khietcsc

Thành viên diễn đàn
Tham gia
26/8/09
Bài viết
17
Điểm tương tác
0
SVC$
0
book.gif

Xin chào các bác,

Tôi có cây Ngọc Điểm người ta cho, mà nó bị héo rũ hết lá rồi, không thấy mọc rễ mới, toàn bộ lá héo rũ khép chặt kín, phần lá dưới gốc đã héo chết, số còn lại có cái bị vàng có mấy cái gần ngọn còn xanh, nhưng rũ lá và ko xòe ra được. Sức sống nhìn gần như là cây bị kiệt quệ rất nặng. vừa xách về liền đem ra tưới cho nó ít nước và chụp hình đưa lên đây. Nhờ các bác xem rồi ra tay giúp đỡ hướng dẫn cho biết chi tiết cách chăm sóc thế nào để nó phục hồi trở lại sống khoẻ mạnh. Vì bây giờ nhìn nó mà đau lòng khi thấy nó mất dần sức sống.

Xin hỏi vậy là bị làm sao, và cách chữa trị để phục hồi cho cây thế nào? Nhờ các bác chỉ chi tiết với.

Cám ơn bác rất nhiều.

Xin bổ sung thêm thông tin mới hỏi lại chủ cũ của nó là cây này từ khi họ chăm sóc tới giờ là 1/2 năm rồi tưới tắm cũng bình thường như các cây khỏe mạnh khác mà thấy cây vẫn vậy, ko thay đổi gì cả. Trước đó nữa chăm thế nào thì họ ko biết nhưng thấy người ta vất cây đi nên họ lấy về dưỡng mà chưa được, nay lại cho tôi để tôi cứu xem được không. Đành lên đây nhờ các bác sĩ giúp 1 tay để cứu nó. Cứu được nó sống thì tôi thấy vui hơn là đi mua cây khác.

p1080708.jpg


p1080709.jpg


Hình dưới vừa chụp lúc 13h30 chiều nay chỗ vòng elip màu đỏ, giờ đang treo tâấp xuống sát miệng hòn non bộ rồi, nhiệt độ tb 31 độ C, chỗ này ít gió, ẩm độ trung bình nhờ hòn non bộ, vì ko có cây lớn che chắn nên ko có được ẩm độ cao, buổi sáng thì khá mát mẻ, bị nắng chiều hơi chếch nên buổi chiều hơi nóng, hôm nào nắng gắt thì lúc cao nhất nhiệt độ khoảng 35-36 độ C. Còn tb là 32 độ C.
Tôi đang tưới nước gạo 1 lần/ngày, nước giếng 3-5 lần/ngày, thời gian tưới buổi sáng từ 8-11h, buổi chiều 16-20h. Chưa có điều kiện trùm nylon em nó hay treo ngược (vì rễ đang bám trong chậu, đụng vào sợ nó die). Dự đinh Chúa Nhật này phun B1 và kích thích rễ.
Cần bổ sung thay đổi gì xin các bác góp ý giúp.
Cám ơn các bác.
 

Diabay

Không phải là Biết Tuốt!...
Tham gia
19/10/08
Bài viết
1,230
Điểm tương tác
59
SVC$
0
Chào bạn khietcsc.

Xin chia buồn với bạn: Cây này đã quá kiệt quệ, bạn không thể cứu được nó trong môi trường nhà bạn như bạn đã mô tả.
Hiện nay cây này không còn chiếc rễ nào còn sống, vậy là "đầu vào" của nó bị hỏng rồi, nó không thể hút nước và dinh dưỡng cấp cho cây được nữa. Mà Cây lá đã khô kiệt, nên khả năng ra được rễ mới là rất khó khăn, và cần có thời gian, trong một môi trường lý tưởng.
Nếu có thể, bạn đưa về môi trường nông thôn hoặc miền núi ẩm mát, với sự chăm sóc đặc biệt, thì mới có thể cứu nó được.


Thân.
 

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
Chào bạn.

Theo kinh nghiệm của tôi thì, muốn cứu cây này thì có lẽ năm Bính Dần, cây sẽ ra hoa nhiều nhưng sẽ mất sức, năm sau cây mới "bắt đầu" lấy lại phong độ và cũng mong "anh trùm" của diễn đàn này là anh Diabay bỏ qua nhé nếu có lỗi lầm. Bạn hãy làm theo mình nha.
Trong hình, từ chỗ rễ đen nhìn lên, bạn cắt cây lan từ chỗ có nách lá vàng đầu tiên, cắt bỏ phần gốc. bạn đem cây lan còn lại đem vào chỗ bóng râm mát (ví dụ như nhà tắm, hay chỗ thoát nước nhà bạn hay vo cơm) treo ngược lên (phần ngọn ở dưới) khoảng 1 tuần để cho liền sẹo hoặc khi bạn thấy chỗ cắt đã khô.
Sau đó, bạn đưa cây này đặt vào chậu mới (không bỏ thêm giá thể) cột cho cây ổn định, bạn vẫn tiếp tục để chỗ thoáng mát, ẩm ướt đó.
Nước vo gạo có chất bột (hữu cơ), la2 thành phần chủ yếu của chất B1 hàng ngày bạn có thể tưới cho nó để kích thích ra rễ (chú ý đến kiến) Hàng ngày bạn cũng phải đem phơi nắng nhẹ (sáng sớm) để tránh nóng cho cây và tạo cây dễ dàng quang hợp, kích thích sự sống của cây.
Khi nào trời mát, ổn định và có mưa. Bạn treo ra ngoai chỗ thường treo là cây sống. KHi nào bạn thấy từ gốc ra chồi rễ, lúc đó bạn hãy bỏ than gỗ vào, nhưng phải thông thoáng (Tốt nhất là bỏ vào chậu khoảng 3 cục than lớn là đủ)

Cái lý do mà tôi muốn khẳng định là cứu được cây sống là do Nghinh Xuân (ngọc điểm) là một trong những loại lan rừng, nên chắc chắn là có mùa nghỉ. Vào mùa khô thời tiết khô nóng, ẩm độ trong không khí và ẩm độ trên giá thể giảm đi, cây thoát hơi nước nhiều, thân cây bị khô, lá bị rụng, cây lan chuyển dần sang trạng thái nghỉ, ngưng phát triển. Nhưng vào mùa mưa nhờ có nước và ẩm độ không khí cao, chất dinh dưỡng được hòa tan, cây lan hút được nhiều dinh dưỡng, nước nên chúng tươi tốt mập mạp, ra hoa nhiều, hoa đẹp. Nhưng Khi mùa mưa đến cây lan bắt đầu chu kỳ phát triển mới, ra lá và ra bông mới...

Chúc bạn thành công.
 

khietcsc

Thành viên diễn đàn
Tham gia
26/8/09
Bài viết
17
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Đã tháo cây ra vệ sinh và treo ở đây. Chưa thuốc men gì hết. Rễ xanh vẫn còn, nhưng ko biết rễ như vậy là mạnh hay yếu? Các bác xem thử và cho giải pháp tối ưu nhất để cứu nó sống dùm.
Thanks.

p1080724.jpg
 

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
Như các bạn đã biết ở các tỉnh phía Nam có hai mùa, mùa mưa và mùa khô rõ rệt, cây lan sống trong các rừng cây ở đây trải qua rất nhiều thế hệ chúng đã quen với điều kiện thời tiết, khí hậu này. Những cây lan rừng sống được là nhờ rễ của chúng bám vào các thân cây khác trong rừng, chủ yếu hấp thu hơi nước từ không khí, nước và thức ăn từ các phần khô mục của vỏ hay thân, cành cây chết mà chúng đeo bám (giá thể).
Vào mùa mưa nhờ có nước và ẩm độ không khí cao, chất dinh dưỡng được hòa tan, cây lan hút được nhiều dinh dưỡng, nước nên chúng tươi tốt mập mạp, ra hoa nhiều, hoa đẹp. Nhưng vào mùa khô thời tiết khô nóng, ẩm độ trong không khí và ẩm độ trên giá thể giảm đi, cây thoát hơi nước nhiều, thân cây bị khô, lá bị rụng, cây lan chuyển dần sang trạng thái nghỉ, ngưng phát triển.
Khi mùa mưa đến cây lan bắt đầu chu kỳ phát triển mới, ra lá và ra bông mới... vì thế khi đem lan rừng về trồng ở vùng đồng bằng muốn chúng ra hoa chúng ta cũng phải tạo cho chúng một điều kiện sống tương tự như khi chúng còn sống trong rừng. Cụ thể là phải cho cây lan “nghỉ” vào mùa khô bằng cách không tưới nước một, hai tháng để cho cây lan bị khô héo, rụng lá y như trong điều kiện tự nhiên của chúng. Khi muốn cho lan ra bông thì tiến hành tưới nước, phun tưới phân trở lại cây lan sẽ mọc chồi mới và phát triển mạnh mẽ.

Cảm theo cái ý ấy, cây lan của bạn có thể cứu được. Theo tôi bạn hãy làm như sau:
Cắt bỏ phần gốc bằng dao thật bén, trong hình thì bạn lấy từ ngang chỗ khúc cây ghép. Sau đó để vào dùng nước sơn móng tay/vôi bôi vào vết cắt để sát khuẩn, đặt vào chỗ mát như phòng tắm, hoặc chổ mà gia đình bạn hay vo gạo cho liền vết sẹo. Khi vo gạo, bạn dùng nước vo gạo tưới cho cây, nước vo gạo có nhiều tinh bột, là thành phần chính của B1 hữu cơ để kích thích ra rễ (chú ý đề phòng kiến). Chờ khi nào cây đâm rễ, bạn mới cố định chậu, bỏ khoãng 3 cục than lớn để giữ ẩm. Chú ý không để giá thể dày, lan cần thông thoáng.

Đến mùa mưa, cây của bạn sẽ hồi phục (ra rễ), nhưng dáng cây chưa đẹp, khoảng năm sau cây mới đẹp nhờ ra lá mới (khoảng 3-4 lá/năm). Chúc bạn thành công. Thân.

book.gif

Xin chào các bác,

Tôi có cây Ngọc Điểm người ta cho, mà nó bị héo rũ hết lá rồi, không thấy mọc rễ mới, toàn bộ lá héo rũ khép chặt kín, phần lá dưới gốc đã héo chết, số còn lại có cái bị vàng có mấy cái gần ngọn còn xanh, nhưng rũ lá và ko xòe ra được. Sức sống nhìn gần như là cây bị kiệt quệ rất nặng. vừa xách về liền đem ra tưới cho nó ít nước và chụp hình đưa lên đây. Nhờ các bác xem rồi ra tay giúp đỡ hướng dẫn cho biết chi tiết cách chăm sóc thế nào để nó phục hồi trở lại sống khoẻ mạnh. Vì bây giờ nhìn nó mà đau lòng khi thấy nó mất dần sức sống.

Xin hỏi vậy là bị làm sao, và cách chữa trị để phục hồi cho cây thế nào? Nhờ các bác chỉ chi tiết với.

Cám ơn bác rất nhiều.

Như các bạn đã biết ở các tỉnh phía Nam có hai mùa, mùa mưa và mùa khô rõ rệt, cây lan sống trong các rừng cây ở đây trải qua rất nhiều thế hệ chúng đã quen với điều kiện thời tiết, khí hậu này. Những cây lan rừng sống được là nhờ rễ của chúng bám vào các thân cây khác trong rừng, chủ yếu hấp thu hơi nước từ không khí, nước và thức ăn từ các phần khô mục của vỏ hay thân, cành cây chết mà chúng đeo bám (giá thể).
Vào mùa mưa nhờ có nước và ẩm độ không khí cao, chất dinh dưỡng được hòa tan, cây lan hút được nhiều dinh dưỡng, nước nên chúng tươi tốt mập mạp, ra hoa nhiều, hoa đẹp. Nhưng vào mùa khô thời tiết khô nóng, ẩm độ trong không khí và ẩm độ trên giá thể giảm đi, cây thoát hơi nước nhiều, thân cây bị khô, lá bị rụng, cây lan chuyển dần sang trạng thái nghỉ, ngưng phát triển.
Khi mùa mưa đến cây lan bắt đầu chu kỳ phát triển mới, ra lá và ra bông mới... vì thế khi đem lan rừng về trồng ở vùng đồng bằng muốn chúng ra hoa chúng ta cũng phải tạo cho chúng một điều kiện sống tương tự như khi chúng còn sống trong rừng. Cụ thể là phải cho cây lan “nghỉ” vào mùa khô bằng cách không tưới nước một, hai tháng để cho cây lan bị khô héo, rụng lá y như trong điều kiện tự nhiên của chúng. Khi muốn cho lan ra bông thì tiến hành tưới nước, phun tưới phân trở lại cây lan sẽ mọc chồi mới và phát triển mạnh mẽ.

Cảm theo cái ý ấy, cây lan của bạn có thể cứu được. Theo tôi bạn hãy làm như sau:
Cắt bỏ phần gốc bằng dao thật bén, trong hình thì bạn lấy từ ngang chỗ khúc cây ghép. Sau đó để vào dùng nước sơn móng tay/vôi bôi vào vết cắt để sát khuẩn, đặt vào chỗ mát như phòng tắm, hoặc chổ mà gia đình bạn hay vo gạo cho liền vết sẹo. Khi vo gạo, bạn dùng nước vo gạo tưới cho cây, nước vo gạo có nhiều tinh bột, là thành phần chính của B1 hữu cơ để kích thích ra rễ (chú ý đề phòng kiến). Chờ khi nào cây đâm rễ, bạn mới cố định chậu, bỏ khoãng 3 cục than lớn để giữ ẩm. Chú ý không để giá thể dày, lan cần thông thoáng.

Đến mùa mưa, cây của bạn sẽ hồi phục (ra rễ), nhưng dáng cây chưa đẹp, khoảng năm sau cây mới đẹp nhờ ra lá mới (khoảng 3-4 lá/năm). Chúc bạn thành công. Thân.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
OK, bạn làm đúng rồi. Nếu còn rễ xanh thì bạn đừng cắt cây nữa. Ra ngoài tiệm thuốc tây mua thuốc tím pha loãng để sát khuẩn, nấm. 3 ngày sau, bạn bắt đầu tưới nước vo gạo nhé. khi nào cây đâm khoảng 2 -3 mắt rễ, bạn cắt cây và trồng lại cho đẹp nhé.
Thân
 

khietcsc

Thành viên diễn đàn
Tham gia
26/8/09
Bài viết
17
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Nhờ các bác tham vấn và làm theo mà cây hôm nay có khá hơn tý, lá đang duỗi ra và thẳng hơn chứ ko cong như hôm trước:
p1080727.jpg


sieuthiNHANH2009082823935nddlmwm2nj504483.jpeg
 

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
Bạn ơi đừng ngâm cây như vậy, rất dễ bị úng, cây sẽ mau chết hơn đó. Lấy ra khỏi thùng nước đó GẤP GẤP
 

khietcsc

Thành viên diễn đàn
Tham gia
26/8/09
Bài viết
17
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Bạn ơi đừng ngâm cây như vậy, rất dễ bị úng, cây sẽ mau chết hơn đó. Lấy ra khỏi thùng nước đó GẤP GẤP


Đang treo bác ơi, chỉ ngâm nó khoảng 1/2 giờ cho nó nhanh tươi thôi. Giờ chỉ ngâm nó khoảng 15-30p vào buổi sáng cho nó lấy nước, rồi treo lên và giữ ẩm tưới phun sương. Chưa dám phun thuốc gì để theo dõi thêm đã, bác có cao kiến gì cho nó mạnh lên ko? Giờ nó đang yếu nên chưa dám phun gì ngoài nước.
Thank bác.
 

Diabay

Không phải là Biết Tuốt!...
Tham gia
19/10/08
Bài viết
1,230
Điểm tương tác
59
SVC$
0
Đang treo bác ơi, chỉ ngâm nó khoảng 1/2 giờ cho nó nhanh tươi thôi. Giờ chỉ ngâm nó khoảng 15-30p vào buổi sáng cho nó lấy nước, rồi treo lên và giữ ẩm tưới phun sương. Chưa dám phun thuốc gì để theo dõi thêm đã, bác có cao kiến gì cho nó mạnh lên ko? Giờ nó đang yếu nên chưa dám phun gì ngoài nước.
Thank bác.

Lúc này dùng B1 Thái phun vào lá và rễ cho cây có tác dụng trợ sức rất tốt cho cây bạn ạ.

Vì ngoài chất bổ, nó còn có cả chất kích thích sinh trưởng trong đó nữa.

Bạn có thể pha loãng (0,3 cc/Lít nước) phun mỗi ngày 1 lần vào lá và rễ sau khi đã ngâm cây cho hút nước 1 lúc như trên.

Nếu có rễ còn sống, thì bạn có thể pha thêm chút xíu 30-10-10 vào cùng B1 đó .

* Khi ngâm nước nhiều như vậy, bạn cần đề phòng nấm nhé.


Chúc bạn thành công.
 

khietcsc

Thành viên diễn đàn
Tham gia
26/8/09
Bài viết
17
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Lúc này dùng B1 Thái phun vào lá và rễ cho cây có tác dụng trợ sức rất tốt cho cây bạn ạ.

Vì ngoài chất bổ, nó còn có cả chất kích thích sinh trưởng trong đó nữa.

Bạn có thể pha loãng (0,3 cc/Lít nước) phun mỗi ngày 1 lần vào lá và rễ sau khi đã ngâm cây cho hút nước 1 lúc như trên.

Nếu có rễ còn sống, thì bạn có thể pha thêm chút xíu 30-10-10 vào cùng B1 đó .

* Khi ngâm nước nhiều như vậy, bạn cần đề phòng nấm nhé.


Chúc bạn thành công.


Cây khỏe mạnh thì thường thấy nhiều người tưới 30-10-10 hay B1 cũng chỉ tuần/lần, cây này yếu quá mà tưới mỗi ngày vậy ngộ độc chết sao bác?
Còn nấm hình như khi thời tiết nóng + ẩm mới bị nấm, mấy hôm nay cứu cây nên trời thương tình cho mưa liên tù tì nên khí hậu khá mát, khả năng sinh nấm sẽ thấp, khi nào nắng nóng lúc đó lại đổi cách chăm khác.
Cám ơn bác.
 

xanh_tim

"Mê chim Hút Mật"
Tham gia
17/10/08
Bài viết
775
Điểm tương tác
146
SVC$
0
Theo mình bạn nên cắt bỏ phần rể đã chết và phần thân đã chết để khỏi bị nấm và viur gây hại cho cây , bạn chỉ nên tưới nhiều lần trong ngày và treo nơi mát ít nắng vào buổi trưa là cây sống lại vô tư chứ không nên ngâm nước làm gì ...
 

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
Bây giờ, bạn làm thế này:
-Bạn ngâm cây khoảng 5' vào dung dịch thuốc tím pha loãng để trừ nấm. (khoảng 3 ngày).
-Dùng nước vo gạo tưới cho cây thay cho B1 (không dùng B1 hoá học vì dễ làm cây shock hơn).
-Đợi khi nào cây có chồi rễ mới, cắt bỏ phần gốc để loại trừ nấm. Sau đó định vị vào chậu với than gỗ cục lớn (chú ý để càng thông thoáng càng tốt).
-Khi vào mùa mưa, bạn tưới thêm phân cá hữu cơ pha loãng.
-Thời kỳ tưới phân hoá học NPK 30-10-10 là phải vào tháng 2/2010. (mỗi lần tưới cần 1/4 muỗng cà phê phân cho 2li1t nước hoạc giảm/pha loãng hơn 1/2 - 1/3 lần so với cách chỉ sử dụng trên bao bì. Không tưới đậm)

Chú ý: lúc này cây còn yếu, KHÔNG ĐƯỢC SỬ DỤNG PHÂN HOÁ HỌC. Khuyến khích sử dụng phân hữu cơ mà thôi nhưng đề phòng kiến. Là loại lan rừng, không thích hợp khi sử dụng phân hoá học. Nhớ nhé bạn.

Thân.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

khietcsc

Thành viên diễn đàn
Tham gia
26/8/09
Bài viết
17
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Bây giờ, bạn làm thế này:
-Bạn ngâm cây khoảng 5' vào dung dịch thuốc tím pha loãng để trừ nấm. (khoảng 3 ngày).
-Dùng nước vo gạo tưới cho cây thay cho B1 (không dùng B1 hoá học vì dễ làm cây shock hơn).
-Đợi khi nào cây có chồi rễ mới, cắt bỏ phần gốc để loại trừ nấm. Sau đó định vị vào chậu với than gỗ cục lớn (chú ý để càng thông thoáng càng tốt).
-Khi vào mùa mưa, bạn tưới thêm phân cá hữu cơ pha loãng.
-Thời kỳ tưới phân hoá học NPK 30-10-10 là phải vào tháng 2/2010. (mỗi lần tưới cần 1/4 muỗng cà phê phân cho 2li1t nước hoạc giảm/pha loãng hơn 1/2 - 1/3 lần so với cách chỉ sử dụng trên bao bì. Không tưới đậm)

Chú ý: lúc này cây còn yếu, KHÔNG ĐƯỢC SỬ DỤNG PHÂN HOÁ HỌC. Khuyến khích sử dụng phân hữu cơ mà thôi nhưng đề phòng kiến. Là loại lan rừng, không thích hợp khi sử dụng phân hoá học. Nhớ nhé bạn.

Thân.


Thuốc tím pha loãng cỡ nào? vd 5lit nước thì bao nhiêu thuốc tím?
Đúng là lan rừng thì ko phù hợp phân hóa học vì nó sống trong tự nhiên mà, dùng hữu cơ hay hơn nhưng chậm tác dụng. Nên tôi định cho nó tý B1 pha loãng (tỉ lệ <1/2 công thức của nsx) để nó nhanh hồi hơn.
 

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
Bây giờ có thể nói là cây Ngọc điểm của bạn đã ổn. Tuy nhiên theo ý tôi thì bạn làm theo thế này (Xin lỗi vì lần trả lời này đã chuyển 2 lần mà vẫn bị xoá, không biết tại sao nữa?)

Bạn ngâm 5' với dung dịch thuốc tím pha thật loãng để xát trùng cho cây (chỉ cần 3 lần).

Bạn dùng nước vo gạo đã lắng trong, là dưỡng chất có vi lượng tương đương với B1 để tưới trực tiếp cho cây, kích thích chồi rễ non phát triển. Chú ý sử lý kiến.

Lúc cây phát rễ non, dùng dao/kéo thật sắt, cắt bỏ phần gốc và sát trùng vết cắt bằng nước sơn móng tay và để cây vào chỗ râm mát và tưới phun sương.

Khi vết cắt đã lành, bạn vào chậu mới. Cột định vị chắc chắn để chắc rằng, cây không bị lung lay, làm các ngọn rễ non bị gãy/dập. Bỏ than gỗ loại lớn vào chậu sao cho thông thoáng. Vẫn tiếp tục dùng nước vo gạo đã gạn trong để tưới.

Khi các rễ đã mập mạnh, bạn dùng phân cá pha loãng để phun sương. 1 tuần/lần.

Chú ý: Là loại lan rừng, nên chỉ thích hợp bón tưới phân hữu cơ. Tuyệt đối không dùng phân hoá học.

Chúc bạn thành công.
Thân
 

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
Thuốc tím có bán tại các nhà thuốc và khá rẻ. Pha loãng nhìn bằng mắt thường thì màu sắc sẽ nhạt hơn màu tím hoa cà. Bạn không dùng B1 được đâu. Dùng nước vo gạo đã gạn trong an toàn hơn. Lý do là cây bạn bị mất sức rồi, kích rễ ra nhanh chỉ có tác dụng ngược lại, cây bị nóng và héo thêm.

Kinh nghiệm: Nếu cây lan đơn thân đang mập mạnh muốn chiết ra, tôi cắt phần ngọn rồi nhúng trực tiếp vào B1 luôn. sau 12 giờ, bôi thuốc móng tay để xát trùng và làm lành vết cắt. Không dùng B1 tưới cả cây. Lan dễ bị shoch và làm khô cây luôn đó.

Thân.
 

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
5 lít nước thì bạn dùng que hương hoạc đầu tăm (đã làm ướt) thấm vào 2 lần là đủ. Nếu dùng bông như bông ráy tai thì bạn làm ướt, nhúng vào thuốc tím rồi pha loãng là đủ. Chú ý: không để nước nhiều ở đầu tăm sẽ làm phần còn lại của thuốc tím bị chảy nước đó.
 

anhtai

Thành viên diễn đàn
Tham gia
14/6/09
Bài viết
71
Điểm tương tác
0
SVC$
0
sẵn mấy bác cho mình hỏi.
là cây của em cũng có tình trạng tương tự, cây Bạch tiên nữ của em lúc mới tách chiết rễ khá tốt nhưng mà sao đó 1 thời gian thì em thấy nó hơi bị héo rễ thì mềm mềm.
mấy bửa nay nóng lòng wá tưới 30-10-10+ B1 liên tục mà hình như tình hình k mấy khả wan lắm.
mà hình như mấy bác có đề cập là B1 làm cho cây bậy nóng àh.:a36: các bác có thể giảng giải sơ sơ cho em được không ạh.:a02:thiệt tình em cứ tưới theo cảm tính chứ k có am hiểu lắm....:a36:
 

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
Vitamin B1 (thiamin)Vitamin B1 là loại vitamin rất phổ biến trong thiên nhiên, đặc biệt trong nấm men, cám gạo, mầm lúa mì, ..., trong đó cám gạo có hàm lượng vitamin B1 cao nhất. Vitamin B1 được tách ra ở dạng tinh thể vào năm 1912 và người ta đã xác định được cấu trúc hóa học của nó (hình 5.1).Vitamin B1 bền trong môi trường acid, còn trong môi trường kiềm nó rất dễ bị phân hủy khi đun nóng. Trong cơ thể người, B1 có thể tồn tại ở trạng thái tự do hay ở dạng thiamin pyrophosphate. Thiamin pyrophosphate là dạng B1 liên kết với H3PO4 và có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Thiamin pyrophosphate là coenzyme xúc tác cho quá trình phân giải các keto acid như pyruvic acid, oxaloacetic acid, .... Vì vậy khi thiếu vitamin B1, sự chuyển hóa các keto acid bị ngừng trệ làm cho cơ thể tích lũy một lượng lớn các keto acid làm rối loạn sự trao đổi chất và gây nên các trạng thái bệnh lý nguy hiểm.Vitamin B1 hòa tan nhiều trong môi trường nước và chịu nhiệt khá cho nên không bị phân hủy khi nấu nướng. B1 được tổng hợp chủ yếu ở thực vật và một số vi sinh vật. Người và động vật không tổng hợp được B1 mà phải nhận từ nguồn thức ăn. Nguồn chứa nhiều vitamin B1 là cám gạo, ngô, lúa mì, gan, thận, tim, não, nhất là ở nấm men.Khi thiếu B1 có thể phát sinh bệnh beri-beri, còn gọi là bệnh tê phù, do quá trình trao đổi chất bị rối loạn. Nhu cầu vitamin B1 phụ thuộc vào điều kiện nghề nghiệp, vào trạng thái sinh lý của cơ thể, vào lứa tuối.5.2.2 Vitamin B2 (riboflavin)Vitamin B2 là dẫn xuất của vòng isoalloxazin, thuộc nhóm flavin.

Đối với thực vật, Vitamin B1 có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, dẫn đến quá trình tạo rễ của cây. Sử dụng Vitamin đúng lúc sẽ làm phát triển nhiều rễ, thành phần chính sau chức năng của lá cây để cây cối trao đổi chất. Nhưng muốn cây ra hoa, phân chồi rễ/lá không phải chỉ sử dụng B1 là đủ, cây còn cần những yếu tố vi lượng và đa lượng khác.

Đối với lan, theo kinh nghiệm của tôi, chỉ sử dụng B1 1-2 lần trong một năm bắt đầu vào mùa mưa để cây ra rễ. Đầu mùa mưa có nghĩa là cây lan đã qua mùa nghỉ. Mùa mưa là cây chuẩn bị ra cây con, đâm chồi mới, tạo hoa kết trái. Cây mới tách chiết cũng cần một lượng lớn các vitamin đa lượng và vi lượng mới tạo ra rễ. Đối với người chơi lan, ai ai cũng muốn cây của mình đẹp, phát triển tốt qua bộ rễ/lá. Nhưng quá trình đó nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào chế độ bón phân thích hợp và thời gian để thúc đẩy quá trình quang hợp tái tạo chất diệp lục/xenlulo cho cây. B1 đối với cây chỉ là yếu tố vi lượng, nên cách sử dụng thật ít mới thu được kết quả. (thông thường cho bình nước xịt phân 2 lit, tôi chỉ dùng đúng 1 giọt).

Dùng phân hoá học thì kết quả nhanh nhưng giữ độ bền cho cây thì không lâu, Dùng phân hoá học ít không đủ liều thì không có kết quả. Bón phân hoá học nhiều thì cây nóng, héo dễ thối mũn và dẫn đến chết. Ngược lại, nếu dùng phân hữu cơ thì hiệu quả mang lại an toàn hơn, nếu dùng nhiều cũng không đến nỗi làm chết cây.

Một trong những kinh nghiệm tưới phân tôi muốn nhắc các bạn là: Phải tưới đúng cách.
1.Tưới 1 lần/ngày tưới vào buổi sáng-trưa (khoảng 9g-10g). Cách này chỉ dùng tưới khi trời mát mẻ.
2.Tưới 2 lần/ngày. Tưới vào sáng sớm (khoảng 5-6g) và chiều tối (khoảng 17-18g)

Bón phân thế nào cho đúng đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi.
1. Phun phân pha loãng trực tiếp lên cây theo thời gian tưới nước bình thường.
2.Phun phân đã pha loãng sau khi đã tưới nước cho cây
Tôi hay làm cách này, vì muốn cho lan "ăn" phân, ta phải cho "mở miệng" trước. Có nghĩa là chúng ta phải kích thích các tế bào khí khổng ở mô rễ nở ra. Cây mới ăn phân nhiều hơn. Hoặc tưới phân ngay sau khi trời hết mưa là tốt nhất. Tuyệt đối không tưới khi trời nắng nóng, cây dễ chết vì thối nhũng. Lý do đơn giản là khi trời nóng mà bạn tưới chắc chắn rằng số lượng nước tưới vẫn tồn đọng trên cây, cộng thêm trời nắng nóng sẽ không kịp làm số nước này bay hơi hết mà tiếp tục bị "đun nóng", thế là bạn vô tình "luộc" cây hoa Lan mà bạn yêu thích nhất mà không biết nguyên nhân vì sao cây chết. Trở lại vấn đề, nếu tưới cây theo cách 2, nếu cây ăn phân không hết, số phân còn lại vẫn tồn đọng tại nách lá, rễ và phần nước tưới trước đó nữa sẽ làm cây bạn ... vẫn không sao cả.

Đối với lan chậu đã trồng lâu, 1 năm 1 lần bạn phải phun rửa sạch số phân tồn đọng trước đây bằng cách phải xịt rửa thật nhiều nước để xả (Phương pháp này dùng đúng lúc mùa mưa bắt đầu. Sau đó tưới phân mới), tẩy rửa các khoáng chất còn lại mà cây thừa không dùng, gọi cặn bã để bộ rễ được sạch hơn, hút nhiều dưỡng chất hơn.

Bài viết trên không biết anh Anhtai có sử dụng được không và hy vọng anh hiểu rõ vấn đề mà anh quan tâm.
Thân
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom