Guest viewing is limited

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
0



Họ Trĩ (tên khoa học là: Phasianidae) là một họ chim thuộc bộ Gà (Galliformes) bao gồm các loài trĩ, công, cút, gà gô, gà lôi, gà so, gà tiền, gà rừng (bao gồm cả gà nhà). Họ này là một họ lớn, chứa khoảng 38-53 chi và khoảng 159-182 loài (tùy quan điểm phân loại) còn sinh tồn. Họ này đôi khi cũng được tách ra thành 2 phân họ, là Phân họ Trĩ (Phasianinae), chứa trên 52 loài trĩ, công, gà lôi, gà tiền, gà rừng; và Phân họ Gà gô Perdicinae), chứa trên 107 loài còn lại (cút, gà gô, gà so, đa đa). Nhưng hiện nay, việc ghép/tách các loài/phân loài vẫn chưa được thống nhất. Bài viết dưới đây sẽ sắp xếp theo truyền thống với hai phân họ như trên.


400px-Satyr_Tragopan_Osaka.jpg

Gà lôi Satyra (Tragopan satyra)


Họ Trĩ phân bố hầu hết ở châu Âu và châu Á (ngoại trừ xa về phía bắc), cũng như hầu hết ở các khu vực ở châu Phi (ngoại trừ các sa mạc khô cằn nhất); kéo dài tới miền đông châu Úc. Sự đa dạng lớn nhất của loài này là ở Đông Nam Á và châu Phi. Trong số này, phân họ Trĩ có sự phân bố gần như chỉ hạn chế tại châu Á (ngoại trừ loài công Congo). phân họ Gà gô có sự phân bố rộng hơn. Trong phạm vi vùng sinh sống của mình, chúng chiếm lĩnh hầu hết mọi môi trường sống có thể, ngoại trừ các vùng lãnh nguyên và rừng cận Bắc cực.

Các thành viên trong họ này nói chung thường sống cố định và không di trú theo mùa, mặc dù một vài loài chim cút có thể di trú theo mùa trên một khoảng cách lớn. Một vài loài trong họ đã được du nhập rộng khắp trên thế giới, cụ thể là các loài trĩ đã được du nhập vào châu Âu, Australia và Châu Mỹ. Các quần thể gà nhà nuôi nhốt (khắp thế giới) cũng nhiều khi thoát khỏi nơi nuôi giữ và trở thành những động vật thuần hóa sống hoang dã.

Các thành viên trong họ Phasianidae là các loài sinh sống trên mặt đất. Chúng dao động về kích thước, cân nặng, từ 43 g như ở chim cút ngực lam (Asian Blue Quail) đến 6 kg trong trường hợp của chim công Ấn Độ (Indian Peafowl). Chúng có hình thức lưỡng hình giới tính (đó là hình thức phân biệt giới tính bên ngoài qua màu sắc của bộ lông. Về kích thước, với chim trống có xu hướng to lớn hơn chim mái. Chúng nói chung tròn trĩnh, với hai cánh tương đối ngắn và rộng và các chân khỏe. Nhiều loài có cựa trên chân, một đặc trưng với gà Phi và gà tây, nhưng không có với các loài khác nằm trong bộ Gà. Mỏ ngắn và nói chung khỏe, cụ thể là ở các loài phải đào bới để kiếm ăn. Con trống ở các loài to lớn thường có bộ lông sặc sỡ cũng như có "cấu trúc trang điểm" trên mặt như các yếm thịt hay mào/mồng.

Các loài trong họ này có thức ăn không giống nhau, với nguồn thức ăn từ thuần túy thực vật như hạt, lá, quả, củ, rễ tới các động vật nhỏ như côn trùng, ấu trùng của côn trùng và thậm chí cả các loài bò sát nhỏ. Phần lớn các loài hoặc là chuyên biệt hóa ăn thực vật hoặc săn mồi, mặc dù con non của phần lớn của các loài đều ăn côn trùng.

Ngoài các khác biệt về khẩu phần ăn uống, ở đây còn có khác biệt đáng kể trong sự sinh sản trong họ Phasianidae. So với chim nói chung, trong họ này một lượng lớn các loài không có quan hệ một vợ một chồng (hệ thống sinh sản điển hình ở phần lớn các loài chim). Mặc dù có ghi nhận cho thấy các loài đa đa ở châu Phi và một vài loài gà gô có quan hệ kiểu một vợ một chồng, nhưng sự đa phu đa thê được ghi nhận ở các loài trĩ và gà rừng, một vài loài cút, và kiểu quyến rũ tình dục ở các loài công thì có thể được xem là một dạng của "loài động vật phân chia lãnh thổ - trong đó con đực có hành động chứng minh sức mạnh của chúng trước hoặc trong mùa giao phối". Chúng nói chung làm tổ trên mặt đất nhưng các loài gà lôi trong chi Tragopan lại làm tổ trên cây. Tổ của chúng có thể là các ụ đắp từ lá cây tới các hốc đào nông trên mặt đất. Chúng có thể đẻ tới 18 trứng mỗi tổ, nhưng thông thường chỉ 7-12 quả, với số lượng nhỏ ít hơn thường thấy ở các loài vùng nhiệt đới. Việc ấp trứng gần như chỉ do con mái đảm nhiệm và chu kỳ này kéo dài khoảng 14-30 ngày, phụ thuộc vào từng loài.

Một vài loài trong họ này có tầm quan trọng lớn đối với con người. Gà rừng ở Đông Nam Á là tổ tiên hoang dã của loài gà nhà, loại gia cầm quan trọng nhất trong chăn nuôi trên toàn thế giới. Trĩ đỏ, một vài loài như gà gô, chim cút, đa đa được du nhập và quản lý trong một khu vực nào đó có tác dụng thu hút như là chim để săn bắn. Tuy nhiên, một vài loài bị đe dọa do các hoạt động săn bắn và sự tàn phá môi trường sinh sống tự nhiên của chúng bởi con người.


800px-Indian_Peafowl_%28Pavo_cristatus%29_W_IMG_8551.jpg

Chim công trống Ấn Độ (Indian Peafowl) - Pavo cristatus


_____oOo_____



Dưới đây là Phần 1 các loài/phân loài nằm trong phân họ Phân họ Trĩ Phasianinae. Xin được giới thiệu đến các thành viên của trang svcvietnam nói chung và các fan trong box Gia cầm nói riêng.



0
 

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
1



I. Chi Gallus (Gà rừng):


Là một chi gồm 4 loài gà rừng hiện đang còn tồn tại: Gallus gallus (gà rừng lông đỏ), Gallus lafayetii (gà rừng Sri Lanka), Gallus sonneratii (gà rừng lông xám) và Gallus varius (gà rừng lông xanh). Trong đó Gallus gallus (gà rừng lông đỏ) có tầm quan trọng lịch sử đối với con người, có thể như là tổ tiên của loài gà nhà, mặc dù một số tác giả cho rằng cũng có thể Gallus sonneratii (gà rừng lông xám)là tổ tiên của gà nhà. Dưới đây là hình ảnh của bốn loài gà rừng được biết trên thế giới.



red_junglefowl.jpg


garung.jpg


JCS%20Gallus%20gallus%20%28Welsumer%29%2025936.jpg


JCS%20Gallus%20gallus%20%28Brun%20italiener%29%2025018.jpg

Gallus gallus (gà rừng lông đỏ)


srilankajunglefowl.jpg

coq.de.lafayette.dabe.1g.jpg




jungle_fowl_female_-_sri_lankas_national_bird.jpg

Gallus lafayetii (gà rừng Sri Lanka)



grey_junglefowl.jpg


greyjunglefowl8cf.jpg


00000010225.jpg


1189939278.jpg


ayam+hutan+kelabu,.jpg





Gallus sonneratii (gà rừng lông xám)


gallus+varius.jpg
gallus-varius-male-and-female.jpg


kurak_1.jpg


3276395020_d2cf735283.jpg


Stavenn_Gallus_varius_00.jpg

Gallus varius (gà rừng lông xanh)


Chúng là các loài "chim" lớn, với con trống có bộ lông sáng và tươi màu, nhưng nói chung khó phát hiện trong các khu vực rừng rậm rạp, nơi chúng sinh sống.

Giống như nhiều loài chim khác trong họ Trĩ, con trống không tham gia vào việc ấp trứng hay nuôi nấng các con non, con non có thể sống độc lập ngay từ khi mới sinh ra. Các công việc này do con mái có bộ lông nâu xám và dễ ngụy trang đảm nhận.

Gà rừng là chim ăn hạt, nhưng chúng cũng ăn cả sâu bọ khi có thể, đặc biệt là ở các con non.



1


<sup id="cite_ref-0" class="reference"></sup>
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
2




II. Chi Argusianus


Có 2 loài: Argusianus argusArgusianus bipunctatus (đã tuyệt chủng).

1. Argusianus argus - tên tiếng Anh: Great Argus


great_argus_strut.jpg

argus02.jpg

800px-Argusianus_argus_-San_Diego_Zoo-8a.jpg

82401494wsKvIp_fs.jpg

Bornean-great-argus-male-on-display-ground.jpg

photo.jpg


Great Argus được phân phối tại các khu rừng của Borneo, Sumatra và bán đảo Mã lai ở Đông Nam Á. Với chiều dài lên đến 200cm do các lông đuôi rất dài. Mắc dù không coi là trĩ bởi màu sắc không nhiều bằng các loài chim Trĩ. Do mất môi trường sống đang diễn ra và bị săn bắn tại một số khu vực, các Argus Great được đánh giá là Sắp bị đe dọa.




2. Argusianus bipunctatus - tên tiếng Anh: Double-banded Argus


images


Nó đã được mô tả trong năm 1871 từ các mẫu lông trong những lô hàng nhập khẩu vào nước Anh, chúng cho là một loài rất bí mật. Nguồn gốc của nó đưa ra giả thuyết là từ Java, Indonesia hay đảo Tioman của Malaisia. Có giả thiết cho rằng loài trên chính là một dạng đột biến của Double-banded Argus, bởi vì trong khoảng thời gian đó, không tìm thấy một cá thể nào từ Great Argus. Tình trạng bảo tồn: tuyệt chủng.




2




 

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
3.





III. Chi Rheinardia:


Chỉ có một loài duy nhất: Rheinardia ocellata - tên tiếng Anh: Crested Argus, sinh sống trong các khu rừng thuộc Việt Nam, Lào và Malaysia và Đông Nam Á. Tại Việt Nam gọi là Trĩ sao. Thức ăn của chúng chủ yếu là lá cây, hoa quả, sâu bọ, dòi, nhộng và các động vật nhỏ.


crested20argus6.jpg
b0039253_20385414.jpg


Là một loài chim lớn (dài tới 235 cm) và đẹp mắt với bộ lông màu vàng da bò và đen với các đốm nâu sẫm, mỏ đỏ, mống mắt nâu và lớp da màu xanh lam xung quanh mắt. Đầu của nó nhỏ, được trang trí bằng các lông vũ màu trắng dựng đứng tại khu vực mào. Trĩ sao trống có đuôi thuôn dài và rộng bản với 12 lông vũ dài gần tới 2 mét (trong một thời gian dài nó được coi là các lông vũ dài nhất trong số các loài chim sống hoang dã). Trĩ sao mái nhìn gần tương tự, với mào và đuôi ngắn hơn. Nó là loài duy nhất của chi Rheinardia.


800px-Tr%C4%A9_sao%2C_con_m%C3%A1i.JPG


Người ta biết rất ít về loài này trong tự nhiên. Là loài chim nhút nhát và hay lảng tránh con người. Do sự mất môi trường sống đang diễn ra cũng như việc săn bắn thái quá trong một số khu vực nên trĩ sao được đánh giá là sắp bị đe dọa.


Crested_Argus_3.JPG





3
 

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
4





IV. Chi Afropavo:


Là thành viên duy nhất của Chi Afropavo, đó là: Afropavo congensis - tên tiếng Anh: Congo Peafowl.


800px-Afropavo_congensis_-Artis_Zoo_-Netherlands_-male_-head-8a.jpg

Kongopfau.jpg
933.jpg

41676.jpg


Con trống là một con chim lớn lên đến 70 cm (28 in) chiều dài, lông của nó là màu xanh đậm với một màu xanh kim loại và ánh tím, da cổ màu đỏ và không có lông, chân xám, và mười bốn đuôi màu đen, đầu của nó được tô điểm bằng chùm lông màu trắng dài giống như tóc phía trên đỉnh đầu. Con mái nhìn chung có màu nâu hạt dẻ với một bụng màu đen, lưng màu xanh kim loại, và một mào nâu.


400px-Afropavo_congensis_-Artis_Zoo_-Netherlands_-female-8a.jpg

633px-Congo_Peafowl%2C_female.jpg

afropavo_congensis_a5249.jpg


Là loài đặc hữu tại Congo. Chế độ ăn uống bao gồm chủ yếu là trái cây và động vật không xương sống. Có chế độ "một vợ một chồng". Rất ít thông tin này ở tự nhiên. Tình trạng bảo tồn: dễ bị tổn thương.


003.jpg
20090407-b_470.jpg

750px-Afropavo_congensis_-Antwerp_Zoo_-pair-8a.jpg





4
 

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
3





V. Chi Pavo (công - khổng tước)


Chi Pavo gồm có hai loài: cônng lục và công lam (hay còn gọi là công Ấn Độ). Theo tiếng Hán Việt, chim công còn gọi là chim khổng tước.
1. Pavo muticus - tên tiếng Anh: Green Peafowl (còn gọi là công lục).



420px-Pavo_muticus3.jpg

800px-Siamese_Dragon.JPG


Là một loài chim lớn được tìm thấy hầu hết ở các khu vực Đông Nam Á, bao gồm đông bắc Ấn Độ, phía bắc Myanmar và miền nam Trung Quốc, từ đây mở rộng xuống Lào, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, bán đảo Malaysia và các đảo Java.


2111554052_61c2099020.jpg

20080906015741252.jpg

Pfau.jpg







Hiện nay, chúng có 3 phân loài, đó là:
  • Pavo muticus muticus - phân bố tại Java và bán đảo Malaysia
  • Pavo muticus imperator - phân bố tại Miến Điện, Thái Lan, miền nam Trung Quốc và Đông Dương.​
  • Pavo muticus spicifer - phân bố tại tây bắc Miến Điện, đông bắc Ấn Độ và Bangladesh.​


453px-Pavomuticus.jpg





Một số tác giả cho rằng còn có một phân loài nữa ở Vân Nam, Trung Quốc.
Tình trạng bảo tồn: Nguy cấp.​









2. Pavo cristatus - tên tiếng Anh: Indian Peafowl hay là Blue Peafowl (còn gọi là công lam hoặc công xanh).​






pavo_crist.jpg


800px-Paon_bleu_faisant_la_roue_-_peacock.JPG


799px-TAUZoo_eman028.JPG




Đây là loài đặc hữu ở Ấn Độ và cũng tìm thấy một ít cá thể nhỏ ở các khu vực Nam Á. Là loài ăn tạp và ăn hạt, côn trùng, hoa quả, động vật có vú và bò sát nhỏ. Đối với một số khu vực trồng trọt, chúng thực sự là mối gây hại cho nền nông nghiệp. Chúng là loài chim được chính phủ Ấn Độ dùng làm biểu tượng quốc gia vào năm 1963 và chúng thực sự ảnh hưởng khá rõ đến nền văn hóa của Ấn Độ.​





OH_CommonPeafowl03.jpg


Hình ảnh lông đuôi công thực sự rất hấp dẫn




peacock_arch.jpg


Chim công lam - một biểu tượng trong văn hóa Ấn Độ

422px-SkandaTiruvotriyur.jpg

Tượng Nữ thần Murugan hoặc Skanda từ ngôi đền tại Tiruvottiyur có hình chim công​





Sự chăn nuôi bán thiên nhiên đã giúp chúng có hiện tượng đột biến, dẫn đến bạch tạng ở màu lông dễ dàng. Do vậy, sự bạch tạng trong loài công này xảy ra thường xuyên và trở nên loài bạch tạng dễ dàng nhất nếu như nuôi cùng với nhau. Tình trạng bảo tồn: ít quan tâm.​





790px-Indian_peafowl_white_mutation.jpg




Cả hai loài công lục và công lam có sự khác nhau về màu sắc ở phần cổ nên sự phân biệt giữa hai loài khá dễ dàng. Đối một số người thì công lục có thể là loài đẹp nhất vì màu sắc của bộ lông thu hút khá mạnh mẽ.​






3



 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom