Guest viewing is limited

hoangchanhthu

"Chơi cá dưỡng tâm, chơi chim dưỡng tính"
Thành viên BQT
Tham gia
5/5/10
Bài viết
1,177
Điểm tương tác
1,175
SVC$
0
Gia tăng bệnh nhân cúm A/H1N1 tại một số tỉnh, thành

Cập nhật 08:13:20 - 19/01/2011
Kể từ cuối năm 2010 đến nay đã có tới 18 quốc gia châu Âu thông báo về tình trạng các nước này gia tăng người nhiễm và tử vong vì cúm A/H1N1. Tại Việt Nam, sau một thời gian im ắng, số bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1 cũng ngày một nhiều hơn. Vậy người dân cần làm gì để phòng tránh dịch cúm A/H1N1? Tin Tức xin đăng bài viết của PGS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, xung quanh vấn đề này.

Cúm A/H1N1 sẽ lưu hành hàng năm

Ngày 10/8/2010, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo thế giới đã qua giai đoạn 6 của đại dịch và bước vào thời kỳ hậu đại dịch. Điều đó không có nghĩa là virút cúm A/H1N1 đại dịch sẽ biến mất mà sẽ tiếp tục lưu hành như cúm mùa thông thường trong những năm tới.

Dựa trên các bằng chứng và kinh nghiệm trong thời gian qua, virút cúm A/H1N1 đại dịch đại đa số là thể nhẹ, tử vong thấp, thậm chí thấp hơn so với cúm mùa thông thường. Phần lớn những ca mắc cúm A/H1N1 đại dịch đều ở thể nhẹ, không biến chứng, bệnh có thể tự khỏi mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên nó có thể tiếp tục gây bệnh nặng ở nhóm người trẻ tuổi và nhóm người có nguy cơ cao (phụ nữ có thai, bệnh nhân mãn tính đường hô hấp, hen phế quản, tiểu đường). Phát hiện sớm và điều trị kịp thời là rất quan trọng.

Theo thông báo của WHO, hiện nay diễn biến và lưu hành các chủng virút cúm là khác nhau giữa các châu lục và các nước trên thế giới. Tính đến giữa tháng 1/2011, số ca bệnh nhân cúm tiếp tục tăng lên ở khu vực bắc Mỹ nhưng chủ yếu là cúm A/H3N2. Trong khi đó một số nước ở châu Âu và Trung Đông, đặc biệt là ở Anh, số ca bệnh nhân nặng và tử vong tăng lên và chủ yếu liên quan đến cúm A/H1N1 đại dịch. Đa số bệnh nhân nặng và tử vong ở nhóm từ 15 - 64 tuổi, 78% là người mắc các bệnh mãn tính.

<table style="width: 43.9%; border-collapse: collapse; height: 64px;" align="center"><tbody><tr><td>
h5n1.JPG
</td></tr><tr><td>
Sử dụng thiết bị hiện đại của buồng cách ly áp lực âm, để điều trị cho bệnh nhân bị viêm phổi nặng do mắc cúm A/H5N1 (năm 2010) tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
</td></tr></tbody></table>
Nhiễm cúm thường đồng nhiễm với các vi khuẩn gây bệnh khác như phế cầu, liên cầu, não mô cầu, làm bệnh nặng lên và tăng nguy cơ tử vong. Các nước ôn đới ở châu Á cũng báo cáo có sự gia tăng các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Ở Triều Tiên và Nhật Bản, virút cúm lưu hành chủ yếu là cúm A/H1N1 đại dịch. Ở các nước nhiệt đới và các nước ôn đới khu vực nam bán cầu, số báo cáo mắc cúm thấp và thường có sự lưu hành đồng thời các virút cúm A/H3N2, cúm B và cúm A/H1N1 đại dịch.

Đối tượng nguy cơ cao cần phải cẩn trọng

Tại Việt Nam, theo kết quả giám sát cúm trọng điểm, sau 8 tháng không phát hiện cúm A/H1N1 đại dịch hoặc có sự lưu hành rất thấp, từ cuối tháng 11/2010 đến nay đã có chiều hướng gia tăng sự lưu hành của chủng virút cúm A/H1N1đại dịch ở một số tỉnh như TP Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Đồng Nai, Hà Nội. Đa số các ca nhiễm cúm là ở thể nhẹ, không phải nhập viện.

Kết quả phân tích trình tự chuỗi nucleotit của gien HA của virút cúm của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho thấy các chủng virút cúm A/H1N1 đại dịch ở Việt Nam có độ tương đồng cao với các chủng cúm A/H1N1 đại dịch đang lưu hành trên thế giới, không có sự khác nhau về di truyền học và kháng nguyên.

Hiện nay, ngành y tế luôn tích cực giám sát chặt chẽ diễn biến của dịch cúm, duy trì hệ thống giám sát trọng điểm cúm quốc gia, phân tích thường xuyên các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và virút của bệnh dịch để có thể đưa ra các dự báo và ứng phó kịp thời, phát hiện và điều tra các ca bệnh hay chùm ca bệnh viêm đường hô hấp cấp tính nặng ở các cơ sở y tế và các cửa khẩu quốc tế, đồng thời nâng cao năng lực của các cơ sở y tế, sẵn sàng thu dung điều trị bệnh nhân kịp thời và hiệu quả, đặc biệt ở nhóm người có nguy cơ cao.

Để phòng bệnh, người dân cần tránh tiếp xúc gần với người có biểu hiện mắc bệnh; hạn chế thời gian ở nơi đông người; tránh đưa tay lên mũi và miệng; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc sát trùng bằng cồn; làm thông thoáng nơi ở và nơi làm việc; nâng cao sức khỏe bằng việc ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và tập luyện thể thao.

Trong trường hợp bị mắc bệnh cúm hay có biểu hiện hội chứng cúm nên ở nhà, nghỉ làm, nghỉ học, tránh tiếp xúc chỗ đông người; thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn; thông báo cho gia đình và bạn bè biết và hạn chế tiếp xúc với người khác; nghỉ ngơi và uống nhiều nước, che kín miệng, mũi trước khi ho và hắt hơi bằng giấy thấm mềm, sau đó cho vào túi nilông và cho vào thùng rác; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch thường xuyên, nhất là sau khi ho và hắt hơi; đeo khẩu trang nhằm hạn chế lây truyền ra những người xung quanh...

Mặc dù phần lớn những ca mắc cúm A/H1N1 đại dịch 2009 đều ở thể nhẹ, không biến chứng, bệnh có thể tự khỏi mà không cần phải điều trị.

Tuy nhiên, phụ nữ mang thai, những người mắc các bệnh mãn tính như bệnh phổi mãn tính, bệnh hen phế quản, bệnh tim, bệnh suy giảm miễn dịch HIV/AIDS, tiểu đường, bệnh béo phì... cần phải đến cơ sở y tế ngay khi có các biểu hiện của hội chứng cúm, đặc biệt khi có khó thở, tím tái, ho có đờm đặc, ho ra máu, sốt cao trên 38,50C và kéo dài 3 ngày, phản ứng chậm, li bì…

Thực hiện: / Nguồn: Tin Tức
 

huynhlong963

Thành viên tích cực
Tham gia
22/3/10
Bài viết
428
Điểm tương tác
10
SVC$
0
Nguy hiểm quá ko biết mấy người nuôi chim như mình có ảnh hưởng ko sợ là bị cấm nuôi quá :a36::a36:
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom