Guest viewing is limited

thephong_2005

Thành viên tích cực
Tham gia
30/8/07
Bài viết
460
Điểm tương tác
6
SVC$
0
<TABLE cellSpacing=0 cellPadding=0 width="100%" align=center border=0><TBODY><TR><TD class=tieudebaiviet>Phường Hưng Hòa B, Tân Bình- bước đầu trồng lan, kiểng mang lại hiệu quả khả quan
</TD></TR><TR><TD class=othernews align=right>18/09/2007</TD><TR><TD>
cflowers0377.jpg
Trong những năm gần đây, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, do tình trạng chuyển nhượng đất nông nghiệp, xây dựng nhà ở cùng với việc trồng lúa và hoa màu hiệu quả kinh tế thấp. Phường Bình Hưng Hòa B, quận Tân Bình đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang hoa lan, cây kiểng, bước đầu mở ra triển vọng khả quan cho người dân nơi đây.

</TD></TR><TR><TD>
Nhận thấy cây lan,mai kiểng rất phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng của khu vực, nhất là nhu cầu xuất khẩu vẫn còn thiếu. Vì vậy, nhiều hộ nông dân trong phường đã mạnh dạn đầu tư và đã đem lại hiệu quả đáng kể. Trung Bình, mỗi hộ trồng từ 2.000m2 - 5.000m2 với hàng nghìn cây lan như lan Mokara, lan Dendro, lan Vũ nữ, lan Hồ điệp... và nhiều loại cây kiểng khác, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Theo Ban Chấp hành Hội Nông dân phường Bình Hưng Hòa B, đến nay toàn phường đã có 16.973m2 chuyên trồng hoa lan, và 9.200 m2 trồng hơn 10.000 cây mai, cây kiểng các loại. Và trong thời gian tới, phường sẽ mở rộng diện tích trồng hơn nữa, nhất là các loại lan giành cho xuất khẩu.
Tuy nhiên, để làm được điều đó, Ban Chấp hành Hội sẽ phải cố gắng trong việc hỗ trợ nông dân vay vốn đầu tư, tổ chức cho hội viên đi tham quan các mô hình làm ăn giỏi, cử hội viên tham gia nhiều lớp tập huấn về sinh vật cảnh để thu nhập thêm kiến thức, kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa lan, cây kiểng...
tham khảo: .binhtan.hochiminhcity.gov.vn
</TD></TR><TR><TD> </TD></TR></TBODY></TABLE>
 

thephong_2005

Thành viên tích cực
Tham gia
30/8/07
Bài viết
460
Điểm tương tác
6
SVC$
0
<TABLE cellSpacing=0 cellPadding=0 width="100%" align=center border=0><TBODY><TR><TD class=tieudebaiviet>TP Hồ Chí Minh: Đẩy mạnh phát triển trồng lan cắt cành Mokara tạo ưu thế cạnh tranh với Thái Lan
</TD></TR><TR><TD class=othernews align=right>18/09/2007</TD><TR><TD>
CAUFCF30.jpg
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, trồng phong lan là loại hình phù hợp với nền nông nghiệp đô thị, diện tích nhỏ, nhưng giá trị kinh tế mang lại rất cao. Hầu hết lan cắt cành của Thành phố tập trung vào hai nhóm chính là giống Mokara và giống Dendrobium. Trong đó, Mokara tỏ ra phù hợp với điều kiện khí hậu ở Thành phố và các tỉnh vùng Đông Nam bộ như Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu…

</TD></TR><TR><TD>
Với nguồn nhân lực dồi dào, tập trung nhiều viện, trường cũng như nhà khoa học, nếu khai thác tốt những tiềm năng này, cộng với lợi thế về thổ nhưỡng, về lâu dài Thành phố HCM có thể nghĩ đến chuyện cạnh tranh với cả Thái Lan, vốn đi trước Việt Nam rất lâu về ngành này và đang là nơi cung cấp giống chủ yếu cho các nhà vườn TPHCM. Chính vì vậy, TPHCM nên nhanh chóng quy hoạch ngành trồng lan, có chiến lược, mục tiêu rõ ràng, cộng với chính sách đồng bộ về vốn, giống… để phát huy thế mạnh.
Cùng với điều kiện thời tiết như Thái Lan, các giống lan Mokara nhập về đều có thể phát triển tốt cả về chất lượng và số lượng, thậm chí có những giống còn phát triển nhanh hơn cả Thái Lan. Tuy nhiên, Việt Nam cần phải có giống ngay trong nước để có thương hiệu riêng, lúc đó mới có thể nói đến chuyện xuất khẩu. Hiện nay có khá nhiều nơi nuôi cấy mô, nhưng sản phẩm cung cấp chưa mang tính hàng hóa và điều quan trọng là tính đồng đều chưa cao, chưa gắn kết, tạo được sự tin tưởng giữa nơi nuôi cấy mô với nhà vườn.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố cho biết, diện tích trồng lan tại Thành phố hiện nay là 64 ha, so với năm 2003 tăng 220%, trong đó diện tích lan cắt cành tăng rất nhanh 453%, tập trung nhiều tại huyện Củ Chi, Hóc Môn, kế đến là quận 9, 7, huyện Nhà Bè. Đó là chưa kể nhiều người dân còn đầu tư trồng lan cắt cành tại một số tỉnh lân cận như Tây Ninh... Đây là loại hình phù hợp với nền nông nghiệp đô thị, diện tích nhỏ, nhưng giá trị kinh tế mang lại rất cao. Thu nhập từ trồng lan cắt cành cao gấp 70-80 lần so với trồng lúa. Tuy nhiên, ngành trồng lan, ngoài việc chưa chủ động về giống, còn bị hạn chế nhiều về vốn đầu tư ban đầu để chuyển đổi sản xuất.


Hiện nay về lan cắt cành Mokara, TPHCM có thể tự cung cấp hàng ngày, chỉ những dịp lễ, tết mới nhập khẩu thêm từ Thái Lan, điều này chứng tỏ, diện tích lan cắt cành tại Thành phố và các tỉnh đã có sự tăng trưởng nhanh. Kinh nghiệm cho thấy, thông thường từ tháng 4 đến tháng 8, nhu cầu về sử dụng lan cắt cành không nhiều, trong khi thời điểm này nhờ thời tiết phù hợp nên cây cho hoa nhiều hơn. Ngược lại, từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, nhu cầu sử dụng hoa tăng mạnh nhưng thời tiết lại không phù hợp, cây cho ít hoa. Vì vậy, các viện, trường, nhà khoa học cần nghiên cứu để giúp khắc phục nhược điểm này và chuyển giao công nghệ cho nhà vườn

</TD></TR></TBODY></TABLE>
 

thephong_2005

Thành viên tích cực
Tham gia
30/8/07
Bài viết
460
Điểm tương tác
6
SVC$
0
<TABLE cellSpacing=0 cellPadding=0 width="100%" align=center border=0><TBODY><TR><TD class=tieudebaiviet>Quảng Nam: Thu 50 triệu đồng/năm nhờ trồng hoa quỳnh, lan
</TD></TR><TR><TD class=othernews align=right>18/09/2007</TD><TR><TD>
261228913_302f970875_t.jpg
Mô hình trồng hoa tiểu quỳnh và lan tua của anh Trần Văn Hưởng (thôn Xuyên Tây 2, thị trấn Nam Phước, Duy Xuyên) cho thu nhập mỗi năm trên 50 triệu đồng, đồng thời mở ra cơ hội làm giàu cho nhiều người trong vùng.

</TD></TR><TR><TD>
Cách đầy 7 năm, nhận thấy hoa nhật quỳnh, tiểu quỳnh, hoa lan tua ở Đà Lạt (Lâm Đồng) là những loại cho giá trị kinh tế cao, anh Hưởng đã quyết định học hỏi và đưa loài hoa này về trồng thử nghiệm tại quê nhà.
Hiện trại hoa của anh đã có hơn 1.000 chậu tiểu quỳnh với màu đỏ xác pháo, anh đã bán khoảng 300 chậu, giá 50.000đ/chậu; 2.000 chậu lan tua, xuất 500 chậu với giá 40.000-50.000đ/chậu. Hơn nữa, trong ba năm gần đây, anh đã thành công trong việc trồng, ghép loài hoa vương giả này ra hàng ngàn chậu hoa đẹp.
Nhu cầu mua hai loại hoa này là tương đối lớn, do vậy khả năng cung cấp ra thị trường các tỉnh Miền Trung sẽ không thể đáp ứng đủ. Khả năng nếu nhân rộng nhiều mô hình trồng hoa quỳnh, lan cung cấp thị trường là có thể
Cho đến nay, anh Hưởng vẫn là người duy nhất và đầu tiên ở duyên hải miền Trung thành công trong việc di thực hai loại hoa này về trồng ở địa phương, mở ra cơ hội phát triển mới cho ngành sinh vật cảnh nơi này. Đây cũng là cơ hội để nhiều hộ dân khác chuyển đổi cơ câu cây trồng có thu nhập thấp sang trồng cây hoa có giá trị kinh tế cao như hoa quỳnh, lan và một số loại hoa khác.

Theo Kinh Tế Nông Thôn
</TD></TR><TR><TD> </TD></TR></TBODY></TABLE>
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom