Guest viewing is limited

hoangnguyen_1712

Thành viên tích cực
Tham gia
28/5/09
Bài viết
246
Điểm tương tác
8
SVC$
0
Em vừa mới đọc dc thông tin trên 24h. Về loài rùa tai đỏ là một loài rùa độc


Mua "rùa độc" về làm... cảnh

Thứ Năm, ngày 29/07/2010, 07:34
(Tin tuc 24h) - Trái với những nhận định của nhà quản lý, rùa tai đỏ, một loại rùa gây hại, đang được bày bán tự do ở Hà Nội và xuất hiện ở nhiều tỉnh khác.

Trước đó, khoảng 40 tấn rùa gồm 24.000 con đã được Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ nhập từ Mỹ về nuôi tại tỉnh Vĩnh Long. Tính đến nay lượng rùa chết trên 7.600 con. Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã yêu cầu doanh nghiệp phải đưa rùa này ra khỏi lãnh thổ VN, chậm nhất là đến quý III năm 2010. Tuy nhiên, hiện công ty nhập số rùa này vẫn chưa có kế hoạch tái xuất.


Rùa tai đỏ có xuất xứ từ Bắc Mỹ, hiện nay được nuôi làm cảnh, chúng có thể sống từ 50 -70 năm. Khi thoát ra tự nhiên, rùa tai đỏ sẽ cạnh tranh thức ăn, giao phối với rùa bản địa, dẫn đến lấn áp, ức chế hoặc tiêu diệt các loài sinh vật bản địa, đưa đến phá vỡ cân bằng sinh thái (nguy hiểm không kém ốc bươu vàng, chuột hải ly hay cây mai dương...) . Bên cạnh đó, rùa tai đỏ có thể mang vi khuẩn salmonella, loại vi khuẩn gây bệnh thương hàn đối với người. Chính vì thế mà Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) xếp loài này đứng đầu trong 100 loài xâm hại nguy hiểm nhất thế giới.

Vậy nên các bác nào có ý định nuôi rùa nên cẩn thận với loại này :a24: :a24: :a24:
 

zedo_ng

Thành viên tích cực
Tham gia
21/12/09
Bài viết
142
Điểm tương tác
7
SVC$
0
Nếu được bác posh hình của con rùa này lên để cho mọi người được biết để phòng tránh.:a36:
 

hoangnguyen_1712

Thành viên tích cực
Tham gia
28/5/09
Bài viết
246
Điểm tương tác
8
SVC$
0
Vâng em có hình cho các bác đây ạh:a12: :a12: :a12:

ruataido.jpg


Hai bên tai của nó có hai chấm đỏ đấy ạh
 

zedo_ng

Thành viên tích cực
Tham gia
21/12/09
Bài viết
142
Điểm tương tác
7
SVC$
0
Uả, con rùa này đã xuất hiện ở Việt Nam cả chục năm trước rồi mà? Hồi còn đi học mình cũng có nuôi 1 con từ nhỏ đến lớn bằng bàn tay, sau đó phóng sinh rồi. Bây giờ mới cảnh báo nguy hiểm thì chắc ở ngoài thiên nhiên Việt Nam chắc đã tràn lan rồi. Hãi quá! :a36::a36::a36:
 

MTCHIP

"Black and white"
Tham gia
3/1/08
Bài viết
1,248
Điểm tương tác
146
SVC$
0
Rùa tai đỏ hay còn gọi là rùa xanh. Vì khi nhỏ thì toàn phần mai trên có màu xanh rêu rất đẹp, khi lớn hơn 1 chút thì mai chuyển sang vàng nâu rồi nâu đất.
Vài năm gần đây xuất hiện rất nhiều tại các tiệm cá kiểng, và cũng không khó để bắt gặp ở các giao lộ trong nội thành TPHCM và một số tỉnh khác.

Nhưng theo mình thì thực ra loài này không quá nguy hiểm như những thông tin được công bố, một hai chú rùa tung tăng trong hồ cá cảnh thì cũng chẳng hại ai. Mang mầm bệnh thì hầu hết các loài thú nuôi đều có khả năng, chính vẫn là chúng ta biết cách vệ sinh chuồng trại, hồ ao thường xuyên thì theo Chip cũng không có vấn đề gì, có lẽ con người là loài có nguy cơ mang nhiều mầm bệnh nguy hiểm nhất mà có thấy ai lên án đâu?? Hìhìhì.

Còn về nhập khẩu số lượng lớn thì ... miễn bàn, báo chí lên án về nhập và xuất nhiều lắm rồi, đành rút kinh nghiệm đợt n, lần sau sẽ khác vậy.

Thân.
 

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
Nếu được bác posh hình của con rùa này lên để cho mọi người được biết để phòng tránh.:a36:

Hình ảnh đây nè bạn, bảo đảm to, rõ và dễ xem nữa nè.


trachemysscriptaredearsgh9.jpg

REDSLIDER01.jpg




Ảnh dưới đây là các phân biệt con đực và mái đây: Khi trưởng thành, rùa đực có móng dài hơn, đuôi dài và cứng hơn rùa cái​

dimorfismo02hixp7.jpg


Rùa tai đỏ có tên khoa học là Trachemys scripta elegans - tên tiếng Anh làThe red-eared slider, nên dịch ra tiếng Việt gọi là Rùa tai đỏ.

Tại Mỹ, Rùa và trứng rùa tìm thấy trong phạm vi mua bán sẽ bị tịch thu và tiêu hủy theo thủ tục FDA (FDA viết tắt của tổ chức US Food and Drug Administration - Cục quản lý Dược Thực phẩm Hoa Kỳ được sáng lập vào năm 1975). Phạt tiền lên đến $ 1,000 và / hoặc bị tù đến một năm là hình phạt dành cho những người cố ý từ chối không tiêu hủy rùa hoặc trứng rùa.

Như vậy, việc nhập vào Việt nam "khoảng 40 tấn rùa gồm 24.000 con đã được Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ" nếu chiếu theo qui định của tổ chức FDA thì bị phạt tiền bao nhiêu bạn nhỉ, còn riêng DN ở Mỹ thì được hưởng nhiều quyền lợi, ít ra cũng được tổ chức FDA tặng bằng khen vì có "sáng kiến" thu gom một số lượng lớn rùa tai đỏ tại Mỹ để xuất khẩu.

Buồn là ở chỗ, Việt Nam là đất nước nghèo, lại đem một số lượng ngoại tệ khá lớn để vứt xuống sông xuống biển - đổi lấy sự phiền phức, ít nhất là DN sẽ bị tổn thất nguồn vốn kinh doanh, sau đó là phá hủy môi trường sinh thái ở Việt Nam. Trong khi đó, biết bao nhiêu gia đình chính sách, mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình nghèo hay các hoàn cảnh neo đơn không nơi nương tựa ... đang sống trong cảnh thiếu thốn về mặt vật chất lẫn tinh thần. Thông tin của bạn làm mình thấy chua xót quá, và trách DN ở Cần Thơ không nắm thông tin và thiếu hiểu biết ở một số cán bộ chủ chốt trong DN. Theo luật dân sự và luật kinh doanh ở Việt Nam thì sự "thiếu hiểu biết gây tổn thất nghiêm trọng" thì hình phạt sẽ là gì?
 

phuc 53

Thành viên diễn đàn
Tham gia
18/1/10
Bài viết
51
Điểm tương tác
0
SVC$
0
mình nghe nói hình như là bộ nông nghiệp nói là trả lại lô hàng nhập loài rùa này ra khỏi lãnh thổ việt nam rồi mà không biết ở đâu mà sót lại để nhiều người mua về làm cảnh nữa vậy :a36: ghê quá nghe nói nó sinh sản nhanh lắm chỉ cần nó thoát ra khỏi hồ nuôi là nơi nào nó đi ngang là nơi đó thành bình địa liền không biết có thật không hay chí là tin đồn thôi :a02:.....
 

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
Ngày 19-8-2010, Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP.HCM, Chi cục Kiểm lâm TP.HCM và các đơn vị liên quan đã lên kế hoạch thu gom rùa tai đỏ tại một số nhà chùa để tiêu hủy, đồng thời vận động các cơ sở không bày bán và giao nộp loài động vật ngoại lai nguy hiểm này.


Chỉ giải quyết phần ngọn


Do bản chất hung dữ, tạp ăn (thậm chí ăn cả đồng loại) và sinh sản nhanh nên rùa tai đỏ được tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế liệt vào danh sách 100 loài xâm hại nguy hiểm nhất thế giới. Tuy nhiên, do người dân không nhận thức được tác hại nguy hiểm của loài động vật này nên đã mang đi phóng sinh. Ông Trần Đình Vĩnh, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP.HCM, cho biết hiện chưa đánh giá về số lượng rùa tai đỏ ở các con sông tại TP.HCM cũng như sự tàn phá của nó đối với môi trường tự nhiên sông Sài Gòn. Nhưng việc khảo sát sơ bộ cho thấy số lượng rùa tai đỏ ở một số nhà chùa trên địa bàn TP.HCM rất lớn và sự xuất hiện của loài động vật này đe dọa sự đa dạng sinh học của sông Sài Gòn.

Ông Vĩnh cho biết đã làm việc với Thành hội Phật giáo TP.HCM và đề nghị kết hợp với các đơn vị liên quan để thu gom lượng rùa tai đỏ ở các chùa trên địa bàn thành phố, đưa về Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi tiêu hủy. Tuy nhiên, việc thu gom này cũng không giải quyết được triệt để vì hiện nay đã có sự phát tán rùa tai đỏ ra môi trường tự nhiên. “Cần có sự kiểm soát của các cơ quan quản lý đối với việc nhập khẩu các loài động vật ngoại lai xâm hại như rùa tai đỏ. Chứ hiện nay, để nhập về và phát tán ra môi trường tự nhiên thì không thể kiểm soát được” - ông Vĩnh nói.


1282260327-1-10-chot.jpeg

Toàn bộ rùa được bày bán đều là rùa tai đỏ, mỗi con có giá 40.000-60.000 đồng. Ảnh: MP

Chỉ vận động, không xử phạt


Thông tư 53/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định thủy sinh ngoại lai xâm hại là loài thủy sinh vật ngoại lai lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển. Chủ sở hữu thủy sinh ngoại lai có nguy cơ xâm hại phải đăng ký lưu giữ (trong đó có biện pháp khoanh vùng, tránh thoát ra tự nhiên); cấm tự ý phóng sinh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi này.

Thông tư 53 yêu cầu phải có biện pháp cô lập, tiêu diệt ngay khi có căn cứ xác định những loài thủy sinh ngoại lai xâm hại. Theo ông Vĩnh, trong trường hợp phát hiện người dân nuôi nhốt hay bày bán rùa tai đỏ thì chỉ có thể vận động tự nguyện giao nộp. Để lập biên bản thu giữ thì phải có cơ sở, yêu cầu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc UBND TP.HCM.

Ông Nguyễn Đình Cương, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TP.HCM, cho biết Cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa yêu cầu các địa phương quản lý chặt, không cho phóng sinh và tịch thu, tiêu hủy khi phát hiện rùa tai đỏ. Hiện Chi cục Kiểm lâm TP.HCM đã lập một tổ đến các cơ sở bán cá kiểng để thu gom. “Khi đề cập đến tác hại của loài thủy sinh này thì người dân đều tự nguyện giao nộp để tiêu hủy. Nhưng nếu người dân không tự nguyện, chúng tôi cũng… bối rối vì cơ sở ra quyết định tịch thu chưa ổn” - ông Cương nói.




<TABLE style="BORDER-BOTTOM: black 1px solid; BORDER-LEFT: black 1px solid; MARGIN: 5px; WIDTH: 400px; BORDER-COLLAPSE: collapse; BACKGROUND: rgb(230,230,250); BORDER-TOP: black 1px solid; BORDER-RIGHT: black 1px solid" cellSpacing=5 cellPadding=0 align=center><TBODY><TR><TD style="VERTICAL-ALIGN: top">

Không nên phóng sinh rùa tai đỏ

Ngày 19-8-2010, ông Chu Tiến Vĩnh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), khuyến cáo người dân không nên phóng sinh rùa tai đỏ ra môi trường trong mùa Vu lan. Bộ NN&PTNT sẽ có công văn gửi UBND các tỉnh, thành cảnh báo người dân, đồng thời ngành hải quan cũng không cho nhập loài rùa này.
Trước đó, Công ty Cổ phần Nhập khẩu thủy sản Cần Thơ nhập 40 tấn rùa tai đỏ (24.000 con) về xã Phú Thành (huyện Trà Ôn, Vĩnh Long). Ông Vĩnh cho biết công ty này đã được phép nhập về làm thực phẩm do loài này chưa có trong danh mục cấm nhập. Tuy nhiên, theo ông Vĩnh, dù chưa có tài liệu nghiên cứu đầy đủ về rùa tai đỏ nhưng một số cảnh báo loài rùa này có thể xâm hại tới môi trường. Tới 31-8, công ty này vẫn phải tái xuất về Mỹ, hoặc phải tiêu hủy để phòng ngừa.



VŨ TRẦN



Mua rùa tai đỏ phóng sinh

1282260327-2-10-box.jpeg

Ngay trước cổng chùa Diệu Pháp (phường 13, quận Bình Thạnh), cập sông Sài Gòn, nhiều người dân vô tư trưng biển hiệu “Bán chim, cá, rùa phóng sanh”, trong đó có rùa tai đỏ. Ảnh: HG





Trên địa bàn TP.HCM, rùa tai đỏ được bày bán công khai trước các cổng chùa. Rùa tai đỏ cũng dễ dàng mua được trên đường Lý Chính Thắng (quận 3), dọc đường Đinh Tiên Hoàng (quận Bình Thạnh), góc ngã tư đường Hoàng Văn Thụ-Út Tịch (quận Phú Nhuận), đường Trần Hưng Đạo (quận 5). Điều nguy hại là người dân không chỉ mua rùa tai đỏ về nuôi cảnh trong nhà mà còn dùng để phóng sinh với khối lượng lớn ra sông Sài Gòn.
HÀN GIANG



</TD></TR></TBODY></TABLE>​
Việt Báo ( Theo PLTP)
 

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
Theo baomoi.com - Toàn văn dưới đây

Trong khi lô hàng 40 tấn rùa tai đỏ đã lỡ nhập về chưa tái xuất được thì nhiều người dân lại mua giống rùa nguy hiểm này để phóng sinh.

Tại khu vực hồ Thủy Liêm trên đỉnh núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, An Giang), nhiều phụ nữ chắp tay khấn vái, sau đó thả những con rùa nhỏ xuống hồ. Những phụ nữ đi chùa cho biết, họ không biết đó là rùa gì, thấy chúng bị nhốt tội quá nên mua phóng sinh.
Thanh niên (ngày 9/8) dẫn lời một du khách cho biết, bà mua 4 cặp rùa ở TP.HCM với giá 40.000 đồng/con, đem lên núi Cấm thả để cầu may.

Hồ Thủy Liêm có diện tích 6.000m2, sức chứa 300 ngàn m3 nước, kinh phí xây dựng hơn 8 tỷ đồng, được đưa vào sử dụng năm 2009. Nhiều con rùa được phóng sinh xuống hồ bò lên bờ, bị người dân bắt bán lại cho du khách để họ tiếp tục phóng sinh trở lại, trong đó có cả những con rùa tai đỏ.

Ngày 8/8, ông Ngô Minh Thanh, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần du lịch An Giang cho biết, qua khảo sát gần đây công ty đã ghi nhận rùa tai đỏ xuất hiện nhiều trên hồ Thủy Liêm, đều do khách tham quan phóng sinh.

Không chỉ trên địa bàn tỉnh An Giang, rùa tai đỏ đã xuất hiện tràn lan tại TP.HCM, TP Hà Nội cùng nhiều tỉnh thành khác.

Tại chùa Một Cột (Q.Thủ Đức, TP.HCM), hiện có hơn 100 con rùa loại nhỏ bằng bàn tay, đang sống trong trong một hồ sinh cảnh trước chùa. Số rùa tai đỏ này đều do Phật tử mang đến chùa phóng sinh.

Tại ao đình làng Giáp Nhất, hồ Quan Nhân, giếng chùa Quan Nhân (phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội), ao mới (ngõ 110 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy), Hồ Gươm, giếng Thiên Quang (Văn Miếu - Quốc Tử Giám)… nơi nào cũng có rùa tai đỏ sinh sống với số lượng lớn.
Theo những người dân sống quanh khu vực các hồ trên, rùa chỉ xuất hiện khoảng 5 năm trở lại đây, và ngày một nhiều. Có những ao hồ nước rất bẩn, cá chết nổi lềnh phềnh, nhưng rùa vẫn sống khỏe mạnh. Thậm chí, rùa ở đấy còn rỉa xác cá để làm thức ăn.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều cửa hàng bán rùa tai đỏ, phục vụ nhu cầu nuôi rùa cảnh, và phóng sinh. Như trên đường Hoàng Hoa Thám, chợ đêm Phùng Khoang, chợ đêm Dịch Vọng (Hà Nội)… với giá dao động từ 20 đến 50 ngàn đồng/con, tùy kích cỡ.

Đ.T (Tổng hợp)
 

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
Theo nguoilaodong.com với đề bài "Người chậm hơn rùa"

Rùa tai đỏ đã xuất hiện ở nhiều tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, lan ra tới miền Trung (Thừa Thiên - Huế), bày bán công khai trên các đường phố hoặc trong các cửa hàng cá cảnh. Những ngày gần đây, rùa tai đỏ được mua nhiều hơn với lý do cho trẻ con chơi hoặc để phóng sinh trong mùa Vu lan báo hiếu.





<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
Điều đáng lo ngại là loại rùa này được Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) xếp đứng đầu trong 100 loài xâm hại nguy hiểm nhất thế giới.<o:p></o:p>

Xuất xứ từ Bắc Mỹ, rùa tai đỏ có thể sống từ 50 đến 70 năm. Khi thoát ra tự nhiên, rùa tai đỏ sẽ cạnh tranh thức ăn, giao phối với rùa bản địa, dẫn đến lấn áp, ức chế hoặc tiêu diệt các loài sinh vật bản địa, phá vỡ cân bằng sinh thái. Đáng lo hơn, rùa tai đỏ còn có thể mang vi khuẩn salmonella, loại vi khuẩn gây bệnh thương hàn đối với người.
<o:p></o:p>
Thế nhưng, loài rùa nguy hiểm này được Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ nhập đến 40 tấn với số lượng hàng chục ngàn con từ Mỹ về, nuôi giữ tại tỉnh Vĩnh Long. Biết được tin này, vào tháng 7-2010, đoàn kiểm tra của Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Bộ NN-PTNT đã vào Vĩnh Long thị sát. Theo người có trách nhiệm của cục này, Bộ NN-PTNT không cho phép nhập khẩu rùa tai đỏ, do đó đơn vị cấp phép nhập khẩu rùa tai đỏ là Vụ Nuôi trồng thuỷ sản, Bộ NN-PTNT phải chịu trách nhiệm. Để xử lý, Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản yêu cầu Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ phải lưu giữ, không cho thoát ra ngoài sông rạch, rùa đẻ trứng phải thu gom hủy hết. Đến hết tháng 9-2010, công ty này phải tìm cách tiêu thụ hết số rùa, nếu không phải xuất khẩu qua nước thứ ba hoặc trả về nơi đã nhập là Mỹ.
<o:p></o:p>
Nói là vậy song những biện pháp xử lý nói trên đã không được thực hiện đúng khi rùa tai đỏ nhanh chóng lan ra môi trường tự nhiên, báo hiệu nguy cơ gây hại môi trường và sức khỏe người dân.
<o:p></o:p>
Từ đây, rất nhiều câu hỏi được đặt ra. Vì sao doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhập lô hàng này, có phải vì lợi nhuận mà bất chấp hậu quả cho cộng đồng? Hình thức nào để xử lý khi doanh nghiệp 2 lần sai phạm: nhập hàng độc hại, để lọt ra môi trường tự nhiên? Vì sao biết rùa tai đỏ là độc hại mà Vụ Nuôi trồng thủy sản, Bộ NN-PTNT vẫn cấp phép cho nhập? Ai trong cơ quan này ký giấy cho nhập, trách nhiệm đã được xử lý đến đâu, mức độ nào? Tại sao Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Bộ NN-PTNT, không mạnh tay đề nghị các giải pháp ngăn chặn từ đầu mà lại đưa ra các giải pháp nửa vời với Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ?
<o:p></o:p>
Các ẩn họa môi trường do các loài động, thực vật ngoại lai đem đến không phải là chuyện mới và chúng ta đã từng cảnh báo, từng có những bài học về ốc bươu vàng, hải ly, bèo tây, cá piranha... Xem thường các cảnh báo bao giờ cũng phải trả giá đắt cho nền kinh tế đất nước, cuộc sống của nhân dân và môi trường sinh thái. Thiếu hiểu biết đã gây ra mầm mống, nếu thiếu trách nhiệm thì mầm mống sinh sôi nảy nở thành cây con và chậm chạp xử lý thì hậu quả càng nghiêm trọng.
<o:p></o:p>
Xem ra, con rùa tai đỏ lại nhanh hơn con người?!


NGUYỄN THIÊN DI​
 

Leo25788

"Đơn Độc Một Mình"
Tham gia
2/5/08
Bài viết
411
Điểm tương tác
58
SVC$
0
Hình ảnh đây nè bạn, bảo đảm to, rõ và dễ xem nữa nè.


trachemysscriptaredearsgh9.jpg

REDSLIDER01.jpg




Ảnh dưới đây là các phân biệt con đực và mái đây: Khi trưởng thành, rùa đực có móng dài hơn, đuôi dài và cứng hơn rùa cái​

dimorfismo02hixp7.jpg


Rùa tai đỏ có tên khoa học là Trachemys scripta elegans - tên tiếng Anh làThe red-eared slider, nên dịch ra tiếng Việt gọi là Rùa tai đỏ.

Tại Mỹ, Rùa và trứng rùa tìm thấy trong phạm vi mua bán sẽ bị tịch thu và tiêu hủy theo thủ tục FDA (FDA viết tắt của tổ chức US Food and Drug Administration - Cục quản lý Dược Thực phẩm Hoa Kỳ được sáng lập vào năm 1975). Phạt tiền lên đến $ 1,000 và / hoặc bị tù đến một năm là hình phạt dành cho những người cố ý từ chối không tiêu hủy rùa hoặc trứng rùa.

Như vậy, việc nhập vào Việt nam "khoảng 40 tấn rùa gồm 24.000 con đã được Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ" nếu chiếu theo qui định của tổ chức FDA thì bị phạt tiền bao nhiêu bạn nhỉ, còn riêng DN ở Mỹ thì được hưởng nhiều quyền lợi, ít ra cũng được tổ chức FDA tặng bằng khen vì có "sáng kiến" thu gom một số lượng lớn rùa tai đỏ tại Mỹ để xuất khẩu.

Buồn là ở chỗ, Việt Nam là đất nước nghèo, lại đem một số lượng ngoại tệ khá lớn để vứt xuống sông xuống biển - đổi lấy sự phiền phức, ít nhất là DN sẽ bị tổn thất nguồn vốn kinh doanh, sau đó là phá hủy môi trường sinh thái ở Việt Nam. Trong khi đó, biết bao nhiêu gia đình chính sách, mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình nghèo hay các hoàn cảnh neo đơn không nơi nương tựa ... đang sống trong cảnh thiếu thốn về mặt vật chất lẫn tinh thần. Thông tin của bạn làm mình thấy chua xót quá, và trách DN ở Cần Thơ không nắm thông tin và thiếu hiểu biết ở một số cán bộ chủ chốt trong DN. Theo luật dân sự và luật kinh doanh ở Việt Nam thì sự "thiếu hiểu biết gây tổn thất nghiêm trọng" thì hình phạt sẽ là gì?
hình phạt sẽ là nghiêm khác kiểm điểm và phê bình.
Rùa này nuôi trong hồ cá bỗng một ngày thấy cá vắng dần té ra là chủ này đăng ăn thế là ale hấp,mở ra bỏ xún cống không biết sống nổi không
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom