Guest viewing is limited

haidang1122

Thành viên tích cực
Tham gia
5/9/10
Bài viết
140
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Mùa chim chào mào


(TT&VH Online) - Hà Nội mỗi khi mùa xuân về lại đầy sắc màu với đủ loại hoa đua nở. Nào sắc tím hoa ban khu vực quảng trường Ba Đình, trắng ngần như mây dọc các tuyến phố của hoa sưa, đỏ rực như đốm lửa của lộc vừng ven hồ Gươm...

Nhưng có một loài hoa lạ, chẳng ai biết tên gì vẫn âm thầm nở rộ giữa một hòn đảo nhỏ. Nhưng khi chúng nở, người ta biết sẽ có một loài chim về. Chào mào.

Chùm ảnh do TT&VH ghi lại tại Hà Nội:

hoala.jpg

Loài hoa lạ chẳng ai biết tên cứ đến đầu xuân là nở rộ. Hoa của chúng phớt hồng và nở dọc theo cả đoạn cành dài, giống như khi cây dâu kết trái. Ở Hà Nội, loài hoa này chỉ xuất hiện ở 1 số nơi như Vườn Bách thú, hồ Trúc Bạch


chaomaove.jpg

Có một điều mà người ta chắc chắn biết, đó là mỗi khi hoa lạ nở, chúng sẽ thu hút về đây hàng đàn chào mào. Lúc đông nhất có thể lên đến cả trăm con, ríu ran khắp cả


anhoa.jpg

Lý do chúng bị hấp dẫn đến đây chính là bởi thức ăn. Không ngạc nhiên khi chính những bông hoa rực rỡ này là thức ăn của chúng

anhoa1.jpg

Mặc dù đầu mùa cây hoa này có thể phủ kín hoa ở các cành nhưng khi đàn chào mào về, chúng có thể dọn sạch sẽ cho đến khi không còn bất cứ nụ hoa nào

ketdoi.jpg

Tất nhiên, kiếm sống chỉ là 1 phần trong vòng đời của loài chào mào. Mùa xuân, khi được sống với rất nhiều thức ăn, chúng thường kết đôi và sẵn sàng cho mùa sinh nở mới

anqua.jpg

Khi tìm thấy những loại quả ăn được, chúng thường sà xuống và nhanh chóng gọi đàn đến để chia sẻ

anqua2.jpg

Chẳng mấy chốc, rất nhiều con khác trong đàn kéo đến

anqua1.jpg

Nhiều con thể hiện kỹ năng bay lượn của mình bằng cách vừa bay, vừa mổ những quả si chín trên ngọn cây


chaomaosua.JPG

Do có đặc tính là ăn thực vật, vào mùa này chúng ta có thể bắt gặp chúng ở bất cứ loại cây nào có hoa và có quả. Ngay cả sưa, một loại cây quý ở Hà Nội cũng thu hút rất nhiều loài chim này về kiếm ăn

Do môi trường sinh sống được bảo vệ, hiện nay loài chào mào đã kéo về sinh sống tại Hà Nội rất đông. Mặc dù chúng là loài bị săn bắt để nuôi làm cảnh nhưng ít nhất là tại Hà Nội chúng vẫn đang được an toàn và có nơi để trú ngụ

<table style="border: 1px solid black; background: none repeat scroll 0% 0% rgb(230, 230, 250); margin: 5px; width: 475px; border-collapse: collapse; height: 228px; font-size: 12pt; color: rgb(51, 51, 51); font-family: Times New Roman;" align="center" cellpadding="0" cellspacing="5"> <tbody style="font-size: 12pt; color: rgb(51, 51, 51); font-family: Times New Roman;"> <tr style="font-size: 12pt; color: rgb(51, 51, 51); font-family: Times New Roman;"> <td style="vertical-align: top; padding-left: 5px; padding-right: 5px; font-size: 12pt; color: rgb(51, 51, 51); font-family: Times New Roman;"> Chào mào là một họ chứa các loài chim biết hót kích thước trung bình thuộc bộ Sẻ, sinh sống tại châu Phi và nhiệt đới châu Á. Họ này chứa khoảng 130 loài. Tên gọi phổ biến trong tiếng Việt là chào mào, bông lau, hoành hoạch và cành cạch...

Các loài chim này chủ yếu là chim ăn quả. Một số có màu sặc sỡ với huyệt, má, họng, lông *** có màu vàng, đỏ hay da cam, nhưng phần lớn có bộ lông buồn tẻ với màu chủ đạo là đen hay nâu ô liu đồng nhất. Một số loài có mào rất đặc biệt.

Nhiều loài sinh sống trên phần ngọn của cây cối trong khi một số loài chỉ sống ở các tầng cây thấp. Chúng đẻ tới 5 trứng có màu hồng tía trong các tổ trên cây và chim mái ấp trứng.

(Theo Wikipedia)
</td> </tr> </tbody> </table>​





“Giá trị của con Chào Mào được nâng lên khi nó quen chốn đông người, đông chim mà tiếng hót như một khúc biến tấu của một nhạc sĩ vĩ đại được diễn tấu bởi một nhạc công trứ danh: dồn đập, liếng thoắng, trầm bỗng, trong và dần cao vút lên, ngân xa”
"Không lảnh lót hiếu thắng như họa mi, không kiêu sa như vành khuyên, hay mộc mạc như cu gáy, âm thanh trong trẻo của Chào Mào khơi gợi về không gian yên bình của những khu vườn xanh rợp bóng cây trong vùng nội ô. "
( em sưu tầm )
 

as08

Thành viên tích cực
Tham gia
23/9/10
Bài viết
185
Điểm tương tác
4
SVC$
0
ảnh đẹp, chim trời đẹp và rất kết này : không thánh thót hiếu thằng như họa mi, không kiêu sa như vành khuyên,hay mộc mạc như cu gáy, âm thanh trong trẻo của Chào Mào khơi gợi về không gian yên bình của những khu vườn xanh rợp bóng cây trong vùng nội ô ..
P/s : Em yêu Chào Mào !
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom