Guest viewing is limited

Bạch Đề

Người ghiền Chào Mào
Thành viên BQT
Tham gia
26/8/07
Bài viết
4,634
Điểm tương tác
2,670
SVC$
0
Lồng đánh!

Lịch sử chiếc lồng đánh Đà Nẵng như hình bây giờ khởi điểm từ năm nào? Nhưng dựa vào nan sắt thép vậy và cấu hình, phải từ sau thời nhà Nguyễn? Bởi từ sau đó tay vào sắt thép mới vào (tôi dựa vào triên lốp xe nhé, chớ sắt thép VN ta cũng đã có từ thời xưa). Chúng ta biết thú chơi chim cảnh cũng có từ rất lâu từ thời mang gươm đi mở cỏi Bắc vào Nam theo dòng lịch sử phát triển nước Việt.

Chiếc lồng đánh mãi đến nay vẫn là 2 mẫu là chính 1 và 2 mặt sập. Cấu trúc có phần khác tí thôi chớ cũng tương tự.

Với một người chơi đánh Đội Mũ mồi mà nói ngoài con mồi chiến ra, thì chiếc lồng đánh và bộ sào tre cho thật đẹp là 2 thứ không thể nào thiếu ngày xưa. Xưa thời trước 1990 thì chiếc lồng đánh ở Đà Nẵng rất đơn giản, và ai đó có lúa thêm thì đặt lồng, mà lồng đặt thì tuyệt vời rồi, đặt theo ý mình từ độ cao thấp-rộng và móc cho đến cầu tử dài ngắn độ cong tùy thích, lồng đặt được làm tỉ mỹ hơn, chất liệu thép nan cũng dày hơn so với lồng chợ. Khi cầm trên tay chiếc lồng đặt thì ta tự tin bắt bổi hơn là chiếc lồng chợ, bởi lồng chợ làm khá ọp ẹp, chim mồi ở chưa kể chim còn nhát tung đôi khi còn chui ra được, lò xo yếu cách làm hời hợt đôi khi đánh còn xảy chim. Lồng chợ là lồng dạng đại trà làm sản xuất số lượng lớn bán chợ, nan méo mó, bo nan vênh hở rất chi là cẩu thả, miễn xong bán. Với lồng đặt và chợ thì rõ ràng tiền nào của đó là đúng!
1696878175236.png


Khái niệm lồng đặt và lồng chợ chỉ có ngày xưa trước phong trào chơi chim Đội Mũ. Sở dĩ dùng chữ đặt (custom make) đó là được làm bởi yêu cầu của khách đặt theo ý, thấp bầu bè-bằng ở mặt quy, trụ gỗ, móc lồng và rồi cầu tử phải có độ cong như các cụ chơi lồng gác cu giờ cũng cầu kỳ y vậy. Sở dĩ có chữ lồng đặt là do trước phong trào ít người đánh chim, lồng chợ làm cũng không nhiều và rồi người đánh lồng dạng đam mê năm tháng nuôi luyện giữ con mồi nớ... mới đặt lồng cho vừa ý, và dĩ nhiên thợ làm lồng sẽ nhận lời làm theo ý khách, và hơn nữa là lồng đặt thì giá cao gấp đôi ba công chiếc lồng chợ thì họ cũng sẽ làm thôi.

Có một điều là làm lồng thì thợ làm, nhưng đánh chim lại là dân nghiện chơi năm tháng để ý lối đấu chim, cách đá nhảy v.v.v... để rồi về họ đặt theo ý họ. Vì vậy mà, lồng thợ làm nhưng chưa hẳn đã là tốt nhất, vì phần lớn họ không phải là dân sành đánh chim lồng theo năm tháng như các cụ nghiện nhân. Cho dù lồng đặt đó mà khi đem về ta cũng nên gài chỉnh độ nhạy của lò xo, cài và xem độ cao cong của cầu tử để chỉnh cho chuẩn lại, lò xo không quá cứng mà cũng không quá yếu.

Kể từ lúc phong trào chim rộ (ở ĐN thì từ 2007 toàn quốc 2008) thì lại không có từ lồng đặt, hầu hết là một mẫu, bạn có chơi xịn mịn hơn đi nữa và để ý hơn nữa thấy chiếc móc nhỏ 3 ly không vừa ý đi nữa, có hỏi thợ làm lồng thì thợ nói hỏi người khác mà đặt làm cái móc? Trong khi khá đơn giản, bạn chỉ cần mua que inox 5 ly về, uốn và nhờ thợ hàn - hàn lại về bạn chỉnh độ lại vừa ý, làm nguội và tra vào trụ lồng là xong. Hơn nữa độ cong và chuôi móc của chiếc lồng đánh cũng khá quan trọng, ai thường sào lồng đánh thường xuyên sẽ biết những vấn đề này.

mẫu lồng chợ, móc được làm e nhỏ hơn cọng 3 ly
1696945502782.png

Sở dĩ tôi nói rõ 5 ly là do lồng Đà Nẵng làm trụ bằng gỗ, mà gỗ xịn thì đỡ gỗ bèo thời gian nó nhanh mòn, mà với chiếc móc 3 ly thì thời gian sẽ tuột ra. Bạn nghĩ đi! Một ngày đẹp trời bạn sào lồng mồi lên cây hoặc đang treo gió nó làm cái vèo rớt lồng, nhẹ thì mồi hoảng bay lông và có thể bể chim... khiếp sợ hoảng, nặng thì chết con mồi có gì đâu đớn hơn với một tay chơi lồng mồi?

Lồng đánh ĐN thì xưa nay móc được hàn bằng que inox 3 hoặc 5 ly, hoặc nguyên cọng b40 uốn thành hình móc theo thế hình tam giác. Nhưng sau 2010 tôi ưa phân lại tí là thành móc tròn, mà thật ra không phải sáng kiến của tôi, mà xưa thời 1990 trong chợ Đống Đa cũ có cụ tên là Viên đã bẻ móc thường tam giác thành tròn, nhìn cũng lạ lạ. Nhưng từ tam giác mà thành tròn e thiếu ở chuôi móc? Cho nên tôi chỉ việc làm chuẩn lại uốn móc cho ra thế hơn tí mà thôi.
1696951778597.png

Kể từ sau 2000, tôi không hiểu sao chiếc lồng đánh lại có vẻ cao hơn lồng xưa khá nhiều? (có thể do thay thợ?). Lồng cao hơn nhìn có vẻ chiều dài ngắn lại? Và điều này khiến mồi sàn cầu/chạy cầu máy cánh không tiện! Lồng cao hơn, mặt sập ngắn thấp hơn, hông lồng rộng ra, mà rộng ra vậy thì chả phải để hở ba sườn cho địch quân tấn công sao? Vâng....vâng tôi biết các bạn sẽ bảo thấp như lồng Nam đó mà chim khôn hấn vẫn bu hông đá đó thôi! Đúng vậy, nhưng cái mà tôi nói đó là hạn chế rủi ro và gia tăng ưu điểm giảm khuyết điểm. Chớ có lồng đánh nào hoàn hảo?

(như vậy chiếc lồng rộng chỉ ưu điểm là để luyện dượt chim lỡ là chuẩn)

Lồng này được làm sau này với nan dọc, được cho là nan đời mới kể từ sau này lúc phong trào rộ lên đổi từ 2008 về sau này. Lồng cổ xưa chỉ làm nan ngang.
1696880573339.png

Lồng đánh phom chuẩn đã là ưu điểm, bởi đẹp về mặt thẩm mỹ lại còn hiểu quả bắt bổi cao. Nhưng chiếc cầu tử 2 bên mới đáng nói.

Ngày xưa các cụ thừa biết chim đá khôn bu lồng và né cầu tử mà các cụ đã có làm viền an ten quanh cầu tử rồi các bạn nhé. Tuy nhiên, viền an ten này các cụ siêu cao thủ lại không dùng bao giờ. Các cụ ấy bảo chỉ có mấy dân ham bắt cho được con bổi mới dùng. Và thật vậy, tôi chỉ thấy các cụ chơi xoàn xoàn dùng thôi. Kế là tôi thấy cái viền an ten quanh cầu tử khiến con chim trời ngợ khó nhảy là khác.

(lồng này do thợ làm rồi gắn... có dịp tôi sẽ gỡ thay lại cầu và không dùng an ten)
1697038520622.png

Sau này có vài chiếc lồng vì phong trào chơi rộ lên, lồng được làm lẹ ẩu không chuẩn chỉnh. Lồng lò xo quá cứng, cái gờ gài không hợp lý, khiến chim đá đôi khi nhảy từ cao hoặc thấp xuống cũng không sập. Mấy cụ em sau này thấy là chê bai đủ cả trong các clip đánh chim của các cụ đăng lên mạng, khiến các cụ cũng chao đảo lòng mà không biết chỉnh lồng, hoặc lơ chính chiếc lồng chiến của địa phương của mình, của các tiền bối đã làm chơi từ rất lâu. Như tôi đề cập trên khi thợ làm lồng là một chuyện mình nhận về chơi và canh chỉnh lại cho chuẩn, từ lò xo và cầu tử chỉnh cho đúng độ nhạy.

(lồng mà để cả cặp chim nhảy lên cũng không sập, nhỡ con chim siêu hay nhảy 0 sập thì đắng!)
1697049766546.png


Phần lớn các bạn xem mấy chiếc lồng sau này đều là cầu thẳng suôn xuống vậy, nhìn thì thấy suôn thẳng với mặt quy lồng đều đẹp lắm. Nhưng làm không để ý, có cái khi cài lên cầu tử lại quá cao đến mức con chim trời đá chui qua cầu được, hoặc khi nó đá xẹt khi đấu bay chéo qua sập lồng nhưng không dính, hoặc nó nhẩy từ điểm trên móc xuống mà cầu không cong nhảy mé ngoài quá chim sẽ tuột và xảy ra.

1696945762086.png

Độ cong của chiếc cầu tử được các cụ lục cu chú ý kể từ sau 2010. Nhưng trước 1990 các cụ tiền bối lồng đánh CM ở ĐN đã để ý và chỉnh sửa rồi các cụ nhé! Điển hình như chiếc cầu được vẻ dưới đây. Cầu cong và chỉnh lại chiều cao là chuẩn.
full


Từ sau 2010 do số lượng người đi đánh chim quá nhiều chim quen lồng đánh nhàm lồng, thấy lồng không nhảy nữa, thì bắt đầu độ chế như:
-cưa cầu tử cột dây chỉ thay thế cầu
-làm chiếc lồng dấu mặt lưới như dạng lồng cu gáy

Đúng vậy, theo tôi chim chỉ sợ và nhìn quen chiếc lồng với mặt sập giăng lưới, chớ không phải sợ cầu. Có vài con khôn đến mức nghe chim lồng hót nó cũng không nhập tàng.
 

Đính kèm

  • 1696945416391.png
    1696945416391.png
    913.9 KB · Xem: 36
  • 1696945729547.png
    1696945729547.png
    1 MB · Xem: 35
  • 1696961073822.png
    1696961073822.png
    613.4 KB · Xem: 41

Bạch Đề

Người ghiền Chào Mào
Thành viên BQT
Tham gia
26/8/07
Bài viết
4,634
Điểm tương tác
2,670
SVC$
0
Nhưng kể từ sau 2014 về sau lại có thêm vài mẫu lồng ra đời, do phong trào bẫy chim rộ (theo mấy thánh hay nói trên đầu môi là "cung cầu"), lồng được làm như kết hợp lai giữa lồng miền Nam và lồng Đà Nẵng mà ra... lông làm cứng cáp, sáng inox, đồng cột màu mè, nặng! Kiểu lồng này chỉ đi đánh dọc triền núi và vùng chim chưa quen lồng. Chớ chim quen lồng như chim ở Quang Nam-Đà Nẵng đổi từ 2009-2014 thì khó đánh, chim về tháy lồng sáng ngại nhảy và nếu nhỡ đánh thế giấu lồng-ngụy trang thì sao mà mà giấu? Lấy hết lá rừng che hay sao? Chưa kể nếu trèo đồi lội suối mà rinh theo cặp lồng khá nặng e tê thật. Lồng làm có vẻ đẹp cứng nhưng móc làm khá kém về mặt cân đối tâm điểm khi treo và sào dễ tuột khỏi vòng liềm.

Tôi không phải dân làm lồng nhưng tôi là một người thích đánh chim giải trí, và chiếc lồng đánh luôn đi với tôi từ những ngày mới vào nghề đến nay. Tôi không chê lồng nào ai làm, mà tôi chỉ tìm những ưu điểm hạn chế nhược điểm của chiếc lồng, qua năm tháng tôi đi đánh để ý và cũng tích lũy từ những tiền bối đi trước để lại để chỉnh sửa sao cho phù hợp.

Bộ sưu tập lồng đánh của tôi cung có cả lồng Huế một mặt và cũng có dùng đi đánh.

Những chiếc lồng và cầu của tôi cũng chưa có cơ hội làm cho chuẩn lại theo ý. Hy vọng có cơ hội tôi sẽ chỉnh chuẩn hết lại một lần.


Cảm ơn các bạn đã xem và chia sẻ ý kiến!
 

Bạch Đề

Người ghiền Chào Mào
Thành viên BQT
Tham gia
26/8/07
Bài viết
4,634
Điểm tương tác
2,670
SVC$
0
Tôi tưởng nói về lồng đánh của tôi trên đã ngừng, và tôi cũng không tiện đi bình phẩm về các tác phẩm mà nhiều bạn cho ra đời thời sau này, theo tôi chắc các bạn đó chưa đụng trận các con chim đá khôn, chưa theo đúng thầy chơi để chỉ dạy cho vài chiêu về chiếc lồng, hoặc chơi thời gian ta cũng cần suy ngẫm lại, để ý xem nó đã tốt chưa? Cần chỉnh sửa gì không?

Các thứ hạn chế chiếc lồng đánh con đội mũ như sau:

-quá hở cao hông để bổi tấn công vào
-móc cứng cố định không xoay thế cầu tử chiếu theo cầu thế để chim trời về đá nhảy.
-lồng quá sáng chim quen lồng sao mà đánh ngụy trang?
-lồng kị để 3 cầu, ai nuôi đánh sành, có mồi hay sẽ rõ, o hư đuôi cũng hạn chế lối sàn cầu máy cánh của mồi

Lồng đánh thì chúng ta thấy nhiều nhưng để hiểu và chơi cho đúng cách đâu có dễ vậy!
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom