Guest viewing is limited

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
Nhà văn Sơn Nam đã viết : "Cây kiểng đóng vai trò như một viên ngọc, cái đỉnh đồng. Nó làm thoả mãn khát vọng được hoà mình vào vạn vật nhưng không đượm màu sắc huyền bí. Nó chỉ thơ mộng như một bài thơ siêu thoát hiền lành.".<?XML:NAMESPACE PREFIX = O /><O:p></O:p>

Đa số người chơi đều cho rằng Bonsai trước hết là cái đẹp về ngoại hình: bao gồm 4 yếu tố cơ bản: thân, đế, rễ, cành như của cây cảnh. Nhưng xét cho cùng đây chỉ là diện mạo bên ngoài, chứ chưa thể sánh với cái đẹp tìềm ẩn bên trong. Cái đẹp tiềm ẩn đó chính là tâm hồn và chiều sâu triết lý mà nghệ nhân muốn gửi gắm vào trong tác phẩm của mình.

<O:p></O:p>
<O:p></O:p>
Trước đây nhiều người thường hay kén chọn những loài cây quý hiếm có chỉ số sống lâu năm như tùng, bách, sanh, si, đa, kim quít…để làm kiểng. Nhưng gần đây giới trẻ phóng khoáng hơn, ít quan tâm đến chủng loại mà họ cho rằng: giá trị thực sự của một tác phẩm Bonsai là ý nghĩa, tâm hồn, tài năng và sức sáng tạo của nghệ sĩ tạo tác.



<O:p>
<TABLE border=0 cellSpacing=2 cellPadding=2 width=300 align=center><TBODY><TR><TD>
GTthammy1.jpg
</TD></TR><TR><TD>
Triển lãm Bonsai CLB ĐKHKTN - Ảnh: Văn Tiệp<O:p></O:p>




</TD></TR></TBODY></TABLE></O:p>

<O:p></O:p>
Trong thiên nhiên cây nào cũng đẹp, cũng đáng yêu nhưng dù sao đó cũng là cái đẹp tự nhiên, nếu không có sự nâng niu, chắt lọc từ những bàn tay tài hoa, lịch lãm của con người thì cái đẹp đó cũng chỉ là tương đối chứ chưa gọi là hoàn chỉnh. Tuy nhiên trong quá trình đục đẽo, cắt khoét, uốn sửa mà chúng ta can thiệp một cách quá thô bạo có thể làm cho cây biến dạng thoái hoá, kiểu “công” thành “quạ”, “mèo” thành “chồn” thì không thể gọi là nghệ thuật.
<O:p></O:p>
<O:p></O:p>
Người xưa thường nói “người đi nhanh trên cát không để lại dấu vết gì”. Người chơi Bonsai cũng như thế, không để lại dấu ấn thô thiển của bàn tay mình trên vết cắt, dục khoét, hoặc tạo ra những đường thô thiển cho cây bị dị dạng, gò bó, tàn nhánh trở nên rời rạc, mất hết vẻ thanh thoát.
<O:p></O:p>
<O:p></O:p>
Cái đẹp thì muôn hình muôn vẻ nhưng con đường tìm tòi cái đẹp thật lắm gian nan. Có cây mới nhìn đã thấy đẹp nhưng cũng có cây mất nhiều thời gian mới khám phá cái sâu lắng vốn dĩ tiềm ẩn từ bên trong. Một tác phẩm Bonsai được gọi là tương đối hoàn thiện là một cây già nua cổ kính, còn giữ nét hoang sơ, đường nét dịu dàng gợi lên được sự rung động mỹ cảm ngay từ lúc đầu. Cụ thể các vết cắt phải liền sẹo, tàn nhánh hài hoà với tổng thể tàn nhánh của cây, trong đó dáng thế của cây là phần quyết định.



<O:p>
<TABLE style="WIDTH: 323px; HEIGHT: 269px" border=0 cellSpacing=2 cellPadding=2 width=323 align=center><TBODY><TR><TD>
GTthammy2.jpg
</TD></TR><TR><TD>
Một tác phẩm Bonsai được tạo ra từ gốc Linh sam rừng Ảnh: Văn Tiệp<O:p></O:p><O:p></O:p>




</TD></TR></TBODY></TABLE>

</O:p><O:p></O:p>

Tiếp đến đó là bộ rễ phải phơi bày trên mặt chậu với đầy vẻ sung mãn và kiêu hãnh. Một bộ rễ lý tưởng bao giờ cũng nổi trên mặt giá thể, gợi lên sự vững chãi và bền bỉ với đất trời. Cây càng ra rễ càng trồi lên, tượng trưng cho sự chiến thắng trong cuộc đấu tranh sinh tồn. Vỏ cây có thể lồi lõm, sần sùi nhưng không mang đấu vết chắp nối thô kệch. Vòm cây phải thoáng không được che khuất thân cây, nhất là lá phải nhỏ phù hợp với kích thước của cây.
<O:p></O:p>
<O:p></O:p>
Trong nghệ thuật Bonsai hoa và trái chỉ là yêu tố phụ vì theo quan điểm của người Á Đông đời hoa quả ngắn ngủi so với sự trường tồn vĩnh cửu của Bonsai. Nhiều người gọi Bonsai là những cổ thụ được tiểu hình hoá (thu nhỏ so với cây cổ thụ có thật ở ngoài đời) chiều cao còn lại khoảng 10cm tới trên một mét, đặt trong chiếc chậu cạn cân đối hài hoà. Còn tỉ lệ cân xứng với đường kính góc với chiều cao của cây thường là từ 1/5 dến 1/7. Chúng ta thường chia Bonsai làm nhiều loại như Bonsai mini, kiểng trung, kiểng sân nhưng người Nhật lại coi Bonsai như là một nghệ thuật sống nên họ thích chia ra làm nhiều nhóm như Bonsai lá xanh, Bonsai rụng lá, Bonsai bông, Bonsai trái. Giá trị của chậu Bonsai thường bắt nguồn từ thiên nhiên, có khi người chơi phải chăm sóc từ 5 đến 10 năm và phải dồn vào đó cả tâm huyết của mình mới có thể tạo ra một sản phẩm vừa ý. Đặc điểm của nghệ thuật Bonsai là tự do phóng khoáng là sự tái tạo thiên nhiên, nhưng không có sự sao chép và mô phỏng một cách thụ động tuỳ tiện mà không biết lược bỏ các chi tiết rườm rà, chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết nhất là phải biết tôn trọng một số nguyên tắt chung, đó là qui luật tự nhiên. Chẳng hạn: cây càng gia tán ngọn, càng tròn và các nhành trên cao thường bị xô dạt về phía sau (xuy phong), trái lại cây càng tơ thì đầu càng nhọn biểu hiện cho sự vươn lên đầy ước vọng. Cây cảnh thu nhỏ tượng trưng cho cây già lâu năm đứng trơ trụi một mình giữa đất trời bao la, dáng dấp và phong thái cao quí như một tiên ông đạo cốt. Đó chính là sự quân bình thiên liêng trong vũ trụ nói lên sự khôn ngoan minh triết của con người.
<O:p></O:p>
<O:p></O:p>
Như vậy Bonsai là một tác phẩm nghệ thuật – nghệ thuật sống và nó là kết quả của một quá trình lao động. Từ những cây hoang dã nếu được những bàn tay tài hoa của con người tác động vào, cộng thêm thời gian chăm sóc thì giá trị của một cây hoàn chỉnh có thể lên đến vài chục triệu tới vài trăm triệu đồng.
<O:p></O:p>
<O:p></O:p>
Người chơi Bonsai trước hết phải kiên trì, nhẫn nại và phải khôn ngoan và am hiểu cuộc sống của từng chủng loại, đặt biệt là có lòng thương yêu cây cỏ coi đời sống của cây cỏ như một phần xương thịt của mình. Có như vậy mới thật sự tìm được sự yên tĩnh của tâm hồn trong mối quan hệ ứng xử giữa con người với thiên nhiên như nhà văn Sơn <?XML:NAMESPACE PREFIX = ST1 /><ST1:pLACE w:st="on"><ST1:COUNTRY-REGION w:st="on">Nam</ST1:COUNTRY-REGION></ST1:pLACE>, đã viết : cây kiểng đóng vai trò như một viện ngọc, cái đỉnh đồng. Nó làm thoả mãn khát vọng được hoà mình vào vạn vật nhưng không đượm màu sắc huyền bí. Nó chỉ thơ mộng như một bài thơ siêu thoát hiền lành.


<O:p></O:p>
<O:p></O:p>Nguyên Khôi tổng hợp
Nguồn:caycanhvietnam.com
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom