Guest viewing is limited

thephong_2005

Thành viên tích cực
Tham gia
30/8/07
Bài viết
460
Điểm tương tác
6
SVC$
0
Tiếng chim trong phố
2007svc-2a.jpg

Chim Sáo Sậu
Thành phố Hà Nội được Liên Hợp Quốc công nhận là thành phố vì hoà bình không chỉ bởi màu xanh cây cỏ. Cây cỏ ở đây dĩ nhiên được trồng trọt và chăm sóc qua nhiều thế hệ. Lớp người sau hưởng thụ thành quả của người đi trước.
Cây cỏ đa dạng ở thành phố còn là một không gian lý tưởng cho các loài chim sinh sống. Tiếng hót của chúng là một phần không thể thiếu làm nên bản đồng ca hoà bình của phố phường.

Hơn bốn mươi năm trước, khi công viên Thống Nhất vừa xây dựng xong, khi những con đường, những vườn cây còn đang ngỡ ngàng trước sức trẻ Hà Nội vét hồ, đắp lối, xây cầu, chim chóc đã tìm về làm tổ, sinh sôi. Hòn đảo nhỏ trên hồ Bảy Mẫu chiều về nghiêng những cánh cò xa tít tắp mộng mơ, đúng với cái tên đảo Hoà Bình mà người dân Hà Nội đặt cho nó...

Câu chuyện thần tiên ấy chấm dứt từ ngày bom đạn. Chim chóc dường như cũng theo người tìm nơi sơ tán. Trong thiếu thốn và đói khổ những năm đánh Mỹ, người Hà Nội vẫn không thể thiếu tiếng chim. Những ông Trọng mù Lương Yên, ông sáu Khiêm Bà Triệu nhất quyết không chịu đi sơ tán. Các ông ở lại thành phố đan lồng bẫy chim khuyên, làm bạn với đám trẻ nhà nghèo. Nghèo đến mức không thể đi sơ tán có nghĩa là không có cả một khái niệm quê hương để về. Thành phố không còn trường học, các ông như những người thầy bất đắc dĩ. Ông Khiêm ở phố Bà Triệu bẫy chim khuyên để tụ tập trẻ con dưới gốc bàng ngõ chùa Vũ Thạch. Ông dạy chúng viết chính tả, làm toán, đọc văn.

Người Hà Nội chơi chim từ bao giờ? Sử sách không thấy nói đến. Lịch sử nước ta có lẽ là một trường hợp hiếm hoi không nhắc đến chuyện chơi một cách cụ thể. Chỉ sơ lược nói về thói xấu của đám quan lại trọc phú chọi dế, đá gà tiêu khiển mà không bao giờ mô tả kỹ càng về những trò chơi ấy. Một phần bản sắc cũng vì thế mà hư hao? Thế nhưng may ra vẫn còn một dòng chảy dân gian bất tận nuôi dưỡng, những thú chơi cũ mới không bị mai một.

2007svc-2b.jpg

Chim tiểu mi
Tôi gặp Nhượng và Long vào một ngày đầu tháng chạp rét mướt. Gặp lần đầu và cũng chẳng có quan hệ gì trong công việc. Chỉ là biết tiếng các anh qua một người bạn. Các anh là những người chơi chim và đặc biệt nắm giữ một kho tàng kiến thức về các loài chim mà không dễ gì các nhà khoa học có được. Trong tay tôi là một quyển sách in rất công phu của các nhà điểu học thế giới và Việt Nam có tên là "Chim Việt Nam". Đọc lên không khỏi thấy buồn (cười?). Tất cả các loài hoạ mi được xếp chung vào họ khướu? Hoặc chim cu gáy (ghi tên khoa học là Streptopelia chinensis) được miêu tả dáng hình, đặc tính, cách bay... nghĩa là miêu tả tất cả trừ... tiếng gáy! v.v...

Long chơi vào khoảng hơn chục con cu gáy. Anh gọi chúng là những nốt nhạc bởi đặc điểm tiếng gáy có cao độ, trường độ của từng con rất khác nhau. Người chơi chim nhiều năm mới có thể phân biệt. Chợt mấy năm nay có dịch cúm gia cầm, nhiều hôm anh phải giấu chúng xuống... giếng! Tuy nhiên chỉ giấu được con chim, còn tiếng gáy của nó không sao giấu nổi. Chim có giọng thổ pha đồng, tiếng gáy trầm, vang vọng xa mà gần. Giữ được bầy chim qua những đợt như thế quả là một kỳ công.

Phải biết hạn chế đồ ăn thức uống sao cho chúng đỡ gáy mà vẫn khoẻ mạnh. Lại hỏi về tướng mạo của chim cu gáy, Long cười buồn, biết cả nhưng tìm được con chim hay đâu có dễ! Những huỳnh kiên, liên giáp chỉ là nghe người xưa dạy dỗ. Đến chim đực, chim mái còn khó biết. Nuôi con chim cu, gáy vang lừng, bỗng một hôm trời đẹp nó đẻ ra một quả trứng! Thế là chỉ còn mỗi cách đem nấu cháo!

Chơi chim cu gáy sang trọng ở chỗ còn phải biết chơi lồng. Nhượng bảo tôi, đám trẻ bây giờ thích nhốt chim vào lồng to cho lông đuôi đủ chỗ mọc. Rõ ràng tiếng gáy bớt đi phần bức bối, dằn vặt. Ngắm cái đuôi dài của con chim gáy thấy cũng chẳng nói lên điều gì! Long đưa tôi xem hai chiếc lồng trái đào cổ. Một của cụ Ba Vui ở Vác và một của cụ Mẫn ở phố Hàng Chai.

Người làm ra chúng đã đi xa nhưng lồng chim vẫn còn được người chơi gìn giữ trau chuốt. Mảnh gỗ lũa tự nhiên buộc hờ hững cửa lồng như một tác phẩm điêu khắc thật sự. Nan lồng uốn hình trái đào mềm mại đến mức khó có thể tưởng tượng chúng được vót bằng tre. Tôi đã được xem nhiều lồng chim ở Trung Quốc với những "cầu ngà cóng ngọc" chạm trổ ly kỳ, chỉ thấy toát lên vẻ trọc phú hợm tài. Không thấy bất cứ cảm xúc ấm áp gần gũi hay một thái độ trân trọng nào với loài chim!

2007svc-2c.jpg

Lồng chim cu gáy cổ
Người ta thường nghĩ tiếng chim cu buồn. Nhà thơ quá cố Bùi Việt Phong cũng từng viết "Chim cu buồn, chim cu gáy xa xa?". ít ai hình dung ra chim cu cất tiếng gáy ở chỗ nào. Nghe rất xa xăm nhưng thực ra ngay cạnh mình. Chim nuôi còn có những giọng gáy vui tai mà ít khi ta nghe được ngoài thiên nhiên. Những tiếng gù như gọi bạn, như tán tỉnh, lại như đùa cợt. Chim quen chủ còn biết gáy chào, nhưng rất lạ, nó chỉ gáy chào một người? Và cũng lạ hơn, tưởng rằng quen thế, dù đã nuôi mười năm trong lồng nếu thả ra là bay mất. Tự do không chỉ là mong muốn của riêng con người! Những nhà văn nổi tiếng như Tô Hoài, Kim Lân suốt đời chỉ chơi một loài cu gáy. Hẳn là các cụ phải có một cảm tình đặc biệt với con chim nặng nghĩa đồng quê này.
Buổi sáng mùa hè, từ lúc trời còn tối, bên hồ Thiền Quang ai cũng phải ngạc nhiên về tiếng hót lảnh lói của một loài chim vang vọng như dậy lên từ đáy hồ. Không thể ngờ tiếng hót ấy lại là của những chú chim vành khuyên bé nhỏ. Gần như nhỏ nhất trong các loài chim sống trong thành phố. Người ta bẫy được hàng đàn, bán rong trên phố cho những người đi chùa phóng sinh.

Thế nhưng nuôi được một con khuyên đứng lồng, hót sổng, lại là cả một nghệ thuật ít người đạt đến. Con chim quá bé nhỏ, lại nhảy nhót và "líu" suốt ngày, vì thế nên lượng và chất của thức ăn cho nó là cả một vấn đề khó khăn. Sâu quy, cám đậu xanh, trứng gà, chuối, cam và tắm nắng, tắm nước phải đúng vào lúc nó cần! Đến con người nhiều khi cũng còn không biết thực ra mình đang cần cái gì! Làm thế nào để chọn được một con chim tốt mà chăm sóc còn khó hơn rất nhiều lần. Long bảo nhiều khi mua hàng chục con, chăm sóc cả mấy tháng trời rồi cũng đành phải thả, không chọn được con nào ưng ý. Con chim vành khuyên quý có giá đến vài ba mươi triệu đồng. Cátxê của ca sĩ nội hàng siêu sao? Chính vì thế đám buôn bán chim cảnh đã có người nhuộm lại màu lông khuyên xanh cho thành vàng mơ để lừa người chơi kém kinh nghiệm.

2007svc-2d.jpg

Chim loạn phượng
Người chơi chim cảnh cỡ như anh Nhượng, anh Long ở Hà Nội cũng không có nhiều. Triết lý về trò chơi tưởng như rất giản đơn nhưng là cả một quá trình nhiều chục năm mới có thể tiếp cận. Các anh không bao giờ thích bỏ ra thật nhiều tiền để mua về những con chim quý đã được người chơi chọn lọc, nuôi nấng, huấn luyện. Đơn giản vì như thế người ta đã "chơi hộ" cái phần lý thú nhất mất rồi! Nhượng kể, có cậu thanh niên bỏ ra chục triệu mua một con hoạ mi để đem chọi.
Dĩ nhiên nhận cờ thưởng. Nhưng xét cho cùng thì cậu ấy chỉ thích chơi cờ thưởng mà thôi. Những con hoạ mi Long mua về từ hoang dã, công phu chăm bẵm cả năm trời mới chọn ra được con hay. Nhiều khi đem đến hội chọi chim lại đem về vì biết chắc rằng dù thắng hay thua con chim cũng sẽ bị "dính" nhiều thương tích rất lâu mới hồi phục. Có con còn "chột", bỏ hót vĩnh viễn...

Không thể tưởng tượng nổi nếu một ngày nào đó thành phố bỗng bặt tiếng chim. Giọng khướu, giọng mi, chào mào, chích choè, vành khuyên râm ran mỗi sáng, tiếng cu gáy xa xăm lúc chiều về đã là một phần thiên nhiên không thể thiếu của một thành phố đang trên đà phát triển. Nó làm cho con người lấy lại thăng bằng trong đô thị ngột ngạt, đông đúc. Những toan tính nhỏ mọn, nhọc nhằn cũng vì thế mà bớt đi chăng?

(Theo www.qdnd.vn)
 

Bạch Đề

Người ghiền Chào Mào
Thành viên BQT
Tham gia
26/8/07
Bài viết
4,634
Điểm tương tác
2,671
SVC$
0
Cảm ơn thếphong_2005 đưa tin này nhé.
Mình chuyển từ bên phụ kiện nghề chơi bên topic Chào Mào qua. Vì bên đó chỉ nói về Chào Mào. Bên topic chim rừng này có thể đăng tổng hợp về các loài chim.
 

ongmat

Tìm hoa nhả mật cho đời !
Tham gia
3/10/07
Bài viết
385
Điểm tương tác
16
SVC$
0
Một ngày nào đó mà đi qua các con phố ở Nội mà không nghe thấy tiếng chim hót thì buồn biết mấy, mong rằng chẳng bao giờ xẩy ra điều đó , nếu có H5N1 quay lại thì nghĩ rằng chim chóc vẫn chẳng ảnh hưởng gì hết . THương cho chú chim nhỏ quá, cứ đến mùa đông là phải đi lánh nạn .
 

BatmanV

Riding
Thành viên BQT
Tham gia
11/10/07
Bài viết
726
Điểm tương tác
779
SVC$
0
Trong hình thấy ghi chú là tiểu mi nhưng theo e thấy thì tiểu mi nó ko có to thế đâu.Mỏ cũng không giống tí nào
 

mechim1993

Đang nghỉ mát
Đang nghỉ mát
Tham gia
8/9/07
Bài viết
310
Điểm tương tác
12
SVC$
0
Đúng rồi đó bác BatmanV , con đó không phải tiểu mi , tiểu mi mầu lông không đc sặc sỡ như con này , mỏ cũng thế
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom