn Phong – Đại lãnh. Đó là những điều kiện thuận lợi để đầu tư phát triển du lịch của Phú Yên nằm trong tuyến du lịch miền Trung và khu vực Nam Trung Bộ gắn với Tây Nguyên.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho ngành du lịch của tỉnh những năm gần đây có phát triển bước đầu, hệ thống khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi, giải trí có đầu tư nhưng còn ở mức thấp, nhiều tiềm năng lớn chưa được khai thác có hiệu quả.

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Yên ra Nghị quyết số: 03/NQ -TU, ngày 05/11/2002 về “ Chương trình phát triển du lịch Tỉnh đến 2005 và 2010” đã khẳng định: “Phú Yên có nhiều tiềm năng và cơ hội lớn để phát triển các loại hình du lịch sinh thái và du lịch văn hoá. Mục tiêu đến năm 2005-2010 là đưa ngành du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh”; UBND Tỉnh Phú Yên đã ban hành “Qui định chính sách khuyến khích các dự án đầu tư cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn Tỉnh” với các mức ưu đãi riêng của tỉnh Phú Yên, ngoài những ưu đãi chung của Chính phủ; cùng những chủ trương chính sách khác của Tỉnh, Phú Yên đang dành mọi điều kiện thuận lợi nhất đối với các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài đến đầu tư kinh doanh du lịch tại Phú Yên.


 
N

__Nick__

Guest
chú em mài hôm nay định làm HDV du lịch hả ? hay vậy ta !! phong cảnh PY kìa hihihi . thank chú cái. :D:D
 

thephong_2005

Thành viên tích cực
Tham gia
30/8/07
Bài viết
460
Điểm tương tác
6
SVC$
0
Địa lý
Phú Yên trải dài từ 12°42'36" đến 13°41'28" vĩ bắc và từ 108°40'40" đến 109°27'47" kinh đông, phía bắc giáp tỉnh Bình Định, phía nam giáp Khánh Hòa, phía tây giáp Đăk LăkGia Lai, phía đông giáp biển Đông. Phú Yên nằm ở miền trung Việt Nam, cách Hà Nội 1.160km về phía bắc, cách tp. Hồ chí Minh 561km về phía nam theo tuyến quốc lộ 1A.
Diện tích tự nhiên: 5.045 km², chiều dài bờ biển 189km.
Hệ thống Sông Đà Rằng, sông Bàn Thạch, sông Kỳ Lộ... và nhiều sông nhỏ khác, với tổng diện tích lưu vực là 16.400km2, tổng lượng dòng chảy 11.8 tỷ m3, đảm bảo đủ nước tưới cho nông nghiệp, thủy điện và sinh hoạt.

[sửa] Khí hậu

Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương. Có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa nắng từ tháng 1 đến tháng 8. Nhiệt độ trung bình hằng năm 26,5°C, lượng mưa trung bình hằng năm khoảng 1.600 - 1.700mm.

[sửa] Tài nguyên

Phú Yên có nhiều suối nước khoáng nóng như: Phú Sen, Triêm Đức, Trà Ô, Lạc Sanh. Ngoài ra còn có nhiều tài nguyên trong lòng đất như Diatomite (90 triệu m3), đá hoa cương nhiều màu (54 triệu m3), vàng sa khoáng (300 nghìn tấn) ( số liệu năm 2006 theo Cẩm nang xúc tiến thương mại du lịch Phú Yên)

[sửa] Hành chính

Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Tuy Hòa nằm cách thủ đô Hà Nội 1.160 km về phía nam và cách thành phố Hồ Chí Minh 561 km về phía bắc.

Bản đồ hành chính tỉnh Phú Yên


Phú Yên bao gồm 1 thành phố trực thuộc và 8 huyện:
[sửa] Dân cư

Dân số Phú Yên là 836.672 người (năm 2003)
  • Thành thị: 167.626 người
  • Nông thôn: 669.046 người
Theo số liệu thống kê đến năm 2003, lực lượng lao động trong Tỉnh 598.551 chiếm 71,5% dân số.

[sửa] Các dân tộc

Phú Yên có gần 30 dân tộc sống chung với nhau:
[sửa] Kinh tế

Diện tích đất nông nghiệp 72.390 ha, đất lâm nghiệp khoảng 209.377 ha, đất chuyên dùng 12.297 ha, đất dân cư 5.720 ha, đất chưa sử dụng 203.728 ha; có nhiều loại gỗ và lâm sản quý hiếm.
Phú Yên nằm ở sườn Đông dãy Trường Sơn, đồi núi chiếm 70% diện tích đất tự nhiên. Địa hình dốc mạnh từ Tây sang Đông, dải đồng bằng hẹp và bị chia cắt mạnh, có hai đường cắt lớn từ dãy Trường Sơn là cánh đèo Cù Mông và cánh đèo Cả. Bờ biển dài 200 km có nhiều dãy núi nhô ra biển hình thành các eo vịnh, đầm phá có lợi thế phát triển du lịch, vận tải đường thủy, đánh bắt và nuôi trồng hải sản xuất khẩu.
Ngoài ra còn có Khu bảo tồn thiên nhiên Quốc gia Krông-Trai rộng 20.190 ha với hệ động vật và thực vật phong phú đa dạng.

[sửa] Giao thông

Phú Yên rất thuận tiện trong giao thông: có Quốc lộ 1A đi ngang qua, đường tỉnh lộ 645 và Quốc lộ 25 nối với các tỉnh Tây Nguyên; đường sắt Bắc-Nam và Sân bay Tuy Hòa (Hoạt động từ tháng 4/2003)
Tỉnh lộ 641 nối QL1A từ Thị trấn Chí Thanh chạy dọc theo đường sắt Bắc-Nam qua Thị trấn La Hai rồi gặp lại QL1A tại Thị trấn Diêu trì (Tỉnh Bình Định). Quốc lộ 1D (nối Sông Cầu với thành phố Qui Nhơn), đường từ khu công nghiệp Hòa Hiệp đến cảng Vũng Rô.
Hệ thống đường liên thôn, liên xã thông suốt thuận lợi trong việc đi lại.

[sửa] Cơ sở hạ tầng

  • Hệ thống điện: Nhà máy Thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh với công suất 72 MW và hệ thống đường dây 500 KVA Bắc - Nam đi qua tỉnh đảm bảo cung cấp nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất, sinh hoạt.
Hiện đang xây dựng nhà máy thủy điện Sông Ba hạ với công suất lớn gấp 3 lần so với nhà máy thủy điện Sông Hinh hiện nay, dự kiến 2008 sẽ đi vào hoạt động.
  • Hệ thống cấp nước: Nhà máy cấp thoát nước Phú Yên với công suất 28.500 m3/ngđ, phục vụ cho khu vực thị xã Tuy Hòa, các vùng lân cận và khu công nghiệp Hòa Hiệp. Đồng thời xây dựng mới một số nhà máy cấp nước cho các thị trấn huyện lỵ với công suất khoảng 13.000 m³/ngđ.
  • Hệ thống thông tin liên lạc: Phú Yên có mạng lưới viễn thông khá tốt. Bưu điện trung tâm Tỉnh, huyện, xã được trang bị: Vi ba, cáp quang ... đảm bảo liên lạc thông suốt.
  • Hệ thống Internet qua đường truyền Adsl cũng là một kênh liên lạc quan trọng hiện nay đối với sự phát triển của toàn tỉnh.
Tổng số bưu cục, đại lý, kiốt trên toàn Tỉnh là 133 đơn vị, tổng số máy điện thoại 14.716 máy; dịch vụ bưu chính cũng phát triển mạnh.

[sửa] Du lịch

Ghềnh đá dĩa


Du lịch là một trong những ngành chủ chốt của tỉnh với nhiều bãi biển đẹp ven biển, nhiều khu còn là thắng cảnh cấp quốc gia như Gành Đá Dĩa, Đầm Ô Loan hay là di tích lịch sử cấp quốc gia như Vũng Rô, Đầm Ô Loan...

[sửa] Nông nghiệp

Chủ yếu là lúa.
Với cánh đồng Tuy Hòa, cánh đồng lúa rộng nhất miền Trung, lương thực, đặc biệt là lúa, nhân dân đã tự túc và có phần sản xuất ra các tỉnh lân cận. Mặc dù không phải là trọng tâm nhưng dây là ngành kinh tế thu hút nhiều lao động của tỉnh, giải quyết công ăn việc làm cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo.

[sửa] Thủy - hải sản

Phú Yên có diện tích vùng biển trên 6.900km2 với trữ lượng hải sản lớn: trên 500 loài cá, 38 loài tôm, 15 loài mực và nhiều hải sản quí. Sản lượng khai thác hải sản của Phú Yên năm 2005 đạt 35.432 tấn, tăng bình quân 5%/năm. Trong đó sản lượng cá ngừ đạt 5.040 tấn (thông tin từ Cẩm nang xúc tiến thương mại - du lịch Phú Yên). Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành kinh tế mạnh của tỉnh, với tổng diện tích thả nuôi là 2.950ha, sản lượng thu hoạch 3.570 tấn, bên cạnh đó có nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao như sò huyết, cá ngừ đại dương, tôm sú, tôm hùm.
Các địa phương nuôi trồng hải sản tập trung ở khu vực đầm Cù Mông, Vịnh Xuân Đài (Huyện Sông Cầu), Đầm Ô Loan (Huyện Tuy An), ... Đây là những địa phương nuôi trồng có tình chiến lược của tỉnh, thu hút nhiều lao động. Đặc biệt, ngay tại Đầm Cù Mông, việc nuôi trồng và chế biến được thực hiện khá đầy đủ các công đoạn nhờ Khu công nghiệp Bắc Sông Cầu nằm ngay tại đó.

[sửa] Giáo dục

Phú Yên có hệ thống các trường đại học (Phú Yên) đào tạo 300 SV, Cao đẳng (Công Nghiệp, xây dựng số 3) mỗi năm đào tạo khoảng 1200 học viên, 1 chi nhánh học viện ngành tài chính ngân hàng đào tạo trên 300 học viên và các trường và trung tâm đào tạo nghề (mỗi năm đào tạo khoảng 1.400 kỹ thuật viên và trên 800 công nhân có tay nghề cao - từ bậc 3/7 trở lên).

[sửa] Các trường

Hệ Đại học:
  • Đại học Phú Yên
Hệ Cao đẳng:
Hệ Trung học Phổ thông:
  • Trường THPT Lương Văn Chánh. Địa chỉ: 05 Nguyễn Tất Thành, thành phố Tuy Hòa.
  • Trường THPT Nguyễn Huệ. Địa chỉ: 09 Hoàng Diệu, thành phố Tuy Hòa.
  • Trường THPT/BC Nguyễn Trãi. Địa chỉ: 16 Chu Văn An, thành phố Tuy Hòa
  • Trường THPT/DL Nguyễn Bỉnh Khiêm. Địa chỉ: 199A Nguyễn Huệ, thành phố Tuy Hòa
  • Trường THPT Ngô Gia Tự. Địa chỉ: Khóm 4, phường Phú Lâm, thành phố Tuy Hòa
  • Trường THPT/BC Nguyễn Trường Tộ. Địa chỉ: Khóm 5 - phường Phú Lâm, thành phố Tuy Hòa
  • Trường PT/DL Duy Tân. Địa chỉ: thành phố Tuy Hòa
  • Trường THPT Lê Trung Kiên. Địa chỉ: thôn 4 Hòa Vinh, huyện Đông Hòa
  • Trường THPT/BC Nguyễn Công Trứ. Địa chỉ: Thôn 4 - xã Hòa Vinh, huyện Đông Hòa
  • Trường THPT Lê Hồng Phong. Địa chỉ: Phú Thứ, xã Hòa Bình 2, huyện Tây Hòa
  • Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai. Địa chỉ: Phú Thứ, xã Hòa Bình 2, huyện Tây Hòa
  • Trường Cấp 2 - 3 Sơn Thành. Địa chỉ: xã Sơn Thành, huyện Tây Hòa
  • Trường Cấp 2 - 3 Phan Bội Châu. Địa chỉ: thị trấn Củng Sơn, huyện Sơn Hòa.
  • Trường Cấp 2 - 3 Sông Hinh. Địa chỉ: thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh
  • Trường THPT Lê Lợi. Địa chỉ: thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân
  • Trường Cấp 2-3 Xuân Phước . Địa chỉ: xã Xuân Phước, huyện Đồng Xuân.
  • Trường THPT Phan Đình Phùng. Địa chỉ: thị trấn Sông Cầu, huyện Sông Cầu
  • Trường Cấp 2 - 3 Phan Chu Trinh. Địa chỉ: xã Xuân Lộc, huyện Sông Cầu
  • Trường THPT Trần Phú. Địa chỉ: thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An
  • Trường Cấp 2 - 3 Lê Thành Phương. Địa chỉ: xã An Mỹ, huyện Tuy An
  • Trường Cấp 2 - 3 Võ Thị Sáu. Địa chỉ: xã An Ninh Tây, huyện Tuy An
  • Trường THPT Trần Quốc Tuấn. Địa chỉ: xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa
  • Trường THPT/BC Trần Bình Trọng. Địa chỉ: xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa
[sửa] Văn hóa

Núi Đá Bia


Dân Phú Yên thường được gọi là dân xứ "nẫu", đó là tiếng nói đặc trưng của họ, tiếng nẫu (nẫu = người ta).
Dân Phú Yên còn có thể loại hát chòi, đó là một thể loại hát dân gian chỉ có ở dân Phú Yên.

[sửa] Lễ hội

Ngoài các lế hội chung của cả nước, còn có nhiều lễ hội riêng biệt, đặc trưng của vùng, được nhà nước công nhận như là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam:
Lịch một số lễ hội ở Phú Yên (cấu trúc: Tên lễ hội: thời gian (âm lịch), địa điểm.)
  • Hội đua thuyền đầm Ô Loan: 07/01, xã An Cư, huyện Tuy An.
  • Hội đua thuyền sông Đà Rằng: 07/01, phường 6, tp . Tuy Hòa.
  • Lễ hội Đồng Cam: 08/01, xã Hòa Hội, huyện Phú Hòa.
  • Hội đua ngựa: 08/01, xã An Xuân, huyện Tuy An.
  • Lễ hội chùa Từ Quang: 10/01, xã An Dân, huyện Tuy An.
  • Hội chùa Ông (của người Hoa): 13/01, phường 1, tp Tuy Hòa.
  • Hội bài chòi: têt nguyên đán, vùng nông thôn Phú Yên.
  • Lễ hội Sông nước Tam Giang: têt nguyên dán, huyện Sông Cầu.
  • Lễ hội cầu ngư: từ tháng 1 đến tháng 6, khắp các vùng ven biển.
  • Hội thơ đêm nguyên tiêu: rằm tháng giêng hàng năm, Sân tháp nhạn, phường 1, tp Tuy Hòa.
  • Lễ hội đền Lê Thành Phương:28/01, xã An Hiệp, huyện Tuy An.
  • Lễ hội đền Lương văn Chánh: 19/09, xã hòa trị, huyện Phú Hòa.
  • Lễ hội cầu an: Tháng 3 và tháng 8, ở khắp các chùa.
  • Lễ hội bỏ mả: tháng 3 đến tháng 5, huyện: Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh.
  • Lễ hội mừng sức khỏe: tháng 3 đến tháng 5, các huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh.
  • Lễ hội đâm trâu: từ tháng 2 đến tháng 6: Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh.
  • Lễ hội mừng nhà mới: từ tháng 3 đến tháng 5, các huyện :Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh
  • Lễ hội mừng lúa mới: từ tháng 3 đến tháng 5: các huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh
[sửa] Du lịch

[sửa] Ẩm thực ở Phú Yên

  • Bánh xèo: Cùng với bánh tráng, bánh xèo món ăn truyền thống của người dân ở Phú Yên. Bánh xèo ở Phú Yên được làm từ bột gạo, giá đỗ, thịt băm và tôm hoặc mực; nếu thực khách có yêu cầu thì chủ quán có thể cho trứng vào để tăng thêm hương vị. Khi khuôn đúc nóng, người ta cho mỡ, sau đó là thịt, tôm, giá đỗ và nước bột gạo xay vào, đậy nắp chờ khoảng 1 phút là bánh chín. Bánh đổ xong vừa mềm, vừa nóng, có hương vị của hải sản biển. Người ta ăn bánh xèo với rau sống bao gồm xà lách, giá đỗ và nhiều loại rau thơm khác. Nước chấm gồm có 2 loại, người địa phương gọi là mắm đục và mắm trong. Mắm đục gần giống như mắm nên, cho thêm gia vị và ớt. Mắm trong là nước mắm bình thường có thêm ớt tỏi,... Công thức pha nước mắm cũng là một bí quyết của các quán ăn ở đây vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến hương vị của món ăn. Bánh xèo có thể ăn bằng đĩa hoặc dùng bánh tráng cuốn lại chấm với nước mắm sẽ rất ngon.
  • Bánh canh: Bánh canh là một món ăn bình dân ở Phú Yên, tuy vậy chủng loại bánh canh ở Phú Yên rất phong phú như: bánh canh bột gạo, bánh canh bột lọc, bánh canh chả cá, bánh canh hẹ,... chỉ cần đi lòng vòng 10 phút cũng có thể đếm được tới 4-5 quán bán bánh canh bên vỉa hề, nhiều nhất là xung quanh bưu điện thành phố Tuy Hòa. Mỗi món bánh canh là một loại hương vị khác nhau, không quán nào giống quán nào và giá mỗi tô bánh canh chỉ khoảng 2-3 ngàn đồng nên vào buổi chiều tối quán nào cũng đông đúc học sinh.
  • Bánh bèo và bánh ướt: Đây là 2 món bánh khá quen thuộc của người dân Việt Nam, cách chế miến 2 món ăn này ở Phú Yên không khác lắm so với nhiều vùng khác trên cả nước. Ngoài ra còn có bánh bèo nóng, ăn khi bánh vừa xuống lò... đổ nước mắm vào chén bánh bèo, múc một cái cho vào miệng.
 

thephong_2005

Thành viên tích cực
Tham gia
30/8/07
Bài viết
460
Điểm tương tác
6
SVC$
0
Bể cá theo ngũ hành
0703svc-5a.jpg

Chơi cá cảnh cũng lắm công phu. Bể cũng có thể thiết kế theo ngũ hành, thể hiện mong muốn và phù hợp với sở thích của người chơi. Dưới đây là một vài dạng bể cá cảnh đã được nghiên cứu phù hợp với ngũ hành để lựa chọn.
Bể Mộc
Bể gỗ Lũa kết hợp các loại rong và cá cỏ. Các loại gỗ lũa được kết hợp với rong thủy sinh, tạo sự mềm mại, trong lành và thư thái.
0703svc-5b.jpg
Bể Thủy

Bể được thiết kế theo phong cách suối, thác và cây thủy sinh. Kết hợp với các loại cá đĩa, cá hiền tạo cảm giác nhẹ nhàng, uyển chuyển của dòng nước
0703svc-5c.jpg
Bể Hỏa

Bể Hỏa, kết hợp giữa các loại cá Hồng Lộ Hán, Hồng Két... Các loại cá quý hồng sắc. Thể hiện đúng như tên của bể, thích hợp với người ưa màu sắc sặc sỡ, ấm áp.
0703svc-5d.jpg
Bể Thổ

Bể bố cục đá, kết hợp với các loại rong và các cỏ. Dành cho người yêu thiên nhiên, yên tĩnh.
0703svc-5e.jpg
Bể Tứ Quý

Theo quan niệm, bể thủy sinh loại này mang lại sinh khí Tứ Quý bốn mùa (Xuân - Hạ - Thu - Đông) cho chủ nhân.
0703svc-5f.jpg
Bể Tam Tài

Theo quan niệm, bể thủy sinh loại này mang lại sinh khí hòa hợp Tam Tài (hài hòa Thiên - Địa - Nhân) cho chủ nhân.
0703svc-5g.jpg
Bể ngũ phúc hướng Kim

Bể được trình bày và thiết kế theo Ngũ Phúc nhưng hướng Kim (nuôi cá Hồng Long) với mong muốn nhờ sinh khí Ngũ Phúc (Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh) luân chuyển, mang lại hành Kim - Quyền lực và tiền tài cho chủ nhân. Bể dùng đá ánh lạnh mang tính hướng kim loại.
(Theo Vnkientruc)
</SPAN>
 

thephong_2005

Thành viên tích cực
Tham gia
30/8/07
Bài viết
460
Điểm tương tác
6
SVC$
0
Phú Yên: Lễ hội đua thuyền đầm Ô Loan Tuy An


Đây là nét đẹp văn hóa mang tính sinh hoạt tập thể của nhân dân vùng sông nước huyện Tuy An với mong muốn cầu cho một năm trời im, sóng lặng, khai thác được nhiều tôm, cá, hải sản.


Sáng 13/2 (tức Mồng 7 Tết Nguyên đán Mậu Tý), huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên tổ chức lễ hội “Đua thuyền truyền thống Đầm Ô Loan- Xuân Mậu Tý”. Lễ hội “đua thuyền truyền thống Đầm Ô Loan” đã có từ trước ngày giải phóng đến nay được tổ chức ngay trên danh thắng quốc gia là nét đẹp truyền thống của cộng đồng dân cư các xã của huyện Tuy An sống ven đầm.

Ngoài phần nghi lễ, hội “Đua thuyền truyền thống Đầm Ô Loan - Xuân Mậu Tý”, đã thu hút 210 vận động viên nam, nữ của 11 xã, thị trấn về tham gia và tranh tài 04 nội dung thể thao gồm đua thuyền rồng nam, thuyền chài 04 người, sõng lưới 02 người (nam, nữ) và sõng chống sào. Đây là hoạt động chính của lễ hội, thể hiện tính đoàn kết, sức khỏe dẻo dai, mạnh mẽ của thanh niên, thanh nữ để lao động, đem lại lợi ích cho gia đình và xã hội. Do làm tốt công tác chuẩn bị, nên lễ hội “Đua thuyền truyền thống Đầm Ô Loan – Xuân Mậu Tý”, đã thu hút hàng vạn người dân với đủ mọi tầng lớp trong và ngoài tỉnh về thưởng lãm và cổ vũ. Nhiều đợt đua thuyền trên mặt nước Đầm Ô Loan đã tạo được sự hấp dẫn, kịch tính làm cho người xem luôn có cảm hứng thú vị và có được một niềm vui ngay từ đầu năm mới.

Sau gần một ngày thi đấu đầy hứng khởi, giải nhất toàn đoàn ở các môn thể thao được tổ chức thi đấu tại lễ hội “Đua thuyền truyền thống Đầm Ô Loan - Xuân Mậu Tý” đã thuộc về đơn vị An Cư, giải nhì thuộc về An Ninh Đông và đơn vị An Hòa đạt giải 3.
 

thephong_2005

Thành viên tích cực
Tham gia
30/8/07
Bài viết
460
Điểm tương tác
6
SVC$
0
Tháp Nhạn Tuy Hòa


Phú Yên có đỉnh Cù Mông
Có hòn Nhạn Tháp, có dòng sông Ba.

Hai câu ca dao trên đã ghi lại một số đặc điểm địa lý của Phú Yên, trong đó có Tháp Nhạn. Nếu như thành phố Nha Trang tự hào có Tháp Bà cổ kính bên cầu Xóm Bóng, thì thành phố Tuy Hòa cũng có thể tự hào với Tháp Nhạn đứng trơ gan cùng tuế nguyệt trên núi Nhạn, soi bóng xuống dòng Đà Giang trong xanh, thơ mộng và trữ tình.
Tuy Hòa, thành phố ven biển tuy nhỏ nhưng duyên dáng. Hòn núi Nhạn xanh um trên đỉnh như một hòn non bộ giữa lòng thành phố. Truyền thuyết về núi Nhạn có rất nhiều, tuy nhiên, từ xa trông về, núi rất giống hình con chim nhạn đang thu mình chuẩn bị bay bổng lên trời cao. Đường đi lên tháp rất nhiều và con đường chính rất rộng, dễ đi ngay cả ô tô cũng có thể đưa du khách tiếp cận đến tháp. Ngôi Tháp hiện ra trông đồ sộ, cổ kính trong khuôn viên khoảng 1.000m2, xung quanh được lát gạch và quét dọn sạch sẽ. Theo sử cũ ghi lại, tháp được dựng lên từ vào thời chúa Nguyễn Hoàng khoảng từ năm 1578 – 1580. Nhiều nhà khoa học còn phỏng đoán Tháp này cùng thời với Tháp Bà Pô Na Ga ở Nha Trang vì các viên gạch ở Tháp Nhạn và Tháp Bà giống nhau về sức chịu đựng, sự tàn phá của thời gian. Tháp Nhạn cao khoảng 15m, hình chóp nhọn, đầu hơi tà vì tảng đá đặt trên nóc tháp trong thời chiến tranh đã rơi xuống. Ngày nay, đỉnh tháp được tôn tạo lại nhưng vết tích vẫn còn. Chân tháp hình vuông, mỗi cạnh dài hơn 10m. Điều đặc biệt là các viên gạch xây Tháp rất lớn, không giống như Tháp Chàm ở Phan Rang, thỉnh thoảng cũng xen vào những viên gạch rộng hơn 20cm. Cũng giống như phần lớn các Tháp Chăm, hướng chính của Tháp Nhạn là hướng Đông phản ánh vũ trụ quan của Ấn giáo, vì đây là hướng của thần thánh, của sinh sôi nảy nở. Kiến trúc của Tháp Nhạn gồm ba phần mà theo quan niệm của người Chăm, đó là: trần tục, tâm linh và thần linh. Trải qua biến động và thời gian, tháp bị hư hại, phần lớn không còn đủ các thành phần như lúc khởi dựng. Tuy nhiên, những hoa văn trên thành tháp vẫn còn sắc nét, thể hiện trình độ kiến trúc điêu luyện của người xưa. Dưới chân Tháp được gắn ốp đá sa thạch. Trong Tháp có tượng Bà được thờ trang nghiêm, du khách tham quan đều đến thắp hương cầu nguyện. Xưa kia, Tháp có những cái am nhỏ được dựng vào thời Hậu Lê để thờ Bà Thượng Đỉnh Chúa Thiết A Na Diễn Ngọc Phi. Trong thời kháng chiến, am này bị bom đạn tàn phá. Sau này, khi hòa bình lập lại, nhân dân Tuy Hòa mới góp công, góp của dựng lại một ngôi miếu trên nền cái am cũ như to lớn hơn với 4 chữ “Thượng Đỉnh Linh Miếu”.


Đứng từ chân Tháp, du khách có thể phóng tầm mắt quan sát các phố phường trong thành phố Tuy Hòa đang thay da đổi thịt. Nhìn về phương Nam thấy xa xa là dãy đèo Cả khi tỏ, khi mờ. Trên đèo có núi Đá Bia cao vút như chọc thủng trời xanh, chóp núi quanh năm mây mù bao phủ. Xa hơn nữa là biển Đông mênh mông sóng nước và dòng Đà Rằng thướt tha như lụa cùng ruộng đồng thẳng cánh cò bay kéo dài đến chân đèo Cả. Cảnh non nước thật hữu tình. Có lẽ vì thế mà mấy năm nay, Hội thơ Nguyên tiêu của tỉnh Phú Yên đều tổ chức dưới chân Tháp Nhạn.

Cách Tháp Nhạn không xa, một tượng hình cánh nhạn đang dựng lên. Và biết đâu chừng đây sẽ là biểu tượng của thành phố Tuy Hòa trong tương lai. Ngày nay, du khách đến Tuy Hòa ai cũng muốn lên núi viếng Tháp, tìm hiểu thêm về nghệ thuật kiến trúc đã góp phần làm phong phú bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Nguồn Báo Cần Thơ


--------------------------------------------------------------------------------
 

thephong_2005

Thành viên tích cực
Tham gia
30/8/07
Bài viết
460
Điểm tương tác
6
SVC$
0
Huyền thoại Sông Ba


Sông Ba còn có tên khác là Ea Ba, Krông Pa ở thượng lưu, và sông Đà Rằng (đoạn từ Đồng Cam huyện Phú Hòa tới cửa biển) ở hạ lưu. Toàn tuyến sông dài 360km, phát nguyên từ dãy núi Ngọc Rô (cao 1.500 mét) trên cao nguyên Kon Tum, chảy qua các tỉnh Kon Tum, Gia Lai rồi vào địa phận Phú Yên qua các huyện Sơn Hòa, Phú Hòa, Tây Hòa, Đông Hòa đổ ra biển qua cửa Đà Diễn tại thành phố Tuy Hòa.

Diện tích lưu vực ở thượng nguồn 13.220km2. Riêng địa phận Phú Yên, lưu vực chỉ có 2.420km2 và dài 90km. Sông Ba khi chảy đến Cheo Reo (Phú Bổn) nhận thêm nước của phụ lưu Ayun Pa; đến giữa địa giới Phú Yên-Gia Lai, nhận thêm nước của sông Krông Năng (dài 130km); đến địa phận huyện Sơn Hòa nhận nước của sông Hinh (dài 85km, phát nguyên từ núi Chư Mu, Dak Lak) và sông Cà Lúi, sông Thá.

Ở thượng lưu, sông hẹp, sâu, lắm ghềnh nhiều thác, có những đoạn hai bờ dốc thẳng đứng và sâu hoắm như đoạn đèo Tô Na (địa phận Cheo Reo); nhưng khi vào địa phận Phú Yên, do tiếp nhận nước từ các sông khác đổ vào nên sông lớn hơn, lòng sông bằng phẳng, giữa dòng có nhiều cồn lớn nổi lên như cồn Phú Lễ, cồn Ngọc Lãng tạo thành làng mạc trù phú.

Phù sa sông Ba tạo nên cánh đồng phì nhiêu với diện tích trên 20.000ha. Chẳng những thế trên sông Ba còn có hai công trình thủy điện quan trọng là Ayun Pa và thủy điện sông Ba Hạ.

Sông Ba không chỉ có lợi ích về mặt kinh tế, mà còn là tác nhân gây cảm hứng cho các nhà thơ hiện đại và thơ ca dân gian:

Nước sông Ba chảy qua Thạch Hội
Lỡ quen biết rồi, nỡ vội đi đâu...”
(Trích bài “Tình Sơn Hoà” của Phan Long Yên)
Nước sông Ba chảy qua sông Cái
Đã có vợ rồi (còn) ve gái làm chi
Mau về rước bà mụ đi
Kẻo chị trở dạ có khi ăn đòn!

Sông Ba cũng có nhiều huyền thoại, và mỗi đoạn sông đều có một huyền thoại riêng:
(Tất cả các huyền thoại quanh dòng sông Ba đều do nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Ka Sô Liễng kể lại, có tham khảo lời kể của Ama Pơ Lưi cán bộ văn hoá huyện Phú Túc, tỉnh Gia Lai).
(Nguồn: Báo Phú Yên)
 

thephong_2005

Thành viên tích cực
Tham gia
30/8/07
Bài viết
460
Điểm tương tác
6
SVC$
0
Suối Chồng Mâm (Phú Yên)


Suối Chồng Mâm nằm vắt ngang qua QL25 cách thị trấn Củng Sơn (Sơn Hòa) 3km đường chim bay về phía tây. Người dân địa phương đọc trại Chồng Mâm thành Chầm Mâm. Đây là con suối nhỏ chảy ra từ các dãy đồi thấp ở phía tây và đổ vào sông Ba.

Suối sâu, lòng suối có nhiều đá tảng, đá gốc. Đứng trên QL25 nhìn chéo qua hướng đầu nguồn của suối ta có thể nhìn thấy những tảng đá tròn hay hình chữ nhật xếp chồng lên nhau. Tuy không đều đặn và liền khít như mỏm đá ở gành Đá Dĩa, nhưng có thể hình dung như những chiếc mâm khổng lồ chồng lên nhau một cách bừa bãi.

Ở khu vực này, trên những dãy đồi, dân địa phương trồng bạt ngàn mía và sắn, quang cảnh không có gì gọi là thơ mộng để tạo ra điểm du lịch sinh thái, vui chơi. Tuy nhiên, dưới con suối này lại chứa đựng một truyền thuyết từ lâu đời của dân tộc Chăm.

Trời sinh hạ được người con trai và hết mực thương yêu. Nhưng chẳng bao lâu sau, đứa con trai ngã lăn ra chết đột ngột. Quá thương con, Trời cho chôn cất ngay tại bờ suối gần nhà. Đến ngày bỏ mả, Trời cho đặt những mâm thịt chồng lên nhau. Mâm dưới cùng là thịt gà, chim cu, mâm kế là chồn rắn, mâm tiếp theo là heo rừng, nai…

Để có được những mâm thịt như vậy người nhà trời phải lặn lội vào rừng nhiều tháng liền săn bẫy chim thú và cũng hàng tháng liền nấu nướng chế biến cho đúng ngày để Trời cho mời tất cả các chư thần đến dự lễ bỏ mả của con mình. Sau đó Trời mời mọi người vào ăn uống. Chư thần nào đến trước thì ăn mâm trên cùng, xong đến lượt các chư thần khác ăn mâm tiếp theo cho tới mâm cuối cùng…

Các chư thần ăn xong mạnh ai về nơi ở của người ấy, bỏ lại những chiếc mâm trống, không ai dọn dẹp nên những chiếc mâm ấy bị xô lệch, vất bừa bãi, lâu ngày những chiếc mâm đựng thịt hoá thành đá đen.

Hiện nay, các mâm đá chồng lên nhau do thời gian và lũ lụt cuốn xô làm đổ, lệch nghiêng hay trôi ra gần đấy.
(Nguồn: Báo Phú Yên)
 

thephong_2005

Thành viên tích cực
Tham gia
30/8/07
Bài viết
460
Điểm tương tác
6
SVC$
0
Thiên nhiên ưu đãi

Phú Yên được thiên nhiên ban tặng cho nhiều danh thắng nổi tiếng với những vũng, vịnh, đầm, hồ nằm sát đường Quốc lộ có vẻ đẹp thơ mộng làm xao lòng bao thi nhân du khách như: Vịnh Xuân Đài, Đầm Cù Mông, Đầm Ô Loan, Vũng Lắm, ...

Dọc quốc lộ 1A từ Bắc vào Nam, qua đèo Cù Mông là đến Phú Yên, du khách sẽ nhìn thấy đầm Cù Mông. Đầm Cù Mông có mặt nước yên lặng, có nhiều đặc sản biển rất ngon, quanh Đầm có nhiều di tích lịch sử, văn hóa. Du khách đã đặt chân đến huyện Sông Cầu, ở đây có những bãi tắm biển đẹp đến lạ lùng như bãi Nồm, bãi Ôm, bãi Rạng, bãi Từ Nham, bãi Tràm, .... Sông Cầu còn được du khách biết đến bởi những món ăn hải sản tươi sống: cá mú, cá hồng, ghẹ, tôm hùm, tôm sú, sò điệp, hàu, ốc nhảy, ...

Đến huyện Tuy An, từ đèo Quán Cau du khách không khỏi ngỡ ngàng khi nhìn thấy bình minh ló dạng trên đầm Ô Loan, nơi đây còn nổi tiếng có loại Sò Huyết rất ngon, là đặc sản khó tìm. Không những thế Ô Loan còn là nơi có lễ hội truyền thống Đua thuyền vào dịp lễ tết. Đến cửa ngõ phía Nam thành phố Tuy Hòa, du khách sẽ nhìn thấy Núi Nhạn sừng sững, nơi đây còn lại di tích Tháp Chàm đã có từ nhiều thế kỷ nay.

Từ thành phố Tuy Hòa đi gần 30km về phía Nam du khách sẽ đến Đèo Cả. Tại đây là nơi du lịch sinh thái và thể thao leo núi lý tưởng. Núi Đá Bia cao 706m nằm sát chân đèo. Từ trên núi Đá Bia du khách có thể nhìn thấy toàn cảnh vùng đồng bằng châu thổ của Phú Yên, ngắm nhìn bờ biển Phú Yên với những eo, vịnh, đảo mà không chán mắt. Không xa nơi đây là khu du lịch và di tích Vũng Rô với những cảnh đẹp kỳ thú, nơi có cảng biển nước sâu, nơi từng là điểm tập kết của những chuyến tàu không số trong chiến tranh chống Mỹ. Từ đây với khoảng 30 phút trên Cano du khách có thể tới mũi Điện, điểm cực đông trên đất liền của Việt Nam, tại đây có ngọn Hải đăng đã xây dựng năm 1890. Đến những điểm du lịch biển ở Phú Yên nếu du khách chưa một lần đến chiêm ngưỡng và trèo lên gành Đá Đĩa thì quả thật là thiệt thòi. Đây là một kỳ quan mà không nơi nào ở Việt Nam có được.

Phía Tây Bắc của Phú Yên, nằm trên địa phận huyện Đồng Xuân du khách có thể thưởng ngoạn hồ Phú Xuân và các suối nước nóng Triêm Đức và Trà Ô. Tại đây có các hoạt động tham quan, vui chơi giải trí, tắm nước khoáng nóng. Theo quốc lộ 25 từ thành phố Tuy Hòa lên miền núi phía Tây du khách sẽ đến Khu bảo tồn thiên nhiên Krông -Trai thuộc huyện Sơn Hòa. Theo đường ĐT645 từ Tuy Hòa đi Sông Hinh, du khách sẽ đến Hồ thủy điện Sông Hinh với những cánh rừng bao bọc xung quanh và công trình thủy điện Sông Ba Hạ trong tương lai sẽ là những điểm du lịch sinh thái lý tưởng.

Website Du lịch Phú Yên: www.phuyentourism.gov.vn
 

thephong_2005

Thành viên tích cực
Tham gia
30/8/07
Bài viết
460
Điểm tương tác
6
SVC$
0
Thiên nhiên ưu đãi

Phú Yên được thiên nhiên ban tặng cho nhiều danh thắng nổi tiếng với những vũng, vịnh, đầm, hồ nằm sát đường Quốc lộ có vẻ đẹp thơ mộng làm xao lòng bao thi nhân du khách như: Vịnh Xuân Đài, Đầm Cù Mông, Đầm Ô Loan, Vũng Lắm, ...

Dọc quốc lộ 1A từ Bắc vào Nam, qua đèo Cù Mông là đến Phú Yên, du khách sẽ nhìn thấy đầm Cù Mông. Đầm Cù Mông có mặt nước yên lặng, có nhiều đặc sản biển rất ngon, quanh Đầm có nhiều di tích lịch sử, văn hóa. Du khách đã đặt chân đến huyện Sông Cầu, ở đây có những bãi tắm biển đẹp đến lạ lùng như bãi Nồm, bãi Ôm, bãi Rạng, bãi Từ Nham, bãi Tràm, .... Sông Cầu còn được du khách biết đến bởi những món ăn hải sản tươi sống: cá mú, cá hồng, ghẹ, tôm hùm, tôm sú, sò điệp, hàu, ốc nhảy, ...

Đến huyện Tuy An, từ đèo Quán Cau du khách không khỏi ngỡ ngàng khi nhìn thấy bình minh ló dạng trên đầm Ô Loan, nơi đây còn nổi tiếng có loại Sò Huyết rất ngon, là đặc sản khó tìm. Không những thế Ô Loan còn là nơi có lễ hội truyền thống Đua thuyền vào dịp lễ tết. Đến cửa ngõ phía Nam thành phố Tuy Hòa, du khách sẽ nhìn thấy Núi Nhạn sừng sững, nơi đây còn lại di tích Tháp Chàm đã có từ nhiều thế kỷ nay.

Từ thành phố Tuy Hòa đi gần 30km về phía Nam du khách sẽ đến Đèo Cả. Tại đây là nơi du lịch sinh thái và thể thao leo núi lý tưởng. Núi Đá Bia cao 706m nằm sát chân đèo. Từ trên núi Đá Bia du khách có thể nhìn thấy toàn cảnh vùng đồng bằng châu thổ của Phú Yên, ngắm nhìn bờ biển Phú Yên với những eo, vịnh, đảo mà không chán mắt. Không xa nơi đây là khu du lịch và di tích Vũng Rô với những cảnh đẹp kỳ thú, nơi có cảng biển nước sâu, nơi từng là điểm tập kết của những chuyến tàu không số trong chiến tranh chống Mỹ. Từ đây với khoảng 30 phút trên Cano du khách có thể tới mũi Điện, điểm cực đông trên đất liền của Việt Nam, tại đây có ngọn Hải đăng đã xây dựng năm 1890. Đến những điểm du lịch biển ở Phú Yên nếu du khách chưa một lần đến chiêm ngưỡng và trèo lên gành Đá Đĩa thì quả thật là thiệt thòi. Đây là một kỳ quan mà không nơi nào ở Việt Nam có được.

Phía Tây Bắc của Phú Yên, nằm trên địa phận huyện Đồng Xuân du khách có thể thưởng ngoạn hồ Phú Xuân và các suối nước nóng Triêm Đức và Trà Ô. Tại đây có các hoạt động tham quan, vui chơi giải trí, tắm nước khoáng nóng. Theo quốc lộ 25 từ thành phố Tuy Hòa lên miền núi phía Tây du khách sẽ đến Khu bảo tồn thiên nhiên Krông -Trai thuộc huyện Sơn Hòa. Theo đường ĐT645 từ Tuy Hòa đi Sông Hinh, du khách sẽ đến Hồ thủy điện Sông Hinh với những cánh rừng bao bọc xung quanh và công trình thủy điện Sông Ba Hạ trong tương lai sẽ là những điểm du lịch sinh thái lý tưởng.

Website Du lịch Phú Yên: www.phuyentourism.gov.vn
 

thephong_2005

Thành viên tích cực
Tham gia
30/8/07
Bài viết
460
Điểm tương tác
6
SVC$
0
Là nơi sinh ra Nhạc sĩ Vũ Quốc Việt




Chàng trai quê Phú Yên này vốn là dân văn của Cao đẳng Sư phạm TP.HCM, rồi học khoa Lý luận Sáng tác - Chỉ huy ở Nhạc viện.

Tốt nghiệp trung cấp ngành Sáng tác Nhạc viện TP.HCM (năm 2000).

Với cây đàn guitar và chất giọng trầm, anh từng hát ở nhiều tụ điểm ca nhạc trước khi được biết đến như là tác giả của các bản tình ca như Bóng cả, Về đây, Giấc mơ mong tìm thấy, Còn đó chút hồng phai...
 

thephong_2005

Thành viên tích cực
Tham gia
30/8/07
Bài viết
460
Điểm tương tác
6
SVC$
0
Trước khi chào đời, gia đình Lâm Vũ được xem như một gia đình khá giả ở Tuy Hoà(Phú Yên). Song, từ lúc sinh ra và lớn lên thì gia đình anh đang lúc suy sụp. Lâm Vũ từ nhỏ đã phải chịu nhiều vất vả để phụ giúp gia đình lo thêm cho các em ăn học. Vừa học, vừa làm nhưng niềm đam mê âm nhạc không những không tắt mà còn cháy bỏng trong con người anh.
Năm 1996, một thân một mình Vũ bước chân vào thành phố Sài Gòn để theo đuổi hoài bão ca hát của mình. Vừa học vừa làm, Vũ phải chi tiêu rất tiết kiệm để có đủ số tiền kiếm thầy học nhạc. Sau bao năm vất vả, cuối cùng cơ hội cũng đã đến với Vũ khi anh được mời tham dự liveshow của Đan Trường mang tên “Cảm ơn cuộc đời”, rồi kế đến, chương trình Duyên dáng Việt Nam tháng 10/2001 đã đưa Vũ đến gần khán giả hơn, giúp anh thực hiện mong ước bấy lâu. Từ đó anh trở thành một trong những ca sỹ trẻ giàu tiềm năng, thường xuất hiện ở các sân khấu trong thành phố và được đông đảo khán giả yêu thích.
Năm 2002, Lâm Vũ phát hành album đầu tay của mình được nhiều bạn trẻ đón nhận, sau đó là album vol. 2 mang tựa đề Đừng tiếc nuối nữa em có số lượng tiêu thụ khá. Sau một thời gian tạm lắng đầu tư chuẩn bị, hiện anh sắp cho ra đời album mới được bật mí là khá hot.
 

thephong_2005

Thành viên tích cực
Tham gia
30/8/07
Bài viết
460
Điểm tương tác
6
SVC$
0
Phú Yên: 6 triệu USD xây dựng cáp treo nối Núi Thơm - Bãi Xếp

[24/12/2007]

Ngày 23.12, UBND tỉnh cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh đã cho phép Cty TNHH du lịch Sao Việt lập thủ tục đầu tư dự án hệ thống cáp treo nối Núi Thơm - Bãi Xếp tại địa bàn xã An Phú (TP.Tuy Hoà), xã An Chấn (huyện Tuy An), với tổng vốn đầu tư khoảng 6 triệu USD.


Mục tiêu của dự án này, nhằm phục vụ nhu cầu đi lại cho du khách giữa hai khu du lịch sinh thái Núi Thơm và Bãi Xếp, hình thành một quần thể du lịch hoàn chỉnh. Thời gian thực hiện dự án bắt đầu từ năm 2008.

Theo Lao Động
 

thephong_2005

Thành viên tích cực
Tham gia
30/8/07
Bài viết
460
Điểm tương tác
6
SVC$
0
Đồi Thơm Resort

- Mã DN: 243
- Địa chỉ: - - - - -
- Tel: 0902.456.459
- Email: tinhviet099@gmail.com
- Người liên hệ: Tô Hoài Phong




GIỚI THIỆU






Đồi thơm nằm sát quốc lộ 1A, gần với vùng biển Long Thủy nổi tiếng của huyện Tuy An tỉnh Phú Yên.


--------------------------------------------------------------------------------

Điểm hẹn Núi Thơm


Xuân này đến Tuy Hòa, du khách hẳn sẽ ngạc nhiên khi dạo bước trên một ngọn đồi lộng gió xao lao muôn sắc hoa, với những biệt thự khá độc đáo nằm dưới tán rừng. Hòa vào thiên nhiên - đó là cảm giác mà Khu du lịch sinh thái núi Thơm mang lại cho những ai từng đến đây.




Hồ bơi, bờ cỏ xanh và mái nhà thấp thoáng





Ba năm về trước, nơi này chỉ có những cây bạch đàn nhẫn nại rướn mình trong gió và cây bụi đìu hiu. Ai có thể nghĩ rằng núi Thơm - ngọn núi nằm ở xã An Phú, cửa ngõ phía bắc TP Tuy Hòa - sẽ trở thành khu du lịch?



Thế rồi nước được đưa lên núi. Thế rồi các loại hoa, cây ăn trái, cây lấy gỗ… vươn lên mướt xanh trên ngọn núi từng rất khô cằn. Này là dã quỳ được đưa về từ Đà Lạt; này là hoa anh đào, tuy-líp châu Phi được chuyển đến từ Indonesia… Bên cạnh các loài hoa, người ta còn trồng những cây gỗ quý như giáng hương, dầu gió, sao đen và tạo lập vườn ổi, vườn khế, vườn xoài…



Thế rồi điện sáng lên trên núi Thơm. Những con đường quanh co dần hiện ra, những biệt thự xinh xắn và không kém phần độc đáo xuất hiện. Vẫn là núi Thơm đấy nhưng không còn hoang sơ, cằn cỗi. Vẫn là núi Thơm đấy nhưng đã đã khoác lên mình một chiếc áo mới.



“Chúng tôi muốn xây dựng một khu du lịch cao cấp hợp gu khách Đông - Tây, có biển, có núi, có thiên nhiên tươi đẹp.” Thạc sĩ Huỳnh Thị Kim Hương, Tổng Giám đốc Công ty du lịch Sao Việt, thổ lộ. Sau hơn hai năm kể từ ngày Sao Việt khởi công xây dựng Khu du lịch núi Thơm (tháng 9/2005), ý tưởng của bà Kim Hương đã nên dáng nên hình. Ở nơi nghỉ ngơi đẳng cấp và độc đáo nhất Phú Yên, du khách có thể nghe gió reo, chim hót, thu vào tầm mắt muôn sắc hoa, hoàn toàn thư giãn với không gian thơ mộng và khoáng đạt.



Phía bắc núi Thơm, một vườn thú đã được hình thành, có khá nhiều đà điểu, hươu sao, heo rừng, cừu, thỏ, chim trĩ, gà lôi. Ngoài ra trên ngọn núi này còn có một “khu rừng hoang dã” rộng khoảng 4-5 ha, đã được khoanh vùng để chim cò, thỏ, chồn, sóc, gà rừng… về ở. Vào những đêm trăng, dạo bước trên những lối đi lao xao cây cỏ, du khách có thể bắt gặp thỏ rừng.



Tiến sĩ Trình Quang Phú, chồng bà Kim Hương, là “tổng công trình sư” của khu du lịch cao cấp này. Ông cùng vợ con vượt qua nhiều khó khăn để thực hiện ý tưởng lãng mạn nhưng không kém phần táo bạo: xây dựng những biệt thự dưới tán rừng, nơi du khách có thể hòa mình vào thiên nhiên.



Sẽ là thiếu sót nếu nói về khu du lịch sinh thái này mà không nhắc đến hai Phó Tổng giám đốc của Sao Việt: Thạc sĩ Trần Thị Tâm và thạc sĩ Trình Quang Bảo - những người đã dầm mưa dãi nắng cùng các nhân viên xây dựng núi Thơm. Hơn hai năêm với hơn 40 tỉ đồng đầu tư, Công ty du lịch Sao Việt đã làm cho núi Thơm trở thành một điểm đến hấp dẫn. Dưới tán rừng là 20 biệt thự với 50 phòng đủ tiêu chuẩn 4-5 sao mang phong cách phương tây, phương đông và có cả mái nhà rông, có nhà hàng phục vụ đến 500 khách, cafê bar, hồ bơi, thác nhân tạo… Dự kiến đến giữa năm nay, Sao Việt sẽ đưa vào sử dụng khu spa, khu thể thao và CLB Núi Thơm. Bên cạnh đó, công ty xây dựng một số villa vip trong đó có hồ bơi, sân tennis.



Sau khi tiếp nhận 25 ha ở Bãi Xếp (xã An Chấn), Sao Việt bắt tay vào xây dựng khách sạn, biệt thự cao cấp, xây cầu tàu cho tàu du lịch cập bến. Trong tương lai gần, du khách đến đây có thể tham gia các trò chơi thú vị như trượt nước, kéo dù… Đặc biệt, sau Tết Nguyên đán, Sao Việt sang Áo thương thảo với Công ty Doppelmayr để khởi công tuyến cáp treo nối Khu du lịch sinh thái núi Thơm với Khu du lịch sinh thái Bãi Xếp. Tuyến cáp treo này dài khoảng 2.400m gồm 8 trụ, với từ 15-23 cabin, chi phí đầu tư lên đến 6 triệu USD. Đây sẽ là điểm nhấn của quần thể này.



Tiến sĩ Trình Quang Phú nói: “Phú Yên có bờ biển đẹp, cát trắng nước xanh, có những vũng, vịnh đẹp không thua gì các trung tâm du lịch khác. Nếu tiềm năng được đánh thức thì không chỉ du lịch mà hàng không và các dịch vụ phục vụ du lịch cũng phát triển, đời sống của người dân sẽ được cải thiện. Chính vì mong muốn đó nên Sao Việt quyết tâm tạo bước đột phá, bắt đầu từ núi Thơm, góp phần để du lịch Phú Yên có một điểm đến lý tưởng.”



Như vậy, “biệt thự dưới tán rừng” là bước khởi đầu của một khu du lịch sinh thái liên hoàn kéo dài từ núi Thơm của TP Tuy Hòa đến Bãi Xếp - huyện Tuy An. Khi dự án này được thực hiện hoàn tất, những du khách khó tính đến với Phú Yên hẳn cũng không thể bỏ qua tour du lịch sinh thái sáng tắm biển, vui đùa với sóng nước, tối ngủ dưới tán rừng.
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom