Guest viewing is limited

CMdongnai

Thành viên diễn đàn
Tham gia
1/5/09
Bài viết
40
Điểm tương tác
1
SVC$
0
Bẫy chim cu có thể nói là một trong những thú chơi khá công phu, từ việc chọn đến tập chim mồi. Hôm nay mình xin giới thiệu một số kiến thức cơ bản về việc chơi chim cu, theo Kinh nghiệm của bản thân mình.
Một con mồi hay là một con mồi có giọng gáy hay,siêng mỏ,lẹ miệng(khi treo lên thì lập tức chơi ngay),gù tốt,siết bổi(rước chim nhanh),và tiêu chuẩn cuối cùng đó là phải bền chim(chơi đủ kèo).

cách chọn chim:
-Chim hay đa số là chim có tướng tá dài đòn,chân ngắn,mỏ ngắn,mắt không được quá lồi vì nếu như mắt lồi thì lúc đánh nếu như mà có gió thì chim hay bị nhắm mắt,cườm của chim không được là cườm bể(bị chẻ cườm) nên chọn nhũng con có cườm dày và đều,dàn quy của chim(lông cánh) nên chọn chim có đường chỉ cánh mỏng, dàn quy của chim đều và dày, không chọn nhưng con có quy biệt tên(lông quy hình con rô trong bộ bài)những con có quy này thường nuôi lâu lên và chơi hay bỏ bổi.

-Chân_ngực chim nên chọn chân to lùn và ngực lớn(ngực ưỡn ra trước) vì chân-ngực cũng có ảnh hưởng rất lớn đến độ bền của chim.

-Nên chọn chim có mỏ ngắn chim sẽ rất siêng và mau miệng, và đặc điểm cuối cùng là phải sáng chim.

Đó là những tiêu chuẩn cơ bản để chọn chim hay. Không chỉ vậy những con chim có tướng tốt như: quy hổ, chân sắt..v...v.. thì có thể nói là không nhiều và thông thường những con chim đó thường là chim hay(không phải con nào cũng hay).

Những gì mình nêu trên tuy hơi cụ thể nhưng cũng ít nhiều giúp những bạn mới tập chơi môn nghệ thuật khá phức tạp này, có thể chọn được những con chim khá để khỏi phải mất công nuôi nhưng chim lại không hay.đó là chút ít kinh của mình, nếu như có thiếu sót gì thì xin các bậc tiền bối cứ nhiệt tình góp ý giúp đỡ.:a31:
 

CUGAYBINHDINH

Thành viên diễn đàn
Tham gia
5/7/10
Bài viết
27
Điểm tương tác
1
SVC$
0
Mình nghe qui hổ,chưa nghe chân sắt nhưng không biết cả hai,bạn CMdongnai có thể cho mình biết rõ hơn không?
cảm ơn bạn nhiều nha...thân.
 

Bạch Đề

Người ghiền Chào Mào
Thành viên BQT
Tham gia
26/8/07
Bài viết
4,634
Điểm tương tác
2,670
SVC$
0
Vâng kính chào quý fan Cu Gáy!

Muốn biết phải hỏi... muốn giỏi phải học... mà muốn học giỏi đôi khi cũng cần trí nhớ tốt tí. Nhưng đôi khi có vài thứ đọc đi đọc lại chưa chắc nhớ hết...

Đang cần nghiên cứu về chim cu cu bưa giờ. Mình lên google gõ tìm các bài viết về Cu Gáy thì thấy bài viết khá chi tiết tỷ mỹ về Cu Gáy của bác banchu. Bài viết còn dài lắm nhưng mình chỉ xin trích đoạn nói về "tướng cu mồi" để trùng với nội dung đề tài. Cảm ơn bác đã chia sẻ bài viết rất hay... em chỉ đọc vài lần cũng có thể xem được tướng chim tàm tạm hihi. Như vậy bài này cũng sẽ giúp cho các bạn cần biết và mới chơi rất nhiều.

"Nhân ư trung-xuất hình ư ngoại" đó là người nhưng chim thì sao?... Theo phần lớn các bác rành nghề thì bảo chọn thanh rồi mới tới sắc. Nhưng không nghe thanh thì sao mà chọn??? Kế là theo kinh nghiệm của mình chơi và chọn tướng con chim CM. Đôi khi để một con đã hót hay (0 có thế) và để một còn có tướng (thế chim) mà chưa hót bổi đúng gốc vùng mình vẫn chọn tướng.
Theo mình cho dù chọn con chim hót cho hay... gáy đầy đủ bài bản... mà tướng không ra hồn cũng chả "mần ăn" chi được.

Thanks bác banchu và mời các bạn tham khảo!:
Có con một hai năm, sẽ ra mồi, nhưng có con nuôi cả chục năm, thậm chí hơn vẫn hoài công, có con nuôi ra mồi rồi lại " dỡ chứng " chịu đời không thấu... đó là tại sao ??? câu trả lời đơn giãn là không phải tướng mồi, bỡi thế chọn tướng chim gáy quan trọng biết chừng nào !

Tôi may mắn được các tiền bối, bạn bè chỉ " nghề "và một chút đỉnh kinh nghiệm bản thân, nên hôm nay viết cách chọn lựa chim gáy bổi, mong các bác đống góp ý kiến. Thứ nhất là làm diễn đàn sôi động hơn, thứ hai là để chúng ta "nâng tay nghề" cao hơn cho việc chơi chú gáy:

Đầu:
Đầu nhỏ, tròn, cổ lãi, đa phần là chim rất hay, và rất nhanh miệng, nhưng nhược điểm khó ra mồi, ít bền chim, chăm sóc tốt thì chơi bẫy được khoản 5 năm đến 8 năm sau đó sẽ giảm nước và hầu như không được rừng già nữa, lúc này thích hợp nhất chơi bẫy ở rừng thưa, láng, hay đồng bằng
Đầu to, cổ rô, nuôi khó nổi (căng lửa), nhưng nổi căng thì dễ ra mồi. Loại này đa phần gáy, thúc chậm nhưng bền, thích hợp đi bẫy xa và ở bất cú địa hình nào... nên nuôi.

Đôi mắt:
Lồi : không nên nuôi, bởi vì ít đứng chim, xào lồng, nhác, nóng chim, khó thuần...
Mắt lửa; nóng chim, xào lòng, dữ chim, ngu , khi gặp chim ngoài thường bay lòng....không nên chọn nuôi
Mắt vàng: loại này hiền chim, rất sát bổi, nhưng nước gù đấu ít, dặm mắt me nhiếu, nước xa cầu mấy cánh nhiều....
Mắt vàng màu nghệ: ít xào lồng, gù đấu tốt, rất tỉnh chim khi giao đấu... loại này thích hộp nuôi ra mồi.

Khi gù; chim có tròng vàng dãn ra, tròn đen co lại, đây là chim sát thủ ( may bổi )
Khóe chỉ:

Lông màu đen tính từ khóe mỏ vào nếu: ngoài nhỏ trong lớn thì có nước hậu, bền chim.
ngược lại ngoai lớn trong nhỏ thì nước hậu kém.

Cấp mình :
Phải chọn con có hình bắp chuối, ngực nở, to con, nên nuôi
nhỏ con thì chơi không có sức và thường bị đứt quãng trong lúc giao đấu, hụt hơi, không nên chọn
Cấp mình ngắn (có nơi còn gọi là mình cù), lóc chóc, ưa xào lồng
Cấp mình dài, chơi bền và rất êm lòng.

Màu lông:
Móc xám là tiêu chí của một con mồi, muốn cho bền và ổn định chim thì phải lựa những con lông mịn, chỉ lông vừa, đen rõ, lông phải bó sát chừng nào tốt chừng nấy.
chim có bộ lông đen quá thì rất khó ra mồi, nếu có ra được cũng khó luyện cho thuần.
Lông màu đỏ quá thì nóng chim, gù không biết đối thủ là ai ( ngu chim ) và thường xào lồng...
Lông phao trắng nuôi dễ ra mồi, nhưng không bền
Lông phao hồng khó ra mồi , nhưng bên nên đa số các nghệ nhân ưng ý lắm

Đôi cánh:
Hai bên phải no tròn, lông qui phải nhỏ, mịn và phải đều 2 bên, nếu không đều thì sẽ sáng nắng chiều mưa, chơi chán lắm... đôi cánh phải che khuất phần lưng nhiều chừng nào tốt chừng ấy , nếu chéo cánh càng tốt.
Những con có đôi cánh hở lưng thì rất lười gáy, loại này bắt chim phục cội thì sướng lắm ... nhưng đi chơi hội thì thua.
Còn những em có đôi cánh " mốp" thì đa phần không bền chim. chơi cho giỏi lắm thì 4 năm rớt đài

Đôi chân:
Khô, to, lùn, và đóng vảy nhặc chừng nào tốt chừng đó, nếu có vẩy chẻ vuông góc thì chim có nước phóng, nước rước, con chim có vẩy giao long thì thiên về nước dậm ( mắc me) nghe phê lắm... đôi chân như vậy mà có long phủ xuống gối tý thì quá tuyệt, đa phần là chim hay, siêng.
Chan chim có vẩy ước thì rất dễ bị nhậm mắt, không nên nuôi
Chim co đôi chân màu đỏ nhạt... là chim thiếu chất khoán, nên ít có sung, nên phải cho ăn bổ xung chất khoán gắp.
Chân chim nhỏ, cao, vuông góc thì đừng nên nuôi, đa số chim như vậy thường là chim già, giẫy đêm, khó nổi.... có nổi ra cũng chòi lòng, lúc nắng lúc mưa...

Đuôi :
Đuôi trong to, ngoài nhỏ , le chim, nhanh miệng, liền sào
Đuôi trong nhỏ ngoài to, chim lười gáy, xào lồng khi gặp đối thủ...

Cườm:
Cái này là quan trọng nhất trong tướng con chim ( bởi thế người ta mới gọi là cu cườm) nó là đại diện cho nước non của con chim gáy, nếu chim có cườm thẳng hàng thì có nước rước. nhưng về nước khuya thường hay bỏ vẹt....
Cườm lộn xộn không hàng ngũ thì có nước dặm (mắt me) nhiều hơn
Cườm trắng nhiều hạt to (cườm đá), nước gù đươc nhưng ưa bị đứt nữa chừng
Cườm trắng nhỏ hạt kèm với cườm vàng thì gù nhiều
Cườm lửa (vàng) nhiều gù nhiều nhưng nóng chim, hay xào lồng
Cườm đen nhiều, thường rất êm lồng, gù khá
Cườm có hình chử V thì gù không ra hồn gì cả, không nên nuôi, bởi vì loại này nhác rừng, chơi thời gian ngắn
Nếu biết coi tướng chim gáy vậy, thì tại sao không ra chợ chim " Lê Hồng Phong" gần ngã bảy ( SG ) đễ chọn bổi... cho nó khỏe, chứ lên rừng xuống bằng chi cho nó tốn công tốn sức và tốn xăng...
Xem tướng chỉ đúng tương đối thôi, chim may bổi, nước đấu,chim già ,chim non có thể coi ra được, có thể thành mồi trong tương lai hay không, có thể coi ra được....Nhưng làm sao biết được giọng thổ hay đồng, làm sao biết được nhanh miệng hay không, làm sao biết được tiếng to hay nhỏ, làm sao biết được nó bổ mấy... vân vân và vân vân.
Khổng Minh Gia Các có luận: Từ cổ chí kim, người thống binh tự cho mình là tướng soái, như vậy tướng soái chỉ là một con người, chỉ có những võ phu mới có thể biết được, xem trọng binh lực, dũng mảnh thế nào.... những võ tướng như vậy cũng chỉ là bình thường, không có gì đáng sợ.... còn những thống soái cao minh thì phải biết người biết mình, biết dùng binh tướng, phải biết lợi dụng thiên thời, địa lợi, phải biết nhân sanh.... ví dụ như; dụng binh, giữ binh phải có học thức rất lớn, binh giả, có binh có thế nhìn thấy, có binh có thể không nhìn thấy, binh nhìn thấy thì không có mang giáo mang tên, là những con người bằng xương bằng thịt, còn những binh sĩ không nhìn thấy như là nhật nguyệt phong thần, phong linh thủy hỏa, linh khí của núi rừng đều có thể thành binh.....
Vậy thuật chơi gáy cũng như thuật cần binh vây, chúng ta còn phải học và rút kinh nhiệm nhiều lắm lắm...



 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom