Guest viewing is limited
N

__Nick__

Guest
hinh1.jpg
GIỚI THIỆU Sơ lược lịch sử về cá xiêm ở Việt Nam
Người Việt Nam gọi Cá đá Thái Lan là “Cá Xiêm”. Cách đây hơn 100 năm, cá xiêm đã du nhập và phát triển ở Việt Nam. Những nhà buôn hoặc thủy thủ người Trung Quốc là nhóm đầu tiên mang cá đá từ Thái Lan tới Việt Nam. Nhóm người trên tàu cùng đá cá với nhau để giải trí những lúc họ ở trên biển. Còn khi họ cập cảng, những thuỷ thủ mang cá của mình lên bờ và tham gia đá cá với người địa phương. Theo tập quán của người Đông Nam Á đã đưa đá cá vào trong cuộc sống hàng ngày của họ. Đá cá đã trở thành độc nhất vô nhị và thói quen có thể chấp nhận giữa những con người ở các quốc gia này.
Cấu trúc
Ngày nay, cá đá không còn sự khác biệt quá nhiều giữa Việt Nam, Thái Lan và Mã Lai. Việc nuôi giưỡng, huấn luyện và sự trang bị cho cá xiêm giữa các quốc gia là không đáng kể. Cá Thái thì bản đũa nhưng cắn nhanh và đầy uy lực. Ngược lại, Cá Việt Nam bản rô cắn đòn cối nhưng ra đòn chậm hơn. Còn cá Mã Lai bản rô, lông lá chiến đấu dẻo dai. Tất nhiên trong thế giới không có gì là hoàn thiện.
Phát triển
Cá Xiêm đã du nhập và phát triển ở Việt Nam cách đây 100 năm. Cá xiêm Việt Nam có cấu trúc cơ thể ngắn và gầy. Kiểu mẫu cơ thể rất hiếm và rất cứng. Ngày nay, một số người nuôi đã du nhập cá Thái và Mã Lai để lai tạo với dòng cá tự nhiên. Tôi tin chắc rằng vài năm tới cá Việt Nam sẽ được đồng hóa giống như dòng cá Thái và Mã Lai.

Nguồn www.vietnambetta.com
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

ongmat

Tìm hoa nhả mật cho đời !
Tham gia
3/10/07
Bài viết
385
Điểm tương tác
16
SVC$
0
BÀi này được nick lấy từ : <!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--> [FONT=&quot]www.vietnambetta.com[/FONT]
Nhưng do có thể quên nên không nói là sưu tầm từ trang này .
[FONT=&quot]<o></o>[/FONT]
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

DTH

Tại sao...!
Thành viên BQT
Tham gia
19/3/08
Bài viết
1,201
Điểm tương tác
706
SVC$
0
He He He,
Cách đây vài năm khi phong trào nuôi La Hán nở rộ, DTH có nuôi loại cá Xiêm này . Lúc đầu mình cứ mua những chú cá xiêm ngoài của hàng về cho mấy chú La Hán ....hichic Nhưng một thời gian sau nảy sinh ý tưởng : Tại sao mình không nuôi ép đẻ nhỉ? và thế là " Dự án " được thực hiện ngay cấp kì.
Ra cửa hàng làm chục cặp , mà tòan lựa những chú cá mái bụng chứa đầy trứng không à.....và 1 số chậu hoa đã được trét kín. Thế là 1 tuần lễ sau chừng năm chú cá mái bắt đầu sinh sản .Trước và trong giai đọan này quả thật nhìn mấy chú cá trống rất ư là bản lĩnh và gương mẫu: " gà trống nuôi con".
Mỗi đôi uyên ương cho ra đời rất nhiều vì nhìn thấy đen cả chậu luôn . Nhưng trình độ và kiến thức của mình là con số 0 to tướng ...Nên quá trình phát triển sau đó chỉ tồn tại giỏi nhất là 20 chú ...thế là tuyệt nhất rùi.... vừa thỏa thích và có chiến lợi phẩm cho mấy chứ Cá Rô luôn!
Rất mong anh em phổ biến thêmkiến thức về lọai này nhất là chu kỳ sinh sản nhé!:a04::a04::a04:
Cảm ơn nhiều!
DTH
 

Hoangvpb

Administrator
Tham gia
25/8/07
Bài viết
1,653
Điểm tương tác
309
SVC$
0
Nói về cá Xiêm, các bác làm cho em nhớ thời nhỏ quá .
Ngày đó em và em trai em, thức Ngu_Vo_Arch á, nuôi hồi em học lớp 4, 5 gì đó tầm cỡ > 20 e, cá Xiêm và ép đẻ...Cá ngày xưa nuôi cho sống phải nói là khắc khổ hơn cá xiêm bây giờ cũng như cá tây đá cũng tự nuôi đẻ nuôi lên , nên khả năng chống chọi của cá với môi trường cực kỳ tốt hơn bây giờ nhiều.

Hôm cho đẻ, thả em trống và em mái vào cùng 1 chậu xi măng, cậu xi măng có 1 lỗ hình chữ nhật và thay vào là gương, thả lá môn vào chậu cá nên khi 2 em Cá Xiêm hòa quện vào nhau, sau đó trứng bắt đầu rơi vãi xuống đáy chậu, Hoangvpb ngồi xem cảnh đó từ đầu tới cuối thật tuyệt làm sao, đúng tự nhiên ban tặng cho ta bao nhiêu thứ mà nếu tinh ý ta sẽ nhận được và cảm nhận được khá nhiều từ tự nhiên...

Em trống là em tràm - lâu quá quên tên gọi của em nó mất, em mái là em cá xiêm xanh đen...ra một lượt tầm > 100 em xiêm con, em giao cho chú em trai của em tức Ngu_Vo_Arch chăm khi mới nở...hồi đó chăm cá con = cách dầu phộng, ran cháy vừa chín, trích ra đưa vào lọ nhỏ, 1, 2 ngày cho 1 chậu tầm 5lít nước cỡ 1 giọt dầu phộng đó, chỉ 1 tuần sau cá to lên cỡ hạt gạo á...khi đó có thể chăm tiếp hoặc thay bằng đi bắt bo bo (Huế gọi là bo bo) chi mấy em ăn, cá to cực nhanh ... Hic kể về cá xiêm, bao nhiêu kỷ niệm anh em tràn về nhiều quá.... rồi còn kỷ niệm anh em học lớp 6 và 9 , em cách Ngu_Vo_Arch 3 tuổi, 2 anh em đạp xe đạp em trai ôm con gà đá ngồi sau, trời mưa lâm thâm đi về nhà bạn của Hoangvpb ở Vỹ Dạ đá....hic hic. Giờ em trai ở SG rồi, hic nhắc lại là nhớ em... :(:a33:

Tạm dừng ở đây...hic...hôm sau em lại cùng vào thảo luận với các bác tiếp.
 

genta

to be or not to be
Tham gia
13/9/07
Bài viết
1,350
Điểm tương tác
14
SVC$
0
cá xiêm có thể nuôi lớn bằng nhiều cách. như khi cá con mới nở các anh có thể cho ăn lòng đỏ trứng gà pha với nước nhưng rất dễ làm thúi nước, dẫn đến cá hao hụt nhiều. sau này các anh em nuôi cá thường cho ăn trùng đế giày, trùng cỏ. nhìn bằng mắt thường thì chúng nhỏ như hạt bụi nhỏ, nhưng khi lấy cây tăm đụng vào thì chúng phản ứng lại bằng cách bơi đi. chúng là những con vật rất nhỏ được tạo ra từ nước của ao hồ/hòn non bộ và cải xà lách vò nát bỏ vào trong 24 - 48h hoặc dùng rơm rạ cho vào nước ao hồ/ hòn non bộ trong khỏang thời gian đó. sau khi cá nở từ 4 - hơn 7 ngày tuổi thì cho ăn bobo hoặc artemia. có thể tạo ra bobo bằng cách lấy xác mía sau khi ép cho vào nước ao hồ 1 ngày, kiếm huyết (máu tươi) của heo, gà, cá..... cho vào đó và vài ngày sau sẽ có rất rất nhiều bo bo. artemia là ấu trùng có bán ở các nơi ươm tôm giống
fig4thumb.jpg

cá xiêm ruộng giờ cũng còn rất hiếm. cá xiêm VN còn có mang xanh, cá cờ (hình như khu vực Đà Lạt và Huế). cảm giác lội ruộng bắt cá xiêm thật là thích thú và anh Vnreddevil là một trong những người rất đam mê và sưu tầm loài lia thia ruộng mới lạ ở VN. đá cá lia thia là trò chơi hồi lúc nhỏ có rất nhiều người mê. khi con cá mình thắng cuộc mà te tua thì vẫn rất vui. hihihi bỏ cục muối hột + thay nước sạch tí là vài ngày sau có thể ung dung đi đá tiếp. hihihi có nói nhiều quá mong các anh thông cảm vì tuổi thơ em mới vừa đi qua. nghĩ lại thấy tiếc vô cùng
 

ongmat

Tìm hoa nhả mật cho đời !
Tham gia
3/10/07
Bài viết
385
Điểm tương tác
16
SVC$
0
Ở quê genta có cá thia lia và bã trầu không nhỉ ? ongmat nghe nói hai loại cá này đều đá được cả . Còn bác danvo thì có kinh nghiệm ép cá chọi đá với các bã trầu để tạo ra giống mới có bộ răng chắc khỏe và cắn rất tốt . Genta, cuong_aden,MTchip thử lại tạo xem sao ?
 

genta

to be or not to be
Tham gia
13/9/07
Bài viết
1,350
Điểm tương tác
14
SVC$
0
cá bã trầu
liathia10.jpg

hình: nguồn từ anh Vnreddevil - diendancacanh.com
cá bã trầu em thấy nó rất dữ và hung hăn. hồi trước em có bắt về nhà nuôi chung bầy lia thia đồng thì bị nó cắn muốn chết hết. khi nhỏ em đi câu cá thường rất hay gặp tụi bã trầu này đến phá mồi. khi giở cần câu lên mà nhiều khi chúng còn chưa buông cục mồi câu ra.
cá lia thia đồng giờ ở dưới em hết rồi anh ạ. hồi trước em cũng có được cho vài em lia thia đồng rất đẹp, nhưng vì sơ suất và không biết cá lia thia đồng là cao thủ nhảy cao nên bị chết mất hết. nhưng dưới quê bạn em (U Minh - Cà Mau) còn loại lia thia đồng rất đẹp và quí hiếm vì trên thế giới chỉ có khu vực Mahachai (Thái lan) là còn. nên có điều kiện vớt được em đó thì có thể đây là 1 giống mới trên bản đồ cá đá đồng của VN.
đây là con lia thia đồng của em được bắt ở Sóc Trăng anh ạ.
dscf1185il2ny8.jpg
 

ongmat

Tìm hoa nhả mật cho đời !
Tham gia
3/10/07
Bài viết
385
Điểm tương tác
16
SVC$
0
"cá lia thia đồng giờ ở dưới em hết rồi anh ạ. hồi trước em cũng có được cho vài em lia thia đồng rất đẹp, nhưng vì sơ suất và không biết cá lia thia đồng là cao thủ nhảy cao nên bị chết mất hết. nhưng dưới quê bạn em (U Minh - Cà Mau) còn loại lia thia đồng rất đẹp và quí hiếm vì trên thế giới chỉ có khu vực Mahachai (Thái lan) là còn. nên có điều kiện vớt được em đó thì có thể đây là 1 giống mới trên bản đồ cá đá đồng của VN.
đây là con lia thia đồng của em được bắt ở Sóc Trăng anh ạ."
Gen ta mà có được con cá lia thia đồng ở U minh thì hay biết mấy, vừa đẹp vừa quý hiếm nữa, cố nhờ bạn ở dưới U Minh kiếm thử coi .
 

dũng_nguyễn

Thành viên diễn đàn
Tham gia
16/6/08
Bài viết
11
Điểm tương tác
0
SVC$
0
các cao thủ cho em hỏi lai lia thia và xiêm có được ko vậy ????
nếu được thì chắc đời con sẽ khoẻ mạnh và đẹp lắm các anh nhỉ !!!:a04:
 

genta

to be or not to be
Tham gia
13/9/07
Bài viết
1,350
Điểm tương tác
14
SVC$
0
các cao thủ cho em hỏi lai lia thia và xiêm có được ko vậy ????
nếu được thì chắc đời con sẽ khoẻ mạnh và đẹp lắm các anh nhỉ !!!:a04:
lai tạo được chứ bạn. nhưng bạn phải nói cụ thể hơn giống gì á chứ.
ví dụ: Halfmoon x Halfmoon --> đời con sẽ là HM
HM x cá bình thường --> không có con nào là HM
nói chung cá betta lai tạo với nhau có nhiều điều thú vị lắm. bây giờ bạn hãy bắt đầu nuôi và lai tạo đi. tại sao không nhỉ? :)
 

tanacoustic

Thành viên tích cực
Tham gia
14/10/08
Bài viết
137
Điểm tương tác
7
SVC$
0
Trên Đà Lạt em gọi những con cá đá đuôi dài xòe bản rộng là cá Phướng,cá đuôi nhỏ là cá Sim(hay xiêm gì đó).Không biết có đúng không ta?:a36:
 

ut9

"Mê Cá Dĩa"
Thành viên BQT
Tham gia
16/4/08
Bài viết
619
Điểm tương tác
53
SVC$
0
Trên Đà Lạt em gọi những con cá đá đuôi dài xòe bản rộng là cá Phướng,cá đuôi nhỏ là cá Sim(hay xiêm gì đó).Không biết có đúng không ta?:a36:


Có thể bạn hình dung chung chung như vậy cũng được, tuy nhiên hiện nay, nói chung là cá Xiêm về chủng loại có các loại: Xiêm, Beta, Halfmoon... Và còn những thứ khác nữa đấy, vì vậy giá cả của từng loại cũng khác, không giống nhau đâu bạn. Riêng loại cá Xiêm, cá đá, nếu là loại thường thì giá của nó cao nhất không quá 30.000 đ/ 1con, nếu là loại cá đá tốt, thì giá có thể từ 70.000 đ, cho đến hàng trăm ngàn đồng / 1 con, đó là những con cá họ chuyên cho đá độ ăn tiền, còn những loại Beta, Halfmoon, trước đây, giá cũng khá đắt, nằm trong khoảng 200.000 đ/ 1 con (giao động trên dưới giá này. Bây giờ thì do lai tạo được, nên giá cũng khá mềm.

Vài thông tin gời bạn xem tham khảo.

Ut9
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom