Guest viewing is limited

thephong_2005

Thành viên tích cực
Tham gia
30/8/07
Bài viết
460
Điểm tương tác
6
SVC$
0
Các nhà khoa học vừa phát hiện 11 loài động vật và thực vật mới tại vùng Hành Lang Xanh (Huế), gồm 2 loài bướm và 1 loài rắn, 5 loài phong lan và 3 loài thực vật khác, tất cả các loài này đều là đặc hữu của các khu rừng nhiệt đới trong dãy Trường Sơn của Việt Nam.

>>Phát hiện thêm bốn loài chuồn chuồn chưa từng biết đến
>>Quảng Trị: Phát hiện loài lan kim tuyến quý hiếm

Loài phong lan mới Anoectochilus anamensis (Ảnh: WWF)
Ngoài ra còn 10 loài thực vật khác trong đó có 4 loài phong lan vẫn đang trong quá trình kiểm tra nhưng có nhiều khả năng cũng là các loài mới.
Tiến sĩ Chris Dickinson, Cố vấn trưởng Dự án Hành lang xanh, thuộc chương trình Việt Nam của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) Greater Mekong cho biết, một số loài thú lớn đã được phát hiện vào những năm 1990 cũng chính ở các khu rừng này, có thể đây chỉ là đỉnh của một tảng băng trôi.
Loài rắn nước môi trắng vừa được phát hiện thường sống dọc theo các con suối, bắt ếch và các con vật nhỏ khác ăn. Nó có một sọc màu trắng vàng rất đẹp chạy dọc theo đầu và những đốm đỏ trên toàn thân, con rắn này có thể dài đến 80cm.
Các loài bướm gồm loài bướm nâu là một chi mới của phân họ Satyrinae, một loài bướm có thói quen bay nhanh như tên bắn thuộc chi Zela.
3 trong số những loài phong lan mới phát hiện hoàn toàn không có lá - một đặc điểm rất hiếm ngay cả đối với phong lan. Chúng không chứa chất diệp lục, sống nhờ vào các vật chất mục, tương tự như nhiều loài nấm.

Các loài thực vật mới khác bao gồm loài tỏi rừng có hoa gần như màu đen, họ hàng của loài này là những loài cây trồng trong nhà, chịu đựng được điều kiện ánh sáng rất thấp. Ngoài ra, một loài mới được phát hiện là hoa arum có màu vàng rất đẹp, lá hình phễu bao xung quanh bông hoa.
Các khu rừng mưa nhiệt đới Trung Trường Sơn đã tồn tại hàng ngàn năm mà chưa bị xâm hại và là sinh cảnh duy nhất cho nhiều loài. Theo WWF, tất cả các loài này đang bị đe dọa bởi nạn khai thác gỗ và săn bắn trái phép và nạn khai thác tài nguyên thiên nhiên không bền vững, và các quyền lợi phát triển xung đột nhau.
Tuy nhiên, theo ông Hoàng Ngọc Khanh, Giám đốc Chi cục kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, các cấp chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế, đặc biệt là Chi cục kiểm lâm đã cam kết bảo tồn và quản lý bền vững các khu rừng có giá trị này.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy rất nhiều loài bị đe dọa được tìm thấy ở khu vực Hành Lang Xanh bao gồm 15 loài bò sát và lưỡng cư và 6 loài chim. Khu vực này cũng có một số lượng vượn má trắng lớn nhất ở Việt Nam, vốn được coi là một trong những loài linh trưởng bị đe dọa nhất trên thế giới. Hành Lang Xanh được xem là địa điểm tốt nhất ở Việt Nam để bảo tồn sao la, loài động vật có sừng hoang dã độc đáo mới được các nhà khoa học phát hiện vào năm 1992.
Theo WWF, các khu rừng Trường Sơn cũng giúp bảo tồn các dịch vụ môi trường xung yếu như là cung cấp nước cho hàng ngàn người phụ thuộc vào các lưu vực sông. Các khu rừng cũng cung cấp nguồn lâm sản ngoài gỗ cho các cộng đồng dân tộc thiểu số với hơn một nửa thu nhập của họ từ các sản phẩm này.
  • Trần Vũ
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

thephong_2005

Thành viên tích cực
Tham gia
30/8/07
Bài viết
460
Điểm tương tác
6
SVC$
0
Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị vừa phát hiện cây lan kim tuyến, loại cây quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới tại vùng rừng huyện miền núi Đakrông.
Phát hiện cây lan kim tuyến quý hiếm
Theo cán bộ kiểm lâm tỉnh Quảng Trị, bên ngoài thân và lá lan kim tuyến có màu tím, trên mỗi chiếc lá có từ 3 đến 5 sọc dọc.
Theo các tài liệu y học của thế giới, lan kim tuyến là loài cây thuốc rất đặc biệt có tác dụng tăng cường sức khoẻ, làm khí huyết lưu thông, có tính kháng khuẩn, chữa các bệnh viêm khí quản, viêm gan mãn tính, suy nhược thần kinh.
(Theo TTXVN)
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

thephong_2005

Thành viên tích cực
Tham gia
30/8/07
Bài viết
460
Điểm tương tác
6
SVC$
0
Ngày 11/9, ông Tim Kinght thuộc tổ chức Wildlife At Risk - WAR cho biết, một nhà côn trùng học Việt Nam đã tình cờ phát hiện bốn loài chuồn chuồn và chuồn chuồn kim mới trên đảo Phú Quốc.
Một loài chuồn chuồn mới vừa được phát hiện trên đảo Phú Quốc, loài Rhyothemis obsolescens


Trong khi khảo sát bướm ở Phú Quốc từ tháng 4 - 7/2007, nhóm của chuyên viên sinh học Bùi Hữu Mạnh đã phát hiện được bốn loài chuồn chuồn mới trên đảo. Bốn loài này chưa từng được ghi nhận trước đó ở Việt Nam.
Các tên khoa học của bốn loài mới được ghi nhận gồm: Rhyothemis obsolescens, Lyriothemis mortoni, Pseudagrion williamsonii, Prodasineura auricolor.
Những khám phá mới nhất này cung cấp thêm bằng chứng khẳng định đảo Phú Quốc là một kho tàng các loài động vật và thực vật chưa được khám phá của quốc gia, khu vực và thậm chí là toàn cầu.
Ví dụ, Lyriothemis mortoni, là loài cực hiếm và chỉ được ghi nhận ở một vài khu vực ở Đông Nam Á.
Đáng kể là loài Rhyothemis obsolescens xuất hiện phổ biến ở đảo Phú Quốc. Tuy nhiên loài này chưa được ghi nhận trong danh mục chính thức của Việt Nam, điều đó cho thấy các cuộc khảo sát về hệ sinh thái là rất cấp thiết.
Hiện tại chỉ trong năm vừa qua, hơn 50 loài chuồn chuồn và chuồn chuồn kim đã được ghi nhận ở đảo Phú Quốc, chủ yếu tìm được thông qua cuộc khảo sát về bướm do tổ chức phi chính phủ Wildlife At Risk - WAR tài trợ.
Bốn loài chuồn chuồn mới vừa được phát hiện trên đảo Phú Quốc, loài Lyriothemis mortoni.


  • Tin: Hương Cát; Ảnh: Bùi Hữu Mạnh
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

tranminhy

Thành viên tích cực
Tham gia
9/3/08
Bài viết
252
Điểm tương tác
3
SVC$
0
cây lan thì thấy lạ thiệt, nhưng mấy con chuồng chuồng đó cũng bỉnh thường mà, chẳng có gì lạ, hay là chắc tại mình không nhìn ra đểin lạ, nhìn một hồi quáo cả mắt, các nhà nghiên cứu khoa học đúng là hay thiệt
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom